Giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 34

I. Mục tiêu

- Củng cố kĩ năng đọc trơn và đọc hiểu bài : Sự tích chú Cuội cung trăng.

 - Đọc kết hợp trả lời câu hỏi

II. Đồ dùng

 GV : SGK

 HS : SGK

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

 

doc12 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 30 tháng 4 năm 2010
Nghỉ 30/4
Tuần 34
Thứ hai ngày 3 tháng 5 năm 2010
Nghỉ bù 1/5
Thứ ba ngày 4 tháng 5 năm 2010
Tập đọc - Kể chuyện
Sự tích chú Cuội cung trăng
I. Mục tiêu
* Tập đọc 
 - Biết ngắt nghỉ hơi đỳng sau cỏc dấu cõu, giữa cỏc cụm từ.
	- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội. Giải thích hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
* Kể chuyện
	Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý(SGK)
II. Đồ dùng
	GV : Tranh minh hoạ, bảng phụ viết gợi ý kể chuyện.
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : Quà của đồng nội.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. Luyện đọc
a. GV đọc toàn bài
b. HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu.
- Kết hợp sửa phát âm cho HS
* Đọc từng đoạn trước lớp
- Giải nghĩa từ chú giải cuối bài
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Đọc ĐT
3. HD HS tìm hiểu ND bài
- Nhờ đâu, chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý ?
- Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì ?
- Thuật lại những việc đã xảy ra với vợ chú Cuội ?
- Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng ?
- Em tưởng tượng chú Cuội sống trên cung trăng ntn ? Chọn 1 ý em cho là đúng ?
4. Luyện đọc lại
- 2 HS đọc bài
- Nhận xét.
- HS theo dõi SGK.
- HS nối nhau đọc từng câu trong bài
- HS nối nhau đọc 3 đoạn trước lớp.
- HS đọc theo nhóm 3
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Do tình cờ thấy hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc, Cuội đã phát hiện ra cây thuốc quý.
- Để cứu sống mọi người. Cuội đã cứu sống được rất ......
- Vợ Cuội bị trượt chân ngã vỡ đầu. Cuội rịt lá thuốc Cuội vẫn không tỉnh lại ......
- Vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc, khiến cây ......
- HS trao đổi, trả lời
+ 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn văn.
- 1 HS đọc toàn bộ câu chuyện
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
- Dựa vào các gợi ý trong SGK, HS kể được tự nhiên trôi chảy từng đoạn của câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng.
2. HS tập kể từng đoạn
- GV mở bảng phụ đã viết sẵn tóm tắt
- HS nghe.
- 1 HS đọc gợi ý trong SGK
- 1 HS khá giỏi nhìn tóm tắt, nhớ lại nội dung kể mẫu đoạn 1
- Từng HS tập kể.
- 3 HS tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn của câu chuyện trước lớp
- Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Tiếng việt +
Ôn bài tập đọc : Sự tích chú Cuội cung trăng.
I. Mục tiêu
- Củng cố kĩ năng đọc trơn và đọc hiểu bài : Sự tích chú Cuội cung trăng.
	- Đọc kết hợp trả lời câu hỏi
II. Đồ dùng 
 GV : SGK
	 HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : Sự tích chú Cuội cung trăng.
2. Bài mới
a. HĐ1: Đọc tiếng
- GV đọc mẫu, HD giọng đọc
- Đọc câu
- Đọc đoạn
- Đọc cả bài
b. HĐ 2 : đọc hiểu
- GV hỏi HS câu hỏi trong SGK
- 3 HS đọc bài
- Nhận xét bạn đọc
- HS theo dõi
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu, kết hợp luyện đọc từ khó
+ Đọc nối tiếp 3 đoạn
- Kết hợp luyện đọc câu khó
- Đọc đoạn theo nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Bình chọn nhóm đọc hay
+ 3 HS nối nhau đọc cả bài
- 1 HS đọc cả bài
- HS trả lời
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét giờ học, khen tổ, nhóm, cá nhân đọc tốt
	- Về nhà luyện đọc tiếp.
Thứ tư ngày 5 tháng 5 năm 2010
Chính tả ( Nghe - viết )
Thì thầm
I. Mục tiêu
	- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ.
	- Đọc và viết đúng tên 1 số nước Đông Nam Á(BT2)
	- Làm đúng bài tập 3a
II. Đồ dùng
	GV : Bảng lớp viết từ ngữ BT3a, dòng thơ 2 BT2
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Viết 4 từ có tiếng bắt đầu bằng s/x.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. HD HS nghe - viết.
a. HD chuẩn bị
- GV đọc bài thơ.
- Bài thơ cho thấy các sự vật, con vật đều biết trò chuyện, thì thầm với nhau. Đó là những sự vật, con vật nào ?
- Mỗi dòng thơ có mấy chữ ?
- Viết hoa những chữ nào ?
b. GV đọc, HS viết bài
c. Chấm, chữa bài
- GV chấm bài, nhận xét bài viết của HS
3. HD HS làm BT chính tả.
* Bài tập 2 / 133
- Nêu yêu cầu BT
- Nêu cách viết các tên riêng ?
* Bài tập 3 / 133
- Nêu yêu cầu BT
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
- Nhận xét
- Cả lớp theo dõi SGK, 2 em đọc lại.
- Gió thì thầm với lá, lá thì thầm với cây, hoa thì thầm với ong bướm, .....
- Mỗi dòng thơ có 4 chữ.
- Viết hoa những tiếng đầu dòng thơ
+ HS viết bài vào vở.
+ Đọc, viết đúng tên 1 số nước Đông Nam á
- 2, 3 HS đọc tên riêng của 5 nước Đông Nam á
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Viết hoa các chữ đầu tên
- HS viết bài vào vở.
+ Điền vào chỗ trống tr/ch. Giải câu đố
- HS QS tranh minh hoạ.
- HS làm bài vào vở, 2 em lên bảng
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học.CB bài học sau.
Thứ năm ngày 6 tháng 5 năm 2010
Tập đọc
Mưa
I. Mục tiêu
	- Biết ngắt nhịp hợp lớ khi đọc cỏc khổ thơ, dũng thơ
	- Hiểu ND bài : Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cỳng của gia đình trong cơn mưa, thể hiện tỡnh yờu thiờn nhiờn, yờu cuộc sống gia đỡnh của tỏc giả .(trả lời được các câu hỏi trong SGK); thuộc 2- 3 khổ thơ)
II. Đồ dùng
	GV : Tranh minh hoạ bài thơ, ảnh con ếch.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể chuyện: Sự tích chú Cuội cung trăng.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm bài thơ.
b. HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng dòng thơ.
- Kết hợp sửa phát âm cho HS
* Đọc từng khổ thơ trước lớp
- Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài.
* Đọc từng khổ thơ trong nhóm
* Đọc ĐT
3. HD HS tìm hiểu bài.
- Tìm những hình ảnh gợi tả cơn mưa trong bài thơ ?
- Cảnh sinh hoạt ngày mưa ấm cúng ntn ?
- Vì sao mọi người thương bác ếch ?
- Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến ai?
4. HTL bài thơ.
- GV HD HS đọc thuộc lòng từng khổ. Cả bài thơ
- 3 HS nối tiếp nhau kể chuyện.
- Nhận xét.
+ HS theo dõi SGK.
- HS nối nhau đọc 2 dòng thơ.
- HS nối nhau đọc 5 khổ thơ trước lớp.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
- mây đen lũ lượt kéo về, mặt trời chui vào trong mây ......
- Cả nhà ngồi bên bếp lửa. Bà xỏ kim khâu, chị ngồi đọc sách, mẹ làm bánh khoai.
- Vì bác lặn lội trong mưa gió để xem từng cụm lúa đã phất cờ lên chưa.
- Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến bác nông dân đang lặn lội ngoài đồng .....
- HS thi HTL từng khổ, cả bài thơ.
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Luyện từ và câu
Từ ngữ về thiên nhiên. Dấu chấm, dấu phẩy.
I. Mục tiêu
	- Nờu được một số từ ngữ núi về ớch lợi của thiờn nhiờn đối với con người và vai trũ của con người đối với thiờn nhiờn. (BT1-2)
	- Điền đỳng dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thớch hợp trong đoạn văn. (BT3)
II. Đồ dùng.
	GV : Giấy khổ to viết ND BT1,2, tranh ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên .....
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Tìm hình ảnh nhân hoá trong khổ thơ 1, 2 bài Mưa.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD HS làm bài
* Bài tập 1 / 135
- Nêu yêu cầu bài tập.
- GV phát phiếu cho các nhóm
* Bài tập 2 / 135
- Nêu yêu cầu BT
- GV phát phiếu cho các nhóm
- GV nhận xét
* Bài tập 3 / 135
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
- Mây lũ lượt kéo về / Mặt trời lật đật chui vào trong mây / Cây lá xoè tay hứng làn nước mát.
+ Theo em, thiên nhiên mang lại những gì cho con người ?
- HS làm bài theo nhóm
- Đại diện nhóm dán phiếu, đọc kết quả của nhóm mình.
- Nhận xét.
- HS làm bài vào vở.
+ Con người đã làm gì để thiên nhiên đẹp thêm, giàu thêm ?
- HS làm bài theo nhóm
- Đại diện nhóm dán phiếu, đọc kết quả của nhóm mình.
- HS làm bài vào vở.
+ Em chọn dấu chấm hay dấu phẩy điền vào mỗi ô trống.
- HS trao đổi theo nhóm đôi.
- Làm bài vào vở
- Đọc bài làm của mình
- Nhận xét bài làm của bạn.
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung giờ học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Tiếng việt +
Ôn LT&C : Từ ngữ về thiên nhiên, dấu chấm, dấu phẩy.
I. Mục tiêu
	- Tiếp tục ôn từ ngữ về thiên nhiên
	- Ôn luyện dấu chấm, dấu phẩy
II. Đồ dùng
	GV : Nội dung
	HS : Vở.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong bài mới
B. Bài mới
a. HĐ1 : Ôn từ ngữ về thiên nhiên
+ Thiên nhiên mang lại cho con người những gì ?
- GV nhận xét bài làm của HS
+ Con người đã làm gì để thiên nhiên thêm giàu, thêm đẹp ?
b. HĐ2 : Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy.
+ Điền dấu chấm, dấu phẩy vào mỗi ô trống
- Ngày xửa ngày xưa có một tiều phu tên là Cuội một hôm Cuội vào rừng bỗng đâu gặp 1 con hổ xông đến không kịp tránh anh đành liều mạng vung rìu lên đánh nhau với hổ
- 2 HS lên bảng làm
- HS làm bài vào vở.
- Đọc bài làm của mình
+ Thiên nhiên mang lại cho con người.
- Trên mặt đất : cây cối, hoa lá, rừng, núi, muông thú, sông ngòi, biển cả, .....
- Trong lòng đất : mỏ than, mỏ dầu, mỏ vàng, mỏ sắt, mỏ đồng, kim cương, ...
+ Con người là chi thiên nhiên thêm giàu đẹp bằng cách : Xây dựng nhà cửa, đền thờ, lâu đài, cung điện, những công trình kiến trúc lộng lẫy, xây dựng nhà máy, xí nghiệp, công trường, sáng tạo ra máy bay, .....
+ HS làm bài vào vở
- Ngày xửa ngày xưa có một tiều phu tên là Cuội. Một hôm Cuội vào rừng, bỗng đâu gặp 1 con hổ xông đến. Không kịp tránh anh đành liều mạng vung rìu lên đánh nhau với hổ.
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài
Tập viết
Ôn chữ hoa A, M, N, V ( kiểu 2 )
I. Mục tiêu
Viết đỳng và tương đối nhanh cỏc chữ hoa (kiểu 2): A,M (1 dũng), N,V (1 dũng). Viết đỳng tờn riờng An Dương Vương (1 dũng) và cõu ứng dụng: Thỏp MườiBỏc Hồ (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
II. Đồ dùng
	GV : Mẫu các chữ viết hoa, viết bảng tên riêng và câu thơ trên dòng kẻ ô li.
	HS : Vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc : Phú Yên, Yêu trẻ.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. HD HS viết trên bảng con.
a. Luyện viết chữ hoa.
- Tìm các chữ viết hoa có trong bài ?
- GV viết mẫu, nhắc lại cách viết.
b. Luyện viết từ ứng dụng ( tên riêng )
- Đọc từ ứng dụng.
- GV nhắc lại An Dương Vương là tên hiệu của Thục Phán, vua nước Âu Lạc, sống cách đây trên 2000 năm. Ông là người đã cho xây thành Cổ Loa.
c. Luyện viết câu ứng dụng
- Đọc câu ứng dụng.
- GV giúp HS hiểu : Câu thơ ca ngơi Bác Hồ là người Việt Nam đẹp nhất.
3. HD HS viết vào vở tập viết
- GV nêu yêu cầu của giờ viết.
4. Chấm, chữa bài
- GV chấm bài
- Nhận xét bài viết của HS
- 2 HS lên bảng ciết, cả lớp viết bảng con
- Nhận xét.
+ A, D, V, T, M, N, B, H
- HS QS
- Tập viết các chữ A, M, N, V ( kiểu 2 ) vào bảng con.
- An Dương Vương.
- HS tập viết bảng con An Dương Vương.
 Tháp Mười đẹp nhất bông sen
 Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
- HS tập viết vào bảng con : Tháp Mười, Việt Nam.
+ HS viết bài vào vở tập viết
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Thứ sáu ngày 7 tháng 5 năm 2010
Chính tả ( Nghe viết )
Dòng suối thức
I. Mục tiêu
	- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ lục bát.
	- Làm đúng BT2a; 3a
II. Đồ dùng
	GV : 3, 4 tờ phiếu viết dòng thơ có chữ cần điền âm đầu ch/tr.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc : Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Thái lan, Xin-ga-po.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD HS viết chính tả
a. HD HS chuẩn bị
- GV đọc bài thơ : Dòng suối thức.
- Tác giả tả giấc ngủ của muôn vật trong đêm thế nào ?
- Trong đêm dòng suối thức để làm gì ?
- Nêu trình bày bài thơ thể lục bát ?
b. GV đọc HS viết bài
c. Chấm, chữa bài
- GV chấm bài
- Nhận xét bài viết của HS
3. HD HS làm BT chính tả
* Bài tập 2 / 137
- Nêu yêu cầu BT
* Bài tập 3 / 138
- Nêu yêu cầu BT 3a
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con.
- Nhận xét.
- HS theo dõi SGK, 2, 3 HS đọc bài thơ.
- Mọi vật đều ngủ, ngôi sao ngủ với bầu trời, em bé ngủ với bà trong tiếng à ơi,......
- Suối thức để nâng nhịp cối giã gạo ....
- HS nêu
- HS đọc thầm lại bài thơ
- Viết những tiếng dễ sai ra bảng con
+ HS viết bài vào vở.
+ Tìm các từ chứa tiếng ......
- 2 HS lên bảng làm, HS phát biểu ý kiến.
- Nhận xét.
+ Điền vào chỗ trống tr/ch.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở
- Đọc bài làm của mình.
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Thứ bảy ngày 8 tháng 5 năm 2010
Tập làm văn
Nghe-kể : Vươn tới các vì sao. Ghi chép sổ tay.
I. Mục tiêu
- Nghe và núi lại được thụng tin trong bài Vươn tới cỏc vỡ sao.
- Ghi vào sổ tay ý chớnh của 1 trong 3 thụng tin nghe được.
II. Đồ dùng
	GV : ảnh minh hoạ từng mục trong bài Vươn tới các vì sao...
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. HD HS nghe - nói.
* Bài tập 1 / 139
- Nêu yêu cầu BT
- GV đọc bài ( giọng chậm rãi, tự hào )
- Ngày, tháng, năm nào, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông 1 ?
- Ai là người bay lên con tàu đó ?
- Con tàu bay mấy vòng quanh trái đất ?
- Ngày nhà du hành vũ trụ Am-xtơ-rông được tàu vũ trụ A-pô-lô đưa lên mặt trăng vào ngày nào ?
- Anh hùng Phạm Tuân tham gia chuyến bay vũ trụ trên tàu liên hợp của Liên Xô năm nào ?
* Bài tập 2 / 139
- Nêu yêu cầu BT
- 2, 3 HS đọc.
+ Nghe và nói lại từng mục trong bài Vươn tới các vì sao.
- HS QS từng ảnh minh hoạ.
- Đọc tên tàu vũ trụ và tên hai nhà du hành vũ trụ.
- HS nghe lấy giấy bút ghi lại chính xác những con số, tên riêng, sự kiện
- 12 / 4 / 1961.
- Ga-ga-rin.
- 1 vóng
- 21 / 7 / 1969
- 1980
- HS trao đổi thep cặp nói lại các thông tin
- Đại diện các nhóm thi nói.
+ Ghi vào sổ tay những ý chính trong bài.
- HS thực hành viết vào s[r tay
- Tiếp nối nhau đọc bài trước lớp
IV. Củng cố dặn dò
	- GV nhận xét chung giờ học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu
	- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 34
	- Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều mình làm tốt
	- GD HS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động
II Nội dung sinh hoạt
1 GV nhận xét ưu điểm :
	- Giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh sạch sẽ
	- Truy bài và tự quản tốt
	- Trong lớp chú ý nghe giảng : T. Tùng, Thư ....
	- Chịu khó giơ tay phát biểu : T. Tùng, Giang .....
- Có nhiều tiến bộ về đọc Khuê, Duy
2. Nhược điểm :
	- Chưa chú ý nghe giảng : Khuê, Đức, Luân, .....
	- Chữ viết chưa đẹp : Khánh, Sơn, ..... 
- Sai nhiều lối chính tả : M. Tùng, Khuê, M. Tùng, ..... 
	- Cần rèn thêm về đọc và tính toán: Khuê, Đ. Tùng, M. Tùng.
3 HS bổ xung
4 Vui văn nghệ + Sinh hoạt sao nhi đồng.
5 Đề ra phương hướng tuần sau
	- Duy trì nề nếp lớp
	- Trong lớp chú ý nghe giảng, chịu khó phát biểu
	- Một số bạn về nhà luyện đọc và rèn thêm về chữ viết.
Hoạt động tập thể +

File đính kèm:

  • docTuan 34.doc
Giáo án liên quan