Giáo án môn Mỹ thuật Lớp 9 - Tiết 5: Vẽ tranh Đề tài phong cảnh quê hương - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Văn Bình

Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài.

GV cho HS quan sát các bức tranh:

- GV giới thiệu 4 bức tranh và đặt câu hỏi:

+ Nêu nội dung của các bức tranh trên? (Tranh hình 2,3 vẽ về đề tài phong cảnh, tranh hình 1,4 vẽ về đề tài sinh hoạt).

- HS quan sát và trả lời.

+ Thế nào gọi là tranh phong cảnh?

 ( là tranh vẽ về cảnh vật thiên nhiên; nhà cửa, cây cối, sông nước, đất trời )

 GV cho HS quan sát hai bức tranh và đặt câu hỏi:

+ Các bức tranh trên có điểm gì khác nhau?

+ Nêu cảm nhận của em về hai bức tranh trên?

+ Em có nhận xét gì về bố cục trong hai bức tranh?

- HS trả lời.

- GV nhận xét, kết luận: Trong tranh phong cảnh có thể có người hoặc không có người, nếu có thì người chỉ là phần phụ, chiếm diện tích nhỏ trong tranh. Còn những bức tranh phong cảnh không có người thì được gọi là tranh phong cảnh thuần túy.

 

docx6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 845 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Mỹ thuật Lớp 9 - Tiết 5: Vẽ tranh Đề tài phong cảnh quê hương - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Văn Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy
18/09/2019
Lớp dạy
9A2
Ngày soạn: 10/09/2019
 Tuần: 05
Tiết thứ: 05
BÀI 5: VẼ TRANH: ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG
( Tiết 1)
 Mục tiêu: 
Kiến thức :
 - Học sinh nắm vững cách vẽ tranh theo đề tài.
- Học sinh hiểu thêm về thể loại tranh phong cảnh, cảm nhận được vẻ đẹp và nét đặc trưng của phong cảnh mỗi vùng miền. Nắm được các bước vẽ tranh phong cảnh, vẽ được phần hình của bức tranh về đề tài phong cảnh quê hương.
2. Kỹ năng:
- Học sinh vẽ được tranh đề tài về quê hương.
- Học sinh biết cách tìm, chọn những phong cảnh đẹp về đề tài phong cảnh quê hương; biết vận dụng luật xa- gần vào bài vẽ để bài vẽ có không gian.
3. Thái độ:
- Học sinh biết yêu quê hương đất nước và tự hào về nơi mình đang sống thông qua vẻ đẹp của các bức tranh phong cảnh quê hương; có thái độ biết trân trọng, giữ gìn chủ quyền của đất nước và biết chung tay bảo vệ môi trường luôn xanh- sạch- đẹp.
- Học sinh tích cực học tập, yêu quý bộ môn.
 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
Giáo viên.
Máy tính, phấn, bảng, giáo án, giáo án điện tử.
Học sinh.
Sách , vở, vở bài tập vẽ, bút chì....
 III. Phương pháp.
Phương pháp vấn đáp, phương pháp quan sát – nhận xét, phương pháp luyện tập.
 IV.Tiến trình giờ dạy.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: GV đặt câu hỏi: Kiểm tra bài vẽ tạo dáng và trang trí túi xách.
3. Tiến trình bài mới: Giáo viên đọc một đoạn thơ dẫn dắt học sinh vào bài: Các nhà thơ dùng ngôn ngữ để thổi hồn vào tác phẩm của mình. Vậy để biết các họa sĩ họ hoàn thành tác phẩm của mình bằng phương tiện gì và thổi vào đó như thế nào thì hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu : Bài 5: Vẽ tranh- Đề tài phong cảnh quê hương.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài.
GV cho HS quan sát các bức tranh:
- GV giới thiệu 4 bức tranh và đặt câu hỏi:
+ Nêu nội dung của các bức tranh trên? (Tranh hình 2,3 vẽ về đề tài phong cảnh, tranh hình 1,4 vẽ về đề tài sinh hoạt).
- HS quan sát và trả lời.
+ Thế nào gọi là tranh phong cảnh?
 ( là tranh vẽ về cảnh vật thiên nhiên; nhà cửa, cây cối, sông nước, đất trời)
 GV cho HS quan sát hai bức tranh và đặt câu hỏi:
+ Các bức tranh trên có điểm gì khác nhau?
+ Nêu cảm nhận của em về hai bức tranh trên?
+ Em có nhận xét gì về bố cục trong hai bức tranh?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, kết luận: Trong tranh phong cảnh có thể có người hoặc không có người, nếu có thì người chỉ là phần phụ, chiếm diện tích nhỏ trong tranh. Còn những bức tranh phong cảnh không có người thì được gọi là tranh phong cảnh thuần túy.
- GV giới thiệu: Bài học này yêu cầu chúng ta vẽ tranh về đề tài phong cảnh quê hương, vậy theo em vẽ tranh về đề tài phong cảnh quê hương là chúng ta vẽ về những hình ảnh gì?
- HS trả lời theo sự hiểu biết, 
- GV chốt lại ý kiến của HS:
+ Quê hương hiểu theo phạm vi hẹp thì đó là làng, xã, là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, nhưng rộng hơn nữa thì là huyện, tỉnh và là đất nước của chúng ta. Vậy ở bài này chúng ta có thể vẽ về phong cảnh của non sông đất nước Việt Nam: Hình ảnh làng quê, thành thị, vùng biển, miền núi....
- GV cho HS xem một số tranh phong cảnh các vùng miền.
- GV giới thiệu một số tranh phong cảnh quê hương của các họa sĩ và của HS để quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua các tác phẩm hội họa.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
Giáo viên mời học sinh nhắc lại các bước vẽ tranh đề tài?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại ý kiến của HS và vẽ minh hoạ các bước trên bảng.
- GV cho học sinh quan sát một số cách sắp xếp bố cục hình ảnh cần tránh trong bài vẽ để học sinh quan sát, rút kinh nghiệm.
Hoạt động 3: Thực hành.
Vẽ một bức tranh về đề tài Phong cảnh quê hương.
- Yêu cầu HS thực hành .
- GV hướng dẫn và quan sát HS trong quá trình thực hành..
- Hướng dẫn kĩ hơn cho những HS còn lúng túng trong thao tác.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn một số bài vẽ của hs treo lên bảng cho cả lớp quan sát và nhận xét.
- HS quan sát, nhận xét.
- GV nhận xét, củng cố.
- HS lắng nghe.
- GV khen ngợi những bạn có bài vẽ tốt và có tinh thần xây dựng bài mới. Phê bình những bạn còn mất trật tự, động viên những bạn còn trầm cố gắng hơn trong những bài học sau.
I. Tìm và chọn nội dung đề tài.
 Bức 1 Bức 2
	 Bức 3 Bức 4
- Tranh phong cảnh vẽ cảnh là chủ yếu, tranh thể hiện những đặc điểm và vẻ đẹp riêng của mỗi vùng miền. Mỗi người vẽ thường có cảm xúc và cách thể hiện riêng.
 Bức 1 Bức 2
- Đất nước ta có nhiều vùng miền khác nhau: Thành phố, đồng bằng, miền núi, miền biển với cảnh sắc rất phong phú. Đó là những đề tài lí thú để vẽ tranh.
II. Cách vẽ.
- Bước 1: Tìm và chọn nội dung đề tài
CHỌN
NỘI DUNG
- Bước 2: Phác mảng chính và mảng phụ.
- Bước 3: Vẽ hình.
- Bước 4: Vẽ màu.
 .
III. Thực hành
Vẽ một bức tranh về đề tài Phong cảnh quê hương.
4. Nhận xét, đánh giá:
- GV đánh giá, nhận xét bài làm của học sinh
- HS lắng nghe, ghi nhận
- GV tuyên dương những HS nghiêm túc làm bài, bài tập có kết quả tốt và phê bình những bạn chưa có ý thức trong học tập.
5. Củng cố và dặn dò:
- Củng cố:
+ Nhắc lại các bước vẽ tranh theo đề tài?
+ HS trả lời
+ GV nhận xét và củng cố
- Dặn dò
+ GV dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học sau.
6. Rút kinh nghiệm:
- Về nội dung:...........................................................................................................
- Về phương tiện:.....................................................................................................
- Về thời gian:..............................................................................................................
- Về học sinh:............................................................................................................
 Buôn Ma Thuột, ngày 10 tháng 09 năm 2019
 Tổ trưởng Giáo viên 

File đính kèm:

  • docxBai 5 De tai Phong canh que huong_12696099.docx