Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 99: Thao tác lập luận bình luận - Năm học 2015-2016 - Đặng Thị Thùy Linh

* Hoạt động 2: Cách bình luận

-TT5: GV chia lớp thành 4 nhóm, sau đó gọi một HS đọc to, rõ văn bản “Xin lập khoa luật” trong SGK. Sau đó lần lượt phát vấn:

? Ngữ liệu trên trình bày về vấn đề gì? Cách trình bày như thế nào?

? Tác giả đã dùng những lí lẽ nào để nhận xét, đánh giá vấn đề? Đánh giá theo hướng nào?

? Không chỉ nhận xét, đánh giá mà người bình luận còn bàn bạc. Người bình luận đã bàn bạc hay đưa ra những giải pháp gì?

? Như vậy tiến trình bình luận gồm có mấy bước. Đó là những bước nào?

- GV: Chúng ta đang sống trong một thời đại văn minh, dân chủ, các quan điểm, ý kiến có tinh thần xây dựng xã hội đều được trân trong và khuyến khích.

 

doc7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 99: Thao tác lập luận bình luận - Năm học 2015-2016 - Đặng Thị Thùy Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thời gian xây dựng: 07/3/2016
Thời gian thực hiện: 15/3/2016
Người dạy: Đặng Thị Thùy Linh
Tiết 99:
THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức:Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận;Cách sử dụng thao tác bình luận.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện đối tượng, nội dung, cách bình luận trong một số văn bản nghị luận
- Vận dụng thao tác lập luận bình luận để viết đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội hoặc văn học.
3. Thái độ: Luyện tập và phát hiện các văn bản có sử dụng thao tác lập luận bình luận.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1.Gíáo viên: Sgk, giáo án, sách chuẩn kiến thức, sách thiết kế bài giảng.
2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
- Phương pháp đọc hiểu
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thuyết trình kết hợp với phát vấn, gợi mở.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra.
3.Bài mới:
Đứng trước một hiện tượng, mỗi người có một cách nhìn nhận,đánh giá khác nhau. Chính từ đó có tác động rất lớn đến người khác. Vậy hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu kiểu bài nhìn nhận đánh giá một vấn đề. Đó chính là “Thao tác lập luận bình luận”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận.
? Em hãy trình bày ý kiến của mình về hiện tượng “nữ sinh đánh nhau”?
? Vậy hoạt động mà em vừa mới làm là hoạt động gì? (Bình luận). Từ đó, em cho biết thế nào là bình luận?
? Quay lại với việc bàn luận trước, những ý kiến mà em trình bày nhằm mục đích gì?
- GV: Như vậy bình luận là một hoạt động mà con người vẫn thường xuyên tiến hành, trở thành một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống nhằm đưa ra ý kiến của mình. Chắc chắn các em đã có rất nhiều lần bình luận và cũng không ít lần bình luận thành công.
? Vì sao những hoạt động mà các em trình bày trên lại không thể gọi là chứng minh hay giải thích. Từ đó em hãy so sánh mục đích của thao tác giải thích, thao tác chứng minh, thao tác bình luận?
? Muốn cho ý kiến bình luận của mình có sức thuyết phục cao, cần đảm bảo những yêu cầu gì?
- GV thuyết giảng: Người bình luận phải nắm vững kĩ năng bình luận (cách tổ chức luận cứ, luận điểm...), có lập trường tư tưởng vững vàng, có kiến thức hiểu biết về cuộc sống, nắm chắc vấn đề bình luận...nhằm đạt mục đích bình luận.
* Hoạt động 2: Cách bình luận
-TT5: GV chia lớp thành 4 nhóm, sau đó gọi một HS đọc to, rõ văn bản “Xin lập khoa luật” trong SGK. Sau đó lần lượt phát vấn:
? Ngữ liệu trên trình bày về vấn đề gì? Cách trình bày như thế nào?
? Tác giả đã dùng những lí lẽ nào để nhận xét, đánh giá vấn đề? Đánh giá theo hướng nào?
? Không chỉ nhận xét, đánh giá mà người bình luận còn bàn bạc. Người bình luận đã bàn bạc hay đưa ra những giải pháp gì?
? Như vậy tiến trình bình luận gồm có mấy bước. Đó là những bước nào?
- GV: Chúng ta đang sống trong một thời đại văn minh, dân chủ, các quan điểm, ý kiến có tinh thần xây dựng xã hội đều được trân trong và khuyến khích.
*Hoạt động 3: Tổng kết 
GV gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK/73
* Hoạt động 4: Luyện tập
Bài tập 2:
Đoạn văn trang 73-74 có sử dụng thao tác bình luận không? Căn cứ vào đâu để biết kết luận có hoặc không?
-HS trả lời, giáo viên nhận xét, chốt ý đúng.
- HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
- HS trả lời
- HS trả lời
Thao tác
Mục đích
Giải thích
Giúp người đọc/nghe hiểu rõ vấn đề.
Chứng minh
Giúp người đọc/nghe tin vào vấn đề
Bình luận
Thuyết phục
- HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý
- HS nhận nhóm
- HS đọc văn bản
- HS trả lời.
- HS cử đại diện nhóm trả lời.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS thảo luận nhóm bàn trong 1 phút và cử đại diện trình bày.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc ghi nhớ SGK
- HS suy nghĩ trả lời.
I.Mục đích, yêu cầu cảu thao tác lập luận bình luận:
1.Khái niệm:
Bình luận là bàn bạc, đánh giá về sự đúng - sai, thật - giả, hay - dở, lợi - hại của các hiện tượng đời sống.
2.Mục đích:
Bình luận là nhằm để xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình (về một hiện tượng, vấn đề trong đời sống hoặc trong văn học)
3.Yêu cầu:
- Người tham gia: có lập trường tư tưởng tiến bộ, vững vàng, có kiến thức và hiểu biết cuộc sống.
- Bài bình luận: có ba phần như các thao tác làm văn khác, phần giải quyết vấn đề có thể có 3 đến 4 bước. 
II. Cách bình luận
1.Tìm hiểu ngữ liệu
* Văn bản: “Xin lập khoa luật”
a.Nêu vấn đề:
 Vai trò của pháp luật và việc giáo dục luật pháp trong xã hội.
b.Đánh giá:
- Vai trò của pháp luật: Pháp luật đem lại cuộc sống công bằng cho người dân.
- Việc giáo dục pháp luật trong xã hội hiện nay:
+ Nhà nước, các cấp chính quyền, các tổ chức đều đã có ý thức giáo dục đến từng người dân.
+ Tuy nhiên pháp luật chưa thực sự đi vào mỗi người dân, vẫn còn rất nhiều người mù mờ luật,.
+ Bên cạnh đó,luật pháp còn nhiều hạn chế,nhiều khe hở nên những kẻ có chức quyền lợi dụng quyền lực của mình để phạm pháp...
-> Đưa ra cách đánh giá phải- trái, đúng- sai, hay- dở của riêng mình sau khi đã phân tích các quan điểm, ý kiến khác nhau về đề tài cần bình luận.
c. Bàn bạc (Giải pháp):
- Tất cả mọi người đều được công bằng trước pháp luật
- Mỗi bản thân chúng ta phải tự tìm hiểu pháp luật, sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật.
3. Kết luận: 
- B1: Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. 
- B2: Đánh giá hiên tượng (vấn đề) cần bình luận. Phải đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá của mình là xác đáng.
- B3: Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận
III. Tổng kết: 
Ghi nhớ - SGK/73
IV. Luyện tập
Bài tập 2:
Đoạn văn sử dụng thao tác lập luận bình luận, bởi vì:
-Đánh giá:Mức độ thảm khóc của những tai nan giao thông và nguyên nhân dẫn đến nhứng tai nạn thảm khốc đó.
-Bàn bạc:
+Bàn luận sâu rộng về mối liên quan giữa những tai nạn giao thông với sự tồn tại của lực lượng lao động trong xã hội, với lòng hiếu khách của dân tộc trong thời hội nhập...
+Bàn đến biện pháp khắc phục tình hình để cho “lưỡi hái tử thần không còn nghênh ngang trên đường phố”
IV. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:
1.Củng cố:
- Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận
- Cách bình luận
 2.Dặn dò:
- Làm bài tập 1 SGK
- Học bài cũ
- Chuẩn bị bài: “Luyện tập thao tác lập luận bình luận”.
Thời gian xây dựng: 07/3/2016
Thời gian thực hiện: 15/3/2016
Người dạy: Đặng Thị Thùy Linh
Tiết 100:
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức:Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận;Cách sử dụng thao tác bình luận.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện đối tượng, nội dung, cách bình luận trong một số văn bản nghị luận
- Vận dụng thao tác lập luận bình luận để viết đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội hoặc văn học.
3. Thái độ: Luyện tập và phát hiện các văn bản có sử dụng thao tác lập luận bình luận.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1.Gíáo viên: Sgk, giáo án, sách chuẩn kiến thức, sách thiết kế bài giảng.
2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
- Phương pháp đọc hiểu
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thuyết trình kết hợp với phát vấn, gợi mở.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong bài học.
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: GV cho HS nhắc lại kiến thức cũ về “Thao tác lập luận bình luận”: 
? Thế nào là thao tác lập luận bình luận? 
? Các buớc tiến hành lập luận bình luận?
Hoạt động 2: Gv hướng dẫn hs làm bài tập 1 (sgk - 81) Giáo viên tổ chức cho học sinh phân tích đề 
? Vì sao bài văn này nên là một bài văn nghị luận? 
? Chọn vấn đề cụ thể (nội dung) nào cho bài bình luận của mình?
Hoạt động 3: Gv hướng dẫn hs cách xác định luận điểm chính để lập dàn ý. 
? Phần mở bài ta sẽ giới thiệu điều gì? 
? Phần thân bài ta cần đưa ra những luận điểm, luận cứ như thế nào?
- GV: Chỉ ra những tốt, xấu, phải, trái, đúng sai hay dở của vấn đề. Quan điểm, đánh giá, nhận xét của bản thân. 
?Phần cuối cùng là kết bài thì ta cần chốt lại điều gì?
* Hoạt động 4: 
- GV: sau khi đã lập dàn ý cho bài viết, GV chia lớp thành 02 nhóm, mỗi nhóm viết đoạn văn bình luận về 1 luận điểm. 
- GV: yêu cầu HS viết bài 15p -> đọc bài bình luận và sửa chữa (nếu tốt chấm điểm)
- GV dặn HS về làm bài tập số 2 - ý b trong sgk - 83.
- HS nhớ lại, trả lời.
- HS nhắc lại.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS phát biểu: Toàn bộ các vấn đề của đề tài hoặc một khía cạnh của đề tài (chống nói tục; “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”; biết nói lời “cảm ơn” và xin lỗi)
- HS trả lời
- HS khác bổ sung ý kiến: Toàn bộ các vấn đề của đề tài hoặc - Một khía cạnh của đề tài (chống nói tục; “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”; biết nói lời “cảm ơn” và xin lỗi)
- HS phát biểu
HS viết bài 15p -> đọc bài bình luận và sửa chữa
I.Tìm hiểu ngữ liệu sgk
Đề bài
“Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh thanh lịch.”
1. Tìm hiểu đề
- Kiểu bài: bình luận về vấn đề xã hội
- Nội dung: lời ăn tiếng nói của học sinh thanh lịch, văn minh
-PPNL: CM, PT, BL 
-PVTL: trong cuộc sống hằng ngày, trường học
2. Lập dàn ý
* MB: nêu vấn đề cần bình luận 
* TB: 
- Biểu hiện trong lời ăn, tiếng nói của học sinh văn minh, thanh lịch: 
+ Nói năng, lịch sự, lễ phép, có đầu có đuôi. 
+ Biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ.
 + Biết nói lời xin lỗi khi làm việc sai trái. 
+ Không nói tục, chửi thề... 
-> Đó là những biểu hiện thể hiện nếp sống có văn hóa, lịch sự trong giao tiếp; tạo niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.
 - Những thói hư, tật xấu trong lời ăn, tiếng nói của học sinh hiện nay: 
+ Nói tục, chửi thề 
+ Nói không đầu, không đuôi, không lễ phép.
 + Không biết nói lời xin lỗi, cảm ơn
 + Nói nhưng không tôn trọng người nghe... 
-> Phê phán, lên án những lời nói thiếu văn hóa, thiếu văn minh, lịch sự. 
- Bàn về hướng rèn luyện thói nói từ “cảm ơn” và “xin lỗi” trong giao tiếp. 
+ Ăn nói lịch sự, có văn hóa, biết tôn trọng người nghe, biết lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau -> văn minh, thanh lịch
 * KB: kết thúc vấn đề, liên hệ bản thân, ý thức trách nhiệm. 
II. Triển khai viết bài
IV. Củng cố: Cách bình luận
- Xác định vấn đề cần bình luận bằng các thao tác: phân tích, giải thích để chỉ ra cho người đọc thấy rõ 
- Khẳng định vấn đề: chú ý cả hai chiều đúng-sai
- Mở rộng vấn đề: 
+ Mở rộng bằng cách giải thích, chứng minh.
+ Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề.
+ Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề 
V. Dặn dò: Về nhà viết lại bài bình luận hoàn chỉnh và chuẩn bị bài tiếp theo:

File đính kèm:

  • docTuan_27_Thao_tac_lap_luan_binh_luan.doc