Giáo án môn học lớp 1 - Tuần dạy số 23
BÀI : UÊ - UY
I.Mục tiêu:
-Đọc được các vần uê, uy, các từ: bông huệ, huy hiệu; từ và đoạn thơ ứng dụng,
-Viết được các vần uê, uy, các từ: bông huệ, huy hiệu.
-Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Tàu hỏa, tàu thủy, ô tô, máy bay.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ từ khóa, tranh minh hoạ câu ứng dụng.
-Tranh minh hoạ luyện nói: Tàu hỏa, tàu thủy, ô tô, máy bay.
-Bộ ghép vần của GV và học sinh.
III.Các hoạt động dạy học :
1Khởi động: Hát tập thể
2.Kiểm tra bài cũ : (5ph)
-Đọc và viết bảng con.: khai hoang ; ngoan ngoãn
–Đọc bài SGK (2HS)
GV nhận xét chung.
3.Bài mới
. Thực hành ở nhà. Rút kinh nghiệm . Tập đọc Mưu chú sẻ (tiết 2) I.Yêu cầu: Kiến thức: -Đọc trơn cả bài . - Hiểu nội dung bài : Sự thông minh , nhanh trí của Sẻ đã khiến chú có thể tự cứu mình thoát nạn . Kĩ năng: -Rèn cho HS đọcđúng , nhanh toàn bài . Thái độ: -Giáo dục HS biết học tập chú Sẻ trong bài để biết xử lý các tình huống trong cuộc sống . II.Chuẩn bị -Tranh minh hoạ phần luyện nói III.Các hoạt động dạy học: TG Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Bài cũ : Đọc bài : Mưu chú sẻ 2.Bài mới: a,Tìm hiểu bài và luyện đọc: Đọc mẫu toàn bài Gọi học sinh đọc bài cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi: Khi Sẻ bị Mèo chộp được, Sẻ đã nói gì với Mèo? Học sinh chọn ý đúng trả lời. Hãy thả tôi ra! Sao anh không rửa mặt? Đừng ăn thịt tôi ! -Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống đất ? -Xếp các ô chữ thành câu nói đúng về chú Sẻ trong bài? Gọi học sinh đọc các thẻ chữ trong bài, đọc cả mẫu. Thi ai nhanh ai đúng. Nhận xét học sinh trả lời. Giáo viên đọc diễn cảm lại bài văn, gọi 3 học sinh đọc lại cả bài văn, hướng dẫn các em đọc đúng câu hỏi của Sẻ với giọng hỏi lễ phép (thể hiện mưu trí của Sẻ). 3.Củng cố: Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học. 4.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, kể lại câu truyện cho người thân nghe về thông minh và mưu trí của Sẻ để tự cứu mình thoát khỏi miệng Mèo, xem bài mới. 2em đọc Học sinh chọn ý b (Sao anh không rửa mặt). Sẻ bay vụt đi. Học sinh xếp: Sẻ + thông minh. Học sinh rèn đọc theo hướng dẫn của giáo viên. 3 em đọc Nhắc tên bài và nội dung bài học. 1 học sinh đọc lại bài. Thực hành ở nhà. Rút kinh nghiệm . Môn : Kể chuyện BÀI : TRÍ KHÔN I.Yêu cầu: Kiến thức: - Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh -Hiểu nội dung của câu chuyện : Trí khôn của con người giúp con người làm chủ được muôn loài . Kĩ năng: -Rèn cho HS kể câu chuyện theo tranh thành thạo Thái độ: -Giáo dục phải biết khôn ngoan . Ghi chú: HS khá giỏi kể được 2 – 3 đoạn của câu chuyện II.Chuẩn bị: -Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK. -Mặt nạ Trâu, Hổ, một chiếc khăn để học sinh quấn mỏ rìu khi đóng vai bác nông dân. Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện. III.Các hoạt động dạy học : TG Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Giáo viên yêu cầu học sinh học mở SGK trang 63 bài kể chuyện “Cô bé trùm khăn đỏ”, xem lại tranh. Sau đó mời 4 học sinh nối nhau để kể lại 4 đoạn câu chuyện. Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới : Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa. Con người hơn loài vật, trở thành chúa tể của muôn loài vì có trí khôn. Trí khôn của con người để ở đâu? Có một con Hổ ngốc nghếch đã tò mò gặng hỏi một bác nông dân điều đó và muốn bác cho xem trí khôn của bác. Các em hãy nghe cô kể chuyện để biết bác nông dân đã hành động như thế nào để trả lời câu hỏi đó thoả mãn trí tò mò của Hổ. Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm: Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện. Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện. Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện: Chuyển lời kể linh hoạt từ lời người kể sang lời Hổ, lời Trâu, lời của bác nông dân cụ thể: Lời người dẫn chuyện: Vào chuyện kể với giọng chậm rãi, nhanh hơn, hồi hộp khi kể về cuộc trò chuyện giữa Hổ và bác nông dân, hào hứng ở đoạn kết truyện: Hổ đã hiểu thế nào là trí khôn. Lời Hổ: Tò mò, háo hức. Lời Trâu: An phận, thật thà. Lời bác nông dân: điềm tỉnh, khôn ngoan. Biết ngừng lại ở những chi tiết quan trọng để tạo sự mong đợi hồi hộp. Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh. Tranh 1 vẽ cảnh gì ? Câu hỏi dưới tranh là gì ? Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1. Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh1. Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện: Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em (vai Hổ, Trâu, bác nông dân và người dẫn chuyện). Thi kể toàn câu chuyện. Cho các em đeo mặt nạ hoá trang thành Hổ, thành Trâu, thành bác nông dân. Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho học sinh thực hiện với nhau. Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện này cho em biết điều gì ? 3.Củng cố dặn dò: Em thích nhân vật nào trong truyện ? Vì sao? Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện. 4 học sinh xung phong đóng vai kể lại câu chuyện “Cô bé trùm khăn đỏ”. Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn đóng vai và kể. Học sinh nhắc tựa. Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung câu truyện. Bác nông dân đang cày, con trâu dang rạp mình kéo cày. Hổ nhìn cảnh ấy vẻ mặt ngạc nhiên. Hổ nhìn thấy gì? 4 học sinh hoá trang theo vai và thi kể đoạn 1. Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể. Lần 1: Giáo viên đóng vai người dẫn chuyện và 3 học sinh đóng vai Hổ, Trâu và người nông dân để kể lại câu chuyện. Các lần khác học sinh thực hiện (khoảng 4 ->5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể). Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung. Hổ to xác nhưng ngốc nghếch không biết trí khôn là gì. Con người bé nhỏ nhưng có trí khôn. Con người thông minh tài trí nên tuy nhỏ vẫn buộc những con vật to xác như Trâu phải vâng lời, Hổ phải sợ hãi . Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. Học sinh nói theo suy nghĩ của các em. Rút kinh nghiệm . Sinh hoạt lớp I.Mục tiêu: -Học sinh nắm được ưu, khuyết điểm trong tuần qua để phát huy và sửa chữa -Nắm được phương hướng của tuần tới II.Tiến hành sinh hoạt: 1.Ổn định tổ chức: Cả lớp hát bài: Bốn phương trời 2.Báo cáo hoạt động trong tuần qua: -Lớp trưởng điều hành sinh hoạt -Các tổ trương báo cáo tình hình trong tuần qua -Lớp phó học tập nhận xét chung về các mặt -Ý kiến phát biểu của các bạn trong lớp -Lớp trưởng nhận xét tổng kết lại các ý kiến -Giáo viên tổng kết lại: Trong tuần qua, tất cả các em đều rất cố gắng trong học tập cũng như các phong trào Đội đề ra +Đồ dùng học tập đầy đủ +Trang phục đúng quy định +Làm tốt phong trào giữ vở, viết chữ đẹp +Sôi nổi xây dựng bài: Huyền My , Tuyết Nhung , Minh Khuê. *Tồn tại: -Một số em còn nói chuyện riêng: An , Anh , Sang . -Xếp loại tổ như sau: Tổ 1 : hạng nhất Tổ 2, 3: hạng nhì 3.Kế hoạch tuần tới: -Phát động phong trào thi đua học tốt -Duy trì sĩ số, xây dựng nề nếp lớp -Đồ dùng học tập đầy đủ -Trang phục sạch sẽ, đúng quy định 4.Tổ chức trò chơi: -Cả lớp thực hiện trò chơi “Con thỏ” -Hát tập thể bài “Cả nhà thương nhau” 5.Dặn dò: -Thực hiện tốt kế hoạch đề ra Tuần 28 Môn : Tập đọc BÀI: NGÔI NHÀ I.Yêu cầu: Kiến thức: -Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ : hàng xoan , xao xuyến , lảnh lót , thơm phức , mộc mạc ,ngõ . Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ , khỏ thơ . -Hiểu nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà . -Trả lời được câu hỏi 1(SGK) Kĩ năng: -Rèn cho HS đọcđúng , nhanh và trả lời thành thạo các câu hỏi trong bài Thái độ: -Giáo dục HS biết yêu quý ngôi nhà của mình . II.Chuẩn bị: -Tranh minh hoạ bài đọc SGK. III.Các hoạt động dạy học : TG Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Nhận xét bài KTĐK giữa học kỳ 2, rút kinh nghiệm cho học sinh. 2.Bài mới: GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: Đọc mẫu bài văn (giọng chậm rãi, tha thiết tình cảm). Tóm tắt nội dung bài: Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu. Hàng xoan: (hàng ¹ hàn), xao xuyến: (x ¹ s), lảnh lót: (l¹ n) Thơm phức: (phức ¹ phứt). Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. Các em hiểu như thế nào là thơm phức ? Lảnh lót là tiếng chim hót như thế nào ? Luyện đọc câu: Gọi học sinh đọc trơn câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó giáo viên gọi 1 học sinh đầu bàn đọc câu 1, các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp các câu còn lại. Luyện đọc đoạn ,bài (có 3 đoạn, theo 3 khổ thơ) Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau, mỗi khổ thơ là một đoạn. Đọc cả bài. Luyện tập: Ôn các vần yêu, iêu. Giáo viên treo bảng yêu cầu: Bài tập 1: Đọc những dòng thơ có tiếng yêu ? Bài tập 2: Tìm tiếng ngoài bài có vần iêu ? Bài tập 3: Nói câu có chứa tiếng mang vần iêu ? Giáo viên nhắc học sinh nói cho trọn câu để người khác hiểu, tránh nói câu tối nghĩa. Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét. 3.Củng cố tiết 1: Tiết 2 4.Tìm hiểu bài và luyện nói: Hỏi bài mới học. Gọi 2 học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi: Ở ngôi nhà mình bạn nhỏ + Nhìn thấy gì? Nghe thấy gì? Ngửi thấy gì? Đọc những câu thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu đất nước. Nhận xét học sinh trả lời. Giáo viên đọc diễn cảm cả bài. Gọi học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài văn. Luyện HTL một khổ thơ. Tổ chức cho các em thi đọc thuộc lòng một khổ thơ mà các em thích. Luyện nói: Nói về ngôi nhà em mơ ước. Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập. Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ: Qua tranh giáo viên gợi ý các câu hỏi giúp học sinh nói tốt theo chủ đề luyện nói. 5.Củng cố: Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học. 6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. Dọn nhà cửa sạch sẽ ngăn nắp. Học sinh chữa bài tập giữa học kỳ 2. Nhắc tựa. Lắng nghe. Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung. 5, 6 em đọc các từ khó trên bảng. Thơm phức: Mùi thơm rất mạnh, rất hấp dẫn. Tiếng chim hót liên tục nghe rất hay. Học sinh lần lượt đọc các câu theo yêu cầu của giáo viên. Các học sinh khác theo dõi và nhận xét bạn đọc. Đọc nối tiếp 3 em, thi đọc đoạn giữa các nhóm. 2 emđọc , lớp đồng thanh. Nghỉ giữa tiết Em yêu nhà em. Em yêu tiếng chim. Em yêu ngôi nhà. Các nhóm thi đua tìm và ghi vào giấy các tiếng có vần iêu ngoài bài, trong thời gian 2 phút, nhóm nào tìm và ghi đúng được nhiều tiếng nhóm đó thắng. Ví dụ: buổi chiều, chiếu phim, chiêu đãi, kiêu căng . Đọc mẫu câu trong bài (Bé được phiếu bé ngoan) Các em chơi trò chơi thi nói câu chứa tiếng tiếp sức. Hai em đọc bài 2 em đọc. Nhìn thấy: Hàng xoan trước ngỏ hoa nở như mây từng chùm. Nghe thấy: Tiếng chim đầu hồi lảnh lót. Ngửi thấy: Mùi rơm rạ trên mái nhà, phơi trên sân thơm phức. Học sinh đọc: Em yêu ngôi nhà. Gỗ tre mộc mạc Như yêu đất nước Bốn mùa chim ca. Học sinh rèn đọc diễn cảm. Học sinh rèn HTL theo hướng dẫn của giáo viên và thi đọc HTL khổ thơ theo ý thích. Lắng nghe. Học sinh luyện nói theo hướng dẫn của giáo viên. Chẳng hạn: Các em nói về ngôi nhà các em mơ ước. Nhà tôi là một căn hộ tập thể tầng 3. Nhà có ba phòng rất ngăn nắp ấp cúng. Tôi rất yêu căn hộ này nhưng tôi mơ ước lớn lên đi làm có nhiều tiền xây một ngôi nhà kiểu biệt thự, có vườn cây, có bể bơi. Tôi đã thấy những ngôi nhà như thế trên báo, ảnh, trên ti vi. Học sinh khác nhận xét bạn nói về mơ ước của mình. Nhắc tên bài và nội dung bài học. 1 học sinh đọc lại bài. Thực hành ở nhà. Rút kinh nghiệm . Môn : Tập đọc BÀI: QUÀ CỦA BỐ. I.Yêu cầu: Kiến thức: -Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ : lần nào , luôn luôn , về phép , vững vàng . . Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ , khổ thơ . -Hiểu nội dung bài: Bố là bộ đội ngoài đảo xa , bố rất nhớ và yêu em . -Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK) Kĩ năng: -Rèn cho HS đọcđúng , nhanh và trả lời thành thạo các câu hỏi trong bài Thái độ: -Giáo dục HS biết kính trọng , yêu thương bố , mẹ . II.Chuẩn bị: -Tranh minh hoạ bài đọc SGK. III.Các hoạt động dạy học : TG Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Hỏi bài trước. Gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng 1 khổ thơ trong bài: “Ngôi nhà” và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK. Gọi 2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: xao xuyến,lảnh lót, thơm phức, trước ngỏ. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng. Hôm nay chúng ta học bài thơ về bố. Bố của bạn nhỏ trong bài này đi bộ đội bảo vệ đất nước. Bố ở đảo xa, nhớ con gủi cho con rất nhiều quà. Chúng ta cùng xem bố gửi về những quà gì nhé. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: Đọc mẫu bài thơ (giọng chậm rãi tình cảm nhấn giọng ở khổ thơ thứ hai khi đọc các từ ngữ: nghìn cái nhớ, nghìn cái thương, nghìn lời chúc, nghìn cái hôn). Tóm tắt nội dung bài. Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu. Lần nào: (l¹ n), về phép: (về ¹ dề), luôn luôn: (uôn ¹ uông), vững vàng: (âm v và dấu ngã) Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. Các em hiểu như thế nào là vững vàng ? thế nào là đảo xa ? Luyện đọc câu: Gọi em đầu bàn đọc câu thứ nhất (dòng thứ nhất). Các em sau tự đứng dậy đọc câu nối tiếp. Luyện đọc đoạn và cả bài thơ: Đọc nối tiếp từng khổ thơ. Thi đọc cả bài thơ. Giáo viên đọc diễn cảm lại bài thơ. Đọc đồng thanh cả bài. Luyện tập: Ôn vần oan, oat. Giáo viên treo bảng yêu cầu: Bài tập 1: Tìm tiếng trong bài có vần oan ? Bài tập 2: Nói câu chứa tiếng có mang vần oan, oat ? Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét. 3.Củng cố tiết 1: Tiết 2 4.Tìm hiểu bài và luyện nói: Hỏi bài mới học. Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi: Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đâu ? Bố gửi cho bạn những quà gì ? Nhận xét học sinh trả lời. Giáo viên đọc lại bài thơ và gọi 2 học sinh đọc lại. HTL cả bài thơ: Tổ chức cho các em thi đọc HTL theo bàn, nhóm . Thực hành luyện nói: Chủ đề: Hỏi nhau về nghề nghiệp của bố. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh nói về nghề nghiệp của bố mình. Gọi 2 học sinh thực hành hỏi đáp theo mẫu SGK. Tổ chức cho các em đóng vai theo cặp để hỏi đáp về nghề nghiệp của bố mình.. 5.Củng cố: Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học. 6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. Học sinh nêu tên bài trước. 2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi: Học sinh viết bảng con và bảng lớp. Nhắc tựa. Lắng nghe. Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung. Vài em đọc các từ trên bảng. Vững vàng: có nghĩa là chắc chắn. Đảo xa: Vùng đất ở giữa biển, xa đất liền. Học sinh nhắc lại. Đọc nối tiếp theo yêu cầu giáo viên. Đọc nối tiếp 3 em, đọc cả bài thơ. 2 em thuộc 2 dãy đại diện thi đọc bài thơ. 2 emđọc, lớp đồng thanh. Nghỉ giữa tiết ngoan. Đọc câu mẫu câu trong bài (Chúng em vui liên hoan. Chúng em thích hoạt động.) Học sinh thi nói câu có chứa tiếng mang vần oan, oat. Bạn Hiền học giỏi môn toán. Bạn Hoa đoạt giải nhất viết chữ đẹp cấp huyện., 2 em đọc Quà của bố. Bố bạn nhỏ là bộ đội ở đảo xa. Nghìn cái nhớ, nghìn cái thương, nghìn lời chúc, nghìn cái hôn. Bố gửi cho con những nổi nhớ thương, những lời chúc con khoẻ, ngoan, học giỏi và rất nhiều cái hôn. Học sinh lắng nghe và đọc lại bài thơ. Học sinh tự nhẩm và đọc thi giữa các nhóm. Học sinh luyện nói theo gợi ý của giáo viên: Hỏi: Bố bạn làm nghề gì? Đáp: Bố mình là bác sĩ. Bố bạn cớ phải là thợ xây không? Lớn lên bạn có thích theo nghề của bố không? Bố bạn là phi công à? Bố bạn thường có ở nhà không? Bạn có muốn trở thành phi công như bố mình không? Học sinh nêu tên bài và đọc lại bài 2 em. Thực hành ở nhà. Rút kinh nghiệm . Môn : Chính tả BÀI : QUÀ CỦA BỐ I.Yêu cầu: Kiến thức: -Nhìn bảng chép lại đúng khổ thơ 2 bài Quà của bố khoảng 10 – 12 phút. -Điền đúng chữ s hay s ; vần im hay iêm vào chỗ trống . Làm được bài tập 2 a và 2b Kĩ năng: - Rèn cho HS viết đúng chính tả, khoảng cách, cỡ chữ . Thái độ: - Giáo dục HS tính cẩn thận, chịu khó . II.Chuẩn bị: -Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung khổ thơ cần chép và các bài tập 2a, 2b. .III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.KTBC : Chấm vở những học sinh giáo viên cho về nhà chép lại bài lần trước. Gọi 2 học sinh lên bảng làm lại bài tập 2 và 3 tuần trước đã làm. Gọi học sinh nêu lại quy tắc viết chính tả K + i, e, ê và cho ví dụ. Nhận xét chung về bài cũ của học sinh. 2.Bài mới: GV giới thiệu bài ghi tựa bài. 3.Hướng dẫn học sinh tập chép: Gọi học sinh nhìn bảng đọc khổ thơ cần chép (giáo viên đã chuẩn bị ở bảng phụ). Cả lớp đọc thầm đoạn văn và tìm những tiếng các em thường viết sai: gửi, nghìn thương, chúc. Giáo viên nhận xét chung về viết bảng con của học sinh. Thực hành bài viết (chép chính tả). Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 2 ô, phải viết hoa chữ cái bắt đầu mỗi dòng thơ. Cho học sinh nhìn bài viết ở bảng từ hoặc SGK để viết. Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả: Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở. Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết. Thu bài chấm 1 số em. 4.Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt bài tập 2a. Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của các bài tập. Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm. Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. 5.Nhận xét, dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà chép lại khổ thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập. Chấm vở những học sinh yếu hay viết sai đã cho về nhà viết lại bài. 2 học sinh làm bảng. 3 học sinh nêu quy tắc viêt chính tả đã học. Học sinh khác nhận xét bài bạn làm trên bảng. Học sinh nhắc lại. 2 học sinh đọc, học sinh khác dò theo bài bạn đọc trên bảng từ. Học sinh đọc thầm và tìm các tiếng khó hay viết sai, những từ học sinh sai phổ biến trong lớp. Học sinh viết vào bảng con các tiếng hay viết sai. Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. Học sinh tiến hành chép bài vào tập vở. Học sinh đổi vở và sữa lỗi cho nhau. Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên. Điền chữ s hay x. Các em thi đua nhau tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 2 học sinh. Giải Xe lu, dòng sông Học sinh nêu lại bài viết và các tiếng cần lưu ý hay viết sai, rút kinh nghiệm bài viết lần sau. Môn : Tập đọc BÀI: VÌ BÂY GIỜ MẸ MỚI VỀ ( TIẾT 1) I.Yêu cầu: Kiến thức: -Đọc trơn cả bài .Đọc đúng các từ ngữ : khóc òa , hoảng hốt , cắt bánh .Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu . Kĩ năng: -Rèn cho HS đọcđúng , nhanh toàn bài . Thái độ: -Giáo dục HS tính tích cực , tự giác trong học tập . II.Chuẩn bị : -Tranh minh hoạ bài đọc SGK. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Hỏi bài trước. Gọi 2 học sinh đọc bài: “Quà của bố” và trả lời các câu hỏi SGK. .GV nhận xét chung. 2.Bài mới: GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: Đọc mẫu bài văn (giọng người mẹ hoảng hốt khi thấy con khóc oà lên, giọng ngạc nhiên khi hỏi “Sao đến bay giờ con mới khóc ?”. Giọng cậu bé nũng nịu. Tóm tắt nội dung bài: Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu. Cắt bánh: (cắt ¹ cắc) Đứt tay: (ưt ¹ ưc), hoảng hốt : (oang ¹ oan) Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. Các em hiểu như thế nào là hoảng hốt ? Luyện đọc câu: Học sinh đọc từng câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó nối tiếp nhau đọc từng câu. Gọi học sinh đọc nối tiếp câu theo dãy. Luyện đọc đoạn, bài: Yêu cầu các em nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài Đọc cả bài . Đọc đồng thanh cả bài. Luyện tập: Ôn các vần ưt, ưc: Giáo viên treo bảng yêu cầu: Bài tập 1: Tìm tiếng trong bài có vần ưt? Bài tập 2: Tìm tiếng ngoài bài có vần ưt, ưc? Giáo viên nêu tranh bài tập 3: Nói câu chứa tiếng có mang vần ưt hoặc ưc. Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét. 3.Củ
File đính kèm:
- Hoc_van_HKII.doc