Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 56: Bản tin

 HS đọc yêu cầu SGK và trả lời câu hỏi.

 a- Không phải mọi sự kiện đều có thể là nguồn của bản tin. Để lựa chọn đưa tin, sự kiện đó phải có ý nghĩa cụ thể, chính xác,.

 b- Nội dung trong bản tin:

 -Đội tuyển Ô-lim-pích toán VN xếp thứ tư toàn đoàn.

 -Tại cuộc thi toán quốc tế lần 45 tại A-ten, Hi Lạp.

 -Việc xảy ra từ ngày 14 -> 16/7.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 56: Bản tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30-12 -2008
Tiết: 56	BẢN TIN 	
I- Mục đích, yêu cầu:
 	1- Kiến thức: Giúp HS: 
- Nắm được yêu cầu cơ bản của bản tin
 	2- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết được một bản tin về những sự kiện xảy ra trong cuộc sống. 
 	3- Thái độ: Xây dựng thái độ sống đúng.
II- Chuẩn bị:
 	1- Chuẩn bị của giáo viên: Soạn giáo án, đọc tư liệu tham khảo.
 	2- Chuẩn bị của học sinh: Đọc kỹ SGK, làm bài tập luyện tập.
III- Hoạt động dạy học:
 1’	1- Ổn định tình hình lớp: 
 6’	2- Kiểm tra bài cũ: 
 	-Câu hỏi: 	Nêu đặc điểm về phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.
	Kiểm tra bài tập.
 	-Yêu cầu: HS 	+Nêu đặc điểm về phương tiện diễn đạt (từ vựng, ngữ pháp, biện pháp tu từ).
 	+Nêu đặc trưng của bản tin (thông tin thời sự, tính ngắn gọn, tính sinh động hấp dẫn).
	+Bài tập đầy đủ, chất lượng. 
 	3- Giảng bài mới: 
	-Vào bài:
-Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
14’
12’
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu mục đích, yêu cầu của bản tin.
 Hỏi: Nêu mục đích của bản tin?
 Hỏi: 
 1-Bản tin thông báo tin gì? Tin đó có ý nghĩa như thế nào đối với ngành giáo dục nói chung và học sinh Việt Nam nói riêng?
 2- Vì sao tin trên có tính chất thời sự?
 3- Có cần đưa vào tin những chi tiết như “đoàn đi về bằng phương tiện gì?,....
 4- Việc đưa tin cụ thể, chính xác thời gian, địa điểm cuộc thi và kết quả của đội tuyển có tác dụng gì? Vì sao?
 Hỏi: Theo em, yêu cầu cơ bản của một bản tin là gì?
 HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu cách viết bản tin:
 GV đặt câu hỏi theo SGK, HS trả lời.
 Hỏi: Tiêu chuẩn để khai thác và lựa chọn tin?
 GV nhận xét, bổ sung, khái quát.
 GV yêu cầu HS đọc 2 bản tin.
 GV đặt câu hỏi theo SGK, HS trả lời.
 Hỏi: Cách viết bản tin?
 GV nhận xét, bổ sung, khái quát.
 HĐ2: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập:
 GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK.
 GV tổng kết bài học.
 GV hướng dẫn HS luyện tập.
 1/163- Lựa chọn sự kiện viết tin.
 2/163- Nêu điểm giống và khác giữa bản tin với thể loại báo chí khác như quảng cáo, phóng sự điều tra.
 3/163- Chuyển đổi một bản tin thường thành tin vắn.
HĐ1: Tìm hiểu mục đích, yêu cầu của bản tin
 HS đọc SGK.
 HS trả lời
 HS đọc bản tin “Đội tuyển Ô-lim-pích Toán Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn” (SGK).
 Trả lời câu hỏi SGK.
 -Bản tin thông báo kết quả kì thi O-lim-pích Toán quốc tế của đoàn học sinh Việt Nam. Kết quả khẳng định trình độ học sinh và học thành tựu giáo dục nước ta.
 -Vì sự việc mới xảy ra (16-7) và sau 3 ngày (19-7) đã được đưa tin.
 -Không cần thiết, thừa -> phạm nguyên tắc ngắn gọn của bản tin.
 -Tác dụng bảo đảm tính chính xác của báo chí nói riêng của bản tin nói riêng, làm cho người đọc tin vào những tin tức được thông báo.
 HS: Trả lời.
 HĐ2: Tìm hiểu cách viết bản tin:
 HS đọc yêu cầu SGK và trả lời câu hỏi.
 a- Không phải mọi sự kiện đều có thể là nguồn của bản tin. Để lựa chọn đưa tin, sự kiện đó phải có ý nghĩa cụ thể, chính xác,...
 b- Nội dung trong bản tin:
 -Đội tuyển Ô-lim-pích toán VN xếp thứ tư toàn đoàn.
 -Tại cuộc thi toán quốc tế lần 45 tại A-ten, Hi Lạp.
 -Việc xảy ra từ ngày 14 -> 16/7.
 -Các thành viên đội tuyển toán VN.
 -Cả 6 thành viên đều đoạt huy chương ......
 - Chúng ta xếp thứ tư toàn đoàn.
 HS: Thảo luận nhóm, trả lời.
 Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 HS đọc bản tin SGK.
Cách đặt tiêu đề bản tin:
-Về nội dung:
 Tiêu đề khái quát nội dung bản tin: sự kiện và kết quả của sự kiện.
 Tiêu đề này tạo tò mò, hấp dẫn,....
 -Về hình thức kết cấu: Tiêu đề ngắn gọn, thường một cụm động hoặc danh từ, hoặc một câu trần thuật, câu nghi vấn.
 b- Cách mở đầu bản tin:
 -Tin 1: Câu 1; Tin 2: câu 1
 -Phần mở đầu thông báo khái quát về sự kiện và kết quả.
 c- Triển khai chi tiết:
 -Triển khai chi tiết (hiệu quả, an toàn; diễn biến của hai đội).
 -Bản tin 1: chi tiết hóa sự kiện; bản tin 2: tường thuật chi tiết sự kiện.
 HS trả lời.
 HĐ2: Tổng kết, luyện tập:
 HS đọc ghi nhớ sách giáo khoa.
 HS lựa chọn sự kiện nào có thể viết bản tin.
 HS nêu điểm giống và khác giữa bản tin với thể loại báo chí khác như quảng cáo, phóng sự điều tra.
 HS luyện tập chuyển đổi một bản tin thường thành tin vắn.
 I- Mục đích, yêu cầu cơ bản của bản tin:
 1-Mục đích của bản tin:
 -Bản tin là một thể loại báo chí nhằm đưa tin kịp thời, chính xác những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội.
 -Bản tin có nhiều loại: tin vắn, tin thường, tin tường thuật, tin tổng hợp,...
 2- Yêu cầu của bản tin:
 a- Xét ví dụ:
 b- Yêu cầu của bản tin:
 -Bản tin phải đảm bảo tính thời sự (đưa tin kịp thời, nahnh chóng).
 -Tin phải có ý nghĩa xã hội.
 -Nội dung thông tin phải chân thực, chính xác.
 II- Cách viết bản tin:
 1- Khai thác và lựa chọn tin:
 a- Xét ví dụ:
 b- Tiêu chuẩn để khai thác và lựa chọn tin: 
 Cần lựa chọn sự kiện có ý nghĩa cụ thể, chính xác (Việc gì, Ở đâu, Khi nào, Ai làm, Như thế nào, Kết quả ra sao?).
 2- Viết bản tin:
 a- Xét ví dụ:
 b- Viết bản tin:
 -Tiêu đề bản tin và phần mở đầu nêu trược tiếp, chứa đựng những thông tin khái quát quan trọng nhất.
 -Phần sau có thể chi tiết hóa, giải thích nguyên nhân hoặc kết quả, tường thuật chi tiết sự kiện.
 III- Tổng kết, luyện tập:
 1- Tổng kết:
 Ghi nhớ (SGK).
 2- Luyện tập:
 1/163- Lựa chọn sự kiện viết bản tin: Sự kiện A,B,D,E có thể viết bản tin.
 2/163- Điểm giống và khác giữa bản tin với thể loại báo chí khác như quảng cáo, phóng sự điều tra.
 -Giống: Cung cấp thông tin.
 -Khác:
 +Bản tin đơn thuần chỉ thông báo tin tức.
 +Quảng cáo: chào mời khác hàng mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ; phóng sự điều tra có độ dài lớn hơn bản tin, miêu tả cụ thể, chi tiết sự việc, phân tích, bình luận sự kiện.
 3/163-
 HS chuyển đổi tin thường thành tin vắn (xem lại bài học nắm sự khác biệt giữa tin vắn và tin thường). 
 2’	4- Dặn dò:
- Xem lại bài học, hoàn thành bài tập.
- Đọc soạn: Cha con nghĩa nặng (trích – Hồ Biểu Chánh), Vi hành (Nguyễn Ái Quốc), Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan).
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung:

File đính kèm:

  • docT56.doc