Giáo án môn Mĩ thuật 5 - Chủ đề 1: Màu sắc và sự đối xứng trong trang trí

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động 1: Nghe nhạc hoặc các nhịp điệu, tiết tấu và vẽ theo giai điệu

Mục tiêu

• Tập trung và nghe nhạc.

• Sử dụng âm nhạc, xúc giác và các giác quan thẩm mỹ.

• Trải nghiệm âm nhạc và giai điệu tạo cảm xúc.

• Trải nghiệm mối liên hệ giữa giai điêu, hoạt động cơ thể và hình ảnh.

• Yêu thích quy trình dạy - học mĩ thuật hợp tác.

 

doc4 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 990 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Mĩ thuật 5 - Chủ đề 1: Màu sắc và sự đối xứng trong trang trí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1:
MÀU SẮC VÀ SỰ ĐỐI XỨNG
TRONG TRANG TRÍ
Thời lượng: 5 tiết (bài 2, 6, 10, 14, 18)
I. MỤC TIÊU: 
- HS hiểu sơ lược về vai trò và ý nghĩa của màu sắc trong trang trí.
Biết cách sử dụng màu trong các bài trang trí.
- HS hiểu cách sắp xếp họa tiết đối xứng và biết cách vẽ họa tiết đối xứng trong trang trí hình cơ bản.
 - Biết cách trang trí đường diềm, hình chữ nhật và vận dụng được trong trang trí đồ vật.
- HS phát huy trí tưởng tượng sáng tạo và biết vận dụng linh hoạt cách trang trí đối xứng trong đời sống.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG:
1. Giáo viên:
- Dụng cụ phát nhạc, băng, đĩa hát. 
2. Học sinh:
- Giấy A4.
- Bút chì, thước, tẩy, màu vẽ các loại.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Nghe nhạc hoặc các nhịp điệu, tiết tấu và vẽ theo giai điệu
Mục tiêu
• Tập trung và nghe nhạc.
• Sử dụng âm nhạc, xúc giác và các giác quan thẩm mỹ.
• Trải nghiệm âm nhạc và giai điệu tạo cảm xúc.
• Trải nghiệm mối liên hệ giữa giai điêu, hoạt động cơ thể và hình ảnh.
• Yêu thích quy trình dạy - học mĩ thuật hợp tác.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên chia nhóm cho học sinh (6 em HS/ nhóm)
- Khởi động: GV bật nhạc nhẹ nhàng
- Hướng dẩn các em vẽ theo nhạc.
- Vẽ màu lên giấy theo thứ tự màu sáng vẽ trước màu đậm vẽ sau.
- Các em hạn chế dùng màu đen vì nó dễ làm xĩn màu.
- Cho âm nhạc tăng dần lên tiết tấu nhanh.
- Cho HS trưng bày lên bảng rồi thưởng thức bức tranh mình vừa tạo ra.
- Các e ngồi theo nhóm
- HS lắng nghe và cảm nhận giai điệu của âm nhạc
- Các em bắt đầu vẽ theo giai điệu.
- các em chuyển động cơ thể theo điệu nhạc.
- Trưng bày lên bảng.
Hoạt động 2: Từ vẽ tranh đến thưởng thức, cảm nhận màu sắc
Mục tiêu
• Chia sẻ kinh nghiệm từ ý kiến cá nhân.
• Tập trung, giao tiếp và lắng nghe nhau.
• Hiểu biết nhiều hơn về màu sắc, đường nét.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Em có cảm nhận như thế nào trong suốt quá trình di chuyển xung quanh bàn và vẽ màu? 
- Em nghĩ như thế nào về bức tranh tập thể? Em thích gì trong bức tranh đó? 
- Em có nghĩ là bức tranh này lộn xộn không? Em có hứng thú với hoạt động vừa thực hiện không? 
- Trong khi quan sát tranh em liên tưởng tới hình ảnh gì? 
- Từ những hình ảnh đó em nghĩ đến những đề tài nào?
- Hs trả lời theo cảm nhận
- Em thích bức tranh tập thể.
- Hs neu cảm nghic tới 1 hình ảnh nào đó mà e thấy được.
Hoạt động 3: Lựa chọn hình ảnh trong thế giới tưởng tượng
Mục tiêu
• Phát huy trí tưởng tượng của mình.
• Tự tìm hình ảnh trong bức tranh lớn.
• Khuyến khích các em phát triển câu chuyện từ một mảng nhỏ của cả bức tranh.
• Thúc đẩy hình thức thuyết trình, tập trung lắng nghe.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên chuẩn bị một khung tìm hình được trổ ra từ giấy cho từng học sinh.
- Mỗi học sinh dùng một khung giấy theo các hình tùy ý được trổ từ khổ giấy a4 và dịch chuyển trên bức tranh lớn để tìm kiếm phần màu sắc, đường nét mình thích rồi dán khung giấy vào vị trí đó trên bức tranh lớn.
- Khi tìm hình xong em tưởng tượng và lần lượt kể trước lớp về câu chuyện trong bức tranh mình đã lựa chọn.
- Hs nhận khung tìm hình.
- Hs lắng nghe và thực hiện theo hướng dẩn.
- Hs kể chuyện.
Hoạt động 4: Tạo bức tranh theo tưởng tượng hoặc các sản phẩm trang trí như: Bưu thiếp, thiệp mời, hoặc bìa sách, bìa lịch.
Mục tiêu
• Xây dựng ý tưởng từ khung màu, lựa chọn để tạo ra một bức tranh theo tưởng tượng, bìa sách, bưu thiếp hoặc thiệp mời.
• Gợi mở và hỗ trợ học sinh thực hiện trang trí bìa sách, thiệp và các sản phẩm ứng dụng theo ý thích 
• Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức trang trí vào sản phẩm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Em muốn tạo ra sản phẩm gì? 
- Từ những sản phẩm vẽ theo nhạc các em có thể tạo ra các bài trang trí như: hình vuông, hình tròn, tạo ra các sản phẩm như trí bìa sách, thiệp...
- Em có gặp khó khăn gì trong thể hiện chữ viết trên sản phẩm không?
- Gv hướng dẩn các e tạo sản phẩm trang trí hình chữ nhật, đường diềm.
- Các em có thể dùng giấy màu cắt chữ nhật, đường diềm dán vào giấy A4, sau đó cắt mảng hình khác giấy màu khác để dán lên hình vừa cắt.
- Sau đó các em dùng sản phẩm vẽ theo nhạc cắt hình ảnh như hoa, lá, chim, thú và tiếp tục dán lên những mảng hình đó. Như vậy chúng ta đã làm xong bài trang trí rồi đó các em.
- Ngoài trang trí cơ bản các em có thể dùng sản phẩm vẽ theo nhạc đễ xé dán lọ hoa, thiệp, lịch hay những vật dụng khác.
- Bài trang trí cơ bản, bìa sách, thiệp...
- Học sinh tự làm các sản phẩm của riêng mình một cách sáng tạo.
- Hs trình bày khó khăn để Gv hướng dẩn.
- Lắng nghe hướng dẩn.
- Hs thực hành.
- Hs chú ý lắng nghe.
Hoạt động 5: Trình bày, thảo luận, đánh giá sản phẩm
Mục tiêu
• Giúp Hsphát triển ký năng thuyết trình, giao tiếp và chia sẻ kinh nghiệm của quá trình thực hiện sản phẩm.
• Nâng cao khả năng phân tích, đánh giá và tự đánh giá cho Hs.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Tổ chức các nhóm Hs trưng bày sản phẩm. Lần lượt từng Hs lên giới thiệu sản phẩm và chức năng của sản phẩm.
- Gv cho Hs tự đánh giá.
- Em có hài lòng về tác phẩm?
- Em có thấy ý tưởng của tác phẩm? 
- Em sẽ sử dụng sản phẩm này thế nào?
- Chọn bức hình mẫu mà ý tưởng và chức năng hỗ trợ lẫn nhau !
- Các em lên trình bày sản phẩm.
- Các em tự đánh giá sản phẩm.
- Các em tham gia trả lời câu hỏi.
☺ Duyệt (ý kiến nhận xét):............................................................................
	Nhôn myõ, ngày..tháng..năm.
 BGHduyeät

File đính kèm:

  • docMau_sac_va_su_doi_xung.doc