Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 88-89

 -Xét về mặt ngữ âm và sự thể hiện bằng chữ viết, từ tiếng Việt không có sự thay đổi hình thái.

 -Từ tiếng Việt không biến đổi hình thái khi biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.

 Vd: Tôi tặng anh ấy một cuốn sách, anh ấy cho tôi một quyển vở.

 -Từ “tôi” “anh ấy” dù ở vị trí nào cũng không thay đổi về ngữ âm và chữ viết dù là chủ ngữ, hay phụ ngữ (Tôi 1 là CN; Tôi 2 là phụ ngữ).

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 88-89, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20.02.2009
Tiết 88-89 	 Tiếng Việt:
ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT
I- Mục tiêu cần đạt:
1-Kiến thức: Giúp HS:
- Hiểu được ở mức độ sơ giản thuật ngữ loại hình và đặc điểm loại hình của tiếng Việt.
- Vận dụng được những tri thức về đặc điểm loại hình của tiếng Việt để học tập tiếng Việt và ngoại ngữ thuận lợi hơn. 
2- Kĩ năng: RLKN sử dụng tiếngViệt trên cơ sở hiểu biết về loại hình và đặc điểm loại hình. 
3- Tư tưởng thái độ: 
- Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt.
- HS có ý thức học tập và sử dụng tiếng Việt tốt hơn. 
II- Chuẩn bị:	
1- Chuẩn bị của giáo viên: 
- Đọc tư liệu tham khảo.
- Thiết kế giáo án.
2- Chuẩn bị của HS: Đọc kĩ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:
Tiết 1:
1’	1- Ổn định tình hình lớp:
	2- Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.	
3-Bài mới: 
-Vào bài: Tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ khác trên thế giới vừa có tính lịch sử vừa có tính loại hình. Ở các tiết học trước ta đã tìm hiểu về tính lịch sử, vậy tính loại hình là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ.
	-Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
10’
34’
Tiết 2
6’
12’
12’
12’
 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu loại hình ngôn ngữ.
 Hỏi: Thế nào là loại hình ngôn ngữ?
 HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm loại hình của tiếngViệt.
 Hỏi: Câu thơ của Xuân Diệu Có mấy tiếng? Mấy từ?
-> Âm tiết khi đọc, khi viết đều tách rời nhau. Nếu dính liền -> không rõ về nghĩa.
 Cám ơn -> cá mơn hoặc cámơn (-) 
 Hỏi: So sánh với tiếng Anh để thấy sự khác nhau về hình thái của từ?
 Hỏi: Từ ví dụ đã cho, đảo vị trí từ, thêm vào các hư từ và nhận xét về ý nghĩa của câu?
 Hỏi: GV yêucầu HS tổng kết nội dung bài học.
 GV nhận xét, bổ sung, khái quát
 Gọi 1- 2 HS đọc ghi nhớ.
 Ổn định lớp.
 Kiểm tra bài cũ.
 HĐ3: Hướng dẫn luyện tập.
 Hỏi: Các từ “Nụ tầm xuân” được dùng ở những vị trí khác nhau nhưng khi viết, khi nói có biến đổi hình thái không? Tìm các ví tương tự?
 GV yêu cầu học sinh lên bảng trình bày.
 Hỏi: Đặt 1 câu tiếng Anh so sánh với câu tiếng Việt để làm rõ: tiếng Anh biến đổi hình thái?
 GV yêu cầu học sinh lên bảng trình bày.
 Hỏi: Xác định những hư từ trong đoạn văn? Phân tích tác dụng thể hiện ý nghĩa của chúng? 
 GV yêu cầu học sinh lên bảng trình bày.
 HĐ1: Tìm hiểu loại hình ngôn ngữ.
 HS: trả lời. 
HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm loại hình của tiếngViệt.
 HS: trả lời.
 HS: so sánh 
 -> Tôi 1 (CN) -> I
 Tôi 2 (phụ ngữ) -> me
 Anh ấy (1) (phụ ngữ) -> him.
 Anh ấy (2) (CN) -> he
 HS: thảo luận nhóm, trả lời.
 HS tự tổng kết bài học.
 HS đọc ghi nhớ
 Ổn định lớp.
 Trả bài cũ.
 HĐ3: Luyện tập.
 HS lên bảng trình bày, HS còn lại theo dõi và nhận xét, bổ sung.
 HS lên bảng trình bày, HS còn lại theo dõi và nhận xét, bổ sung.
 HS lên bảng trình bày, HS còn lại theo dõi và nhận xét, bổ sung.
 I-Loại hình ngôn ngữ: 
 -Căn cứ vào nguồn gốc, ngôn ngữ được chia thành 1 số ngữ hệ: Ngữ hệ Ấn Âu (có tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga ...), Ngữ hệ Nam Á (tiếng Việt, tiếng Mường, tiếng Khmer...) 
 -Căn cứ vào những đặc trưng cơ bản (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) có sự giống nhau, các nhà ngôn ngữ học đã xếp ngôn ngữ vào một số loại hình:
 +Loại hình ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hán ...)
 +Loại hình ngôn ngữ hòa kết (tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh ...)
 II- Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt:
 1- Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp tiếng Việt:
 -Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết.
 -Về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.
 Vd: Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc. (XD).
 +Câu thơ có 7 tiếng (7 chữ, 7 âm tiết) đọc tách rời nhau; 6 từ. Mỗi tiếng có thể là 1 từ: xinh, trong ..., có thể là yếu tố cấu tạo từ: xinh xắn.
 +Tiếng có khả năng to lớn trong việc tạo từ ghép, từ láy, Việt hóa từ vay mượn.
 2. Từ không biến đổi hình thái:
 -Xét về mặt ngữ âm và sự thể hiện bằng chữ viết, từ tiếng Việt không có sự thay đổi hình thái.
 -Từ tiếng Việt không biến đổi hình thái khi biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
 Vd: Tôi tặng anh ấy một cuốn sách, anh ấy cho tôi một quyển vở.
 -Từ “tôi” “anh ấy” dù ở vị trí nào cũng không thay đổi về ngữ âm và chữ viết dù là chủ ngữ, hay phụ ngữ (Tôi 1 là CN; Tôi 2 là phụ ngữ).
 3- Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ.
 Vd: Tôi ăn cơm.
 -Cơm ăn tôi (-) ăn cơm tôi, ăn tôi cơm.
 -Tôi đã (đang, vừa, chưa) ăn cơm.
 -> trặt từ từ và hư từ thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.
 Ghi nhớ: Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập với các đặc điểm là: đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng; từ không biến đổi hình thái; ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ.
 III- Luyện tập: 
 1- Bài 1: 
 -“Nụ tầm xuân” (1): phụ ngữ của cụm động từ chỉ đối tượng của hoạt động “hái”.
 -“Nụ tầm xuân” (2) chủ ngữ.
 -> Nụ tầm xuân ở những vị trí khác nhau, giữ chức vụ ngữ pháp khác nhau nhưng phát âm và chữ viết không khác nhau.
 -“Bến” (1): phụ từ; “Bến” (2): CN.
 -> Vị trí khác nhau, chức vụ ngữ pháp khác nhau nhưng phát âm và chữ viết không thay đổi.
 2- Bài 2: 
 -Tiếng Anh: She loves her work.
 - Dịch tiếng Việt: Chị yêu thích công việc của chị.
 +2 từ chị trong câu khi viết và phát âm giống nhau.
 +She (chị) và her (chị) phát âm và viết khác nhau. Chị1 là CN, chị 2 là tính từ chỉ sở hữu.
 3- Hư từ và tác dụng thể hiện ý nghĩa của chúng:
 -Các hư từ: đã, các, để, lại, mà.
 -Tác dụng:
 +Đã: chỉ hoạt động xảy ra trước thời điểm mốc.
 +Các: chỉ số nhiều toàn thể của sự vật (xiềng xích). 
 +Để: chỉ mục đích.
 +Lại: chỉ hoạt động tái diễn (cùng với hư từ đã -> sự tăng tiến của mức động sự việc) .
 +Mà: chỉ mục đích.
3’	4- Dặn dò:
	-Xem lại bài học, bài tập. 
- Đọc – soạn: Tiểu sử tóm tắt. 
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................................................................................................................................................................................................………………………………………………...................…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................................................................................................................................................................................................………………………………………………...................…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………................................................................................................................................................................................................………………………………………………...................……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….........................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docT88-89.doc
Giáo án liên quan