Giáo án môn Công nghệ Lớp 9 - Tiết 33: Bản vẽ cắt may - Trương Thị Ngọc Trâm

II. VẬN DỤNG MỘT SỐ TIÊU CHUẨN CỦA VẼ KĨ THUẬT VÀO BVCM:

1. Đường nét:

· Nét liền đậm

· Nét liền mảnh

· Nét gạch chấm mảnh

· Nét đứt

· Nét lượn sóng

2. Chữ và số:

· Chữ: thẳng đứng

· Kiểu chữ: thống nhất.

3. Ghi kích thước:

· Chữ số và công thức ghi trên đường kích thước, đúng chiều quy định.

· Đường kích thước giới hạn bởi đường gióng, đường bao, đường gạch chấm, đường phân chia các phần của sản phẩm.

· Đơn vị đo là cm.

 

doc9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ Lớp 9 - Tiết 33: Bản vẽ cắt may - Trương Thị Ngọc Trâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: TRƯƠNG THỊ NGỌC TRÂM
Tiết : 33
Ngày soạn:	
Lớp:	
Bài 6 : BẢN VẼ CẮT MAY
MỤC TIÊU: sau khi học bài này, học sinh cần đạt được:
Nêu được các khái niệm về bản vẽ cắt may và một số tiêu chuẩn của kĩ thuật được vận dụng vào bản vẽ cắt may.
Phân biệt được bản vẽ kiểu và bản vẽ cắt may, đọc được một số bản vẽ cắt may.
Yêu thích công việc cắt may, có tác phong làm việc tỉ mỉ, chính xác theo quy trình.
TRỌNG TÂM BÀI :
Khái niệm bản vẽ cắt may, phân biệt bản vẽ kiểu và bản vẽ cắt may 
Các tiêu chuẩn của vẽ kĩ thuật ứng dụng vào bản vẽ cắt may
Cách đọc bản vẽ cắt may
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Thuyết trình
Thảo luận
Trực quan 
Cho HS tự nghiên cứu
CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của GV:
Tài liệu tham khảo: SGV công nghệ 6, SGK công nghệ 6
Đồ dùng dạy học: tranh phóng to hình 32 ( hình màu), hình 33 , 34 SGK CN 9.
Tạp chí thời trang, sách dạy cắt may.
2. Chuẩn bị của HS: 
 - Đọc bài trước
 - Sưu tầm một số hình ảnh về bản vẽ kiểu và bản vẽ cắt may.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1. Bước 1: Ổn định lớp (1 phút)
2. Bước 2: Không .
3. Bước 3 : Bài mới (39 phút)
* Giới thiệu bài mới: (1 phút)
Ơû lớp 8, các em đã được học vẽ kĩ thuật – một môn học ứng dụng vào rất nhiều ngành nghề, trong đó có nghề cắt may. Vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ về kĩ thuật, nó được dùng vào cách vẽ bản vẽ cắt may như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay “ Bản vẽ cắt may” . Bài này là cơ sở để học tốt các bài tiếp theo của chương trình, người thợ cắt may được các sản phẩm đạt yêu cầu kĩ thuật và có giá trị thẫm mĩ.
* Bài mới : ( 38 phút)
* HĐ 1: Tìm hiểu về bản vẽ kiểu (BVK) và bản vẽ cắt may (BVCM).
Thời gian
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
12 phút 
Treo tranh 32 (hình màu)
Cho HS nhận biết BVK và BVCM?
Cho HS so sánh 2 loại bản vẽ 
 + Về nội dung bản vẽ
 + Về cách thể hiện
 + Mục đích sử dụng 
- Giới thiệu cho HS xem một số hình ảnh BVK và BVCM mà các emvà GV sưu tầm được
- Cho học sinh phân loại các bản vẽ . 
Bản vẽ cắt may là gì?
- Quan sát tranh 
- Hình a là bản vẽ kiểu, hình b là bản vẽ cắt may.
- Nội dung :
 + BVK: cho biết tổng quát hình dáng ,màu sắc, chưa có kích thước.
 + BVCM: thể hiện hình dáng, kích thước ,công thức tính của từng bộ phận.
- Cách thể hiện: 
 + BVK: dùng phương pháp vẽ phối cảnh, đánh bóng, tô màu như vẽ mĩ thuật
 + BVCM: sử dụng một số tiêu chuẩn vẽ kĩ thuật để thực hiện.
- Mục đích sử dụng :
 + BVK :Khi cần giới thiệu về hình dáng, màu sắc của sản phẩm.
 + BVCM :Dùng để thiết kế, sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm. 
- Quan sát
- Phân loại bản vẽ.
- Trả lời
I. KHÁI NIỆM VỀ BẢN VẼ CẮT MAY:
- Khái niệm: BVCM là bản vẽ:
+ Thể hiện hình dáng, kích thước ,công thức tính của từng bộ phận.
+ Sử dụng một số tiêu chuẩn vẽ kĩ thuật để thực hiện.
+ Dùng để thiết kế, sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm. 
- GV tổng kết: bản vẽ kiểu thường sử dụng hiện nay có thể là ành màu chụp người mẫu mặc quần ,áo, váy , để người đọc (khách hàng) dễ lực chọn, kèm theo đó là bản vẽ cắt may chi tiết sản phẩm. 
* HĐ 2: Tìm hiểu về một số tiêu chuẩn của bản vẽ kĩ thuật vận dụng vào BVCM.
Thời gian
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
16 phút
- Cho HS đocï SGK
- cho HS nêu các tiêu chuẩn của bản vẽ kĩ thuật ứng dụng trong bản vẽ cắt may?
- Gọi 1 HS nhắc lạinhững nét vẽ cơ bản dùng trong vẽ kĩ thuật mà các em học ở lớp 8.
- Treo bảng phụ (hình 33) và gọi học sinh lên điền một số thông tin còn thiếu vào bảng bằng các thẻ .
- Treo bản vẽ cắt may (được phác thảo bằng nét liền nhạt, bọc giấy kiếng)
- Cho HS thể hiện những đường nét trên bản vẽ đó.
- Gọi vài em nhận xét, bổâ sung.
- Cho HS quan sát hình 34 SGK
Và nhận xét về cách ghi chữ và số trong bản vẽ.
-Em hãy nêu cách ghi kích thước trên BVCM?
- Đọc SGK
- Đường nét, chữ và số, cách ghi kích thước
- Nét liền đậm, nét liền mảnh, nét gạch chấm, nét đứt, nét lượn sóng
- Điền thông tin vào bảng.
- Quan sát, suy nghĩ.
- Lên bảng thể hiện và giải thích
- Kiểu chữ thẳng hay nghiêng75o so với đường ngang. Kiểu chữ thống nhất.
- Chữ số và công thức tính đựơc ghi trên đường kích thước, đúng chiều quy định
 + Đường kích thước có thể được giới hạn bởi đường gióng, đường bao, đường gạch chấm, đường phân chia các phần của sản phẩm
 + Đơn vị đo là cm
II. VẬN DỤNG MỘT SỐ TIÊU CHUẨN CỦA VẼ KĨ THUẬT VÀO BVCM:
1. Đường nét:
Nét liền đậm
Nét liền mảnh
Nét gạch chấm mảnh
Nét đứt
Nét lượn sóng
2. Chữ và số:
Chữ: thẳng đứng
Kiểu chữ: thống nhất.
3. Ghi kích thước:
Chữ số và công thức ghi trên đường kích thước, đúng chiều quy định.
 Đường kích thước giới hạn bởi đường gióng, đường bao, đường gạch chấm, đường phân chia các phần của sản phẩm.
 Đơn vị đo là cm.
- GV kết luận :Nắm vững các tiêu chuẩn về vẽ kĩ thuật được vận dụng vào bản vẽ cắt may để đọc các bản vẽ và cắt may sản phẩm đúng yêu cầu kĩ thuật.
* HĐ 3: Đọc bản vẽ cắt may
Thời gian
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
10 phút
Treo tranh 34 SGK
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm và nêu câu hỏi thảo luận:
+ Hình 34 khai triển những phần nào của váy?
+ Trên những hình khai triển, người ta sử dụng những nét vẽ kĩ thuật nào và ý nghĩa của chúng?
+ Cách ghi kích thước và công thức tính trên hình như thế nào?
- Cho HS thảo luận :5 phút
- Gọi 1 em đại diện báo cáo kết quả thảo luận của nhóm :2 phút
- Cho các tổ nhận xét tổ bạn
- GV nhận xét, đánh giá
- Quan sát
- Chia nhóm
+ Thân trước và thân sau của váy
+ Các nét vẽ ở:
* Thân trước :
Nét liền mảnh: thể hiện đường gióng, đướng kích thước.
Nét chấm gạch mảnh: thể hiện đường vải gấp đôi.
Nét liền đậm: thể hiện đường bao quanh sản phẩm, đường may thấy .
* Thân sau:
Nét đứt: thể hiện đường gấp nẹp.
Nét liền mảnh: thể hiện đường gióng, đướng kích thước.
Nét liền đậm: đường bao sản phẩm, đường may thấy.
+ Kiểu chữ: thẳng đứng
 Vị trí đặt chữ: ghi ở giữa, trên đường kích thước
- Thảo luận và báo cáo
- Cả lớp nhận xét,bổ sung
III. ĐỌC BẢN VẼ CẮT MAY:
 “Bản vẽ cắt may váy em gái liền thân”:
* Thân trước :
Nét liền mảnh: thể hiện đường gióng, đướng kích thước.
Nét chấm gạch mảnh: thể hiện đường vải gấp đôi.
Nét liền đậm: thể hiện đường bao quanh sản phẩm, đường may thấy .
* Thân sau:
Nét đứt: thể hiện đường gấp nẹp.
Nét liền mảnh: thể hiện đường gióng, đướng kích thước.
Nét liền đậm: đường bao sản phẩm, đường may thấy.
- GV nhấn mạnh: việc sử dụng một số tiêu chuẩn của bản vẽ cắt may có ý nghĩa lớn lao:
Nâng cao tính khoa học của môn may.
Đảm bảøo tính thống nhất, khoa học và chính xác của bản vẽ.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy, học tập và hoàn thiện sản phẩm.
V. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ: ( 5 phút)
1. Củng cố: 
- Phát phiếu học tập cho HS.
1. Aûnh chụp người mẫu mặc các kiểu áo , quần, váy,  trong các tạp chí là :
	a. Bản vẽ kiểu 	b. Bản vẽ cắt may
2. Những tiêu chuẩn kĩ thuật của bản vẽ kĩ thuật vận dụng trong BVCM là: 	
3. Bản vẽ kiểu thể hiện :
a. Màu sắc, kích thước của sản phẩm	b. Hình dáng, màu sắc của sản phẩm 
c. Hình dáng, kích thước của sản phẩm	d. Cả a,b,c đều đúng 
4. Bản vẽ cắt may được thể hiện theo ngôn ngữ của vẽ kĩ thuật.
a. Đúng 	b. Sai
5. Đối chiếu và cặp đôi các câu sau thành câu hoàn chỉnh:
	I. Nét chấm gạch mảnh	 a. Thể hiện đường gióng, đường kích thước.
	II. Nét đứt	 b. Thể hiện đường bao sản phẩm,đường may nhìn thấy
	III. Nét liền mảnh	 c. Thể hiện đường gấp nẹp.
	IV. Nét lượn sóng	 d. Thể hiện vải gấp đôi.
	V. Nét liền đậm	 e. Thể hiện giới hạn phần sản phẩm được vẽ.
6. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
	Bản vẽ cắt may được sử dụng trong việc ..(a)..(giới thiệu / thiết kế) sản phẩm may mặc. Nó cung cấp các thông tin đầy đủ về hình dáng,(b)(kích thước / kiểu cách) của sản phẩm,thường sử dụng các nét vẽ (c)(kĩ thuật / phối cảnh) để thể hiện thành bản vẽ, và người ta (d)(thường dùng /khôøng dùng) các loại màu vẽ trong bản vẽ cắt may.
ĐÁP ÁN:
1. a : Bản vẽ kiểu
2. Đường nét, chữ và số, ghi kích thước trên bản vẽ
3. b: Hình dáng, màu sắc của sản phẩm
4. a: Đúng
5 : I. d : Nét chấm gạch mảnh thể hiện vải gấp đôi.
 II. c : Nét đứt thể hiện đường gấp nẹp.
a : Nét liền mảnh thể hiện đường gióng, đường kích thước.
e: Nét lượn sóng thể hiện giới hạn phần sản phẩm được vẽ.
b: Nét liền đậm thể hiện đường bao sản phẩm,đường may nhìn thấy.
6. a. thiết kế
b. kích thước
c. kĩ thật
d. không dùng.
- GV đọc câu hỏi, cho HS trả lời nhanh.
- GV tổng kết và đánh giá mức độ hiểu bài của HS qua số câu hỏi trả lời được.
2. Dặn dò:
- Hoàn thành các câu hỏi cuối bài 
- Đọc trước bài 7 SGK
- Chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ để tập vẽ và cắt quần đùi, quần dài.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Phụ lục: 
SỰ KHÁC NHAU GIỮA BẢN VẼ LIỂU VÀ BẢN VẼ CẮT MAY
BẢN VẼ KIỂU( HÌNH 32A)
BẢN VẼ CẮT MAY( HÌNH 32B)
Cho biết tổng quát hình dáng, màu sắc , kiểu cách của sản phẩm may mặc, chưa có kích thước.
Thường sử dụng phương pháp vẽ phối cảnh, đánh bóng, tô màu như vẽ mĩ thuật.
Được dùng nhiều trong các tạp chí giới thiệu mẫu sản phẩm quần áo và sản phẩm may mặc.
thể hiện đầy đủ hình dáng,kcíh thước hoặc công thức tính của từng bộ phận hoặc nhóm bộ phận của sản phẩm may mặc.
Sử dụng các nét vẽ kĩ thuật để thể hiện thành bản vẽ kĩ thuật cắt may.
Sử dụng trong thiết kế, sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Hình 32: Bản vẽ kiểu và bản vẽ cắt may
Hình 33:các nét vẽ kĩ thuật được vận dụng trong bản vẽ cắt may
Hình 34: bản vẽ cắt may váy liền thân 
 Ví dụ về : Bản vẽ cắt may và bản vẽ kiểu 
A. ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM : 
1. Aûnh chụp người mẫu mặc các kiểu áo quần,váy, trong các tạp chí là :
	a. Bản vẽ kiểu 	b. Bản vẽ cắt may
2. Những tiêu chuẩn kĩ thuật của bản vẽ kĩ thuật vận dụng trong BVCM là: 	
3. Bản vẽ kiểu thể hiện :
a. Màu sắc, kích thước của sản phẩm	b. Hình dáng, màu sắc của sản phẩm 
c. Hình dáng, kích thước của sản phẩm	d. Cả a,b,c đều đúng 
4. Bản vẽ cắt may được thể hiện theo ngôn ngữ của vẽ kĩ thuật.
a. Đúng 	b. Sai
5. Đối chiếu và cặp đôi các câu sau thành câu hoàn chỉnh:
	I. Nét chấm gạch mảnh	 a. Thể hiện đường gióng, đường kích thước.
	II. Nét đứt	 b. Thể hiện đường bao sản phẩm,đường may nhìn thấy
	III. Nét liền mảnh	 c. Thể hiện đường gấp nẹp.
	IV. Nét lượn sóng	 d. Thể hiện vải gấp đôi.
	V. Nét liền đậm	 e. Thể hiện giới hạn phần sản phẩm được vẽ.
6. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
	Bản vẽ cắt may được sử dụng trong việc ..(1)..(giới thiệu / thiết kế) sản phẩm may mặc. Nó cung cấp các thông tin đầy đủ về hình dáng,(2)(kích thước / kiểu cách) của sản phẩm,thường sử dụng các nét vẽ (3)(kĩ thuật / phối cảnh) để thể hiện thành bản vẽ, và người ta (4)(thường dùng /khôøng dùng) các loại màu vẽ trong bản vẽ cắt may.
ĐÁP ÁN:
1. a : Bản vẽ kiểu
2. Đường nét, chữ và số, ghi kích thước trên bản vẽ
3. b: Hình dáng, màu sắc của sản phẩm
4. a: Đúng
5 : I. d : Nét chấm gạch mảnh thể hiện vải gấp đôi.
 II. c : Nét đứt thể hiện đường gấp nẹp.
a : Nét liền mảnh thể hiện đường gióng, đường kích thước.
e: Nét lượn sóng thể hiện giới hạn phần sản phẩm được vẽ.
b: Nét liền đậm thể hiện đường bao sản phẩm,đường may nhìn thấy.
B. ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN:
1. Em hãy nêu sự khác nhau giữa bản vẽ kiểu và bản vẽ cắt may?
2. Để thể hiện bản vẽ cắt may, người ta thường sử dụng những tiêu chuẩn nào của vẽ kĩ thuật?
3. Hãy đọc bản vẽ cắt may váy liền thân bé gái (hình 34) và nêu rõ ý nghĩa của các nét vẽ được sử dụng trong bản vẽ này
ĐÁP ÁN:
1. Em hãy phân biệt giữa bản vẽ kiểu và bản vẽ cắt may: 
BẢN VẼ KIỂU( HÌNH 32A)
BẢN VẼ CẮT MAY( HÌNH 32B)
Cho biết tổng quát hình dáng, màu sắc , kiểu cách của sản phẩm may mặc, chưa có kích thước.
Thường sử dụng phương pháp vẽ phối cảnh, đánh bóng, tô màu như vẽ mĩ thuật.
Được dùng nhiều trong các tạp chí giới thiệu mẫu sản phẩm quần áo và sản phẩm may mặc.
thể hiện đầy đủ hình dáng,kcíh thước hoặc công thức tính của từng bộ phận hoặc nhóm bộ phận của sản phẩm may mặc.
Sử dụng các nét vẽ kĩ thuật để thể hiện thành bản vẽ kĩ thuật cắt may.
Sử dụng trong thiết kế, sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
2. . Những tiêu chuẩn của vẽ kĩ thuật ta thường sử dụng trong bản vẽ cắt may:
a. Đường nét:
Nét liền đậm
Nét liền mảnh
Nét gạch chấm mảnh
Nét đứt
Nét lượn sóng
b. Chữ và số:
Chữ: thẳng đứng
Kiểu chữ: thống nhất.
c. Ghi kích thước:
Chữ số và công thức ghi trên đường kích thước, đúng chiều quy định.
 Đường kích thước giới hạn bởi đường gióng, đường bao, đường gạch chấm, đường phân chia các phần của sản phẩm.
 Đơn vị đo là cm.
3. Đọc bản vẽ: 
* Thân trước :
Nét liền mảnh: thể hiện đường gióng, đướng kích thước.
Nét chấm gạch mảnh: thể hiện đường vải gấp đôi.
Nét liền đậm: thể hiện đường bao quanh sản phẩm, đường may thấy .
* Thân sau:
Nét đứt: thể hiện đường gấp nẹp.
Nét liền mảnh: thể hiện đường gióng, đướng kích thước.
Nét liền đậm: đường bao sản phẩm, đường may thấy.
ĐỀ VẤN ĐÁP: 
Nêu sự khác nhau giữa bản vẽ cắt may và bản vẽ kiểu về : nội dung bản vẽ, cách thể hiện, mục đích sử dụng?
Để thiết kế một bản vẽ cắt may, người ta thường sử dụng những đường nét cơ bản nào?
Ý nghĩa của các đường nét trong bản vẽ cắt may?
Những chú ý khi trình bày chữ và số trong bản vẽ cắt may?
Vì sao chúng ta phải nắm vững các tiêu chuẩn của vẽ kĩ thuật khi thiết kế bản vẽ?
Trong bản vẽ cắt may, đường kích thước được xác định như thế nào?
* ĐÁP ÁN:	
1. Sự khác nhau giữa bản vẽ cắt may và bản vẽ kiểu: 
Nội dung bản vẽ:
BVK: Cho biết tổng quát hình dáng, màu sắc , kiểu cách của sản phẩm may mặc, chưa có kích thước.
BVCM: Thể hiện đầy đủ hình dáng,kcíh thước hoặc công thức tính của từng bộ pậhn hoặc nhóm bộ phận của sản phẩm may mặc.
Cách thể hiện :
BVK: Thường sử dụng phương pháp vẽ phối cảnh, đánh bóng, tô màu như vẽ mĩ thuật.
BVCM: Sử dụng các nét vẽ kĩ thuật để thể hiện thành bản vẽ kĩ thuật cắt may.
Mục đích sử dụng :
BVK: Được dùng nhiều trong các tạp chí giới thiệu mẫu sản phẩm quần áo và sản phẩm may mặc.
BVCM: Sử dụng trong thiết kế, sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
2. Những đường nét cơ bản: Nét chấm gạch mảnh, nét đứt , nét liền mảnh, nét lượn sóng, nét liền đậm.
3. Ý nghĩa của các đường nét: 
Nét liền mảnh: thể hiện đường gióng, đướng kích thước.
Nét chấm gạch mảnh: thể hiện đường vải gấp đôi.
Nét liền đậm: thể hiện đường bao quanh sản phẩm, đường may thấy .
Nét đứt: thể hiện đường gấp nẹp.
Nét lượn sóng: những nét cong mềm mại, những nét uốn của sản phẩm.
4. Chữ và số:
Kiểu chữ thẳng hay nghiêng75o so với đường ngang. Kiểu chữ thống nhất.
5. Nắm vững các tiêu chuẩn của vẽ kĩ thuật khi thiết kế bản vẽ giúp đọc các bản vẽ và cắt may các sản phẩm đúng yêu cầu kĩ thuật.
6. Đường kích thước có thể được giới hạn bởi đường gióng, đường bao, đường gạch chấm, đường phân chia các phần của sản phẩm

File đính kèm:

  • docBan ve cat may_12680309.doc
Giáo án liên quan