Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 4

 I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1.Kiến thức:

 -Các yếu tố của thể loại tự sự (nhân vật, sự việc, cốt truyện, )

 -Yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự.

 2.Kĩ năng:

 Tóm tắt một văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau.

 3.Thái độ:

Yêu thích kể chuyện

II.CHUẨN BỊ:

-GV: Sách GK, giáo án

-HS: học bài, đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định tổ chức:

2.Kiểm tra bài cũ:

3.Bài mới:

*Vào bài:

 

docx7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4: Tiết 19: Bài 4: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP 
Ngày dạy: . . . . . . . . . . . 
	I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	1.Kiến thức:
	-Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp.
	-Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.
	2.Kĩ năng:
	-Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
	-Sử dụng được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản.
	3.Thái độ: 
HS thêm yêu quý say mê học tiếng Việt
II.CHUẨN BỊ:
-GV: Sách GK, giáo án
-HS: học bài, đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
*Vào bài:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*HĐ1: Cách dẫn trực tiếp:
Đọc các đoạn trích và trả lời câu hỏi:
1.Đoạn a: Cháu nói: “Đấy, bác củng chẳng thèm” người là gì?
Þ Lời nói ( nhắc lại nguyên vẹn) 
à được ngăn cách với bộ phận đứg trước bằng dấu (:) và (“”)
2.Đoạn b: Họa sĩ nghĩ: “Khách tới bất ngờ ... chẳng hạn” 
người nghĩ (nhắc lại ng/ vẹn)
à được ngăn cách với bộ phận đứg trước bằng dấu (:) và (“”)
3.Có thể thay đổi vị trí giữa 2 bộ phận nhưng phải ngăn cách bằng dấu gạch ngang và dấu (“”)
?Vậy cách dẫn trực tiếp là gì? à ghi nhớ (SGK)
II.Cách dẫn gián tiếp:
Đọc các đoạn trích và trả lời câu hỏi:
1.Đoạn a: Hãy dằn lòng, bỏ đám này, dễ dùi giấy lại ít lâu ... mà sợ à Lời nói ( Đây là nội dung của lời khuyên trong phần lời người dẫn). Không có dấu ngăn cách
2.Đoạn b: Bác sống khắc khổ ... ẩn dật ý nghĩ ( giữa ý nghĩ và lời người dẫn có từ rằng ) có thể thay từ “là”.
?Vậy cách dẫn gián tiếp là gì? à ghi nhớ (SGK)
*HĐ2: Luyện tập:
 -BT1: 
a. Lời dẫn: “ A! Lão già tệ lắm!.... này à?” Þ ý nghĩ: đều là cách dẫn trực tiếp
b : “ Cái vườn là của con tao .........”
-BT2: HS viết đoạn văn theo 2 cách.
-Trực tiếp: Nói về phong cách sống của Bác Hồ, thủ tướng Phạm Văn Đồng có viết: “ giản dị trong đời sống ... làm được.”
-Gián tiếp: Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói Bác Hồ là người sống rất giản dị. Người giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người...
-BT3: Để thực hiện bài tập này, cần chú ý:
+Phân biệt rõ lời thoại là của ai đang nói với ai, trong lời thoại đó có phần nào mà người nghe cần chuyển đến người thứ 3 và người thứ ba đó là ai.
+Thêm vào trong câu những từ ngữ thích hợp để mạch ý của câu rõ:
VD: Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan nói với chàng Trương nếu chàng Trương còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, thì xin lập một dàn giải oan ở bến sống, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, Vũ Nương sẽ trở về.
I. Cách dẫn trực tiếp:
Ngữ liệu SGK
-a.Lời nói
-b.Ý nghĩ
-Có thể thay đổi vị trí giữa 2 bộ phận nhưng phải có dấu 
(-) và (“”)
à Ghi nhớ (SGK)
II. Cách dẫn gián tiếp:
Ngữ liệu SGK
-a.Lời nói
-b.Ý nghĩ (rằng = là)
à Ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập:
-BT1:
 Cả a, b: ý nghĩ, cách dẫn trực tiếp
BT2: HS viết đoạn văn theo 2 cách.
(HD mẫu ý b)
-BT3:
+Bỏ dấu (:) và (-), thay “tôi” = Vũ Nương.
IV.CỦNG CỐ-HD HS HỌC Ở NHÀ
*Củng cố: Thế nào là cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp?
*HD: Học bài, làm lại bài tập, chuẩn bị bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.Tuần 4: Tiết 20: Bài 4: LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ 
Ngày dạy: . . . . . . . . . . . 
	I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	1.Kiến thức:
	-Các yếu tố của thể loại tự sự (nhân vật, sự việc, cốt truyện,)
	-Yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự.
	2.Kĩ năng:
	Tóm tắt một văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau.
	3.Thái độ: 
Yêu thích kể chuyện 
II.CHUẨN BỊ:
-GV: Sách GK, giáo án
-HS: học bài, đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới: 
*Vào bài:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*HĐ1: Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự:
1.Tìm hiểu tình huống: Tóm tắt:
- Chiếc lá cuối cùng
- Chuyện người con gái Nam Xương
- Tóm tắt VB Lão Hạc.
2. a:àGiúp người đọc, nghe nắm được ND chính của câu chuyện hay của VB, sự việc...
B:àCác tình huống khác.
- Con kể cho mẹ nghe về 1 việc làm tốt 
- Chú bộ đội kể lại 1 trận đánh
- Kể lại 1 vụ tai nạn 
?Vậy tóm tắt văn bản tự sự có ý nghĩa như thế nào và cần phải đáp ứng yêu cầu gì? à ghi nhớ (SGK)
*HĐ2.Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự:
1. Các sự việc: 8 sự việc.
+ Từ sự việc 1 – 6
+ Bổ sung sự việc 7: Một đêm, Trương Sinh cùng con trai ngồi bên ngọn đèn, đứa con chỉ đúng chiếc bóng trên tường và nói đó là người cha hay đến... Trương sinh mới hiểu vợ mình bị oan nhưng sự việc đã rồi
+ Sự việc 8.
2.Tóm tắt: Chuyện người con gái Nam Xương
3.Tóm tắt ngắn gọn hơn nữa.
*HĐ3.Luyện tập
HD học sinh thực hiện
I.Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự:
Ngữ liệu SGK
àGiúp người đọc, nghe nắm được ND chính của câu chuyện hay của VB, sự việc...
à Các tình huống khác:
Con kể cho mẹ nghe về 1 việc làm tốt; Chú bộ đội kể lại 1 trận đánh
à Ghi nhớ (SGK)
II. Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự:
1.1à 6 thêm 7( Một đêm Trương Sinh cùng con hiểu ra)à 8
 2.Tóm tắt
3.Tóm tắt ngắn gọn hơn nữa.
III. Luyện tập: HS thực hành
IV.CỦNG CỐ-HD HS HỌC Ở NHÀ
*Củng cố: Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự?
*HD: Học bài, làm lại bài tập, chuẩn bị bài Sự phát triển của từ vựng.
Duyệt Tổ chuyên môn
Duyệt BGH
Tuần 5: Tiết 21: Bài 4: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG 
Ngày dạy: . . . . . . . . . . . 
	I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	1.Kiến thức:
	-Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
	-Hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ
	2.Kĩ năng:
	-Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ trong văn bản.
	-Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
	-Lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp
	3.Thái độ: 
HS say mê học tiếng Việt và không ngừng trau dồi vốn từ tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
-GV: Sách GK, giáo án
-HS: học bài, đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
*Vào bài:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*HĐ1: Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ:
Đọc các ngữ liệu và trả lời câu hỏi:
GDKNS: nhận ra hiện tượng phát triển nghĩa của từ
1.HS xác định yêu cầu BT SGK.
? Từ “ Kinh tế” có ý nghĩa gì?
Kinh tế: Kinh bang tế thế ( tự nước cứu đời) ®( Nghĩa cũ )
? Theo em ngày nay từ “ Kinh tế” có được hiểu như vậy nữa không?
Kinh tế: Tổng thể họat động của con người trong lao động SX, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải, vật chất® (Nghĩa mới).
à Nhận xét: nghĩa của từ kinh tế đã có sự biến đổi, phát triển từ từ có nghĩa gốc.
-GDMT:  liên quan đến môi trường. 
2.Tìm hiểu nghĩa của từ : Xuân và Tay trong VD a, b?
a) Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
- Chỉ mùa xuân. ( nghĩa gốc)
Ngày xuân em hãy còn dài.
( nghĩa chuyển) – nói về tuổi trẻ ( PT ẩn dụ) từ vựng
b) Trao tay: ( nghĩa gốc): 1 bộ phận cơ thể người
Tay buôn: (nghĩa chuyển): người có tay nghề giỏi về buôn bán. (PT Hoán dụ) từ vựng
?Từ BT2,cho biết trường hợp chuyển nghĩa được hình thành theo phương thức nào?
à Ghi nhớ (SGK)
*HĐ2: Luyện tập:
GDKNS: à Lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp
 -BT1: Xác định từ chân trong các câu:
a. Sau chân: ( nghĩa gốc) chân người
b. Có chân trong đội tuyển: ( nghĩa chuyển) PT Hoán dụ
c. Kiềng ba chân: ( nghĩa chuyển) PT ẩn dụ
d. Chân mây: ( nghĩa chuyển) PT ẩn dụ
-BT2: Từ trà a-ti-sô: nghĩa chuyển: sản phẩm từ thực vật, được chế biến thành dạng khô, dùng để pha nước uống. (ẩn dụ)
-BT3: Nghĩa chuyển: khí cụ dùng để đo có bề ngoài giống đồng hồ (AD)
-BT4: Tìm ví dụ để chứng minh các từ đã dẫn là từ nhiều nghĩa:
a.Hội chứng có nghĩa gốc là: tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh. VD: Hội chứng viêm đường hô hấp cấp.
-Nghĩa chuyển: tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vấn đề xã hội, cùng xuất hiện ở nhiều nơi. VD: Lạm phát, thất nghiệp là hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế.
b.Ngân hàng có nghĩa gốc là: tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng. VD: NHNN&PTNT Việt Nam
-Nghĩa chuyển: kho lưu trữ những thành phần, bộ phận cơ thể để sử dụng khi cần như ngân hàng máuhay tập hợp các dữ liệu liên quan tới một lĩnh vực, một tổ chức để tiện tra cứu, sử dụng như ngân hàng dữ liệu, ngân hàng đề thi. Trong những trường hợp này, nét nghĩa “tiền bạc” trong nghĩa gốc bị mất đi, chỉ còn nét nghĩa “tập hợp, lưu trữ, bảo quản”.
c.Sốt có nghĩa gốc là tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bị bệnh. VD: Anh ấy bị sốt đến 40 độ.
-Nghĩa chuyển:Ở trạng thái tăng đột ngột về nhu cầu, khiến hàng trở nên khan hiếm, tăng giá nhanh. VD: cơn sốt đốt, cơn sốt gạo
d.Vua có nghĩa gốc là người đứng đầu nhà nước quân chủ. VD: Vua Lí Thái Tổ.
-Nghĩa chuyển: người được coi là nhất trong một lĩnh vực nhất định thường là sản xuất kinh doanh, thể thao, nghệ thuật. VD: vua bóng đá, vua dầu hoả, vua nhạc rốc. Thường dùng với phái nam, phái nữ dùng từ nữ hoàng. VD: nữ hoàng nhạc nhẹ, nữ hoàng sắc đẹp.
-BT5: Từ mặt trời trong câu thứ hai được sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ. Tác giả gọi Bác Hồ là mặt trời dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được hình thành theo cảm nhận của nhà thơ. Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ, bởi sự chuyển nghĩa này chỉ có tính chất lâm thời, không làm cho từ này có thêm nghĩa mới, không thể đưa vào từ điển để giải thích.
I.Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ:
Ngữ liệu SGK
1.Kinh tế (xưa): kinh bang tế thế
-Kinh tế (nay): các hoạt động SX, KD
à Nhận xét: sự biến đổi, phát triển nghĩa của từ .
2.Ngữ liệu SGK
-a.Ngày xuân: Nghĩa chuyển -ẩn dụ
-b.Tay buôn: nghĩa chuyển-hoán dụ
à 2 PT chuyển nghĩa: ẩn dụ, hoán dụ
à Ghi nhớ (SGK)
II. Luyện tập:
-BT1:
 a.Nghĩa gốc
b.Nghĩa chuyển -HD
c.Nghĩa chuyển-AD
d.Nghĩa chuyển-AD
-BT2: Nghĩa chuyển (ẩn dụ)
-BT3: Nghĩa chuyển (ẩn dụ)
-BT4:
Hiện tượng chuyển nghĩa từ theo phương thức ẩn dụ
-BT5:
Phép ẩn dụ tu từ, không phải là hiện tượng phát triển thành từ nhiều nghĩa.
IV.CỦNG CỐ-HD HS HỌC Ở NHÀ
*Củng cố: Thế nào là sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ?
	*HD: Học bài, làm lại bài tập, chuẩn bị bài Đọc thêm: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.

File đính kèm:

  • docxBai 4 Chuyen nguoi con gai Nam Xuong_12676303.docx
Giáo án liên quan