Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Xuyên (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Cho khổ thơ:

 Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

 Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

 Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

 Bão táp mưa sa đứng thẳng hang.

a. Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác?

b. Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh hàng tre trong khổ thơ trên?

Câu 2. (3.0 điểm)

Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.

 Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập của các bạn học sinh hiện nay.

Câu 3. (5.0 điểm)

Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong đoạn trích ”Làng” của Kim Lân

 

doc8 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Long Xuyên (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THỊ XÃ KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ GIỚI THIỆU THI TUYỂN SINH VÀO THPT
NĂM HỌC: 2019 - 2020
MÔN : Ngữ Văn- Lớp 9
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề thi gồm có:.. trang,  câu)
Câu 1. (2.0 điểm) 
Cho khổ thơ: 
	Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
	Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
	Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
	Bão táp mưa sa đứng thẳng hang.
Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác?
Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh hàng tre trong khổ thơ trên?
Câu 2. (3.0 điểm)
Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.
 Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập của các bạn học sinh hiện nay.
Câu 3. (5.0 điểm)
Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong đoạn trích ”Làng” của Kim Lân
-------------------- Hết -------------------
UBND THỊ XÃ KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ GIỚI THIỆU THI TUYỂN SINH VÀO THPT
NĂM HỌC: 2019 - 2020
MÔN : Ngữ Văn- Lớp 9
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề thi gồm có:.. trang,  câu)
Câu 1. (2,0 điểm)
Học sinh trả lời đúng được:
- Bài thơ: Viếng lăng Bác( 0,25đ)
- Tác giả: Viễn Phương(0,25đ)
- Hoàn cảnh sáng tác: 1976- Đất nước đã thống nhất lăng Bác vừa được hoàn thành, Viễn Phương cùng những người con Nam Bộ ra viếng lăng Bác trong niền xúc động ấy ông đã viết bài thơ này
* Mức tối đa (0,5 điểm): Đảm bảo các yêu cầu trên.
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Đáp ứng ½ yêu cầu. 
* Mức không đạt (0 điểm): Làm sai hoặc không làm bài.
b. Yêu cầu: 
* Mức tối đa (1,0 điểm): Học sinh viết đảm bảo các yêu cầu sau:
- HS viết được đoạn văn hoàn chỉnh, diễn đạt lưu loát, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu. (0.25 điểm)
- Nội dung đoạn văn phải đảm bảo các ý: 
Hình ảnh hàng tre bên lăng Bác là một hình ảnh gây nhiều xúc động vì:
+ Đó là hình ảnh hết sức gần gũi và thân quen. Trong buổi sớm mai những bụi tre ngà duyên dáng là điểm nhìn của bao người, không nén được xúc động nhà thơ đã thốt lên ” Ôi!” -sự ngạc nhiên, lăng Bác thiêng liêng mà gần gũi quá... (0.25 điểm)
+ Từ hình ảnh hàng tre nhà thơ đã có liên tưởng đến những vẻ đẹp của con người Việt Nam( bão táp mưa sa)- hình ảnh ẩn dụ chỉ những khó khăn, gian khổ... mà con người Việt Nam đã từng trải qua nhưng vẫn ( đứng thẳng hàng)- kiên trung, cứng cáp, kiên cường... 0.25 điểm)
+ Tác giả yêu kính về Bác về dân tộc Việt Nam (0.25 điểm)
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm-> 0,75 điểm): Căn cứ vào tiêu chí trên và bài làm của học sinh, giáo viên cho điểm theo các mức điểm từ 0,25 điểm đến 0,75 điểm
* Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề hoặc sai cơ bản về kiến thức đưa ra hoặc không viết nội dung này.
Câu 2. (3,0 điểm)
I. Tiêu chí về nội dung (2,5 điểm): Bài viết cần bám sát các yêu cầu về nội dung sau:
1. Mở bài (0,25 điểm)
– Giới thiệu, dẫn dắt người đọc về tính tự lập.
– Khái quát về tính tự lập.
* Mức tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề hay, ấn tượng, sáng tạo.
* Mức không đạt (0 điểm): Mở bài không đạt yêu cầu hoặc không có mở bài.
2. Thân bài (2,0 điểm)
- Giải thích: : Tự lập: là khả năng tự đứng vững và không cần sự giúp đỡ của người khác. 0,25 điểm)
 - Chứng minh: 0,75điểm
+ Khẳng định: Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống. 
 + Tác dụng của người có tính tự lập: Trong học tập, người học sinh có tính tự lập sẽ có thái độ chủ động, tích cực, có động cơ và mục đích học tập rõ ràng, đúng đắn. Từ đó, nó sẽ giúp cho học sinh tìm được phương pháp học tập tốt. Kiến thức tiếp thu được vững chắc. Bản lĩnh được nâng cao. 
- Đánh giá (0,5)
Tính tự lập trong học tập là tiền đề để tạo nên sự tự lập trong cuộc sống. Điều đó, là một yếu tố rất quan trọng giúp cho học sinh có được tương lai thành đạt. Tính tự lập là một đức tính vô cùng quan trọng mà học sinh cần có, vì không phải lúc nào cha mẹ, bạn bè và thầy cô cũng ở bên cạnh họ để giúp đỡ họ. Nếu không có tính tự lập, khi ra đời học sinh sẽ dễ bị vấp ngã, thất bại và dễ có những hành động nông nỗi, thiếu kiềm chế. (0,25 điểm)
- Liên hệ mở rộng (0,25)
 Tác hại của người không có tính tự lập: Hiện nay, nhiều học sinh không có tính tự lập trong học tập. Họ có những biểu hiện ỷ lại, dựa dẫm vào bạn bè, cha mẹ. Từ đó, họ có những thái độ tiêu cực : quay cóp, gian lận trong kiểm tra, trong thi cử; không chăm ngoan, không học bài, không làm bài, không chuẩn bị bài. Kết quả: những học sinh đó thường rơi vào loại yếu, kém cả về hạnh kiểm và học tập. 
- Bài học nhận thức (0,25)
Học sinh cần phải rèn luyện tính tự lập trong học tập vì điều đó vừa giúp học sinh có thái độ chủ động, có hứng thú trong học tập, vừa tạo cho họ có bản lĩnh vững chắc khi tiếp thu tri thức và giải quyết vấn đề. Tự lập không phải là cô lập, không loại trừ sự giúp đỡ chân thành, đúng đắn của bạn bè, thầy cô khi cần thiết, phù hợp và đúng mức. * Mức tối đa (2,0 điểm): Học sinh viết đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả.
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm-> 1,75 điểm): Học sinh có nêu được một số yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt, mắc lỗi chính tả.
* Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề hoặc sai cơ bản về kiến thức đưa ra hoặc không viết nội dung này.
3. Kết bài (0,25 điểm)
- Khái quát lại vấn đề. 
- Liên hệ bản thân.
* Mức tối đa (0,25 điểm): Học sinh khái quát hay, ấn tượng, sáng tạo.
* Mức không đạt (0 điểm): Kết bài không đạt yêu cầu hoặc không có kết bài.
II. Các tiêu chí khác (0,5 điểm)
1. Hình thức (0,25 điểm)
- Học sinh viết được một bài văn với đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); ý được sắp xếp trong thân bài hợp lí, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. 
- Luận điểm rõ ràng, phù hợp với luận đề, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường. 
* Mức tối đa (0,25 điểm): Đảm bảo các yêu cầu nêu trên.
* Mức không đạt (0 điểm): Học sinh chưa hoàn thiện bố cục bài viết, thiếu nhiều ý, mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt, các ý lộn xộn. 
2. Sáng tạo, lập luận (0,25 điểm)
- Bài văn bày tỏ suy nghĩ riêng, kiến giải riêng, sâu sắc về vấn đề nghị luận.
- Học sinh lập luận chặt chẽ, phát triển ý tưởng đầy đủ theo trật tự lô gic giữa các phần trong bài; thực hiện tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết.
* Mức tối đa (0,25 điểm): Đảm bảo các yêu cầu nêu trên.
* Mức không đạt (0 điểm): Học sinh không sáng tạo, không biết cách lập luận, hầu hết các phần trong bài viết rời rạc, các ý trùng lặp, lộn xộn
Câu 3. (5,0 điểm)
I. Tiêu chí về nội dung (4,0 điểm): Bài viết cần bám sát các yêu cầu về nội dung sau:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
1. Mở bài (0,5 điểm)
- Dẫn dắt vấn đề( Giới thiệu tác giả Kim Lân, về truyện ngắn làng)
- Khái quát về nhân vật ông Hai. 
* Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề hay, ấn tượng, sáng tạo.
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề song chưa hay, chưa thật ấn tượng
* Mức không đạt (0 điểm): Mở bài không đạt yêu cầu hoặc không có mở bài.
2. Thân bài (3,0 điểm)
a. Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt khái quát truyện, hoàn cảnh của nhân vật (0,5 điểm)
- 1948- Những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
- Truyện kể về ông Hai- người nông dân- Làng chợ Dầu
- Ông Hai đi tản cư- nhớ làng, khoe về làng
* Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh viết đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả.
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh có nêu được một số yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt, mắc lỗi chính tả.
* Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề hoặc sai cơ bản về kiến thức đưa ra hoặc không viết nội dung này.
b. Chứng minh tình cảm yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai (2,0 điểm)
- Ông quan tâm đến làng, đến kháng chiến:
+ Nhớ về làng. Nhớ anh em đào đường đắp ụ...
+ Thường xuyên đến phong thông tin theo dõi tin tức kháng chiến. Niềm vui sướng khi ta thắng lớn...
- Ông đã đau khổ tuyệt vọng khi hay tin làng theo giặc: Phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin dữ: Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây
+ Ông đã bàng hoàng sững sờ khi nghe tin: cổ ông lão nghẹ ắng, da mặt tê....
+ Ông đã xấu hổ nhục nhã đi trong sự lảng tránh như chính mình là thủ phạm
+ Ông đã đau đớn, nhục nhã khi nghĩ đến lũ trẻ, nghĩ đến những người làng chơ Dầu ( ông nằm vật ra giường, tủi thân, nước mắt giàn ra, nắm chạt hai tay mà rít lên....)
+ Ông nơm nớp lo sợ ( ông không đi đến đâu, cứ lủi ra một góc....)
+ Ông bế tắc đường cùng khi mụ chủ nhà có ý đuổi khéo
+ Ông quyết định thù làng( làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phảo thù)- Tình cảm với đất nước rộng lớn bao trùm lên tình cảm của làng quê.
+ Ông trò chuyện với con...Ông rất yêu làng và trung thành với cách mạng
- Ông đã vui sướngkhi hay tin cải chính( khoe nhà bị đốt)
*Mức tối đa (2,0 điểm): Học sinh viết đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả.
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm-> 1,75 điểm): Học sinh có nêu được một số yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt, mắc lỗi chính tả.
* Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề hoặc sai cơ bản về kiến thức đưa ra hoặc không viết nội dung này.
 	c. Đánh giá nghệ thuật- Mở rộng(0,5 điểm)
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật thong qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm 
+ Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện
- Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai được biểu hiện mới mẻ, sinh động( Tình yêu làng được đặt trong tình yêu nước, gắn bó với kháng chiến, đặt trong tình huống mâu thuẫn: làng thi yêu thù. Đay là nét mới trong đời sống tình cảm của người nông dân sau cách mạng đã được tái ngộ( so sánh với người nông dân trước cách mạng)
* Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh viết đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả.
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh có nêu được một số yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt, mắc lỗi chính tả.
* Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề hoặc sai cơ bản về kiến thức đưa ra hoặc không viết nội dung này.
c. Kết bài (0,5 điểm)
- Khẳng định lạị vẻ đẹp của nhân vật
- Liên hệ bản thân
* Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh viết đảm bảo các yêu cầu trên, tạo được dư âm cho bài viết
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh có nêu được một số yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt, mắc lỗi chính tả.
* Mức không đạt (0 điểm): Kết bài không đạt yêu cầu hoặc không có kết bài
II. Các tiêu chí khác (1,0 điểm)
1. Hình thức (0,5 điểm)
* Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh viết được một bài văn với đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài); trình bày bài sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả.
* Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Còn mắc lỗi trong khi trình bày, mắc lỗi chính tả.
* Mức không đạt (0 điểm): Học sinh chưa hoàn thiện bố cục bài viết, thiếu nhiều ý, mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
2. Sáng tạo (0,25 điểm)
* Mức tối đa (0,25 điểm): Bài viết thể hiện sự tìm tòi, tự học hỏi, sáng tạo của bản thân. 
*Mức không đạt (0 điểm): Bài làm không có tính sáng tạo.
3. Lập luận (0,25 điểm)
* Mức tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết cách lập luận chặt chẽ, phát triển ý tưởng đầy đủ theo trật tự lô gic giữa các phần: mở bài, thân bài, kết bài; thực hiện khá tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết. Biết đưa ra những quan điểm cá nhân khi nghị luận
* Mức không đạt (0 điểm): Học sinh không biết cách lập luận, hầu hết các phần trong bài viết rời rạc, không biết phát triển ý, các ý trùng lặp, lộn xộn...
.Hết

File đính kèm:

  • docde_gioi_thieu_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam.doc