Giáo án Ngữ văn 9 - Nguyễn Hải Thường

I . Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh :

- Nhận thức được những điểm mạnh , điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam , yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu , hình thành những đức tính , thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hoá , hiện đại hoá trong thế kỉ mới .

- Nắm được trình tự lập luận và NT nghị luận của tác giả ?

II. Chuẩn bị của thầy trò :

 Đọc các tài liệu có liên quan

III . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

* Kiểm tra bài cũ :

? Nguyễn Đình Thi đã nói như thế nào về sức mạnh kì diệu của văn nghệ ?

? Con đường văn nghệ đến với người đọc, người nghe có những nét riêng như thế nào

* Bài mới : Giới thiệu bài như SGV .

 

doc57 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Nguyễn Hải Thường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nội dung bài học, học thuộc ghi nhớ .
- Chuẩn bị bài: Các thành phần biệt lập .
	Đọc kĩ bài học
	Trả lời câu hỏi SGK
Ngày soạn: 12/ 01/2009
Ngày dạy: 15/ 01/2009
Tiết 98
Các thành phần biệt lập
I. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS:
Nhận biết hai thành phần biệt lập: tình thái và cảm thán.
Nắm được công dụng của mỗi thành phần.
Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
II. Chuẩn bài học
Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn
Giáo viên: Soạn bài, máy chiếu đa năng
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
ổ định tổ chức.
Kiểm trta bài cũ.
Bài mới
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
- Đọc các câu văn sau và trả lời câu hỏi.
? Sự việc được nêu trong những câu in đậm là gì?
? Từ nào thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được dói đến trong câu?
? Từ nào thể hiện độ tin cậy cao, từ nào thể hiện độ tin cậy thấp hơn?
Thảo luận: Nếu không có nhữ từ ngữ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có thay đổi không? Vì sao?
- Lấy ví dụ minh hoạ
- Cho ví dụ: Em chào cô ạ.
? Từ nào thể hiện thái độ kính trọng của người nói đối với người nghe?
? Từ “ạ” có phải thành phần tình thái không ?
 - Đọc các câu sau đây, chú ý các từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi.
? Các từ ngữ in đậm trong những câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không?
? Sự vật, sự việc trong những câu trên là gì?
? Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ hoặc kêu trời ơi?
? Các từ in đậm dùng để làm gì?
? Những từ ngữ đó là thành phần cảm thán, vậy thành phần cảm tán được dùng để làm gì?
- Lấy ví dụ minh hoạ. 
? Hãy chỉ ra thành phần cảm thán trong những câu sau?
 A. ơi hoa sen đẹp của bùn đen.
 B. ô hay! ông cũng là cha tôi ư ?
 C. Ôi những cánh đồng quê chảy máu.
 D. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
I. Thành phần tình thái.
 1. Xét ví dụ.
 a/ Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy anh.
 b/ Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười thôi
 2. Nhận xét.
 - Chắc ( độ tin cây cao)
 - Có lẽ ( độ tin cậy thấp hơn)
 - Không có từ ngữ in đậm thì nghĩa sự việc của câu không thay đổi.
Kết luận: Dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
*Lưu ý: Thành phần tình thái còn được dùng để thể hện thái độ của người nói đối với ngời nhe.
III. Thành phần cảm thán
1. Ví dụ.
 a. ồ, sao mà độ ấy vui thế.
 b. Trời ơi, chỉ còn năm phút.
 2. Nhận xét.
 - Từ in đậm không chỉ sự vật, sự việc.
 - Bộc lộ tâm lý.
 3. Kết luận: Dùng để bộc lộ tâm lý ( vui, buồn, mừng, giận...)
Hoạt động 2: Luyện tập
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
? Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây?
? Hãy xếp những từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy ( hay độ chắc chắn)
 Chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như.
- Thảo luận:
III. Luyện tập
 1. Bài tập 1.
 a. Có lẽ
 b. Chao ôi
 c. Hình như
 d. Chả nhẽ
 2. Bài tập 2
 Dường như - hình như - có vẻ như/ có lẽ/ chắc là/ chắc hẳn/ chắc chắn.
3.Bài tập 3.
Vì niềm tin vaòi sự việc có thể diến ra theo hai khã năng.
 - Theo tình cảm huyết thống thì sự việc sẽ phải diễn ra như vậy.
- Do thời gian và ngoại hình, sự việc có thể diễn ra khác một chút.
4. Bài tập 4 ( HS làm ở nhà)
Hoạt động 3: Hướng dẫn học bài
 Học thuộc ghi nhớ
 Nắm vững nội dung bài học
 Làm bài tập 4.
Soạn bài: Nghị luận về sự việc, hiện tượng trong đời sống.
 	Đọc kỹ văn bản
	Trả lời câu hỏi SGK.
Ngày soạn: 01/02/2009
Ngày dạy: 02/02/2009
Tiết: 99
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
I/ Mục tiêu cần đạt
Giúp HS
	Hiểu hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống, nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
II/ Chuẩn bị bài:
Giáo viên: Soạn bài, máy chiếu
Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
 A. ổ định tổ chức
Bài cũ:
Thế nào là lập luận phân tích, tổng hợp? Trong bài Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi đã phân tích để làm sáng tỏ những gì?
Bài mới. Trong cuộc sống, chúng ta bắt gặp rất nhiều sự việc, hiện tượng như: Tham ô, lười học, trộm cắp, phá rừng...Chúng ta nhìn thấy nhưng ít khi có dịp để suy nghĩ, phân tích, đánh giá xem đúng, sai, lợi, hại thế nào? bài học hôm nay giúp chúng ta phân tích tìm hiểu những sự việc hiện tượng trong đời sống.
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
- Gọi học sinh đọc văn bản:
? Trong văn bản trên tác giả đã bàn về hiện tượng gì trong đời sống?
? Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không? Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng đó?
? Hiện tượng đó có những biểu hiện như thế nào?
? Nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng đó?
? Tác hại của hiện tượng đó?
? Bài viết đã đánh giá hiện tượng đó như thế nào?
? Theo tác giả chúng ta phải làm gì để chống lại bệnh lề mề?
? Hãy chỉ ra tính mạch lạc, chặt chẽ của bài viết? 
I/ Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống
Tìm hiểu văn bản Bệnh lề mề
Vấn đề nghị luận: Bệnh lề mề
- Tác giả đã phân tích: Biểu hiện, nguyên nhân, tác hại
 + Biểu hiện:
 + Nguyên nhân:
 + Tác hại:
+ Giải pháp
- Bố cục mạch lạc, chặt chẽ, hợp lý
 + MB: Nêu sự việc, hiện tượng cần phân tích
 + TB: Biểu hiện
 Nguyên nhân
 Tác hại
 + KB: Giải pháp
2. Ghi nhớ
Hoạt động 2: Luyện tập
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Thảo luận làm bài tập 1
Thảo luận làm bài tập 2
II/ Luyện tập
1. Bài tập 1
2. Bài tập 2
D.Hướng dẫn học bài, soạn bài.
Học thuộc ghi nhớ, là hoàn chỉnh hai bài tập.
Chuẩn bị bài: Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
	+ Đọc kỹ nội dung bài học
	+ Làm bài tập phần luyện tập
Ngày soạn: 01/02/2009	
 	 Ngày dạy: 02/02/2009
Tiết : 100, 101
Cách làm bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng
đời sống .
 Hướng dẫn chuẩn bị cho chương trình địa phương
I . Mục tiêu cần đạt : 
- Nắm được cách làm một bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống .
- Rèn kĩ năng viết một bài văn nghị luận xã hội .
II . Chuẩn bị : 
Bảng phụ .
III . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
* Kiểm tra bài cũ : 
? Thế nào là nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống .
 ? Nêu các sự việc hiện tượng tốt trong nhà trường ? Sự việc nào đáng viết bài nghị luận .
* Bài mới : 
Tiết 100.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu các đề bài .
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Giáo viên treo bảng phụ có ghi các đề 1, 2 , 3 , 4 SGK .
? Hãy nêu cấu tạo của đề ?
? Trên cơ sở đó em hãy ra một số bài nghị luận về sự việc , hiện tượng đời sống ?
? Qua phân tích các đề văn trên em rút ra nhận xét gì về đề bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống ? 
( Học sinh thảo luận , phát biểu , giáo viên kết luận ) .
Hoạt động 2 : 
Hướng dẫn cách làm bài .
Học sinh đọc đề ở SGK .
? Muốn làm bài văn nghị luận phải trải qua những bước nào ? 
? Đề thuộc loại gì ? 
? Đề nêu sự việc , hiện tượng gì ?
? Đề yêu cầu làm gì ? 
? Tìm ý ? Những việc làm của Nghĩa nói lên điều gì ? 
? Vì sao thành đoàn lại phát động phong trào học tập bạn Nghĩa ? 
 ? Nếu mọi học sinh đều làm được như bạn Nghĩa thì có tác dụng gì ? 
Giáo viên giới thiệu chung giàn ý ở SGK , học sinh lập dàn ý chi tiết cho các mục .
Học sinh viết các đoạn văn theo nhóm . Sau đó giáo viên gọi trình bày trước lớp.
Học sinh rút ra ghi nhớ .
Học sinh đọc ghi nhớ và giải thích theo cách hiểu của mình .
I . Đề bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống .
* Ví dụ : Các đề 1 , 2 , 3 , 4
- Đều có nêu một sự việc , hiện tượng đời sống ( Học sinh nêu cụ thể mỗi đề )
- Đều có mệnh lệnh làm bài : Em hãy trình bày , hoặc hãy nêu suy nghĩ , hoặc hãy nêu ý kiến .........
* Nhận xét : 
- Có sự việc , hiện tượng tốt cần ca ngợi , biểu dương .
- Có sự việc , hiện tượng không tốt cần lưu ý , p2 ......
- Có đề cung cấp sẵn sự việc , hiện tượng dưới dạng một truyện kể , một mẩu tin để người làm bài sử dụng ; có đề không cung cấp nội dung sẵn , mà chỉ gọi tên , người làm bài phải trình bày , mô tả sự việc hiện tượng đó .
- Mệnh lệnh đề thường là : nêu suy nghĩ của mình , nêu nhận xét , suy nghĩ của mình , nêu ý kiến , bày tỏ thái độ .
II . Tìm hiểu cách làm bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống .
1 . Tìm hiểu đề , tìm ý : 
* Tìm hiểu đề : 
- Thể loại : nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống .
- Đề nêu hiện tượng : người tốt , việc tốt , tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa ham học , chăm làm có đầu óc sáng tạo và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống một cách có hiệu quả .
- Đề yêu cầu : Nêu suy nghĩ ........ hiện tượng ấy .
* Tìm ý : 
- Nghĩa là một người có ý thức sống , làm việc có ích . Chúng ta mỗi người hãy bắt đầu cuộc sống của mình từ những việc làm bình thường có hiệu quả .
- Vì Nghĩa là một tấm gương tốt với những việc làm giản dị mà bất kỳ ai cũng có thể làm như thế được , cụ thể : 
+ Là người biết thương mẹ , giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng .
+ Là một học sinh biết kết hợp học với hành .
+ Là một học sinh có đầu óc sáng tạo...
- Học tập Nghĩa là noi theo một tấm gương có hiếu với cha mẹ , biết kết hợp học với hành ....... -> Đời sống sẽ vô cùng tốt đẹp bởi sẽ không còn học sinh lười biếng , hư hỏng .......
2 . Lập dàn bài .
3 . Viết bài .
* Ghi nhớ .
D. Hướng dẫn học bài
	Viết bài hoàn chỉnh
	Làm bài tập phần luyện tập
	Đọc bài chương trình địa phương
Tiết 101
Hoạt động 1: Luyện tập
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hướng dẫn học sinh luyện tập
III . Luyện tập .
* Lập dàn ý cho đề 4 mục I : 
1 . Mở bài : 
- Giới thiệu Nguyễn Hiền .
- Nêu khái quát ý nghĩa của tấm gương Nguyễn Hiền .
2 . Thân bài : 
* Phân tích con người và tình hình học tập của Nguyễn Hiền .
- Hoàn cảnh hết sức khó khăn : nhà nghèo , phải xin làm chú tiểu trong chùa .
- Có tinh thần ham học , chủ động học tập ở chỗ : nép bên của sổ lắng nghe , chỗ nào chưa hiểu thì hỏi lại thầy . Lấy lá để viết chữ , rồi lấy que xâu lại ....
- ý thức tự trọng của Nguyễn Hiền .
* Đánh giá con người và thái độ học tập của Nguyễn Hiền :
- Tinh thần học tập và lòng tự trọng của Nguyễn Hiền đáng để mọi người khâm phục , học tập .
3 . Kết bài .
Câu chuyện gợi cho ta suy nghĩ và nhìn nhận lại bản thân về lòng ham học và thái độ học tập của mình . Chỉ khi nào đã ham học và đam mê kiến thức thì mới có thể trở thành con người có ích cho gia đình , xã hội .
Hoạt động 2: Hướng dẫn chuẩn bị cho chương trình địa phương
	1 . Xác định những vấn đề có thể viết ở địa phương :
a , Vấn đề môi trường :
- Hậu quả của việc phá rừng với các thiên tai như lũ lụt , hạn hán .
- Hậu quả của việc chặt phá cây xanh với việc ô nhiễm bầu không khí đô thị.
b , Vấn đề quyền trẻ em :
- Sự quan tâm của chính quyền địa phương : Xây dựng sửa chữa trường học, giúp đỡ trẻ em khó khăn ..........
- Sự quan tâm của trường : Xây dựng cảnh quan sư phạm , tổ chức các hoạt động ngoại khoá .
c , Vấn đề xã hội :
- Những tấm gương sáng về lòng nhân ái , đức hi sinh của người lớn và trẻ em .
- Những vấn đề có liên quan đến tệ nạn xã hội .
2 . Xác định cách viết .
* Yêu cầu về nội dung :
- Sự việc , hiện tượng được đề cập phải mang tính phổ biến trong xã hội . - Trung thực , có tính xây dựng , không cường điệu , không sáo rỗng .
- Phân tích nguyên nhân phải đảm bảo tính khách quan và có sức thuyết phục .
- Bài viết có nội dung giản dị , dễ hiểu , tránh dài dòng không cần thiết .
* Yêu cầu về cấu trúc :
- Bài viết đủ 3 phần .
- Có luận điểm , luận cứ , lập luận rõ ràng .
D. Hướng dẫn học ở nhà 
Viết bài văn theo dàn ý trên .
Chuẩn bị: chương trình địa phương
Soạn bài: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới
Đọc kĩ bài học
Trả lời câu hỏi SGK
Ngày soạn: 04/02/2009	
	 Ngày dạy: 05/02/2009
Tiết 102: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới .
 Vũ Khoan 
I . Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh : 
- Nhận thức được những điểm mạnh , điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam , yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu , hình thành những đức tính , thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hoá , hiện đại hoá trong thế kỉ mới .
- Nắm được trình tự lập luận và NT nghị luận của tác giả ? 
II. Chuẩn bị của thầy trò : 
 Đọc các tài liệu có liên quan 
III . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
* Kiểm tra bài cũ : 
? Nguyễn Đình Thi đã nói như thế nào về sức mạnh kì diệu của văn nghệ ?
? Con đường văn nghệ đến với người đọc, người nghe có những nét riêng như thế nào 
* Bài mới : Giới thiệu bài như SGV .
Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Giáo viên đọc mẫu - học sinh đọc . 
Giáo viên kiểm tra nắm từ khó của học sinh .
? Hãy xác định kiểu loại văn bản ? 
? Văn bản được viết trong thời điểm nào của lịch sử ? Bài viết đã nêu vấn đề gì ? ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của vấn đề ấy ? 
( Học sinh thảo luận - Giáo viên phân tích ) .
? Theo em nước ta đang đứng trước những yêu cầu , nhiệm vụ to lớn cấp bách gì ? 
( Học sinh thảo luận ) 
? Hãy đọc lại văn bản và lập dàn ý theo trình tự lập luận của tác giả ? 
Từ bố cục trên hãy xác định luận điểm và luận cứ của văn bản ? 
? Em có nhận xét gì về bố cục và hình thức luận điểm , luận cứ được trình bày trong văn bản ? 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn phân tích .
? Nhận xét cách nêu vấn đề của tác giả 
? Việc đặt vấn đề trong thời điểm bắt đầu thế kỉ mới , thiên niên kỉ mới có ý nghĩa gì ? 
? Luận cứ đầu tiên được triển khai ở đây là gì ? 
? Người viết đã luận chứng như thế nào để làm sáng tỏ luận cứ ? 
? Luận cứ tiếp theo được tác giả trình bày là gì ? 
Giáo viên phân tích và liên hệ tình hình thế giới ( đồng tiền chung Châu Âu , Việt Nam là một thành viên của ASEAN , đang xúc tiến để gia nhập WTO ) . Đó chính là nguyên nhân dẫn đến luận cứ trung tâm của bài viết .
? Tác giả đã nêu những cái mạnh , cái yếu trong tính cách , thói quen của người Việt Nam như thế nào ? 
? Tác giả đã dùng phương pháp gì để trình bày luận cứ này ? 
? Hãy chỉ rõ và phân tích ? 
? Mối quan hệ của những điểm mạnh , yếu đó với nhiệm vụ đưa đất nước đi lên công nghiệp hoá , hiện đại hoá trong thời đại ngày nay .
? Hãy nhận xét về trình độ của tác giả khi nêu những điểm mạnh , yếu của con người Việt Nam .
? Tác giả nêu lại mục đích và ự cần thiết của khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định khi bước vào thế kỉ mới là gì ? Vì sao ? 
( Học sinh phát biểu ) .
I . Tìm hiểu chung .
1 . Tác giả .
2 . Tác phẩm.
- Kiểu loại văn bản :
+ Nghị luận về một vấn đề xã hội - giáo dục , nghị luận giải thích .
3. Luận điểm
II . Phân tích : 
1 . Nêu vấn đề : 
- Trực tiếp , rõ ràng , ngắn gọn .
+ Đối tượng : Lớp trẻ .
+ Nội dung : Cái mạnh , cái yếu của con người Việt Nam .
+ Mục đích : Rèn luyện thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới .
-> Thời điểm quan trọng thiêng liêng , đầy ý nghĩa vì đây là vấn đề của mọi người , toàn dân , toàn đất nước .
2 . Giải quyết vấn đề 
a, Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất trong các việc chuẩn bị hành trang để bước vào thế kỉ mới , vì : 
+ Con người là động lực phát triển của lịch sử .
+ Trong nền kinh tế tri thức ở thế kỉ XXI , vai trò con người càng quan trọng với tiềm năng chất xám + tư duy sáng tạo đã góp phần quyết định tạo nên nền kinh tế tri thức ấy .
b, Bối cảnh thế giới hiện nay và mục tiêu , nhiệm vụ nặng nề của đất nước : 
+ Thế giới công nghiệp phát triển như huyền thoại , sự giao thoa , hội nhập giữa các nền kinh tế càng sâu rộng .
+ Nước ta đồng thời phải giải quyết 3 nhiệm vụ .
c, Phân tích những điểm mạnh , yếu trong tính cách , thói quen của con người Việt Nam .
+ Cụ thể : 
1 . Thông minh , nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản , kém khả năng thực hành .
2 . Cần cù , sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ , không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ .
3 . Có tinh thần đoàn kết , đùm bọc ..... nhưng lại thường đố kị trong làm ăn và cuộc sống .
4 . Bản tính thích ứng nhanh , nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ ......... ít giữ chữ " tín " .
-> Tác giả căn cứ vào thực tế lịch sử , từ tấm lòng yêu nước sâu sắc , từ sự lo lắng cho vận mệnh của đất nước . Tác giả đã nhìn nhận vấn đề một cách khách quan , toàn diện -> chúng ta cần nhìn lại mình và khắc phục những hạn chế đó .
3 . Kết thúc vấn đề : 
- Để sánh vai các cường quốc 5 châu cần lấp đầy điểm mạnh , vứt bỏ điểm yếu .
- Khâu đầu tiên quyết định mang tính đột phá : làm cho lớp trẻ nhận ra điểm mạnh , điểm yếu -> biến bằng hoạt động cụ thể .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết - luyện tập .
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Học sinh đọc suy ngẫm ghi nhớ .
? Hãy tìm những thành ngữ , tục ngữ được sử dụng trong văn bản ? Tác dụng của việc sử dụng chúng ? 
? Tìm một vài ví dụ về những thói quen xấu , những điểm yếu của học sinh và nêu nguyên nhân , cách khắc phục .
III . Tổng kết .
1 . Ghi nhớ :
2 . Luyện tập : 
* Thành ngữ , tục ngữ : 
- Nước đến chân mới nhảy , liệu cơm gắp mắm , nhiễu ....... giá gương ," trâu buộc ...... ăn " , " bóc ngắn cắn dài " .
* Tác dụng : gần gũi , dễ hiểu , tăng sức thuyết phục , tạo nét giản dị , súc tích cho bài văn .
Học sinh phát biểu .
Học sinh tự liên hệ bản thân .
D. Hướng dẫn học ở nhà .
- Học sinh làm bài phần luyện tập ( bài 1 , 2 SGK ) .
- Soạn bài " Các thành phần biệt lập( tiếp) " .
	+ Đọc kĩ bài học
	+ Trả lời câu hoi SGK
	Ngày soạn: 05/02/2009
	Ngày dạy: 07/02/2009
Tiết 103
Các thành phần biệt lập ( tiếp ).
I . Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh nhận biết : 
+ Nhận biết 2 thành phần biệt lập : gọi - đáp và phụ chú .
+ Nắm được công dụng riêng của mỗi thành phần trong câu .
+ Biết đặt câu có thành phần gọi - đáp , thành phần phụ chú .
II . Chuẩn bị của thầy trò :
Bảng phụ .
III . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
A. ổn đinh tổ chức
 B. Kiểm tra bài cũ : 
? Thế nào là thành phần biệt lập ? Thành phần tình thái là gì ? Thành phần cảm thán là gì ? Nêu ví dụ ?
C. Bài mới : 
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Giáo viên bật máy chiếu có ghi ví dụ ở SGK .
? Trong những từ in đậm từ ngữ nào được dùng để gọi , từ ngữ nào được dùng để đáp .
? Những từ ngữ ấy có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không ? 
? Từ nào dùng để tạo lập cuộc thoại , từ nào dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra ? 
? Qua phân tích ví dụ em hiểu thế nào là thành phần gọi - đáp ?
Giáo viên bật máy chiếu có ghi ví dụ SGK ? Học sinh đọc VD .
? Nếu lọc bỏ các từ ngữ in đậm nghĩa sự việc của câu trên có thay đổi không? Vì sao ? 
? Hãy chỉ rõ các từ ngữ in đậm ở các VD trên dùng để chú thích cho cụm từ nào , chú thích điều gì ? 
? Em hiểu thế nào là thành phần phụ chú ? 
? Dấu hiệu để nhận biết thành phần phụ chú . ( Học sinh phát biểu ) .
Học sinh đọc to ghi nhớ . 
I . Thành phần gọi - đáp .
* Ví dụ : 
- Từ : này -> gọi 
- Thưa ông -> đáp 
=> Không nằm trong sự việc được diễn đạt .
- Từ : này -> tạo lập cuộc thoại 
- Thưa ông -> duy trì cuộc thoại 
* Kết luận : Thành phần gọi đáp là thành phần biệt lập , dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp .
II . Thành phần phụ chú :
* Ví dụ :
- Khi bỏ từ ngữ in đậm -> câu vẫn nguyên vẹn -> không phải là một bộ phận cấu trúc cú pháp của câu đó -> nó là thành phần biệt lập .
- ở câu a - phần in đậm chú thích cho " đứa ....... đầu lòng " .
- ở câu b - chỉ việc diễn ra trong đời của riêng tác giả .
* Ghi nhớ : SGK 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Học sinh đọc bài tập 1, 2 .
Học sinh suy nghĩ , phát biểu .
Học sinh làm bài tập 3 theo nhóm
Học sinh làm bài tập 4 theo nhóm
III . Luyện tập 
Bài 1 : 
- Này -> dùng để gọi - thiết lập cuộc đối thoại .
- Vâng -> dùng để đáp , duy trì cuộc đối thoại .
Bài 2 : 
- Lời gọi : Bầu ơi .
- Nghĩa ẩn dụ : kêu gọi T2 đoàn kết của những con người cùng chung nòi giống, những người đồng bào -> hướng tới mọi người dân Việt Nam .
B

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 9 ki 2 0809.doc