Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 1-2: Một số thể loại văn học: Thơ, truyện

 - Truyện là loại văn tự sự, kể chuyện phản ánh hiện thực mạng tính khách quan của nó.

 - Trong truyện thường có cốt truyện, nhân vật, tình huống, mâu thuẫn diễn ra trong hoàn cảnh không gian và thời gian.

 - Ngôn ngữ truyện có lời người kể chuyện, lời nhân vật. Lời đối đáp, lời độc thoại nội tâm,.

 + Truyện khác thơ: thơ mạng đậm dấu ấn chủ quan, thể hiện “cái tôi” của tác giả; truyện mang tính khách quan tồn tại bên ngoài tác giả.

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3489 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 1-2: Một số thể loại văn học: Thơ, truyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28.2.2009
Tiết: 1,2	
MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN
I- Mục đích, yêu cầu:
 	1- Kiến thức: Giúp HS: 
- Nhận biết loại và thể trong văn học.
- Hiểu biết khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học: thơ, truyện.
2- Kĩ năng: Vận dụng những hiểu biết đó vào việc đọc văn.
 	3- Thái độ: Ý thức vận dụng kiến thức lý luận và việc đọc – hiểu văn bản văn học.
	Tiết 1- Tìm hiểu chung về loại và thể, thể loại Thơ.
	Tiết 2- Tìm hiểu về thể loại Truyện, luyện tập.
II- Chuẩn bị:
 	1- Chuẩn bị của giáo viên: Đọc tư liệu tham khảo, Soạn giáo án..
 	2- Chuẩn bị của học sinh: Đọc kỹ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:
	Tiết 1:
 1	1- Ổn định tình hình lớp: 
 5’	2- Kiểm tra bài cũ: 
-Kiểm tra bài soạn 2- 3 HS.
 	- Yêu cầu: Soạn bài đầy đủ, bài soạn chất lượng.
 	3- Giảng bài mới: 
-Vào bài: Mỗi tác phẩm văn học bao giờ cũng được xếp vào một thể loại nhất định. Tìm hiểu thể loại sẽ giúp ta hiểu rõ hơn đặc điểm hình thức tổ chức của tác phẩm. Thơ và truyện là hai thể loại thông dụng nhất.
-Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
8’
14’
17’
Tiết 2
6’
14’
13’
10’
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về loại và thể.
 Hỏi: Loại và thể trong văn học được xác định như thế nào?
 HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu về thơ.
 Hỏi: Đặc trưng cơ bản của thơ.
 GV giảng:
 “Thơ hay như người con gái đẹp, cái để làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh…”
 “Thơ đi giữa ý và nhạc”
 Hỏi: Phân loại theo nội dung biểu hiện, thơ gồm những kiểu loại nào? Cho ví dụ cụ thể.
 Hỏi: Em hiểu thế nào là thơ cách luật?
 Đọc một đoạn thơ thuộc thơ tự do.
 Cho ví dụ về thơ văn xuôi.
 Hỏi: Những yêu cầu khi đọc thơ?
 Hỏi: Tìm hiểu xuất xứ là tìm hiểu những gì?
 GV cho ví dụ: “Tiếng cười khúc khích trong “Quê hương” của Giang Nam. “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm”
 Đánh giá về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.: mới trong cảm nhận đất nước (Đất nước của ca dao, thần thoại)
 Ý nghĩa rút ra qua hình tượng thi nhân trong “Tảo giải”.
 Hỏi: Lí giải, đánh giá những vấn đề gì? Ví dụ?
 Ổn định lớp
 Kiểm tra bài cũ.
 HĐ3: Tìm hiểu về truyện.
 Hỏi: Đặc trưng nổi bật của truyện.
 Truyện khác thơ như thế nào.
 Hỏi: Phân biệt truyện và chuyện?
 Hỏi: Nêu các thể loại truyện mà em biết.
 Hỏi: Những yêu cầu về đọc truyện.
 -Tìm hiểu bối cảnh xh thời VTPhụng viết “Số đỏ” (1936) mói thấy rõ ý nghĩa thời sự, tính chiến đấu mạnh mẽ của bức biếm họa về xã hội thuwọng lưu thành thị đồi bại, nhố nhăng mà tác giả đã vẽ lên bằng thủ pháp cường điệu, nghệ thuật trào phúng đặc sắc.
 Hỏi: Phân tích cốt truyện là phân tích những gì?
 Điều gì làm nên sự hấp dẫn, giàu ý nghĩa của cốt truyện?
 Hỏi: Phân tích nhân vật, ta phân tích những điểm nào?
 GV nhận xét, bổ sung.
 Ví dụ:
 -Chi tiết ngọn đèn nhỏ nhoi, leo lét gánh phở bác Siêu (Hai đứa trẻ) ->liên tưởng đến kiếp người nhỏ nhoi leo lét.
 - Tình huống gặp gỡ trong “Chữ người tử tù”.
 -Sự độc thoại nội tâm ở Chí Phèo.
 Hỏi: Xác định giá trị tư tưởng nghệ thuật?
 HĐ4: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập:
 GV hướng dẫn HS tổng kết bài học.
 GV gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ SGK.
 Hướng dẫn HS luyện tập.
 GV yêu cầu HS đọc bài tập và trình bày.
 GV yêu cầu HS đọc bài tập và trình bày.
 HĐ1: Tìm hiểu chung về loại và thể.
 HS đọc phần đầu SGK.
 HS trả lời.
 HĐ2: Tìm hiểu về thơ.
 HS trả lời.
 Thơ là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm những rung động của trái tim.
 HS lắng nghe.
 HS: Trả lời.
 HS: Trả lời.
 HS: Trả lời.
 HS trả lời.
 HS: Lắng nghe.
 HS trả lời.
 Ví dụ: Qua bài “Chiều tối” (Mộ), người đọc thất được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng, đồng thời cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ.
 Ổn định lớp
 Kiểm tra bài cũ.
 HĐ3: Tìm hiểu về truyện
 HS: So sánh.
 - Thơ: dấu ấn chủ quan, truyện khách quan, thơ: nội tâm nhân vật trữ tình; truyện do người kể chuyện " tái hiện hiện thưc, nhân vật.
" Đặc trưng cơ bản của truyện: khách quan trong phản ánh, cốt truyện được tổ chức một cách nghệ thuật, nhân vật được miêu tả chi tiết, sống động, gắn với hoàn cảnh. Phạm vi miêu tả không bị hạn chế về không gian, ngôn ngữ linh hoạt gắn với ngôn ngữ đời sống.
 HS: Trả lời.
 HS trả lời.
 HS: Trao đổi, trả lời.
 HS lắng nghe.
 HS: Trả lời.
 HS trả lời
 HS: Lắng nghe.
 HS trả lời.
 HS cho ví dụ.
 HS lắng nghe.
 -Nhà văn sáng tạo nhân vật để phát hiện những vấn đề của c/sống, gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời.
 -Ví dụ: Qua nhân vật Thúy Kiểu, ND nêu vấn đề quyền sống của con người.
 HĐ4: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập:
 HS tổng kết bài học.
 HS đọc Ghi nhớ SGK.
 HS luyện tập.
 HS đọc bài tập, trình bày.
 HS đọc bài tập, trình bày.
 I- Tìm hiểu chung về loại và thể:
 - Loại là phương thức tồn tại chung, thể là sự hiện thực hoá của loại.
 - Tác phẩm văn học gồm ba loại lớn: trữ tình, tự sự, kịch.
 - Loại trữ tình có các thể: thơ ca, khúc ngâm,.... Loại tự sự có các thể: truyện, kí,... Loại kịch có các thể: chính kịch, bi kịch,…
 II- Thơ:
 1- Khái lược về thơ:
 a- Đặc trưng:
 - Thơ ca là tấm gương của tâm hồn, tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời. Thơ giàu liên tưởng và tưởng tượng, có chất trí tuệ, chất triết lí nhưng chất trữ tình là quan trọng nhất, kì diệu nhất của thơ.
 - Ngôn ngữ thơ cô đọng, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Sự phân dòng và hiệp vần, ngắt nhịp, thanh điệụ tăng sức âm vang, ý thơ.
 b- Các kiểu loại thơ:
 -Phân loại theo nội dung biểu hiện có:
 +Thơ trữ tình: đi sâu vào tâm tư, tình cảm, những chiêm nghiệm của con người và cuộc đời.
 +Thơ tự sự: cảm nhận vận động theo mạch kể chuyện.
 +Thơ trào phúng: châm biếm, mỉa mai.
 - Phân loại theo cách tổ chức bài thơ:
 + Thơ cách luật.
 + Thơ tự do.
 + Thơ văn xuôi.
 2- Yêu cầu về đọc thơ:
 a- Tìm hiểu xuất xứ:
 - Tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuất bản, hoàn cảnh sáng tác.
 - Hoàn cảnh sáng tác.
 b- Cảm nhận ý thơ: khám phá nội dung, hình thức bài thơ.
 - Ý thơ: cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, những sự việc, cảnh vật; sự vận động hình ảnh thơ, hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình.
 - Cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu, cảm xúc, tưởng tượng,.....
 c- Lí giải, đánh giá:
 - Là đánh giá toàn bài thơ về nội dung và nghệ thuật.
 - Cần có cái nhìn chung, xuyên suốt, một tư duy khái quát, một sự cảm thụ mang tính tổng hợp, nâng cao: nét độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa với cuộc sống và con người.
 III- Truyện:
 1- Khái lược về truyện:
 a- Đặc trưng của truyện:
 - Truyện là loại văn tự sự, kể chuyện phản ánh hiện thực mạng tính khách quan của nó.
 - Trong truyện thường có cốt truyện, nhân vật, tình huống, mâu thuẫn diễn ra trong hoàn cảnh không gian và thời gian.
 - Ngôn ngữ truyện có lời người kể chuyện, lời nhân vật. Lời đối đáp, lời độc thoại nội tâm,...
 + Truyện khác thơ: thơ mạng đậm dấu ấn chủ quan, thể hiện “cái tôi” của tác giả; truyện mang tính khách quan tồn tại bên ngoài tác giả.
 + Truyện khác chuyện: chuyện là sự việc diễn ra một cách tự nhiên trong đời sống. Truyện là sự việc được tổ chức một cách nghệ thuật.
 b- Các thể truyện:
 - Trong văn học dân gian: Truyện gồm thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
 - Trong văn học trung đại: truyện viết bằng chữ Hán, truyện thơ Nôm.
 - Trong văn học hiện đại: Truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài (tiểu thuyết).
 2- Yêu cầu về đọc truyện:
 a- Tìm hiểu xuất xứ: Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác " Tính lịch sử cụ thể của diễn biến, đời sống trong truyện.
 b- Phân tích cốt truyện:
 - Phân tích diễn biến: mở đầu, vận động, kết thúc.
 - Chú ý:
 +Tình tiết, sự kiện chính.
 + Điểm nhìn trần thuật.
 +Cách sắp xếp các tình tiết, sự kiện.
 + Các thủ pháp kể chuyện, miêu tả.
 +Giọng điệu, lời văn.
 c- Phân tích nhân vật:
 - Ngoại hình, hành động, nội tâm, ngôn ngữ nhân vật.
 - Mối quan hệ giữa nhân vật và hoàn cảnh, giữa nhân vật này với nhân vật khác.
 " tính cách, bản chất n/vật.
 - Chú ý:
 +Nghệ thuật xây dựng nhân vật: chi tiết tiêu biểu hay không? Hợp logic không, giá trị?
 +Tạo tình huống để khám phá bản chất nhân vật.
 +Cách thức miêu tả ngoại hình, hành động biểu hiện nội tâm.
 d- Xác định giá trị tư tưởng nghệ thuật:
 - Truyện đặt ra vấn đề gì, có ý nghĩa tư tưởng như thế nào?
 - Hoặc xác định giá trị của truyện trên các phương diện: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ.
 IV- Tổng kết, luyện tập:
Tổng kết:
Luyện tập:
1/136- Đặc sắc:
 -Nghệ thuật tả cảnh: chọn điểm nhìn (từ ao thu tới tầng mây, ròi trở lại ao thu – trung tâm của sự miêu tả là ao thu); đặc tả cận cảnh những gì quan sát được trên mặt ao mà gợi được cái thần thái của mùa thu nơi làng quê (se lạnh, trong trẻo và đặc biệt yên tĩnh); mở rộng không gian đến chiều cao vô tận của trời thu; dùng cái động để tả tĩnh, êm đềm của làng quê.
 -Nghệ thuật tả tình: bút pháp tả cảnh ngụ tình -> qua cảnh cảm nhận được tâm sự nhà thơ.
 -Sử dụng ngôn ngữ: giàu hình ảnh, màu sắc (gợn tí, lơ lửng, trong veo, xanh ngắt); cách gieo vần “eo” gợi khung cảnh tĩnh lặng, cảm giác êm ả nơi thôn dã.
 2/136- Nhận xét về cốt truyện, nhân vật, lời kể trong truyện “Hai đứa trẻ”:
 -Cốt truyện: đơn giản, ít sự kiện (chỉ có một sự kiện đáng kể là việc Liên và An chờ đoàn tàu). Nội dung tp chủ yếu kết cấu theo diễn biến tâm hồn của hai đứa trẻ ->truyện tâm tình, khong có cốt truyện đặc biệt.
 -Nhân vật:
 +Những kiếp người kiếm sống ban ngày với phiên chợ (người đi chợ, mấy đứa trẻ, chị em Liên); những người kiếm sống ban đêm quan góc chợ và sân ga (mẹ con chị Tí, bà cụ Thi, bác phở Siêu, gia đình bác xẩm,... bà lão móm, người cha mất việc) -> những nhân vật đó, chủ yếu Liên và An được khắc họa chủ yếu ở chiều sâu nội tâm với những biến thái tinh vi của nỗi buồn và khát khao cuộc sống đổi thay.
 2’	4- Dặn dò:
	-Xem lại bài học, nắm nội dung bài học.
	-Chuẩn bị bài mới: Một số thể loại văn học: Kịch, Nghị luận.
	+Soạn phần tác giả.
	+Đọc trước tác phẩm, Ghi những cảm nhận chung.
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung:

File đính kèm:

  • docT49-50.doc