Giáo án Mỹ thuật Lớp 9 - Tuần 20 đến 36

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS hiểu về tạo dáng và trang trí ứng dụng cho đồ vật

2. Kỹ năng: HS biết cách tạo dáng và trang trí được túi xách

3. Thái độ: HS thêm yêu thích những đồ vật mình trang trí.

4. Hình thành năng lực cho học sinh:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực thẩm mỹ

- Năng lực hợp tác.

II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:

 1. Giáo viên:

 - Một số túi xách khác nhau về kiểu dáng, chất liệu và cách trang trí.

 - Hình ảnh các loại túi xách.

- Hình gợi ý các bước vẽ túi xách.

 2. Học sinh:

 - Sưu tầm các loại ảnh chụp túi xách.

 - Giấy vẽ, màu, chì, hoặc giấy thủ công, bìa, hồ dán.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH

 

doc27 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 9 - Tuần 20 đến 36, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uật chạm khắc gỗ đình làng.
- Đình làng là một dòng nghệ thuật dân gian đặc sắc, độc đáo được những người nghệ nhân nông dân sáng tạo nên.
- Cách chạm khắc dứt khoát, khoẻ khoắn, phóng khoáng tạo nên độ nông sâu (có độ sáng tối, lung linh huyền ảo)
- Nội dung của các bức chạm khắc diễn tả: 
+ Cuộc sống hàng ngày của con người, mộc mạc, giản dị; 
+ Cách tạo hình khoẻ khoắn, mạch lạc, tự do thoát khỏi những chuẩn mực chặt chẽ, khuôn mẫu của nghệ thuật cung đình, mang đậm đà bản tính dân gian và bản sắc dân tộc.
 GV cho HS thảo luận tìm hiểu về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng: Nội dung, giá trị nghệ thuật.
HS làm việc theo nhóm.
III/ Một vài đặc điểm chạm khắc gỗ đình làng.
- Các bức chạm khắc chủ yếu là phản ánh những sinh hoạt của nhân dân trong cuộc sống thường nhật.
- Nghệ thuật chạm khắc mộc mạc, khoẻ khoắn, phóng khoáng, bộc lộ tâm hồn sáng tạo của người nông dân.
GV tổ chức cho HS làm bài: lưu ý HS cách phác khung hình chung, cách tìm tỉ lệ và vẽ phác nét chính, 
HS làm việc theo cá nhân.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Củng cố)(5’)
* Mục tiêu: HS nêu khái quát được nội dung cơ bản của bài học.
* Củng cố:
- Tổ chức cho HS khái quát lại bài học bằng sơ đồ hóa. 
- GV nhận xét, bổ sung và chốt lại.
- HS làm theo nhóm.
- HS ghi nhớ kiến thức.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4. TTMT
SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ NỀN MĨ THUẬT CHÂU Á
I/ Mục tiêu 
1. Kiến thức:
- HS hiểu sơ lược về nền nghệ thuật và một số công trình mỹ thuật của châu á.
- Củng cố thêm nhận thức cho học sinh về lịch sử và mối quan hệ giao lưu văn hoá giữa các nước trong khu vực.
2. Kỹ năng: HS biết quan sát, phân tích và nhận xét một số tác phẩm tiêu biểu.
3. Thái độ: HS thêm trân trọng các nền mĩ thuật châu Á.
4. Hình thành năng lực cho học sinh:
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực thẩm mỹ
- Năng lực hợp tác.
II/ Chuẩn bị tài liệu, phương tiện:
1. GV: ảnh chụp các công trình kiến trúc, điêu khắc
2. HS: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết có liên quan đến nội dung bài học.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hoạt động dẫn dắt vào bài: (5’)
*Mục tiêu: HS biết sơ lược về mĩ thuật châu Á, từ đó tạo tâm thế giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
* Giới thiệu bài mới:
- GV cho HS xem một số hình ảnh về mĩ thuật châu Á.
- GV nhận xét, chốt lại và giới thiệu bài mới.
- HS làm việc theo cá nhân.
- HS nhận xét, đóng góp ý kiến cho nhau.
B. Hoạt động hình thành kiến thức:
* Mục tiêu:
- HS hiểu sơ lược về nền nghệ thuật và một số công trình mỹ thuật của châu á.
- Củng cố thêm nhận thức cho học sinh về lịch sử và mối quan hệ giao lưu văn hoá giữa các nước trong khu vực.
- HS biết quan sát, phân tích và nhận xét một số tác phẩm tiêu biểu.
1. Mĩ thuật Ấn Độ (8’)
- Là một quốc gia nhiều tôn giáo KT, ĐK, HH đều phát triển gắn với tôn giáo.
- MT Ấn Độ trải qua 5 giai đoạn phát triển đã sản sinh nhiều công trình kiến trúc, nổi tiếng là kiến trúc cung đình và kiến trúc phật giáo như: Chùa ở hang A-Giăng-ta, Cai-la-sa
GV tổ chức HS thảo luận về kiến trúc, điêu khắc, hội họa.
HS làm việc theo nhóm.
2. Mĩ thuật Trung Quốc (10’)
- Kiến trúc nhiều công trình nổi tiếng nổi bật là kiến trúc cung đình, kiến trúc tôn giáo và lăng mộ: Di hoà viên, lăng vua minh thành tổ.ở Bắc Kinh có Vạn Lý Trường Thành là một trong những công trình có một không hai được xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên là niềm tự hào của dân tộc.
- Nổi tiếng với những bức bích hoạ vẽ trên đá ở hang: Mạc cao, những tranh vẽ trên lụa, trên giấy.
 - Đặc biệt tranh sơn thuỷ lấy cảnh vật làm chủ đạo với 2 yếu tố chính là núi và nước.
GV tổ chức HS thảo luận về kiến trúc, điêu khắc, hội họa của Trung Quốc.
HS làm việc theo nhóm.
3. Mĩ thuật Nhật Bản (10’)
*Kiến trúc:
-Thường nguyên sơ ít gia công chạm trổ hoặc chau chuốt
-Vườn kết hợp với kiến trúc là một nét đặc sắc riêng
- Họ luôn hướng tới một cuộc sống hài hoà với thiên nhiên, để tâm hồn con người hoà đồng với thiên nhiên
* Về hội hoạ: Phát triển gắn với đạo phật từ cuối thế kỷ thứ 6
- Coi chữ viết là một nghệ thuậtÒHình thành nghệ thuật thư pháp
* Về đồ hoạ: Nổi tiếng tranh khắc gỗ màu, tranh không diễn tả theo lối sống thực mà chú ý đến những yếu tố tranh trí,ước lệ thể hiện ở bố cục, đường nét, màu sắc.
4. Các công trình kiến trúc của Lào và Cam-pu-chia (8’)
* Lào
 - Tháp Thạt Luổng là kiến trúc chính của chùa Thạt Luổng.
- Hội Thạt Luổng được tổ chức tháng 11 hàng năm
*Cam Pu Chia: 
- Ăng co Thom: Là công trình kiến trúc đền núi được cách điệu gồm có 54 ngọn tháp, chóp tháp là tượng phật 4 mặt, mỗi mặt mang một nụ cười khác nhau gọi là “Nụ cười Babilon”.
GV tổ chức HS thảo luận về kiến trúc, điêu khắc, hội họa của Nhật Bản, Lào và Cam-pu-chia.
HS làm việc theo nhóm.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Củng cố) (4’)
* Mục tiêu: HS hệ thống lại kiến thức đã học.
*Nhận xét
- Tổ chức cho HS khái quát bài học qua sơ đồ hóa.
- GV nhận xét, bổ sung và chốt lại.
- HS làm theo nhóm, các nhóm bổ sung.
- HS ghi nhớ kiến thức.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 21+22
Tiết : 2+3. VTM
TĨNH VẬT (LỌ HOA VÀ QUẢ) ( 2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: HS biết quan sát, nhận xét tương qua ở mẫu vẽ.
2. Kỹ năng: HS biết cách bố cục và dựng hình, vẽ được hình có tỷ lệ cân đối và giống mẫu.
3. Thái độ: HS thêm yêu thích những những tĩnh vật hơn thông qua bài vẽ.
4. Hình thành năng lực cho học sinh:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực thẩm mỹ
- Năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên: - Mẫu vẽ ( lọ, quả, hoa) lựa chọn lọ và hoa có tỷ lệ, màu sắc đơn giản và đẹp.
- Bài vẽ của HS khoá trước. Trực quan từng bước vẽ.
2. Học sinh: Giấy vẽ, chì, tẩy .
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hoạt động dẫn dắt vào bài: (5’)
*Mục tiêu: Giúp HS biết sắp xếp bố cục cho mẫu vẽ, từ đó tạo tâm thế giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
* Giới thiệu bài mới:
- GV yêu cầu HS sắp xếp mẫu vẽ.
- GV nhận xét, chốt lại và giới thiệu bài mới.
- HS làm việc theo cá nhân.
- HS nhận xét, đóng góp ý kiến cho nhau.
- HS ghi nhớ kiến thức.
B. Hoạt động hình thành kiến thức: (35’)
* Mục tiêu:
- HS hiểu và nắm được một số kiến thức sơ lược về mỹ thuật thời Nguyễn như : Kiến trúc, điêu khắc, hội họa- đồ họa,
- Phát triển khả năng phân tích, suy luận và tích hợp kiến thức của HS.
I/ Quan sát, nhận xét
- Tranh tĩnh vật là tranh vẽ các vật ở trạng thái tĩnh, được người vẽ chọn lọc, sắp xếp để tạo nên vẻ đẹp theo cảm nhận riêng.
- Tranh tĩnh vật được vẽ bằng các chất liệu như: chì, than, màu nước, bột, sáp, sơn dầu, sơn mài... và thường vẽ về các đồ vật như hoa, quả, ấm, chén, bát...
GV đặt mẫu ở một vài vị trí để học sinh quan sát tìm ra bố cục hợp lí: Xác định vị trí, tỉ lệ mẫu, xác định các mảng đậm nhạt từng vật mẫu.
HS làm việc cá nhân.
II. Cách vẽ.
1/ Dựng khung hình chung và riêng của từng vật mẫu.
2/ Tìm tỷ lệ, phác hình bằng nét thẳng.
3/ Vẽ chi tiết
4/ Vẽ màu.
- GV đặt câu hỏi để học sinh tìm ra cách vẽ hình: Nêu được bước cơ bản.
- GV gợi ý cho học sinh tập ước lượng tỷ lệ. 
- Làm việc theo nhóm.
- Làm việc theo cá nhân.
III. Thực hành:
Vẽ tĩnh vật: Lọ, hoa và quả 
GV tổ chức cho HS vẽ bài: lưu ý HS cách phác khung hình chung, cách tìm tỉ lệ và vẽ phác nét chính, 
HS làm việc theo cá nhân.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( Nhận xét) (5’)
* Mục tiêu: HS nhận xét được bài vẽ của bạn cũng như biết được những ưu điểm , hạn chế của bài vẽ của mình.
* Nhận xét bài
- Tổ chức cho HS nhận xét bài vẽ. 
- GV nhận xét, bổ sung và chốt lại.
- HS làm theo nhóm, các nhóm bổ sung.
- HS ghi nhớ kiến thức.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỔ TRƯỞNG DUYỆT
Ngày tháng năm 2017
Tuần 23
Tiết 4. VTT
TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ TÚI XÁCH
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: HS hiểu về tạo dáng và trang trí ứng dụng cho đồ vật
2. Kỹ năng: HS biết cách tạo dáng và trang trí được túi xách
3. Thái độ: HS thêm yêu thích những đồ vật mình trang trí.
4. Hình thành năng lực cho học sinh:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực thẩm mỹ
- Năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
 1. Giáo viên: 
 - Một số túi xách khác nhau về kiểu dáng, chất liệu và cách trang trí. 
 - Hình ảnh các loại túi xách.
- Hình gợi ý các bước vẽ túi xách.
 2. Học sinh: 
 - Sưu tầm các loại ảnh chụp túi xách.
 - Giấy vẽ, màu, chì, hoặc giấy thủ công, bìa, hồ dán.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hoạt động dẫn dắt vào bài: (5’)
*Mục tiêu: Giúp HS biết sơ lược về vai trò của túi xách, từ đó tạo tâm thế giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
* Giới thiệu bài mới:
- GV yêu cầu HS kể những vật dụng cá nhân của nữ hay sử dụng hằng ngày.
- GV nhận xét, chốt lại và giới thiệu bài mới.
- HS làm việc theo cá nhân.
- HS nhận xét, đóng góp ý kiến cho nhau.
- HS ghi nhớ kiến thức.
B. Hoạt động hình thành kiến thức: (80’’)
* Mục tiêu:
- HS nắm được đặc điểm, hình dáng và tác dụng của túi xách.
- HS biết cách tạo dáng và trang trí được túi xách theo ‎ theo ‎ thích.
I/ Quan sát, nhận xét
- Hình dáng: Phong phú, đa dạng - Chất liệu: da, vải, mây tre
- Cách thức trang trí phong phú (bằng hình mảng, bằng hoạ tiết...) với nhiều cách phối hợp màu sắc khác nhau (rực rỡ, mạnh mẽ, nhẹ nhàng...)
GV tổ chức cho HS trả lời được các câu hỏi:
- Hình dạng của túi?
- Chất liệu để làm túi?
- Cách thức trang trí túi xách?
- Tác dụng của túi xách?
HS làm việc theo nhóm, cá nhân.
II/ Cách tạo dáng và trang trí túi xách
1/ Tạo dáng
- Tìm hình dáng của túi xách.
- Vẽ trục đối xứng và tìm tỷ lệ các bộ phận của túi.
- Xác định vị trí nắp túi, quai túi.
- Hoàn thiện hình dáng túi.
2/ Trang trí.
- Tìm các hình mảng trang trí
- Tìm và vẽ hoạ tiết vào các mảng.
- Vẽ màu theo ý thích.
 GV đặt câu hỏi để học sinh tìm ra cách tạo dáng và trang trí túi xách: Nêu được bước cơ bản.
HS làm việc theo cá nhân
III/ Thực hành:
Tạo dáng và trang trí một túi xách theo ý thích.
GV tổ chức cho HS làm bài: lưu ý HS cách phác khung hình chung, cách tìm tỉ lệ và vẽ phác nét chính, 
HS làm việc theo cá nhân.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( Nhận xét) (5’)
* Mục tiêu: HS nhận xét được bài vẽ của bạn cũng như biết được những ưu điểm, hạn chế của bài vẽ của mình.
* Nhận xét bài
- Tổ chức cho HS nhận xét bài vẽ. 
- GV nhận xét, bổ sung và chốt lại.
- HS làm theo nhóm, các nhóm bổ sung.
- HS ghi nhớ kiến thức.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỔ TRƯỞNG DUYỆT
Ngày tháng năm 2017
Tuần: 24+25
Tiết: 5+6. Vẽ tranh.
ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG (2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: HS hiểu thêm về thể loại tranh phong cảnh.
2. Kỹ năng: HS biết cánh tìm, chọn cảnh đẹp và vẽ được tranh đề tài phong cảnh quê hương
3. Thái độ: HS thêm yêu quê hương và tự hào về nơi mình đang sinh sống
4. Hình thành năng lực cho học sinh:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực thẩm mỹ
- Năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên: 
- Một số tranh phong cảnh (của hoạ sỹ và HS) về các vùng miền khác nhau.
- Hình gợi ý cách vẽ tranh.
 2. Học sinh: Giấy vẽ, màu, chì, hoặc giấy thủ công, bìa, hồ dán.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hoạt động dẫn dắt vào bài: (5’)
*Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại những hình ảnh thường được sử dụng trong tranh phong cảnh, từ đó tạo tâm thế giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
* Giới thiệu bài mới:
- GV yêu cầu HS kể những hình ảnh thường được sử dụng trong tranh phong cảnh.
- GV nhận xét, chốt lại và giới thiệu bài mới.
- HS làm việc theo cá nhân.
- HS nhận xét, đóng góp ý kiến cho nhau.
- HS ghi nhớ kiến thức.
B. Hoạt động hình thành kiến thức: (35’)
* Mục tiêu:
- HS hiểu thêm về thể loại tranh phong cảnh.
- HS biết cánh tìm, chọn cảnh đẹp và vẽ được tranh đề tài phong cảnh quê hương
I. Tìm và chọn nội dung đề tài.
- Một dãy phố.
- Một góc chợ.
- Một con sông
- Phong cảnh làng quê.
GV tổ chức cho HS tìm hiểu về nội dung đề tài.
HS làm việc theo cá nhân.
II. Cách vẽ tranh
- Chọn hình ảnh tiêu biểu phù hợp với nội dung.
- Tìm bố cục, sắp xếp các mảng hình chính, phụ.
- Vẽ màu theo cảm nhận riêng. Chú ý tới đậm nhạt của màu sắc và không gian chung của cảnh vật.
 GV đặt câu hỏi để học sinh tìm ra cách vẽ tranh phong cảnh quê hương.
HS làm việc theo cá nhân.
III. Thực hành:
Vẽ tranh về đề tài phong cảnh quê hương
GV tổ chức cho HS làm bài: lưu ý HS cách phác khung hình chung, cách tìm tỉ lệ và vẽ phác nét chính, 
HS làm việc theo cá nhân.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( Nhận xét) (5’)
* Mục tiêu: HS nhận xét được bài vẽ của bạn cũng như biết được những ưu điểm , hạn chế của bài vẽ của mình.
* Nhận xét bài
- Tổ chức cho HS nhận xét bài vẽ. 
- GV nhận xét, bổ sung và chốt lại.
- HS làm theo nhóm, các nhóm bổ sung.
- HS ghi nhớ kiến thức.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỔ TRƯỞNG DUYỆT
Ngày tháng năm 2017
Tuần: 27+28
Tiết: 8+9.VTT
 TẬP PHÓNG TRANH ẢNH (2 TIẾT).
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU 
Kiến thức: HS biết cách phóng tranh ảnh phục vụ cho sinh hoạt và học tập.
2. Kĩ năng: HS phóng được tranh ảnh đơn giản.
3. Thái độ: HS có thói quen quan sát và cách làm việc kiên trì, chính xác.
4. Hình thành năng lực cho học sinh:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực thẩm mỹ
- Năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên: Tranh ảnh mẫu và những tranh ảnh đã được phóng to. Hình minh họa cách phóng tranh.
2. Học sinh: Giấy vẽ, màu, chì, hình mẫu, thước kẻ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hoạt động dẫn dắt vào bài: (5’)
*Mục tiêu: Giúp HS biết vai trò của việc phóng tranh, ảnh; từ đó tạo tâm thế giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
* Giới thiệu bài mới:
- GV cho HS 2 bức tranh 1 bức có kích thước nhỏ và 1 bức có kích thước lớn và yêu cầu HS cho biết 2 bức tranh trên khác nhau ở chỗ nào? tranh này.
- GV nhận xét, chốt lại và giới thiệu bài mới.
- HS làm việc theo cá nhân.
- HS nhận xét, đóng góp ý kiến cho nhau.
- HS ghi nhớ kiến thức.
B. Hoạt động hình thành kiến thức: ( 80’)
* Mục tiêu:
- HS biết cách phóng tranh ảnh phục vụ cho sinh hoạt và học tập.
- HS phóng được tranh ảnh đơn giản.
I/ Quan sát, nhận xét
Có những bức tranh ảnh rất cần cho việc học tập, vui chơi giải trí và nhiều hoạt động trong cuộc sống, nhưng lại có khuôn khổ nhỏ không đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Để phát huy tác dụng của các tranh, ảnh đó có thể dùng kĩ thuật phóng tranh, ảnh để phóng to gấp nhiều lần..
GV tổ chức cho HS tìm hiểu về tác dụng của việc phóng tranh.`
HS làm việc theo cá nhân.
II/ Cách phóng tranh ảnh
1/ Cách 1: Kẻ ô vuông
Tìm vị trí của hình qua các đường kẻ ô vuông
Vẽ hình cho giống với mẫu.
2/ Cách 2: Kẻ ô vuông
Sau đó kẻ các đường chéo
 GV cho HS quan sát minh họa phóng tranh bằng 2 cách trên bảng (hoặc bảng phụ) 
HS làm việc cá nhân.
III/ Thực hành:
 Vẽ phóng một bức tranh, ảnh bằng một trong hai cách trên (tự chọn tranh, ảnh theo ‎ thích)
GV yêu cầu HS chọn tranh, ảnh đơn giản trong SGK hoặc hình đã chuẩn bị để kẻ ô vuông và phóng. Khi kẻ ô vuông có phần lẻ (không chẵn số ô vuông) ở tranh ảnh mẫu thì phần lẻ ở bản phóng to cũng đồng dạng với phần lẻ ở bản mẫu.
HS làm việc theo cá nhân.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( Nhận xét) (5’)
* Mục tiêu: HS nhận xét được bài vẽ của bạn cũng như biết được những ưu điểm , hạn chế của bài vẽ của mình.
*Nhận xét
- Tổ chức cho HS nhận xét bài vẽ. 
- GV nhận xét, bổ sung và chốt lại.
- HS làm theo nhóm, các nhóm bổ sung.
- HS ghi nhớ kiến thức.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỔ TRƯỞNG DUYỆT
Ngày tháng năm 2018
Tuần: 29+30
Tiết: 10+11
ĐỀ TÀI LỄ HỘI (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: HS hiểu ý nghĩa và nội dung của một số lễ hội ở nước ta.
2. Kỹ năng: HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài lễ hội.
3. Thái độ: HS yêu quê hương và những lễ hội của dân tộc. 
4. Hình thành năng lực cho học sinh:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực thẩm mỹ
- Năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên: 
- Ảnh về các lễ hội ở nước ta
- Bài vẽ về đề tài lễ hội của HS các năm trước.
- Bài vẽ về đề tài lễ hội của Các hoạ sỹ.
- Hình minh họa cách vẽ.
2. Học sinh: Giấy vẽ, màu, chì, tẩy.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hoạt động dẫn dắt vào bài: (5’)
*Mục tiêu: Giúp HS biết được các lễ hội lớn ở các miền trên đất nước ; từ đó tạo tâm thế giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
* Giới thiệu bài mới:
- GV cho HS xem một số hoạt động lễ hội ở nước ta và yêu cầu HS nêu các hoạt động ở các lễ hội.
- GV nhận xét, chốt lại và giới thiệu bài mới.
- HS làm việc theo cá nhân.
- HS nhận xét, đóng góp ý kiến cho nhau.
- HS ghi nhớ kiến thức.
B. Hoạt động hình thành kiến thức: ( 80’)
* Mục tiêu:
- HS biết cách phóng tranh ảnh phục vụ cho sinh hoạt và học tập.
- HS phóng được tranh ảnh đơn giản.
I/ Tìm và chọn nội dung đề tài.
- Lễ hội đầu xuân
- Lễ hội xuống đồng.
- Hội đam trâu. 
- Múa sư tử.
GV tổ chức cho HS thảo luận để tìm và chọn nội dung đề tài.
HS làm việc theo cá nhân.
II/ Cách vẽ tranh
- Chọn nội dung đề tài.
- Tìm những hình ảnh tiêu biểu phù hợp với nôi dung đề tài.
- Sắp xếp hình ảnh chín

File đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12743109.doc
Giáo án liên quan