Giáo án môn học khối 3 - Tuần số 19

Thứ ba, ngày 8 tháng 1 năm 2013.

Toán Luyện tập

I/ Mục tiêu:

- Biết đọc viết các số có 4 chữ số (Trường hợp các chữ số đều khác 0).

- Biết thứ tự của các số có 4 chữ số trong dáy số.

- Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn (Từ 1000 đến 9000).

HSKG làm thêm bài 3c.

II/ Chuẩn bị:

 * GV: Bảng phụ, phấn màu .

 * HS: VBT, bảng con.

III/ Các hoạt động:

1. Bài cũ: Các số có 4 chữ số

- Một HS đọc các số bài tập 2 .

- Nhận xét ghi điểm.

2. Giới thiệu và nêu vấn đề.

Giới thiệu bài – ghi tựa.

 

doc22 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 666 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn học khối 3 - Tuần số 19, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
răm năm mươi lăm: 5555 
..............................
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Cả lớp làm vào bảng con.
- 5 HS lên chơi trò tiếp sức.
- 4444 : Bốn nghìn bốn trăm bốn mươi tư.
- 8781 : Tám nghìn bảy trăm tám mươi mốt.
- 7155 : Bảy nghìn một trăm năm mươi lăm
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Dãy số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.
- 2 Hs lên bản bài làm. Hs cả lớp làm vào VBT.
- HS nêu yêu cầu.
- 7 HS lên bảng điền- Đọc số vừa điền.
- Nêu quy luật điền số.
3 . Tổng kết – dặn dò. 
Chuẩn bị bài: Các số có 4 chữ số (tiếp theo). 
Nhận xét tiết học.
_______________________________________
Tập đọc:
 Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”
II/ Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc đúng giọng đọc một bản báo cáo.
- Hiểu nội dung một báo cáo hoạt động của tổ, lớp (Trả lời được các CH trong SGK)
II/ Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa bài học trong SGK. 
III/ Các hoạt động:
 1 . Bài cũ: Đọc bài : Hai Bà Trưng- 3 HS đọc
 Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa?
 - GV nhận xét bài cũ.
2 Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
3 . Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các câu, đoạn văn.
Gv đọc diễm cảm toàn bài.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
 ( Hướng dẫn tương tự bài trước)
- Gv theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
 - Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Gv yêu cầu cả lớp đọc thầm báo cáo. Trả lời câu hỏi + Theo em, báo cáo trên là của ai?
+ Bạn đó báo cáo với những ai?
- Gv mời 1 Hs đọc lại bài (từ mục A đến hết).( Yêu cầu thảo luận nhóm)
+ Báo cáo gồm những nội dung nào?
- Gv hỏi: Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì?
- Gv chốt lại: 
Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
- HS luyện đọc cá nhân
- HS nêu câu hỏi để hỏi bạn nội dung trong SGK
Mở rộng HSG: Dựa vào nội dung bài học, em hãy nói ngắn gọn: Bản báo cáo hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua
PP: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành.
- Học sinh lắng nghe.
- Hs quan sát tranh.
- Hs đọc từng câu.
- Hs luyện đọc các từ khó.
- Hs đọc từng đoạn trước lớp
- Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
PP: Hỏi đáp, đàm thoại, giảng giải.
Hs đọc thầm đoạn 1 và 2, 3.
- HS đọc thầm bài.
- Bạn lớp trưởng.
- Với tất cả .......tháng thi đua “ Noi gương chú bộ đội”.
- Hs đọc.
Nêu nhận xét về các mặt hoạt động của lớp: học tập, lao động, các công tác khác. Cuối cùng là đề nghị khen thưởng những tập thể và cá nhân tốt nhất. 
+ Để thấy lớp thực hiện đợt thi đua như thế nào?
+ Để biểu dương những tập thể và cá nhân.
+ Tổng kết thành tích của lớp, của tổ, của cá nhân.
PP: Kiểm tra
Hs luyện đọc cá nhân.
- HSKG nêu ngắn gọn.
Hs nhận xét.
4.Tổng kết – dặn dò.
Về nhà luyện đọc thêm, tập trả lời câu hỏi.
Chuẩn bị bài:Ở lại với chiến khu.
 Chính tả:
 (Nghe - viết) : Hai Bà Trưng.
I/ Mục tiêu:
- Nghe và viết chính xác , trình bày đoạn 4 của bài “ Hai Bà Trưng ” .TRình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập chính tả, điền vào chỗ trống tiếng có âm l/n hoặc iêt/iêc
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ viết BT2.	 
 * HS: VBT, bảng con.
II/ Các hoạt động:
1 Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa. 
2 Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc toàn bài viết chính tả.
 - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại đoạn viết viết.
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi:
 + Các chữ Hai Bà Trưng trong bài được viết như thế nào ? Vì sao?
+ Tìm các tên riêng trong bài chính tả? Các tên riêng đó viết như thế nào? 
- Gv hướng dẫn Hs viết ra nháp những chữ dễ viết sai: lần lượt, sụp đổ, khởi nghĩa, lịch sử.
- Gv đọc cho Hs viết bài.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
-Mục tiêu: Giúp Hs biết điền vào chỗ trống tiếng có âm d/gi/r hoặc ăc/ăt.
 + Bài tập 2: 
- Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- GV nêu yêu cầu.
- Gv nhận xét, chốt lại:
 + Bài tập 3: 
- Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv chi lớp thành 3 nhóm.
- GV cho các tổ thi làm bài tiếp sức, phải đúng và nhanh.
- GV mhận xét.
PP: Phân tích, thực hành.
- Hs lắng nghe.
1 – 2 Hs đọc lại bài viết.
- Viết hoa. Viết như thế để tôn kính, lâu dần Hai Bà Trưng được dùng như tên riêng..
- Bài chính tả tách thành 2 đoạn Tô Định, Hai Bà Trưng – là các tên chỉ người. Viết hoa tất cả các chữ cái đầu mỗi tiếng.
- Hs viết ra nháp.
- Học sinh viết vào vở.
- Học sinh soát lại bài.
- Hs tự chữ lỗi.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
- Một Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- HS ghi kết quả vào bảng con.
a) lành lặn nao núng lanh lảnh.
b) đi biền biệt thấy tiêng tiếc xanh biêng biếc.
Hs nhận xét.
- Một Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Các nhóm làm bài theo hình thức tiếp sức.
Hs nhận xét.
3 Tổng kết – dặn dò.
Chuẩn bị bài: Trần Bình Trọng .
Nhận xét tiết học.
Thứ tư, ngày 9 tháng 1 năm 2013.
 ĐẠO ĐỨC: ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ
I. Mục tiêu:
- BưỚC đầu biết thiếu nhi trên thế giới là anh em một nhà,bạn bè cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, không phân biệt màu da, ngôn ngữ.
Cần tham gia các hoạt động đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng
II. Tài liệu và phương tiện
- Vở bài tập đạo đức.
- Các bài thơ , bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi VN và thiếu nhi Quốc tế.
- Các tư liệu về hđ giao lưu giữa thiếu nhi VN với thiếu nhi quốc tế.
III. Phương pháp : Trực quan , đàm thoại , thảo luận nhóm, luyện tập thực hành
IV. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức: - Hát 
2. Kiểm tra bài cũ
- KT sự chuẩn bị bài của hs
3. Bài mới.
a. khởi động
b. Hoạt động 1: Phân tích thông tin 
- Gv chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một vài bức ảnh hoặc mẩu tin ngắn về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi VN và thiếu nhi Quốc tế.
* GNKL: 
c. Hoạt động 2: Du lịch thế giới
- Yc mỗi nhóm hs đóng vai trẻ em của 1 nước mà em biết.
* Thảo luận cả lớp
- Qua phần trình bày của các nhóm, em thấy trẻ em các nước có những điểm gì giống nhau, những sự giống nhau đó nói lên điều gì.
* GVKL: 
d, Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
- Gv chia nhóm và Y/c các nhóm thảo luận, liệt kê những việc các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
* GNKL: 
đ. Liên hệ:
- Chúng ta tự liên hệ xem bản thân, lớp, trường về những việc đã làm để bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiêú nhi quốc tế.
4. Củng cố dặn dò:
- Hs hát tập thể bài hát về tình hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
- Các nhóm thảo luận tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của các hoạt động đó.
- Đại diện từng nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét bổ xung.
- Mỗi nhóm ra chào, múa hát và giới thiệu đôi nét về văn hóa của dân tộc đó, về cuộc sống và học tập, về mong ước của trẻ em nước đó.
- Sau mỗi phần trình bày của một nhóm, các hs khác của lớp có thể đặt câu hỏi và giao lưu cùng với nhóm đó.
- Hs thảo luận.
- Các nhóm kiệt kê những việc các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế như:
+ Kết nghĩa với thiếu nhi Quốc tế.
+ Tìm hiểu về cuộc sống và học tập của thiếu nhi các nước.
+ Tham gia các cuộc giao lưu
+ Viết thư gửi ảnh gửi quà cho các bạn.
- Hs tự liên hệ.
Toán:
Các số có bốn chữ số (tiếp theo)
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết các số có bốn chữ số (trường hợp chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm là 0).
- Đọc viết các số có bốn chữ số dạng nêu trên và nhận ra chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có bốn chữ số.
- Tiếp tục nhận ra thứ tự các số trong một nhóm các số có bốn chữ số trong dãy số.
HSKG làm thêm bài 2c.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu .
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Bài cũ: Luyện tập. 
Một Hs làm bài 3.
- Nhận xét ghi điểm.
2. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
3. Phát triển các hoạt động
* Hoạt động 1: Giới thiệu số có bốn chữ số, các trường hợp có chữ số 0. 
- Gv hướng dẫn Hs quan sát, nhận xét bảng trong bài học rồi tự viết số, đọc số:
- Gv gọi 1 Hs đọc số ở dòng đầu
- Ta viết như thế nào?
- Gv nhận xét: 
- Tương tự Gv mời 1 Hs viết và đọc số ở dòng thứ 2.
- Gv mời 4 hs lên bảng viết và đọc các số còn lại.
- Lưu ý: Khi viết số, đọc số đều viết, đọc từ trái sang phải (từ hàng cao đến hàng thấp).
* Hoạt động 2: Làm bài 1,2( Mời HSY-TB làm)
 -Mục tiêu Giúp Hs biết viết, đọc các số có 4 chữ số , tìm thứ tự các chữ số.
Cho học sinh mở vở bài tập: 
Bài 1: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài
- Gv mời 1 HS đọc mẫu
- 4 HS đọc nối tiếp.
-Gv nhận xét, chốt lại. 
Lưu ý đọc số có chữ số 0 ở hàng chục.
VD 5005 : Năm nghìn không trăm linh năm.
Bài 2:
- Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT. 2 Hs lên bảng làm bài.
 Nêu quy luật điền dãy số.
- Đọc lại các số vừa điền của dãy số.
- Gv nhận xét, chốt lại
HSKG làm thêm bài 2c.
Bài 3
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài
- Gv yêu cầu cả lớp bài vào vở bài tập. Ba em lên bảng làm.
3 HS đọc các số trên.
- Gv nhận xét, chốt lại.
PP: Quan sát, giàng giải, hỏi đáp.
- Hs quan sát bảng trong bài.
- Hs viết: 2000
- Hs đọc: hai nghìn.
-“ Ta phải viết số gồm 2 nghìn, 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị”, rồi viết 2000 và viết ở cột đọc số: hai nghìn
- Hs : Viết: 2700 ; Đọc: hai nghìn bảy trăm.
- Hs viết và đọc các số.
PP: Luyện tập, thực hành.
- Hs đọc yêu cầu đề bài..
- HS làm mẫu.
- 4 HS nối tiếp đọc.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
2 Hs lên bảng thi làm bài làm. Hs cả lớp làm vào VBT.
- Hs nêu quy luật điền.
- HS đọc .
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
3 Hs lên bảng thi làm bài làm. 
Hs cả lớp làm vào VBT.
a, 5000 ; 6000 ; 7000 ; 8000 ; 9000.
b, 4100 ; 4200 ; 4300; 4400 ; 4500.
 c, 7010 ;7020 ; 7030 ; 7040 ; 7050.
Hs nhận xét.
4.Tổng kết – dặn dò.
Chuẩn bị bài: Các số có 4 chữ số (tiếp theo). 
Nhận xét tiết học.
TIẾNG VIỆT:
LUYỆN TẬP.
I. MỤC TIÊU: 
 - Giúp HS ôn tập về so sánh; câu Ai thế nào? ; từ chỉ đặc điểm.
 - Chữa bài thi định kì lần 2.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
Phần 1:
Bài 1: Ghi lại các hình ảnh so sánh trong các câu sau:
Lá thông như thể chùm kim
Reo lên trong gió một nghìn âm thanh.
Lá lúa là lưỡi liềm cong
Vây quanh bảo vệ một bông lúa vàng.
Lá chuối là những con tàu
Bồng bềnh chở nặng một màu gió trăng.
Bài 2: Đặt câu theo mẫu ( mỗi loại 2 câu):
 - Ai làm gì?
 - Ai thế nào?
 HSK-G: So sánh sự khác nhau giữa bộ phận trả lời câu hỏi làm gì và bộ phận trả lời câu hỏi thế nào?
Phần 2: Chữa bài kiểm tra định kì lần 2.
Tự nhiên xã hội
Vệ sinh môi trường (tiếp theo) **
I/ Mục tiêu:
- Nêu được tầm quan trọng của việc xử lí nước thải hợp về sinh đối với đời sống con người và động vật, thực vật.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 70, 71.
III/ Các hoạt động:
1 . Bài cũ: Vệ sinh môi trường.
 + Cần làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
 + Em làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
 - Gv nhận xét. 
2 Giới thiệu và nêu vấn đề:
 Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 3. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Quan sát tranh.
- Mục tiêu: Hs nêu tác hại của việc con người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người.
. Cách tiến hành.
Bước1: Quan sát cá nhân.
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình trang 70, 71 SGK.
Bước 2: Gv yêu cầu một số Hs nói nhận xét những gì quan sát thấy trong hình.
Bước 3: Thảo luận nhóm.
- Gv gợi ý các câu hỏi:
+ Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Hãy cho một số dẫn chứng cụ thể em đã quan sát thấy ở địa phương?
+ Cần phải làm gì để tránh hiện tượng trên?
- Gv mời một số nhóm trình bày.
- Gv nhận xét, chốt lại.
=> Liên hệ: Em có nhận xét gì về đường làng, ngõ xóm nơi em ở?
Nêu nguyên nhân và cách giải quyết.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Mục tiêu: Hs biết được các nhà tiêu và cách sử dụng hợp vệ sinh.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc theo nhóm:
- Gv chia nhóm Hs và yêu cầu các em quan sát hình 3, 4 trang 71 SGK và trả lời theo gợi ý:.
- Câu hỏi: Chỉ và nói tên từng loại nhà tiêu có trong hình.
Bước 2: Thảo luận.
- Các nhóm thảo luận theo gợi ý sau.
+ Ở địa phương bạn thường sử dụng nhà tiêu nào?
+ Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ?
+ Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường?
- Gv chốt lại.
Liên hệ: Gia đình bạn dùng loại nhà tiêu nào? Bạn và gia đình bạn vệ sinh nhà tiêu như tế nào?
Ở trường bạn đi đại tiên và tiểu tiện ở đâu? Đi xong bạn làm gì để bảo đảm vệ sinh?
GV nhắc nhở thêm.
PP: Quan sát, thảo luận nhóm.
HT : Nhóm; cá nhân.
- Hs quan sát tranh.
- Hs nhận xét theo suy nghĩ của mình.
- Hs thảo luận nhóm.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
+ Phân và nước tiểu là chất cặn bã của quá trình tiêu hoá và bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh. 
+ Chúng ta phải đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định; không để vật nuôi phóng uế bừa bãi.
- HS liên hệ kể.
- HS nêu.
PP: Thảo luận
- Các nhóm quan sát hình.
- Đại diện các nhóm lên trả lời.
- Hs thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
HS kể những viẹc làm cụ thể.
- Có chuồng trại hợp vệ sinh.
- Hs các nhóm khác nhận xét.
- HS lên hệ.
4 .Tổng kết – dặn dò
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh môi trường (tiếp theo).
Nhận xét bài học.
Thứ năm, ngày 10 tháng 1 năm 2013.
Luyện từ và câu :
Nhân hóa. ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “ Khi nào?”.
I/ Mục tiêu: 
- Nhận biết được hiện tượng nhân hóa, cách nhân hóa(BT1,2).
- Oân tập cách đặt và trả lời câu hỏi“ Khi nào ?”; Trả lời được câu hỏi Khi nào? (BT3,4)
II/ Chuẩn bị: 	
 * GV: Bảng lớp viết BT1.
	 Bảng phụ viết BT2.
 Ba băng giấy viết 1 câu trong BT3.
 * HS: Xem trước bài học, VBT.
III/ Các hoạt động:
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
2. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Ôn tập về nhân hoá.
- Mục tiêu: Giúp HS biết hiện tượng nhân hoá và cách nhân hoá.
. Bài tập 1: 
- Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv yêu cầu Hs làm việc theo nhóm. Sau đó Hs nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- Gv mời 3 Hs lên bảng làm.
- Gv kết luận: 
HSKG : Qua bài tập 1 em hiểu thế nào là nhân hoá?
. Bài tập 2:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv mời 1 Hs đọc thành tiếng bài “ Anh đom đóm”.
- Gv yêu cầu Hs làm bài cá nhân vào VBT.
- Gv mời 3 Hs lên bảng thi làm bài
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
*Mở rộng: Đặt1-2 câu có hình ảnh nhân hoá.
Tìm từ nhân hoá trong ví dụ vừa nêu.
* Hoạt động 2: Ôn tập đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào?
- Mục tiêu: Củng cố lại cho Hs cách đặt và trả lời câu hỏi“ Khi nào ?”
. Bài tập 3: 
- Gv mời hs đọc yêu cầu đề bài 
- Gv nhắc các em đọc kĩ từng câu văn, xác định đúng bộ phận nào trong câu trả lời cho câu hỏi “ Khi nào”.
- Gv chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm nhận một băng giấy có ghi đề bài. Các nhóm thi đua làm bài.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm.
- Gv yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng.
- Gv nhận xét chốt lới giải đúng.
. Bài tập 4: 
- Gv mời hs đọc yêu cầu đề bài. 
- Gv yêu cầu Hs làm vào VBT.
- Gv mời 3 Hs lên bảng sửa bài.
- Gv nhận xét, chốt lại:
H: Bộ phận trả lời cho câu hỏi khi nào là từ chỉ gì?
PP:Trực quan, thảo luận, giảng giải, thực hành.
- Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Các em trao đổi theo cặp.
- Hs cả lớp làm bài vào VBT.
- 3 Hs lên bảng làm bài, mỗi em làm một câu.
 Dùng từ chỉ người, tính nết, hoạt động của người để chỉ vật.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Hs đọc bài.
-Hs làm bài cá nhân vàVBT.
- 3Hs lên bảng thi làm bài.
+ Tên các con vật được nhan hoá: Cò Bợ, Vạc.
+ Các con vật được gọi là: chị, thím.
+ Các con vật được tả như tả người: Ru con: Ru hỡi ! Ru hời ! Hỡi bé tôi ơi ! Ngủ cho ngon giấc
 lặng lẽ mò tôm.
- Hs lắng nghe.
- 2-3 HS đặt câu có hình ảnh nhân hoá.
PP: Thảo luận, thực hành.
- Hs đọc yêu cầu đề bài
Hs thảo luận theo nhóm.
Đại diện các nhóm lên bảng dán kết quả của nhóm mình.
- Ba Hs đọc lại câu văn hoàn chỉnh.
a. Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối..
b. Tối mai, anh Đom Đóm lại đi gác.
c. Chúng em học bài thơ Anh Đom Đóm trong học kì 1.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Hs cả lớp làm vào VBT.
- 3 Hs lên bảng làm.
 từ chỉ thời gian.
3 Tổng kết – dặn dò.
Về tập làm lại bài: 
Chuẩn bị : Từ ngữ về Tổ quốc, dấu phẩy. 
Nhận xét tiết học.
Toán:
Các số có bốn chữ số (tiếp theo)
I/ Mục tiêu:
Biết cấu tạo phập phân của số có 4 chữ số.
Biết viết số có 4 chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1 Bài cũ: Các số có 4 chữ số (tiết 2).
Ba Hs đọc bảng chia 3.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
2. Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài – ghi tựa.
3. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs viết số có 4 chữ số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị. Và ngược lại.
- Mục tiêu: Giúp Hs làm quen với việc viết số thành các tổng.
a) Viết số thành tổng.
- Gv viết số : 5247.
- Gv gọi Hs đọc số và nêu câu hỏi:
+ Số 5247 có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Gv hướng dẫn Hs tự viết 5247 thành tổng của 5 nghìn, 2 trăm, 4 chục, 7 đơn vị.
- Gv mời Hs lên bảng viết các chữ số còn lại.
- Lưu ý: nếu tổng có số hạng bằng 0 thì có thể bỏ số hạng đó đi.
Ví dụ: 7070 = 7000 + 0 + 70 + 0 = 7000 + 70.
* Hoạt động 2: Làm bài 1.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết viết số có 4 chữ số thàh tổng của các nghìn, trăm chục, đơn vị.
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv mời 2 Hs lên bảng làm mẫu.
- Gv yêu cầu cả lớp làm vào bảng con. 
 Bốn HSTB làm bài a) và 4 HSY lên bảng làm bài b)
- Gv nhận xét, chốt lại:
Bài 2: Làm vào vở
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu cả lớp bài vào vở , 4 nhóm Hs thi làm bài trên bảng lớp.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
* Hoạt động 3: Làm bài 3, 4.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết viết số theo mẫu.
Bài 3: Làm bảng con.
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu cả lớp bài vào bảng con theo GV đọc
- Gv nhận xét, chốt lại: 
Bài 4:Làm vào bảng nhóm.
- GV mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm.
- Gv mời ba Hs đại diện 3 nhóm lên làm bài.
- Cả lớp làm bài vào VBT.
- Gv nhận xét, chốt lại:
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
HT: lớp
-Hs đọc: năm nghìn hai trăm bốn mươi bảy.
- Có 5 nghìn, 2 trăm, 4 chục, 7 đơn vị.
- Hs viết: 
5247 = 5000 + 200 + 40 + 2.
- HS lên bảng viết các bài còn lại.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Hai Hs lên bảng làm mẫu.
- Học sinh cả lớp làm bài vào Vào bảng con.
8 Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- 4 nhóm Hs lên bảng thi làm bài.
a) 7000 + 600 + 50 + 4 = 7654.
 2000 + 800 + 90 + 6 = 2896
..........................................
b) 3000 + 60 + 6 = 3064
 7000 + 200 + 5 = 7205
......................................
- Cả lớp làm vào vở.
5492.
1454.
4205.
7070.
2500.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
- Hs viết bài vào bảng con.
Các số có 4 chữ số, các chữ số của mỗi số đều giống nhau là: 1111 ; 2222 ; 3333 8888 ; 9999
- Hs chữa bài đúng vào VBT.
4. Tổng kết – dặn dò. 
Chuẩn bị bài: Số 10.000 – Luyện tập.
LuyênToán: Ôn tập.
I. Mục tiêu:Ôn về các phép tính nhân (chia) số có 2,3 chữ số với (cho) số có một chữ số có nhớ 1 lần. Aùp dụng giải toán có lời văn có hai phép tính.
II Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt dộng của học sinh.
A.Bài cũ: Gv cho Hs chữa bài tiết trước.
B. Bài mới:
1.Gv nêu mục tiêu nhiệm vụ của tiết học.
2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:
 43 x 6 107 x 5 318 x 3 460 x 2
652 : 2 216 : 4 865 : 5 564 : 6
 Cho 4 Hs chữa bài 
 Gv chốt kết quả đúng.
Bài tập 2:
Một cửa hàng có 132 kg đường. Họ đã bán đi ¼ số đường đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki- lô- gam đường?
 Gv chấm bài nhận xét kết quả.
Bài tập 3: Một bể bơi hình chữ nhật có chiều dài 50 m, chiều rộng 25 m. Tính chu vi của bể bơi đó.
Bài tập 4: Tính giá trị của biểu thức:
 124 x (24 - 4) 50 + 50 x 3
 500 - 500 : 2 764 - 168 : 4 
Gv chám bài 
Cho Hs chữa bài và chốt 

File đính kèm:

  • docTUAN 19.doc
Giáo án liên quan