Giáo án các môn Lớp 1 - Năm học 2019-2020 - Bùi Thị Hiền

I. Mục Tiêu: Học sinh biết được:

 - Trẻ em có quyền có họ tên, quyền được đi học, biết tên trường, lớp, thầy cô giáo.

 - Rèn cho học sinh tính giản dị, biết nói lên sở thích của mình và biết giới thiệu tên mình trước mọi người.

 - Biết yêu qúi bạn bè, thầy giáo, cô giáo, vui thích khi được đi học.

 * Kns: Tự giới thiệu về bản thân, tự tin, kĩ năng trình bày suy nghĩ.

II. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học:

 - Phương pháp: trò chơi, thảo luận nhóm. Kỹ thuật: Động não, trình bày 1 phút.

III. Các phương tiện dạy - học: Vở bài tập đạo đức 1, bài hát đi học.

IV. Các hoạt động dạy - học:

 

docx11 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn Lớp 1 - Năm học 2019-2020 - Bùi Thị Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ sáu ngày 31 tháng 1 năm 2020
TIẾNG VIỆT
 LUYỆN TẬP
 ------------------------------------
ÔN TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
 - củng cố về cchs thực hiện được phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 20.
 - Trừ nhẩm dạng 17 – 3 
 - Ý thức chăm học, sáng tạo.
II/ Đồ dùng dạy - học: - Bảng con, bảng phụ, đồ dùng cho trò chơi.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Bài tập 3 / SGK trang 110
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Bài 1: Đặt tính rồi tính. 
- GV cho HS nhắc lại cách đặt tính.
13 - 3 ; 14 - 2 ; 15 - 3
Bài 2 Tính nhẩm 
- GV viết bảng : 15 – 3 =?
- Hướng dẫn HS tính nhẩm theo cách thuận tiện nhất:
+ Có thể nhẩm ngay: Lấy 15 trừ 3 bằng 12 . 
+ Có thể nhẩm theo hai bước: 
 Bước 1: 5 trừ 3 bằng 2
 Bước 2: 10 cộng 2 bằng 12
+ Có thể nhẩm theo cách bớt 1 liên tiếp: 15 bớt 1 còn 14, 14 bớt 1 còn 13, 13 bớt 1 còn 12, 
Bài 3 Tính (dòng 1)
- GV nêu: 15 + 2 – 1 = ?
- GVtheo dõi uốn nắn hs
4. Củng cố: Trò chơi tiếp sức (bài tập 4)
5. Nhận xét - Dặn dò: 
- Khen HS học tốt.
- Chuẩn bị bài: Phép trừ dạng 17 – 7.
- HS hát tập thể.
- HS làm trên bảng lớp.
- HS khác chữa bài, nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài.
- 1 – 2 em nhắc lại, cả lớp làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
 - HS làm vào vở
 - Chữa bài, nhận xét.
- 1 em nêu cách tính: Lấy số thứ nhất cộng cho số thứ hai, lấy kết quả trừ cho số còn lại.
- HS làm vào bảng con.
- Khi chữa bài HS nêu cách tính.
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Đánh giá, nhận xét được ưu khuyết điểm trong tuần. Đề ra phương hướng, nhiệm vụ tuần sau.
 - Rèn kĩ năng hợp tác, mạnh dạn xậy dựng, đóng góp ý kiến trước tập thể. 
 - Giáo dục các em có ý thức xây dựng tập thể, tinh thần phê và tự phê tốt, phát huy được những ưu điểm và khắc phục những khuyết điểm còn mắc phải trong tuần.
II. Các HĐ dạy và học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần.
 *Tổng kết :
- GV : cho học sinh nêu :
+ Chuyên cần .Vệ sinh .Trang phục . Học tập. Nề nếp
- GV: nhắc nhở HS chuẩn bị ôn bài trước khi đến lớp
- GV đánh giá, nhận xét chung (ưu điểm, tồn tại về các mặt).
- Tổ chức bình chọn tổ, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc có tiến bộ. 
 3. Triển khai kế hoạch tuần 21:
 a. Về học tập:
 - Học chuyên cần
 - Kt bài đầu giờ 
 - Giúp các bạn còn chậm 
 - Học bài và làm bài tốt trước khi đến lớp. 
 - Bồi dưỡng hs có năng khiếu, giúp đỡ hs có nguy cơ chưa hoàn thành chương lớp học. 
 - Nhắc học sinh ăn mặc phù hợp theo mùa, đúng đồng phục của trường.
- Tham gia thi giải toán trên mạng...
 - Thực hiện tốt luật giao thông, .....
b. Nề nếp:
- Xây dựng nền nếp lớp, thể dục, vệ sinh,
 - Phân công nhiệm vụ cho các tổ.
c. Thực hiện các phong trào của liên đội 
- Tiếp tục thực hiện phong trào nuôi heo đất.
- Tham gia chương trình : Góp một quyển truyện đọc nghìn quyển truyện."
- Lớp trưởng nhận xét chung. 
- Các tổ trưởng: 
+ Báo cáo tình hình chung của tổ trong tuần qua (về học tập, nề nếp thể dục, vệ sinh, thực hiện các phong trào). 
+ Xếp loại từng tổ viên.
- Các tổ khác tham gia ý kiến. 
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- Lắng nghe và bổ sung ý kiến. 
- HS lắng nghe để thực hiện.
ÔN TIẾNG VIỆT: Tiết 62
 LUYỆN TẬP
 --------------------------------
 ÔN TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 20.
- Thực hiện trừ nhẩm dạng 17 – 3
- Ý thức ôn tập chu đáo. 
II/ Đồ dùng dạy - học: - Bảng con, bảng phụ, đồ dùng cho trò chơi.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Bài 1: Đặt tính rồi tính. 
- GV cho HS nhắc lại cách đặt tính.
Bài 2 Tính nhẩm 
- GV viết bảng : 17 – 3 =?
- Hướng dẫn HS tính nhẩm theo cách thuận tiện nhất:
+ Có thể nhẩm ngay: Lấy 17 trừ 3 bằng 14 . 
 Có thể nhẩm theo cách bớt 1 liên tiếp: 17 bớt 1 còn 16, 16 bớt 1 còn 15, 15 bớt 1 còn 14, 
Bài 3 Tính (dòng 1)
- GV nêu: 14 + 2 – 1 = ?
- GVtheo dõi uốn nắn hs
4. Củng cố: Trò chơi tiếp sức (bài tập 4)
5. Nhận xét - Dặn dò: 
- Khen HS học tốt.
- Chuẩn bị bài: Phép trừ dạng 17 – 7.
- HS hát tập thể.
17 - 3 16 - 2
17 - 4 17 - 2
- 1 HS làm trên bảng lớp.
- 4 HS khác chữa bài, nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài.
- 1 – 2 em nhắc lại, cả lớp làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
 - HS làm vào vở
 - Chữa bài, nhận xét.
- 1 em nêu cách tính: Lấy số thứ nhất cộng cho số thứ hai, lấy kết quả trừ cho số còn lại.
- HS làm vào bảng con.
- Khi chữa bài HS nêu cách tính.
TUẦN 1
Thứ hai ngày 26 tháng 8 năm 2019
VĂN HÓA GIAO THÔNG: Tiết 1
ĐỘI MŨ BẢO HIỂM
----------------------------------------
TIẾNG VIỆT: Tiết 1; 2 
 LÀM QUEN
 ----------------------------------------
Thứ ba ngày 27 tháng 8 năm 2019
TIẾNG VIỆT: Tiết 3, 4
ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
--------------------------------------------
TOÁN: Tiết 1
TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I. Muc tiêu:
 - Nhận biết những việc thường làm trong các tiết học Toán 1
 - Bước đầu biết yêu cầu cần đạt trong học Toán 1
 - Học sinh nhanh nhẹn, tích cực tham gia hoạt động tiết học.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 - Sách giáo khoa, bảng con, bộ đồ dùng học toán, các đồ dùng học toán.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Lồng ghép vào bài mới
Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt Động 1: Hướng dẫn sử dụng sách
+ Cách tiến hành
Giáo viên đưa sách Toán 1
- Giáo viên mở sách : Mỗi tiết học có 1 phiếu. Tên bài học được đặt ở đầu trang tiếp tới là bài học, phần thực hành.
Giáo viên đưa bộ đồ dùng Toán 
- Giáo viên nêu công dụng của bộ đồ dùng.
- Nhận biết hình vuông, học đếm, làm tính.
* Hoạt Động 2: Làm quen một số hoạt động học tập Toán. 
- Các em thảo luận tranh xem tiết học gồm những hoạt động nào.
* Yêu cầu khi học Toán.
- Học Toán 1 các em biết được những gì? 
- GV chốt:
Làm tính cộng trừ.
Nhìn hình vẽ nêu được đề Toán.
Biết giải Toán.
Biết đo độ dài, giải Toán .
- Muốn học giỏi Toán chúng ta phải làm gì ?
4. Củng cố:
- Hệ thống kiến thúc vừa học.
5. Dặn dò :- Nhận xét tiết học.
- Học sinh làm theo hướng dẫn.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh mở sách.
- Học sinh nêu tên đồ dùng.
Que tính.
Hình vuông.
- Học sinh thảo luận.
- Ảnh 1: Học sinh làm việc với que tính, các hình, bìa.
- Ảnh 2: Đo độ dài bằng thước.
- Ảnh 3: Học sinh làm việc chung trong lớp.
- Ảnh 4: Học nhóm.
- Hs lần lượt nêu những hiểu biết của mình. Lớp nhận xét.
- Đi học đều, học thuộc bài, làm bài đầy đủ, suy nghĩ.
- Cá nhân, lớp.
ĐẠO ĐỨC: Tiết 1
EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (T1)
I. Mục Tiêu: Học sinh biết được:
 - Trẻ em có quyền có họ tên, quyền được đi học, biết tên trường, lớp, thầy cô giáo.
 - Rèn cho học sinh tính giản dị, biết nói lên sở thích của mình và biết giới thiệu tên mình trước mọi người.
 - Biết yêu qúi bạn bè, thầy giáo, cô giáo, vui thích khi được đi học.
 * Kns: Tự giới thiệu về bản thân, tự tin, kĩ năng trình bày suy nghĩ.
II. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học: 
 - Phương pháp: trò chơi, thảo luận nhóm. Kỹ thuật: Động não, trình bày 1 phút.
III. Các phương tiện dạy - học: Vở bài tập đạo đức 1, bài hát đi học.
IV. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: Hát
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Vòng tròn giới thiệu tên
* Kns: Giáo viên giới thiệu và tổ chức trò chơi: đầu tiên bạn thứ nhất giới thiệu tên, sau đó đến bạn thứ 2,3,4,5
à Giáo viên quan sát, gợi ý, giúp đỡ.
- Các em có thích trò chơi này không, vì sao?
- Qua trò chơi, em đã biết được tên những bạn nào?
- Khi nghe giới thiệu tên mình em có thích vậy không ?
à Qua trò chơi này em biết được, mỗi người đều có một cái tên. Trẻ em cũng có quyền có họ tên.
* Hoạt Động 2: HS tự giới thiệu về sở thích của mình.
+ Cách tiến hành:
- Các em tự kể cho nhau nghe về sở thích của mình.
- GV cử 1 em làm phóng viên đến hỏi sở thích của từng bạn.
à Mỗi người đều có sở thích riêng. Vì vậy các em phải biết tôn trọng sở thích của nhau.
* Hoạt động 3: Kể về ngày đầu tiên đi học
- Em có mong chờ tới ngày được vào lớp 1 không ?
- Bố mẹ đã mua sắm những gì để chuẩn bị cho ngày đầu tiên em đi học.
- Em có thấy vui khi mình là HS lớp 1 không? vì sao? 
- Em có thích trường lớp mới của mình không ?
- Vậy em sẽ làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 1.
- Được đi học là niềm vui, là quyền lợi của trẻ em.
- Em rất vui và tự hào vì mình là học sinh lớp một.
- Em và các bạn sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan.
3. Củng cố:
- GV hệ thống nội dung đã học.
4. Nhận xét- Dăn dò:
- Tuyên dương, nhắc nhở hs. Về ôn bài chuẩn bị bài sau.
- Lớp chia thành 5 nhóm. Mỗi nhóm 1 vòng tròn.
- Học sinh giới thiệu tên.
- Vì biết tên của nhiều bạn.
- Hs lần lược nêu.
- Hai em một nhóm trao đổi với nhau.
- Em rất mong tới ngày được vào lớp một.
- Tập vở, quần áo, viết, bảng
- Vui, vì có thêm nhiều bạn, thầy cô giáo.
- Em sẽ cố gắng học chăm ngoan.
ÔN TIẾNG VIỆT: Tiết 2
ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
------------------------------
 ÔN TOÁN: Tiết 2
TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
 I. Muc tiêu:
 - Củng cố giúp hs nhận biết những việc thường làm trong các tiết học Toán 1.
 - Bước đầu có kĩ năng sử dụng đồ dùng và một số hoạt động học tập Toán
 - Học sinh tích cực tham gia hoạt động ôn tập.
II. Đồ dùng dạy - học: VBT, bảng con, bộ đồ dùng học toán.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài cũ: Lồng ghép vào bài mới
3. Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt Động 1: Ôn tập về sử dụng sách
- Y/c hs mở sách. nêu các kí hiệu sgk, phần thực hành,...
- GV nhận xét bổ sung.
- Giáo viên đưa bộ đồ dùng Toán cầm lần lượt các que tính, các hình,... có trong bộ đồ dùng y/c nêu công dụng ?
- GV củng cố về nhận biết hình vuông, hình tròn, tam giác, thước...
* Hoạt Động 2: Các hoạt động học tập Toán 
- Làm quen một số hoạt động học tập Toán. 
- Các em thảo luận xem tranh, đếm số bông hoa, con vật, hình tròn,...
- GV chốt:
Làm tính cộng trừ.
Nhìn hình vẽ nêu phép tính.
Biết giải Toán.
Biết đo độ dài, giải Toán .
4. Củng cố:
- Hệ thống kiến thúc vừa học.
5. Nhận xét - Dặn dò :
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài tiết 2
- Học sinh làm theo yêu cầu của gv
- Học sinh nêu tên đồ dùng và công dung - Lớp nhận xét
- Học sinh thảo luận.
- Hs quan sát đếm, lần lượt trình bày. Lớp nhận xét.
- Đi học đều, học thuộc bài, làm bài đầy đủ, suy nghĩ để làm tốt bài.
- Cá nhân, lớp.
Thứ sáu ngày 30 tháng 8 năm 2019
TIẾNG VIỆT: Tiết 9;10
 LUYỆN TẬP - TRÒ CHƠI CỦNG CỐ KĨ NĂNG
--------------------------------
TOÁN: Tiết 4
HÌNH TAM GIÁC
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhận biết và nêu đúng tên của hình tam giác.
- Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các vật thật và đồ dùng của mình.
- Giáo dục học sinh siêng năng học tập.
 II. Đồ dùng dạy - học: Một số hình tam giác. Vật thật có hình tam giác.
 - Sách giáo khoa. Bộ đồ dùng học Toán 
 III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định : Hát
2.Bài cũ : Nhận dạng hình vuông - hình tròn.
 3. Bài mới : Giới thiệu bài
*Hoạt động 1 : Giới thiệu hình tam giác
- Học sinh nắm được tên hình 	
- Giáo viên lần lượt giơ từng hình tam giác và nói “ Đây là hình tam giác”
- Lấy hình tam giác trong bộ đồ dùng học Toán 
- Tìm những vật có hình tam giác
- GV nhận xét
*Hoạt động 2 : Thực hành
+ Học sinh nhận ra hình tam giác, xếp được các hình đồ vật.
- Lấy bộ học Toán. Tìm những hình tam giác
hình cái nhà, cây, thuyền,...
*Hoạt động 3: Luyện tập ở sách giáo khoa
- Nêu vật có hình tam giác ở sách giáo khoa.
- Tô màu các hình tam giác.
- Giáo viên nhận xét chấm vở.
4.Củng cố: Đưa một số đồ vật, y/c hs nhận diện hình tam giác.
5. Nhận xét - Dặn dò:
- NX tiết học. Về tìm vật có các hình tam giác.
+ Lớp, cá nhân.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh lấy hình tam giác.
- Hs tìm và nêu
- Hs thực hiện nhóm đôi.
- Học sinh lấy hình tam giác ra riêng. Hai bạn xếp chung hình.
+ Lớp, cá nhân.
- Học sinh nêu vật có hình tam giác ở sách giáo khoa, tô màu.
- NX bạn làm đẹp, đúng.
- Hs nêu, nhận xét.
SINH HOẠT CUỐI TUẦN 1
I. Mục tiêu:
 - Đánh giá các hoạt động tuần qua, đề ra kế hoạch tuần 2.
 - Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể.
 - GDHS ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Đánh giá các hoạt động trong tuần
a)Hạnh kiểm: NX về
- Các em có tư tưởng đạo đức tốt.
- Đi học chuyên cần, biết giúp đỡ bạn bè.
- Có ý thức trong học tập, vệ sinh tương đối sạch sẽ.
b) Học tập: NX về
 - Các em có ý thức học tập tốt, hoàn thành bài trước khi đến lớp. Hợp tác với bạn, gv trong các tiết học.
- Chữ viết, giữ gìn và bảo quản sách, đồ dùng,...
 - KT bài 15 phút đầu giờ tốt.
 c) Các hoạt động khác:
- Tham gia sinh hoạt sao đầy đủ.
- Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc.
- Đi học đúng giờ, đồng phục,...
2. Kế hoạch tuần 2
- Tiếp tục phát huy những việc đã làm tốt
- Thực hiện tốt kế hoạch do nhà trường và đội đề ra.
- Duy trì tốt nề nếp qui định của trường ,lớp.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
* Biện pháp:
- Động viên, tuyên dương kịp thời trước mỗi sự tiến bộ của HS.
- Nhắc nhở HS việc học bài và làm bài ở nhà. 
- Liên hệ kịp thời với phụ huynh đối với những học sinh học còn yếu.
- HS lắng nghe
- Ý kiến của các tổ trưởng
- HS lắng nghe để thực hiện
ÔN TIẾNG VIỆT: Tiết 3
 LUYỆN TẬP - TRÒ CHƠI CỦNG CỐ KĨ NĂNG
--------------------------------
ÔN TOÁN: Tiết 3
HÌNH TAM GIÁC
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Nhận biết được hình tam giác, nói đúng tên hình.
- Rèn kĩ năng nhận dạng hình chính xác.
- Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học.
 II. Đồ dùng dạy học: Một số hình tam giác có các kích thước khác nhau. Một số vật thật có hình tam giác. 
III. Các hoạt động dạy và học: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Bài cũ: Bài “ Nhiều hơn. ít hơn”
 - So sánh số cửa sổ và số cửa ra vào trong lớp.
 - So sánh số bảng con và bảng lớn 
 2. Bài mới: 
 a) Dạy hình tam giác 
 *Giới thiệu một số hình tam giác. 
c) Thực hành 
 Bài 1, 2 .3 ( VBT ) 
 - HD tô màu các hình vuông.
Bài 4 : (VBT ) 
 - Hd gấphình tam giác.
4. Củng cố dặn dò:
- HS quan sát trả lời
- HS nêu hình tam giác 
- Nêu một số đồ dùng có dạng hình
HS lấy hình tam giác ở bộ đồ dùng để nhận biết, đọc tên. 
- HS dùng bút chì màu tô vào các hình vuông (có thể dùng màu khác nhau ) 
- HS khá giỏi gấp được các hình tam giác.
 - HS tự nêu các đồ vật có hình Tam giác
TỰ NHIÊN XÃ HỘI: Tiết 1
 CƠ THỂ CHÚNG TA
 I. Muc tiêu: 
- Kể được tên các bộ phận chính của cơ thể người gồm: Đầu, mình, và tay chân.
- Học sinh biết được một số cử động của đầu, cổ, mình, tay chân.
- Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để tăng cường sức khỏe và phát triển cơ thể.
 II. Đồ dùng dạy - học: Hình vẽ trong sách giáo khoa. VBTTNXH.
 III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động: 
Giới thiệu : Môn tự nhiên xã hội lớp 1. sách
Bài mới : Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát tranh
- Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể
- Quan sát tranh sách giáo khoa, hãy nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
- Treo tranh - Chỉ tranh và nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương, sửa sai.
à Cơ thể người có 3 bộ phận chính: Đầu, mình, và tay chân.
Hoạt động 2: Quan sát tranh.
- Học sinh quan sát tranh về hoạt động của 1 số bộ phận của cơ thể.
- Giáo viên giao mỗi nhóm qs một tranh về hoạt động của từng bộ phận.
- Giáo viên theo dõi, uốn nắn.
àKết luận
+ Cơ thể của chúng ta gồm có mấy phần.
+ Phần đầu cơ thể thực hiện được các hđ gì ?
+ Phần mình có thể làm được động tác nào ?
+ Phần tay, chân có các hoạt động nào ?
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò
- Hd hs tập một hoặc hai động tác thể dục 
( gây hứng thú, rèn luyện thân thể)
- Giáo viên theo dõi uốn nắn cho từng em.
à Để cơ thể phát triển tốt, các em cần phải năng tập thể dục hàng ngày.
- Nhận xét tiết học
- Hs quan sát sgk
- Hs lần lược chỉ và trình bày
- Hs nhắc lại ghi nhớ.
- Học sinh quan sát các bạn trong tranh đang làm gì ?
- Thực hiện động tác: cúi đầu, ngửa cổ.
- Học sinh quan sát, nhận xét.
Có 3 phần: Đầu, mình và tay chân.
- Ngửa cổ, cuối đầu, ăn, nhìn.
- Cúi mình
- Cầm, giơ tay, đá bóng.
- Học sinh thực hành.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cac_mon_lop_1_nam_hoc_2019_2020_bui_thi_hien.docx