Giáo án Ngữ văn 11 - Chương trình HKII - Năm học 2013-2014 - Trần Hữu Quang

B. Đọc - hiểu văn bản:

 I. Đọc - bố cục

* Đoạn trích : Có thể chia ba phần:

- Phần một: từ đầu đến.chị rùng mình

(Giăng Van-giăng chưa mất hết uy quyền)

- Phần hai: Tiếp đó đến Phăng-tin đã tắt thở

(Giăng Van-giăng đã mất hết uy quyền)

- Phần ba: còn lại Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền

II. Tìm hiểu văn bản

1. Giăng Van-giăng hiện thân của tình yêu thương những người nghèo khổ.

+ Vì cháu đói mà phải lĩnh án 19 năm tù khổ sai

+ Với Phăng-tin: giọng ông nhẹ nhàng điềm tĩnh

+ Hạ mình, để xin ba ngày đi tìm con cho Phăng-tin. Thì thầm nói với Phăng-tin, nói với linh hồn người đã khuất! Ông nói gì? ông cầu chúc cho linh hồn chị siêu thoát! ông hứa với chị sẽ đi tìm Cô-dét về cho chị! Tình yêu thương những con người cùng khổ-tình yêu thương của nhà văn với các nhân vật Giăng Van-giăng và Phăng-tin

- Chi tiết tưởng chừng vô lí (người đã chết không thể cười), như một ảo ảnh lãng mạn, thể hiện tình người dưới ngòi bút lãng mạn của Huy-gô. Cuộc sống cần phải có tình yêu thương giữa con người với con người!

** Quan niệm thứ nhất:

Người cầm quyền khi đã thâu tóm quyền lực về mình, muốn thể hiện quyền lực, bắt mọi người phải phục tùng mình!

** Quan niệm của Huy-gô:

Người cầm qưyền là con người lí tưởng, được tất cả mọi người hướng tới. Đó là con người hiện thân của cái đẹp, cái thiện, có tâm hồn thánh thiện, cùng chia sẻ, nếm trải mọi nỗi khổ đau, bất hạnh của con người. Giăng Van-giăng là hiện thân của con người lí tưởng ấy, dưới ngòi bút lãng mạn của Huy-gô

2. Gia-ve hiện thân của con ác thú

- Gia-ve lâu nay vẫn phục tùng ông thị trưởng Ma-đơ-len, khi GiăngVan-giăng trở lại với tên thật của mình, tên mật thám tưởng đã có đủ điều kiện để khôi phục lại quyền hành của hắn.

- Song ở đoạn trích này ta thấy: trong con mắt mọi người, nhất là Phăng-tin, ông thị trưởng Ma-đơ-len vẫn là vị cứu tinh. Ngay cả Gia-ve cũng phải khép nép, phục tùng nghe theo Giăng Van-giăng, Vì thế người khôi phục uy quyền chính là Giăng Van-giăng (lưu ý ở đoạn cuối tác phẩm: chính Giăng Van-giăng đã tha chết cho Gia-ve)

- Miêu tả Gia-ve, Huy-gô sử dụng lối so sánh ngầm

+ Giọng nói: không phải tiếng người nói, mà là tiếng thú gầm.

+ Cặp mắt “như cái móc sắt, với cái nhìn ấy hắn đã quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”

+ Cái cười “Phô ra tất cả hai hàm răng, xung quanh cái mũi là vết nhăn nhúm man rợ, trông như mõm ác thú, Gia-ve mà nghiêm nét mặt lại thì là một con chó dữ, khi cười lại là một con cọp” => Gia-ve là con ác thú!

Gia-ve chỉ còn mỗi cử chỉ gần giống nhân loại ở chỗ: “khi nào đắc ý, hắn tự thưởng cho mình một mồi thuốc lá”

- Nhà văn Huy-gô miêu tả hành động của hắn hệt như một con ác thú: “Cứ đứng lì một chỗ” (nói như gầm, như thôi miên con mồi)

“Tiến vào giữa phòng” “ nắm lấy cổ áo” (tựa như con ác thú lúc đầu im lặng rình mò. sau đó lao tới ngoạm vào cổ con mồi)

+ Không để ý và quan tâm đến Phăng-tin (ác thú rình mồi chỉ tập trung vào con mồi chính)

+ Hắn quát tháo trong nhà bệnh

+ Hắn không giấu điều mà Giăng Van-giăng cần phải bí mật với Phăng-tin “mày xin tao ba ngày.

để đi tìm đứa con cho con đĩ kia! á à! Tốt thật! tốt thật đấy!”

+ Hắn vùi dập tia hi vọng cuối cùng Phăng-tin vào ông thị trưởng bằng cách tuyên bố “Chỉ có một tên kẻ cắp, một tên kẻ cướp, một tên tù khổ sai là Giăng Van-giăng, tao bắt được nó đây này! chỉ có thế thôi”

+ Trước nỗi đau của người mẹ cận kề cái chết mà chưa được gặp con “con tôi! thế ra nó chưa đến đây”ai cũng phải mủi lòng mà Gia-ve tàn bạo tuyên bố “Giờ lại đến lượt con này! Đồ khỉ, có câm họng không?”.

 

doc115 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Chương trình HKII - Năm học 2013-2014 - Trần Hữu Quang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một tâm hồn Nga, một tâm hồn thơ;
- Nắm bắt được những đặc sắc nghệ thuật thơ cổ điển Pu-skin: giản dị, tinh tế, hàm xúc. 
Phương pháp: 
 - Công việc của GV: phát vấn
 - Công việc của HS: Học sinh đọc bài, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
- Gv cho hs nêu vài nét về tác phẩm Tôi yêu em?
- Học sinh, suy nghĩ, trao đổi và trả lời câu hỏi.
5'
A. Tiểu dẫn
1. Tác giả: Pu- skin (1799- 1837)
* Con người và cuộc đời
- A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vich Pu-skin sinh trưởng trong một gia đình quý tộc lâu đời ở Mát-xcơ-va.
- Pu-skin sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, sớm nổi tiếng với những bài thơ yêu nước ngợi ca tự do, phản đối chế độ Nga hoàng thối nát.
- 1820-1826 vì những bài thơ tiến bộ Pu-skin bị Nga hoàng đày đi phương nam rồi phương bắc.
- 1827 hạn đi đày được giảm, Pu-skin được trở về kinh đô.
- 1837 Pu-skin bị sát hại trong một cuộc đấu súng giữa ông với Đăng-téc, một tên người pháp sống lưu vong (do chính quyền Nga hoàng chủ mưu). Năm đó ông mới ba mươi tám tuổi.
* Sự nghiệp sáng tác 
- Pu-skin viết nhiều thể loại:
+ 8000 bài thơ trữ tình
+ Tiểu thuyết thơ Ép-ghê-nhi-Ô- nhê-ghin
+Trường ca Ru-xlan và Li-út-mi-la...
+ Truyện ngắn: Con đầm pích, cô tiểu thư nông dân
+ Tiểu thuyết lịch sử: con gái viên đại uý
Và nhiều vở kịch, truyện cổ tích bằng thơ.
* Đặc điểm sáng tác của Puskin
- Được mệnh danh là “Mặt trời của thi ca Nga”
- “Thơ Pu-skin có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga” (N.A.Đô-brô-liu-bốp)
- “Qua thơ Pu-skin, thiên nhiên Nga, lịch sử Nga, con người Nga, tâm hồn Nga hiện lên thuần khiết, đẹp tới mức như được soi qua một thấu kính diệu kì” (Gô-gôn)
- Hai chủ đề cơ bản xuyên suốt dòng chảy thi ca Pu-skin là cảm hứng tự do và tình yêu:
“Ta sẽ mãi được nhân dân yêu mến
Vì thơ ta đã đánh thức những tình cảm tốt lành
Vì trong thế kỉ bạo tàn ta đã ca ngợi tự do
Và gợi từ tâm đối với kẻ sa cơ”
- Thơ Pu-skin là tiếng nói của tâm hồn Nga trong sáng, thuần khiết, thể hiện cuộc sống một cách giản dị và chân thực.
2. Tác phẩm: Tôi yêu em
* Xuất xứ : Tôi yêu em là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Pu-skin, được khơi nguồn từ mối tình của nhà thơ với A.A. Ô-lê-nhi-na người mà mùa hè năm 1829 Pu-skin đã cầu hôn nhưng không được chấp nhận. Bài thơ vốn không tên, nhan đề do người dịch đặt.
Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản:
 Thao tác 1: Đọc văn bản:
- GV: Gọi 1-2 HS đọc văn bản. GV nhận xét và đọc mẫu, giải thích từ khó.
- HS: đọc văn bản, nhận xét bạn đọc văn bản như thế nào
Thao tác 2: Tìm hiểu văn bản 
- GV: Đặt câu hỏi em hãy phân tích những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình
- HS: Suy nghĩ và trả lời.
- GV: Đặt câu hỏi tâm trạng nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào?
 - Hs chia nhóm thảo luận trình bày 
 - Gv quan sát định hướng gợi mở và tổng hợp.
- Hs đọc câu 5 và 6 và nêu 
Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện qua những từ ngữ nào?
- Hs liệt kê những từ ngữ diễn tả tâm trạng Gv nhấn mạnh 
Thao tác 3: 
- GV:cho hs đọc ghi nhớ và tổng kết văn bản?
- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời.
28'
7'
21'
3'
B. Văn bản
 I. Đọc - bố cục 
* Bố cục: Ba phần
+ Phần một: bốn câu đầu: (Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình)
+Phần hai: câu 5 và câu 6: (Thể hiện nỗi đau khổ tuyệt vọng)
+Phần ba: hai câu còn lại (Sự chân thành vị tha, cao thượng của nhân vật trữ tình)
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình.
- Ba tiếng “tôi yêu em” mở đầu như một tín hiệu thẩm mĩ, một mĩ từ đẹp nhất của loài người. 
- Giãi bày, chân thành, thừa nhận giản dị, đáng yêu
“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người với người sống để yêu nhau” (Tố Hữu)
- Chừng có thể: quá khứ
Ngọn lửa tình: ấp ủ, dai dẳng cháy đến nay.
- Câu 3 và 4: đột ngột chuyển mạch cảm xúc:
“Không để em phải bận lòng” “Hồn em phải gợn bóng u hoài”
Lí trí mách bảo, lệnh cho con tim phải ngừng yêu, tự dập tắt ngọn lửa tình yêu!
Mâu thuẫn giữa lí trí và cảm xúc: nhân vật em được phần nào hé mở qua các từ “em bận lòng”, “hồn em gợn bóng u hoài”
2. Tâm trạng đau khổ của nhân vật trữ tình
* “Âm thầm” ; “không hi vọng”; “Rụt rè” “hậm hực lòng ghen” 
* Đủ mọi cung bậc cảm xúc của tình yêu đơn phương, vô vọng một phía.
* Đau khổ , ghen tuông , ích kỉ, nhưng lí trí đã chiến thắng, tôi không rơi vào trạng thái thấp hèn, ích kỉ của tình yêu thường tình!
3. Lời cầu chúc chân thành cao thượng 
- Dâng hiến, chân thành, cao thượng, thể hiện tình yêu: tôi giữ lại mọi đau khổ, để cầu cho em:được người tình như tôi đã yêu em!
Không phải là sự so sánh hơn kém giữa tôi và người tình em đã chọn. Hàm ẩn trong đó là lời nhắn nhủ cao thượng: “Đâu hơn em lấy, đâu bằng đợi anh”.( ca dao). Yêu say đắm, chân thành và đau khổ, nhưng đủ tỉnh táo để vĩnh biệt một tình yêu đơn phương không thành.
Tôn vinh phẩm giá con người, dẫu tình yêu không thành, nhưng vẫn để lại dấu ấn đẹp ! đó chính là tâm hồn trong sáng của Pu-skin!
Ghi nhớ 
III. Tổng kết 
 - Điệp từ “tôi yêu em”, hình ảnh ngọn lửa, mâu thuẫn giữa lí trí và cảm xúc, dâng hiến...
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:
- Công việc của GV: ra bài tập, hướng dẫn học sinh làm bài.
- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm bài. 
3'
Bài tập 1: Trao đổi thảo luận về tình yêu trong sáng.
Gợi ý:
- Tình yêu xuất phát từ sự chân thành.
- Quan tâm lẫn nhau trong học tập.
4. Củng cố, dặn dò: 2' 
 * Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật
 Gv chốt lại: Tâm trạng của nhân vật trữ tình.
 * Dặn dò: 1. Bài tập về nhà: Học thuộc bài và làm bài tập ? 
 2. Tiết học tiếp theo: Đọc thêm bài thơ số 28
Tiết: 92
Đọc thêm
BÀI THƠ SỐ 28
Ngày 25 tháng 2 năm 2014
Ta-go
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:- Tình yêu là sự hoà điệu giữa 2 người, là sự hiến dâng tự nguyện.
- Cấu trúc câu thơ sóng đôi và sử dụng hình ảnh.
2. Kỹ năng: - Đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ tư tưởng: Vận dụng kiến thức vào đọc bài.
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
 1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
 2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
 	1. Ổn định tổ chức:1'
 	2. Kiểm tra bài cũ:4' 
 Em hãy phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình.
 	3. Các hoạt động dạy - học: 40'
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung cần đạt 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới, 
 + PP giới thiệu: thuyết trình...
2'
Giới thiệu giờ này chúng ta cùng phân tích bài thơ tình số 28 của Ta-go. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:
Mục tiêu: - Cảm nhận được quan niệm của nhân vật trữ tình về tình yêu: tình yêu là sự hiểu biết, hoà điệu giữa hai con người, là sự hiến dâng và tự nguyện.
- Thấy được kiểu cấu trúc của câu thơ sóng đôi. 
Phương pháp: 
- Công việc của GV: phát vấn 
 - Công việc của HS: Học sinh đọc bài, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
5'
A. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả 
- Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941), nhà văn, nhà văn hoá lớn của Ấn Độ
- Ông sinh trưởng trong một gia đình quý tộc Bà La Môn nổi tiếng tại thành phố Can-cút-ta, bang Ben-gan. Ông để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ:(52tập thơ; 42 vở kịch; 12 bộ tiểu thuyết; Hàng trăm truyện ngắn, hàng nghìn ca khúc và tranh vẽ)
- Nhân dân Ấn Độ tôn vinh ông là “thánh sư”
- 1913, Ta-go là người châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học với tập “Thơ Dâng” Gồm 103 bài, sáng tác từ 1890-1912 và ông tự dịch ra tiếng Anh.
2. Tác phẩm- Bài thơ số 28 trích trong tập Người làm vườn, thơ ông thường không có đầu đề.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc thêm:
 Thao tác 1: Đọc văn bản:
- GV: Gọi 1-2 HS đọc văn bản. GV nhận xét và đọc mẫu.
- HS: đọc văn bản, nhận xét bạn đọc văn bản như thế nào và nêu bố cục
Thao tác 2: Tìm hiểu văn bản 
- GV: Đặt câu hỏi sự hoà điệu của tâm hồn hai người được thể hiện như thế nào?
- HS: Suy nghĩ và trả lời.
- GV: Đặt câu hỏi là sự hiến dâng tự nguyện tình yêu đưcợ thể hiện như thế noà?
- HS: Suy nghĩ và trả lời.
(?) Câu thơ tiếp xuất hiện nghịch lí gì?
- Hs đọc khổ thơ cuối
(?) Đoạn thơ có cấu trúc giống đoạn hai ở chỗ nào?
- Cá nhân trả lời 
Thao tác 3: 
- GV:cho hs tổng kết nội dung và nghệ thuật của văn bản?
- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời
28'
8'
20'
B. Hướng dẫn đọc thêm:
 I. Đọc văn bản bố cục
 Bố cục: Ba đoạn
- Đoạn một: 6 câu đầu. Từ đầu đến ... “không biết gì tất cả về anh”: (Tình yêu là sự hiểu biết hoà điệu giữa hai tâm hồn con người)
- Đoạn hai: tiếp đó đến câu 12 “em có biét gì về biên giới của nó đâu”: (Tình yêu là sự hiến dâng và đón nhận)
- Đoạn ba: còn lại: (Những nghịch lí để diễn tả sự đa dạng phong phú của tình yêu và cuộc đời)
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Tình yêu là sự hoà điệu của tâm hồn hai người
- Đôi mắt:
+ Sự biểu đạt của tâm hồn
+ Đôi mắt em băn khuăn dò hỏi, khao khát được hiểu thấu người mình yêu!
+ So sánh: đôi mắt “như trăng kia muốn lặn sâu vào biển cả”. Trăng hiểu biển, biển hiểu trăng, tâm hồn muốn tìm hiểu tâm hồn.
+ Anh hiểu em và anh giãi bày:
“Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em. Anh không dấu em một điều gì”
Chân thành và mãnh liệt, em hướng về anh, anh hiểu em, cùng hướng về nhau, tình yêu đòi hỏi sự hoà điệu của hai tâm hồn, nếu không:
“Dù tin tưởng chung một đời một mộng
 Anh là anh, em vẫn cứ là em” (Xa cách- XD) 
2.Tình yêu là sự hiến dâng tự nguyện
+ Giả định không thực: anh là.. anh là...
+ Kiểu câu thơ sóng đôi
Tự nguyện hiến dâng, dịu dàng âu yếm.
Anh là viên ngọc, là đoá hoa, quàng vào cổ, cài lên mái tóc em!
+ Đời anh là trái tim
+Tình yêu không thể dựa trên nền tảng vật chất!
+ Trái tim: vừa cụ thể, vừa trừu tượng, vừa nhỏ bé, vừa lớn lao...dẫu em có cả vương quốc trái tim tình yêu của anh, em cũng không thể nào hiểu hết được nó! Tình yêu không thể hiểu bằng quan sát, phân tích, chỉ có thể hiểu tình yêu bằng chính tình yêu
3. Tình yêu là sự đa dạng, phong phú, là cuộc sống 
- Cấu trúc sóng đôi: Anh là A, là B, là C
- Trái tim tình yêu với những cung bậc cảm xúc tưởng chừng như đối lập nhau: niềm vui/ nỗi khổ đau; tính triết lí: tình yêu chẳng dễ tỏ bày, chẳng dễ phản ánh và bộc lộ trọn vẹn
III. Tổng kết 
+ Tình yêu đòi hỏi sự hiểu biết, tự nguyện hiến dâng ở cả hai phía
+ Tình yêu là thế giới của sự vô bờ, thiêng liêng và nhiều bí ẩn
+ Tình yêu chính là cuộc sống, tình yêu tạo sự hướng thiện, làm đẹp tâm hồn con người, là cơ sở để loài người tồn tại và phát triển.
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:
- Công việc của GV: ra bài tập, hướng dẫn học sinh làm bài.
- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm bài. 
3'
Bài tập 1: Em hãy chép lại câu thơ em thích. hãy phân tích.
Gợi ý:
“Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em. Anh không dấu em một điều gì”
- Tình yêu phải xuất phát từ sự chân thành và mãnh liệt, em hướng về anh, anh hiểu em, cùng hướng về nhau, tình yêu đòi hỏi sự hoà điệu của hai tâm hồn, nếu không: cả hai đều không hiểu điều gì. Tình yêu đều cần đạt đến sự cao thượng.
4. Củng cố, dặn dò: 2' 
 * Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật
 Gv chốt lại: Tình cảm, tình yêu của con người.
 * Dặn dò: 1. Bài tập về nhà: Học thuộc bài và làm bài tập ? 
 2. Tiết học tiếp theo: Trả bài số 6
Tiết: 93
Làm văn 
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 6
Ngày 26 tháng 2 năm 2014
 A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:: Rút ra những ưu khuyết điểm của bài viết để củng cố kiến thức về văn nghị luận 
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích đề và lập dàn ý 
3. Thái độ tư tưởng: Biết tự rút kinh nghiệm và vận dụng kiến thức vào bài sau 
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
 1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
 2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
 	1. Ổn định tổ chức: 1'
 	2. Kiểm tra bài cũ:4 '
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 
 3. Các hoạt động dạy học:40'
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung cần đạt 
Hoạt động 1: Giới thiệu ND trả bài 
 + PP giới thiệu: thuyết trình...
2'
 Trong giờ này chúng ta cùng chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của bài viết để tự rút kinh nghiệm cho bài sau. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu đề, lập dàn ý, nhận xét chung,thang điểm.
Mục tiêu:- Nhằm giúp cho học sinh có cái nhìn tổng quát về bài viết, tự rút kinh nghiệm cho bài viết sau
 - Biết tự sửa lỗi. 
Phương pháp: Phát vấn 
Thao tác 1: Tìm hiểu đề, lập dàn ý 
- Công việc của GV: cho hs đọc đề và phân tích đề và lập dàn ý của bài.
- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi trả lời.
Thao tác 2: Nhận xét chung:
- Công việc của GV: GV gọi học sinh nhận xét trước. 
- Công việc của HS: Suy ghĩ và trả lời. GVnhận xét sau khi HS đã nhận xét: tập trung các nội dung sau đây: sơ kết, bổ sung, uốn nắn, đưa ra kết luận của mình.
(Nếu HS chưa nhận xét được thì GV gợi ý để HS nhận xét sau đó GV mới nhận xét và kết luận). 
Thao tác 3: Thang điểm 
- Công việc của GV: GV đưa ra thang điểm 
10'
7'
5'
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý: 
Câu 1: (3,0 điểm) Em hãy nêu mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ.
* Mục đích: Bác bỏ là cách dùng lí lẽ dẫn chứng, để phê phán, gạt bỏ những ý kiến sai, không chính xác. Từ đó nêu ý kiến đúng thuyết phục người đọc người nghe.
* Yờu cầu: Để bác bỏ thành công cần phải :
- Chỉ ra được cái sai hiển nhiên của các chủ thể phát ngôn
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng khách quan, trung thực để bác bỏ các ý kiến, nhận định sai trái
- Thái độ thẳng thắn, có văn hoá tranh luận và có sự tôn trọng người đối thoại, tôn trọng bạn đọc
Câu 2: (70 điểm) Em hãy phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận.
MB. Giới thiệu tỏc giả Huy Cận bài thơ Tràng giang, nội dung bức tranh thiên nhiên đẹp đượm buồn.
TB: - Nội dung: 
 Khổ 1 Nỗi sầu vời vợi triền miên được gợi lên từ hỡnh ảnh con thuyền gỏc mỏi trụi xuụi theo dũng nước
 Khổ 2: Nỗi buồn vô định của Tràng giang bao trùm lên toàn bộ cảnh vật.
 Khổ 3: Nỗi buồn vô định.
 Khổ 4 Hình ảnh đẹp và gợi cảm nhưng vẫn là cái đẹp cổ điển có tính ước lệ.
- Nghệ thuật:Mang âm điệu trầm buồn sâu lắng. + Một số biện pháp tu từ như đối, điệp..
 + Bài thơ có ý vị cổ điển vừa có màu sắc hiện đại.
KB. Đánh giá vấn đề.
 2. Nhận xét chung:
a. Học sinh tự nhận xét: HS tự đánh giá bài làm của bản thân và nhận xét, đánh giá bài làm của bạn
b. Giáo viên nhận xét:
 + Ưu điểm: Đa số HS xác định được đề bài, một số bài viết tốt, đảm bảo các yêu cầu về nội dung, hình thức, diễn đạt khá trôi chảy: Trường, Lan Anh; Tuấn
 + Nhược điểm: Một số bài viết yếu, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả: Nam, Hùng..
3. Thang điểm:
- Giỏi: 8-10 đạt được tốt các yêu cầu trên, bài viết có lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp, có liên hệ bản thân. 
- Khá: 6.5-7.5: Đạt tương đối tốt các yêu cầu trên, lập luận tốt, dẫn chứng chưa nhiều. có liên hệ bản thân.
- TB: 5: Đạt cơ bản các yêu cầu nhưng chỉ đạt ở mức trung bình.
-Yếu: <5 những bài viết còn lại.
Hoạt động 3: Chữa lỗi cho học sinh :
 - Công việc của GV: chỉ ra lỗi của HS và tiến hành phân tích và chữa lỗi.
 - Công việc của HS: chú ý vào bài của mình, suy nghĩ trao đổi và tự chữa lỗi rút kinh nghiệm cho bản thân.
5'
4. Chữa lỗi cho học sinh
- Chưa biết cách triển khai các yêu cầu cơ bản của bài văn NLVH Cụ thể:
+ Hiểu chưa đúng về bài thơ Tràng giang
+ Phần bình luận còn sơ sài
+ Phần chứng minh không có, hoặc có thì cũng không tiêu biểu
- Học sinh viết bài lan man
- Trình bày kém, chưa khoa học 
Hoạt động 4: Đọc bài tốt, trả bài, tổng kết:
- Công việc của GV: 
 * Đọc một số bài hoặc một số đoạn viết tốt.
 * GV nhận xét, khích lệ, động viên.
- Công việc của HS: HS tự đọc và sửa chữa và đưa ra những thắc mắc về bài của mình. 
10'
1. Đọc bài làm tốt: 
Đọc một số bài của em Lan Anh.
2. Trả bài cho HS:
3. Tổng kết:
- Ưu điểm.
- Nhược điểm.
- Tổng kết điểm: 
- Rút ra bài học kinh nghiệm cho các bài viết sau.
- Xác định bài tập về nhà.
4. Củng cố, dặn dò: 2' 
 * Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài
 Gv chốt lại: Dàn bài, chữa lỗi 
 * Dặn dò: 1. Bài tập về nhà: Xem lại toàn bộ bài viết 
 2. Tiết học tiếp theo: Người trong bao
 Kiểm tra ngày: tháng năm 2012
Kí duyệt của tổ trưởng
Nguyễn Tiến Hùng
Tuần: 28
Tiết: 94-95
Đọc văn
NGƯỜI TRONG BAO
Ngày 2 tháng 3 năm 2014
Sê-khốp
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:- Bi kịch "người trong bao" Bê-li-cốp; tính khái quát và ý nghĩa xã hội của hình tượng này.
- Tính cách điển hình trong truyện ngắn Sê-khốp.
2. Kỹ năng: - Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. Phân tích tâm lí, tính cách nhân vật.
3. Thái độ tư tưởng: Có thái độ căm ghét và đấu tranh với lối sống thu mình trong bao: háo danh, xu nịnh, giáo điều, sợ hãi, hèn hạ trước quyền lực. Từ đó, góp phần xây dựng đạo đức và lối sống trung thực, tự tin, lành mạnh, chan hoà với mọi người vì lí tưởng cao đẹp.
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
 1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
 2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
 	1. Ổn định tổ chức: 1'
 	2. Kiểm tra bài cũ: 4' 
 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 	3. Các hoạt động dạy - học: 85'
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung cần đạt 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới, 
 + PP giới thiệu: thuyết trình...
5'
Giới thiệu giờ này chúng ta cùng tìm hiểu tác phẩm người trong bao, hiểu thêmlối sống tầm thường, dung tục tiẻu tư sản, lối sống của một kiểu người, một bộ phận trí thức trong xã hội Nga những năm cuối thế kỉ XIX. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:
Mục tiêu: - Nắm được đặc điểm tính cách và ý nghãi xã hội của hình tượng nhân vật Bê-li-cốp;
- Nhận biết được bút pháp hiện thực sắc sảo trong việc xây dựng hình tượng điển hình của Sê-khốp. 
Phương pháp: 
- Công việc của GV: Phát vấn
 - Công việc của HS: Học sinh đọc bài, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
- Gv cho học sinh tìm hiểu vài nét về truyện ngắn người trong bao
- Học sinh suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
15'
A Tìm hiểu chung
I. Tác giả: 
- Sêkhốp là một trong những đại biểu lớn cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga.
- Là nhà cách tân thiên tài trong lĩnh vực truyện ngắn và kịch nói.
- Tác phẩm của Sêkhốp đã nghiêm khắc lên án chế độ xã hội bất công, thói cường bạo và cuộc sống ăn hại của những tầng lớp cầm quyền Nga đương thời; phê phán sự bất lực của giới trí thức và sự sa đoạ về tinh thần của một bộ phận trong số họ; đồng thời biểu hiện sâu sắc sự đồng cảm, trân trọng đối với người lao động nghèo; tình yêu thắm thiết và niềm tin mạnh mẽ vào tương lai của nhân dân Nga, đất nước Nga.
II. Truyện ngắn Người trong bao
a. Xuất xứ: Người trong bao (1898) là một trong ba truyện ngắn (Khóm phúc bồn tử, Một chuyện tình yêu) có chung chủ đề phê phán lối sống tầm thường, dung tục tiẻu tư sản, lối sống của một kiểu người, một bộ phận trí thức trong xã hội Nga những năm cuối thế kỉ XIX.
Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản:
 Thao tác 1: Đọc văn bản:
- GV: Gọi 1-2 HS đọc văn bản. GV nhận xét và đọc mẫu, giải thích từ khó.
- HS: đọc văn bản, nhận xét bạn đọc văn bản như thế nào
Tiết 2
Thao tác 2: Tìm hiểu văn bản 
- GV: Đặt câu hỏi em hãy nêu những chi tiết về ngoại hình của nhân vật Bêlicốp? 
- HS: Suy nghĩ và trả lời.
Gv em hãy cho biết tính cách và lối sống của Bêlicôp như thế nào?
Hs suy nghĩ trả lời 
Gv nhấn mạnh 
- Gv kiểu người của Bêlicôp điển hình cho lối sống của tầng lớp nào trong xã hội
- HS: Suy nghĩ và trả lời.
- Gv vậy lối sống đó có ảnh hưởng tới mọi người không? và thái độ của mọi người đến Bêlicôp
- HS: Suy nghĩ và trả lời.
Sau khi Bêlicôp chết, tính cách ấy đã chấm dứt vĩnh viễn chưa? Vì sao? Qua đó, tác giả muốn nói lên điều gì ?
- HS: Suy nghĩ và trả lời.
Thao tác 3: 
- GV:cho hs đọc ghi nhớ và tổng kết văn bản?
- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời.
71'
15'
33'
5'
B. Đọc - hiểu văn bản
 I. Đọc - bố cục 
- Mở truyện: Cuộc trò chuyện giữa hai người bạn – Ivan Ivanứt và thầy giáo Burơkin.
- Thân truyện: Cuộc đời và tính cách Bêlicôp.
- Kết truyện: Nhận xét của bác sĩ thú y – người nghe chuyện.
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Nhân vật Bêlicốp
* Ngoại hình:
- Gương mặt nhợt nhạt, nhỏ bé, choắt lại như mặt chồn.
- Cách ăn mặc phục sức: giày, ủng, kính, ô tất cả đều để trong bao, mang bao, cho vào bao ® Khác người, kì dị.
* Tính cách, lối sống
- Ý nghĩ cũng cố giấu trong bao, không bao giờ dám có ý kiến riêng về bất cứ một vấn đề nhỏ, lớn nào.

File đính kèm:

  • docBai_2_Thanh_Giong.doc