Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 10-11

I- Mục đích yêu cầu:

 1- Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được:

- Thái độ của Tú Xương với chế độ thi cử đương thời.

- Bài thơ đã vẽ nên một phần hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu đồng thời thể hiện tâm sự của nhà thơ trước tình cảnh đất nước.

 2- Kĩ năng:Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản.

 3- Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm nhân văn cao đẹp.

II- Chuẩn bị:

 1- Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Tham khảo tài liệu liên quan.

 2- Chuẩn bị của học sinh: Đọc kỹ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn.

III- Hoạt động dạy học:

 1’ 1- Ổn định tình hình lớp:

 6’ 2- Kiểm tra bài cũ:

- Câu hỏi: Nêu cảm nhận của em về tình bạn của Nguyễn Khuyến đối với Dương Khư trong bài “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến.

-Yêu cầu: HS lựa chọn chi tiết làm rõ tình bạn thắm thiết thuỷ chung của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê.

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 10-11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 5 – 9 - 2008
Tiết 10 	Đọc thêm: 	KHÓC DƯƠNG KHUÊ ( Nguyễn Khuyến)	
I- Mục đích yêu cầu: 
 	1- Kiến thức: giúp HS 
- Hiếu được tình bạn thắm thiết thuỷ chung của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. 
- Cảm nhận được nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
 	2- Kĩ năng:Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản.
 	3- Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm nhân văn cao đẹp. 
II- Chuẩn bị:
 	1- Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Tham khảo tài liệu.
 	2- Chuẩn bị của học sinh: Đọc kỹ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học: 
 1’	1- Ổn định tình hình lớp: 
 6’	2- Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài “Thương vợ” của TX.
-Yêu cầu: HS lựa chọn chi tiết làm rõ: Nỗi vất vả cùng đức tính cao đẹp của bà Tú.
 	+Vất vả về thể xác, tinh thần, mọi nơi, mọi lúc.
 	+Đức tính cao đẹp: đảm đang, chịu thương chịu khó, giầu tình yêu thương, hi sinh tất cả cho chồng con.
 	3- Giảng bài mới:
 	-Vào bài: Ta đã biết một Nguyễn Khuyến tinh tế, nhạy cảm, tài hoa qua chùm thơ về mùa thu, và bây giờ với “Khóc Dương Khuê” ta gặp 1 Ng.Khuyến chân thành, thắm thiết trong tình bạn.
- Tiến trình bài dạy: 
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
25’
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về bài thơ.
 Hỏi: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Ý chính của mỗi đoạn?
 HĐ2: Hướng dẫn đọc hiểu.
 Hỏi: Nhận xét về việc dùng từ của tác giả: Bác Dương, thôi.
 GV bình: “ Thôi”: xong một việc, Nguyễn Khuyến dùng “ thôi” để nói sự chấm hết một cuộc đời " sáng tạo.
 Hỏi: Tác giả đã nhắc lại những kỉ niệm nào? Từ đó nhận xét về tình bạn?
 Hỏi: Trong lần gặp cuối chi tiết nào khiến em xúc động? Vì sao?
 Hỏi: Xen lẫn những đoạn nhắc lại kỉ niệm là tiếng khóc. Hãy chỉ ra và phân tích nỗi đau qua tiếng khóc ấy?
 Hỏi: Phân tích cái hay của nhịp câu thơ: rượu ngon … viết đưa ai…?
 Hỏi: Điển cố Trần Phồn treo giường khi bạn về, Bá Nha đập đàn khi Tử Kì mất có ý nghĩa gì?
 Hỏi: Phân tích cái hay của câu thơ “ Tuổi già hạt lệ như sương”.
 Hỏi: Nêu nhận xét chung về nội dung và nghệ thuật bài thơ.
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về bài thơ.
 HS đọc bài thơ.
 HS trả lời.
HĐ2: Đọc – hiểu:
 HS: Đọc 2 câu thơ đầu.
 HS: Trả lời.
 HS: Trao đổi nhóm, trả lời.
 HS: tự do phát biểu.
 -cầm tay
 -hỏi hết xa gần. 
 HS: 
 -Biết thôi, thôi thế
 -Chân tay rụng rời.
 HS: Trả lời.
 HS: Trả lời.
 HS: Thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời.
 HS trả lời
 I. Tìm hiểu chung:
 1- Hoàn cảnh ra đời:
 - “Khóc Dương Khuê” được viết bằng chữ Hán sau đó Nguyễn Khuyến dịch ra chữ Nôm.
 - Bài thơ được viết 1902 khi Dương Khuê - bạn thân của Nguyễn Khuyến qua đời.
 2- Bố cục: 3 đoạn.
 - 2 câu đầu: Nỗi đau khi nghe tin bạn mất.
 - 20 câu tiếp: Hồi tưởng về kỉ niệm.
 - 16 câu cuối: Nỗi đau mất bạn.
 II- Hướng dẫn đọc hiểu:
 1- Tình bạn chân thành thắm thiết:
 a- Nỗi đau khi nghe tin bạn mất:
 - Bác Dương: cách xưng hô vừa thể hiện thái độ trân trọng vừa thể hiện tình cảm quí mến đặc biệt.
 - Thôi đã thôi rồi: nghệ thuật nói giảm, thôi có nghĩa kết thúc một việc được NK dùng với nghĩa kết thúc một cuộc đời -> sáng tạo.
 - Nước mây man mác: nỗi buồn của lòng người lan toả cả không gian rộng lớn, cả không gian bao la nhuốm nỗi buồn đau của con người.
 b- Hồi tưởng về kỉ niệm của tình bạn:
 - Kỉ niệm trong thời gian dài gắn bó:
 +Thời đèn sách, bao thú vui tao nhã, cùng chia ngọt sẻ bùi. Đó là tình bạn cao đẹp, 2 tâm hồn tri kỉ tri âm.
 + Nghệ thuật kể: từ xa đến gần, có khái quát có cụ thể: liệt kê: có khi, có lúc… đầy ắp những kỷ niệm, dạt dào như sóng.
 - Kỉ niệm về lần gặp cuối:
 +Cầm tay: cử chỉ thân mật, bao yêu thương gắn bó.
 +Hỏi hết xa gần: quan tâm, chân tình, sẻ chia.
 -> Dù thời cuộc đổi thay, mỗi người sống trong một hoàn cảnh khác nhau nhưng tình bạn của họ không bao giờ thay đổi.
 d- Nỗi đau mất bạn:
 - Lời than như tiếng khóc nức nở: “ biết thôi, thôi thế” “ vội về ngay” “ chân tay rụng rời”-> Nỗi đau đớn bàng hoàng tê tái của tác giả trước sự ra đi đột ngột của bạn.
 - Nỗi cô đơn trống vắng khủng khiếp:
 + “Rượu ngon… không mua”, nhịp 2/ 2/2/2 ngắt quãng như tiếng nấc nghẹn ngào, 5 từ “không” diễn tả nỗi cô đơn tột cùng.
 + “Viết đưa ai…”: câu hỏi tu từ, kết cấu trùng điệp, âm điệu thống thiết diễn tả nỗi đau vô tận: mất bạn là mất tất cả, những thú vui tao nhã trở nên vô nghĩa.
 + Điển cố Trần Phồn, Bá Nha: Khẳng định tình bạn cao đẹp, quí giá. Tiếng đàn ngẩn ngơ cũng chính là tâm trạng ngẩn ngơ của tác giả.
 - Tuổi già hạt lệ như sương: rất thực và rất sáng tạo. Tuổi già từng trải, tình cảm đằm sâu, kín đáo. nước mắt không chảy thành hàng, đọng thành giọt mà: hạt (nhỏ) như sương lại càng ít. Nỗi đau vì thế sâu hơn, âm ỉ, kéo dài không dễ nguôi ngoai.
 2- Toång keát:
 -Cả bài thơ là tiếng khóc bạn. Nguyễn Khuyến đã dành cho bạn một tình cảm cao đẹp, một tình bạn chân thành, cảm động, sâu sắc.
 -Ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, nhiều câu thơ giàu hình ảnh, kết cấu trùng điệp thể hiện tình cảm của tác giả như những đợt sóng trào.
 2’	4- Dặn dò:
	-Học thuộc lòng bài thơ.
	-Xem lại bài học, Chuẩn bị bài “Vịnh khoa thi Hương” (Trần Tế Xương).
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	1-Trong nhieàu m.q.heä cuûa c.soáng con ngöôøi thì tình baïn xöa nay vaãn ñöôïc coi laø moät nhu caàu tinh thaàn khoâng theå thieáu ñöôïc. Daân gian ñaõ khaúng ñònh "giaøu vì baïn, sang vì vôï". Trong daân gian ñaõ löu truyeàn nhöõng caâu chuyeän veà tình baïn nhö Löu Bình-Döông Leã, Vaân Tieân-Hôùn Minh, Vaân Tieân-Töû Tröïc... Vaø hoâm nay chuùng ta seõ thaáy moät tình baïn nöõa cuûa NK-Döông Khueâ: moät tình baïn chaân thaønh thaém thieát, caûm ñoäng ñöôïc NK theå hieän qua baøi "Khoùc Döông Khueâ" khi nghe tin baïn qua ñôøi.
2-Caâu thô hay nhaát theå hieän söï cao ñeïp cuûa tình baïn:”Kính yeâu töø tröôùc ñeán sau” : tình baïn ñeïp, cao quyù khoâng chæ yeâu maø coøn kính troïng nhau à moät tình baïn toaøn veïn nhö moät vieân ngoïc khoâng tyø veát. 
3-"Tuoåi giaø.... chöùa chan": Nguyeãn Khuyeán khoùc baïn baèng gioït leä, ngaán leä nhö söông-> tieáng khoùc aâm thaàm, laëng leõ, nöôùc maét khoâng chaûy thaønh doøng maø chaûy vaøo trong. Caâu thô laø tieáng khoùc "voâ leä" (Laõo nhaân khoác voâ leä) nhöng noãi ñau maát baïn vaãn khoân nguoâi. Noãi ñau döôøng nhö doàn caû vaøo loøng, trieàn mieân, baát taän. 
Ngày 5 – 9 - 2008
Tiết 11.	Đọc thêm: 	VỊNH KHOA THI HƯƠNG ( Tú Xương)
I- Mục đích yêu cầu: 
 	1- Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được:
- Thái độ của Tú Xương với chế độ thi cử đương thời. 
- Bài thơ đã vẽ nên một phần hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu đồng thời thể hiện tâm sự của nhà thơ trước tình cảnh đất nước.
 	2- Kĩ năng:Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản.
 	3- Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm nhân văn cao đẹp. 
II- Chuẩn bị:
 	1- Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Tham khảo tài liệu liên quan.
 	2- Chuẩn bị của học sinh: Đọc kỹ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học: 
 1’	1- Ổn định tình hình lớp: 
 6’	2- Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: Nêu cảm nhận của em về tình bạn của Nguyễn Khuyến đối với Dương Khư trong bài “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến.
-Yêu cầu: HS lựa chọn chi tiết làm rõ tình bạn thắm thiết thuỷ chung của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê.
 	3- Giảng bài mới:
 	-Vào bài: TX laø moät nhaø thô traøo phuùng ñaëc saéc cuûa vh VN nöûa cuoái tk XIX. Baèng buùt phaùp traøo phuùng vaø hieän thöïc, TX ñaõ phaùt hieän vaø trình baøy haøng loaït nhöõng ñieàu traùi leõ laï ñôøi cuûa xh VN “buoåi giao thôøi”. Nhöõng ñieàu ñoù ñaõ ñöôïc p.aù moät caùch roõ neùt qua baøi thô “ Vịnh khoa thi Hương”.
- Tiến trình bài dạy: 
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
8’
23’
5’
 HĐ1: Hướng dẫn đọc hiểu chung: 
 Hỏi: Nêu một vài nét về bài thơ?
 HĐ2: Hướng dẫn đọc –hiểu văn bản:
 GV gọi 1-2 HS đọc bài thơ.
 Hỏi: Hai câu đầu cho thấy kì thi có gì khác thường?
 Chú: Thời gian và địa điểm thi, từ “ lẫn”.
 Hỏi: Hai đối tượng được miêu tả trong trường thi là ai? Từ ngữ nào theo em có sức gợi lớn?
 Hỏi: Hai câu luận miêu tả hai đối tượng nào? Nghệ thuật tài tình được sử dụng ở đây là gì? Sức mạnh châm biếm đả kích của biện pháp đó ?
 Hỏi: Lời nhắn gọi của Tú Xương ở hai câu kết có ý nghĩa tư tưởng gì?
 HĐ3: Hướng dẫn tổng kết:
 Hỏi: Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
 HĐ1: Đọc hiểu chung:
 HS trả lời
 HĐ2: Đọc –hiểu văn bản:
 HS: Đọc bài thơ.
 HS: Trả lời.
 HS: Trao đổi, trả lời.
 HS: Trao đổi, trả lời.
 HS đọc 2 câu kết.
 HS trả lời
 HĐ3: Tổng kết: 
HS: nêu ngắn gọn.
 I- Tìm hiểu chung:
 1- Bài thơ (có bản ghi Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu) thuộc đề tài “thi cử” quen thuộc trong thơ Tú Xương.
 2-Bài thơ thể hiện thái độ của Tú Xương với chế độ thi cử đương thời, đồng thời vẽ nên một phần hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu và tâm sự của nhà thơ trước tình cảnh đất nước.
 II- Hướng dẫn đọc hiểu:
 1- Hai câu đề:
 - Nhà nước: thực dân Pháp điều hành việc thi cử., triều đình nhà Nguyễn bù nhìn.
 - Thời gian: 3 năm mở 1 khoa.
 - Địa điểm thi: nhập chung 2 điểm thi làm 1. Từ” lẫn” gợi sự ô hợp, lộn xộn, hỗn tạp.
 2- Hai câu thực: 
 -Sĩ tử: Người đi thi, những trí thức nhưng lôi thôi: lếch thếch, nhếch nhác. Nghệ thuật đảo ngữ càng tăng sự luộm thuộm.
 Vai đeo lọ: lại càng xiêu vẹo, hài hước.
 " Chỉ vài chi tiết nhưng TX đã chụp được cả tư thế và tư cách của tầng lớp trí thức Bắc Hà thời đó.
 - Quan trường: Người coi thi.
 + Thét: hách dịch, vênh váo.
 + Ậm oẹ: âm thanh ú ớ, không rõ tiếng. Từ dùng sáng tạo của Nguyễn Khuyến thể hiện sự ngu dốt, bất tài của bọn quan lại.
 3- Hai câu luận:
 - Quan sứ: tên toàn quyền Pháp ở Đông Dương (Pônđume) cùng vợ đến dự.
 “lọng” sự tiếp đón long trọng nhưng lọng thường để che đầu những ông quan phong kiến lại được che đầu quan Tây " tây ta lẫn lộn, hỗn tạp, loè loẹt.
 - Mụ đầm: chỉ hạng đàn bà không ra gì, có ý coi thường.
 Lọng đối với váy " đả kích, châm biếm sâu cay bọn thực dân.
 4- Hai câu kết:
 Kêu gọi nhân tài đất Bắc ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà: Niềm hi vọng tha thiết, nhắn nhủ, đánh thức lương tri mọi người " lòng yêu nước sâu sắc, cảm động. Đồng thời tác động đến tâm linh người đọc tình cảm thiêng liêng với đất nước.
 III- Tổng kết:
 1- Nội dung:
 - Bức tranh hiện thực sinh động về khoa thi năm Đinh Dậu cùng thái độ mỉa mai của TX.
 - Tình yêu và ý thức trách nhiệm với đất nước.
 2- Nghệ thuật:
 - Nghệ thuật dùng từ đặc sắc.
 - Nghệ thuật đối tài tình.
2’	4- Dặn dò:
	-Học thuộc lòng bài thơ, xem lại và nắm nội dung bài học.
	-Chuẩn bị bài mới: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tt).
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docT10-11.doc
Giáo án liên quan