Giáo án môn Công nghệ Lớp 9 - Phan Trung Kiên

A. Mục tiêu:

- Học sinh biết yêu cầu của mối nối dây dẫn điện.

- Hiểu các phương pháp nối và cách điện mối nối dây dẫn điện.

- Làm việc khoa học, cẩn thận và bảo đảm an toàn lao động.

B. Chuẩn bị:

a) Chuẩn bị nội dung:

- GV nghiên cứu bài trong SGK và những thông tin bổ sung.

- Lập kế hoạch dạy học.

b) Chuẩn bị vật liệu, thiết bị và dụng cụ:

- Tranh vẽ quy trình nối dây dẫn điện.

- Một số mẫu về các mối nối dây dẫn điện.

- Dụng cụ: Kìm điện, kìm tuốt dây, kìm mỏ tròn, tua vít, mỏ hàn.

- Vật liệu: Dây dẫn điện lõi một sợi, lõi nhiều sợi, giấy ráp, băng cách điện, nhựa thông, thiếc hàn.

C. Các hoạt động dạy học

 1) ổn định tổ chức lớp.

- Chia nhóm thực hành: Mỗi nhóm khoảng 3 - 4 HS. Để HS có thể dùng chung các dụng cụ thực hành và có cơ hội hợp tác trong học tập.

 2) Kiểm tra.

- Các nhóm tự kiểm tra việc chuẩn bị của các thành viên (Vật liệu, dụng cụ). Nhóm trởng nhận dụng cụ cho cả nhóm.

 3) Bài mới.

 

doc46 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 649 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Công nghệ Lớp 9 - Phan Trung Kiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c.
b) Chuẩn bị vật liệu, thiết bị và dụng cụ:
- Tranh vẽ sơ đồ mạng điện trong nhà.
- Vật liệu: Bảng điện, dây dẫn điện, giấy ráp, băng dính cách điện, 1 bóng đèn
- Thiết bị: 2 cầu chì, 1 ổ cắm điên, 1 công tắc điện.
- Dụng cụ: Kìm điện, kìm tuốt dây, kìm mỏ tròn, tua vít, dao nhỏ, bút thử điện, khoan điện cầm tay, mũi khoan, thước kẻ, bút chì.
C. Các hoạt động dạy học
	1) ổn định tổ chức lớp.
- Chia nhóm thực hành: Mỗi nhóm khoảng 3 - 4 HS. Để HS có thể dùng chung các dụng cụ thực hành và có cơ hội hợp tác trong học tập.
	2) Bài cũ.
- Em hãy nêu các bước của quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện.
	3) Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Chuẩn bị:
- Giáo viên nêu nội quy thực hành.
- Nêu mục tiêu bài thực hành. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực hành:
+ Các bảng điện được lắp đặt đúng yêu cầu kỷ thuật.
+ Thực hành theo đúng quy trình và thao tác đúng kỷ thuật.
+ Làm việc nghiêm túc, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
- Giao nhiệm vụ thực hành cho HS.
2. Thực hành lắp đặt mạch điện bảng điện.
- Giáo viên cho học sinh quan sát mạch điện bảng điện mẫu.
- Hướng dẫn HS tiến hành các bước theo quy trình lắp đặt bảng điện.
- GV làm mẫu những thao tác hình thành kỷ năng mới cho HS.
- GV lưu ý HS về an toàn lao động.
- Trong quá trình HS thực hành, GV quan sát và hướng dẫn thường xuyên cho từng nhóm và tới từng HS. 
- GV cần quản lý chặt nguồn điện, chỉ sau khi kiểm tra mạch điện được lắp đặt đúng mới cho đóng nguồn và vận hành thử.
- Hướng dẫn HS tự kiểm tra và có thể tiến hành kiểm tra chéo sản phẩm đã hoàn thành.
- Các nhóm thảo luận về mục tiêu thực hành và tiêu chí đánh giá kết quả thực hành. 
- Các nhóm trưởng nhận dụng cụ, vật liệu cho nhóm.
- Học sinh quan sát.
- HS làm việc theo nhóm, đọc lại nội dung các công đoạn của quy trình lắp đặt.
- HS quan sát và tiến hành lắp đặt mạch điện theo quy trình và dưới sự hướng dẫn giám sát của giáo viên.
- Học sinh phát huy tính sáng tạo của mình khi bố trí các thiết bị điện trên bảng điện nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của sơ đồ nguyên lý.
+ (Cầu chì được lắp ở dây pha, trước các thiết bị khác và phụ tải. Các thiết bị được bố trí sao cho thuận tiện sử dụng).
- Các nhóm tự kiểm tra theo tiêu chí đã nêu ở trên.
	4) Tổng kết bài học.
- GV kiểm tra đánh giá. Có thể cho điểm từng nhóm hoặc thu sản phẩm để chấm sau.
- Tổng kết, nhận xét bài thực hành về tinh thần thái độ, tác phong làm việc, thực hiện an toàn lao động và ý thức bảo vệ môi trường.
- Thu dọn dụng cụ và làm vệ sinh lớp học.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.
Ngày soạn: 23/10/2007
Tiết 16-17-18: 	Thực hành: Lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang
A. Mục tiêu: 
- Học sinh hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện đèn ống huỳnh quang.
- Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang
- Lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang đúng quy trình và yêu cầu kỷ thuật.
- Làm việc cẩn thận, khoa học và bảo đảm an toàn lao động.
B. Chuẩn bị:
a) Chuẩn bị nội dung:
- GV nghiên cứu bài trong SGK và những thông tin bổ sung.
- Lập kế hoạch dạy học.
b) Chuẩn bị vật liệu, thiết bị và dụng cụ:
- Tranh vẽ sơ đồ mạch điện đèn ống huỳnh quang.
- Vật liệu: Bộ đèn ống huỳnh quang, bảng điện, dây dẫn.
- Thiết bị: 1 cầu chì, 1 công tắc hai cực.
- Dụng cụ: Kìm điện, kìm tuốt dây, tua vít, dao nhỏ, bút thử điện, khoan điện cầm tay, mũi khoan, thước kẻ, bút chì.
C. Các hoạt động dạy học
	1) ổn định tổ chức lớp.
- Chia nhóm thực hành: Mỗi nhóm khoảng 3 - 4 HS. Để HS có thể dùng chung các dụng cụ thực hành và có cơ hội hợp tác trong học tập.
	2) Bài cũ.
- Em hãy nêu các bước của quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện.
- Các nhóm kiểm tra việc chuẩn bị thực hành của từng thành viên.
	3) Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Chuẩn bị:
- Giáo viên nêu nội quy thực hành.
- Nêu mục tiêu bài thực hành. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực hành:
+ Mạch điện được lắp đặt đúng yêu cầu kỷ thuật.
+ Thực hành theo đúng quy trình và thao tác đúng kỷ thuật.
+ Làm việc nghiêm túc, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
2. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
- Giáo viên cho học sinh quan sát sơ đồ nguyên lý mạch điện đèn ống huỳnh quang.
+ Mạch điện có bao nhiêu phần tử? gọi tên và nêu chức năng các phần tử đó?
+ Các phần tử được nối với nhau như thế nào?
- Hướng dẫn HS hoàn thiện sơ đồ lắp đặt.
3. Lập bảng dự trù vật liệu, dụng cụ và thiết bị.
- GV hướng dẫn HS cách lập bảng dự trù dụng cụ vật liệu và thiết bị.
4. Lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang.
- Em hãy nêu quy trình lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang?
- Sau khi HS xác định được các công đoạn của quy trình lắp đặt, GV phân tích nội dung, yêu cầu kỷ thuật của từng công đoạn. 
- Làm mẫu những thao tác kỷ năng mới. 
- Phân tích những sai hỏng dễ mắc phải khi thực hiện.
- Trong quá trình HS thực hành, GV quan sát và hướng dẫn thường xuyên cho từng nhóm và tới từng HS. 
- GV cần quản lý chặt nguồn điện, chỉ sau khi kiểm tra mạch điện được lắp đặt đúng mới cho đóng nguồn và vận hành thử.
5. Kiểm tra và vận hành thử mạch điện.
- Hướng dẫn HS tự kiểm tra và có thể tiến hành kiểm tra chéo sản phẩm đã hoàn thành.
- Sau khi HS báo cáo tự kiểm tra xong, GV kiểm tra lại và chỉ ra lỗi cho HS sửa nếu có.
- Sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn kỷ thuật, GV nối nguồn, vận hành thử mạch điện xem có làm việc theo đúng yêu cầu thiết kế không.
- Nếu sản phẩm không vận hành đúng yêu cầu cần tìm nguyên nhân và sửa chữa lại.
- Thu sản phẩm của các nhóm để chấm.
- Các nhóm thảo luận về mục tiêu thực hành và tiêu chí đánh giá kết quả thực hành. 
- Các nhóm trưởng nhận vật liệu, dụng cụ, thiết bị thực hành cho nhóm.
- Học sinh quan sát. Các nhóm thảo luận tìm hiểu, phân tích sơ đồ nguyên lý.
- Cầu chì, công tắc, chấn lưu, tắc te và ống đèn.
- HS quan sát và trả lời
- HS làm việc theo nhóm.
TT
Tên dụng cụ, vật liệu và thiết bị
Số lượng
Yêu cầu kỷ thuật
1
2
3
4
5
- Học sinh nghiên cứu quy trình lắp đặt trong SGK.
+ Đo, vạch dấu các vị trí thiết bị, lỗ khoan trên bảng điện.
+ Khoan lỗ trên bảng điện.
+ Nối dây và lắp thiết bị điện lên bảng điện.
+ Nối dây bộ đèn.
+ Kiểm tra và vận hành thử.
- HS quan sát và làm thử.
- HS làm việc theo nhóm, tiến hành thực hiện từng công đoạn.
- Các nhóm tự kiểm tra theo các tiêu chí:
+ Lắp đặt đúng quy trình.
+ Mạch điện lắp đặt đúng theo sơ đồ lắp đặt.
+ Các mối nối chặt, chắc, gọn và đẹp.
+ Bố trí các thiết bị hợp lý, đẹp, thuận tiện cho việc vận hành.
- Các nhóm nạp sản phẩm lại cho GV kiểm tra.
- Có thể sửa chữa lại theo sự hướng dẫn của GV.
	4) Tổng kết bài học.
- GV kiểm tra đánh giá. Có thể cho điểm từng nhóm hoặc thu sản phẩm để chấm sau.
- Tổng kết, nhận xét bài thực hành về tinh thần thái độ, tác phong làm việc, thực hiện an toàn lao động và ý thức bảo vệ môi trường.
- Thu dọn dụng cụ và làm vệ sinh lớp học.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.
Ngày soạn: 
Tiết 19: 	Kiểm tra
A. Mục tiêu: 
- Học sinh hệ thống lại được những kiến thức đã học.
- Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện từ sơ đồ nguyên lý
B. Đề bài:
Trắc nghiệm: 
Điền vào chổ ... để hoàn thành các câu sau:
a) Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện của dây dẫn để ............................................
....................................................................... cho người sử dụng.
b) Những vật liệu cách điện phải đạt các yêu cầu .......................................................
.....................................................................................................................................
c) Với mạng điện trong nhà, cáp điện được dùng để lắp đặt ......................................
....................................................................................................................................
Tự luận: 
1) Hãy mô tả cấu tạo của dây cáp điện và dây dẫn điện của mạng điện trong nhà. So sánh sự khác nhau của day dẫn và dây cáp điện?
2) Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang. Cho biết mạch điện đèn ống huỳnh quang có bao nhiêu phần tử và nêu nguyên lý hoạt động của mạch điện ?
C. Đáp án và biểu điểm:
Trắc nghiệm: 
Điền vào chổ ... để hoàn thành các câu sau:
a) Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện của dây dẫn để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
b) Những vật liệu cách điện phải đạt các yêu cầu: độ cách điện cao, chịu nhiệt tốt, chống ẩm tốt và có độ bền cơ học cao.
c) Với mạng điện trong nhà, cáp điện được dùng để lắp đặt đường dây hạ áp dẫn điện từ lưới điện phân phối đến mạng điện trong nhà.
Tự luận: 
1) - Dây cáp điện có 3 phần: Phần lõi dẫn điện, lớp cách điện và vỏ bảo vệ chung. Lõi có thể là 1 hoặc nhiều làm bằng đồng hoặc nhôm, vỏ cách điện là cao su hoặc PVC
 Dây dẫn có hai loại: Là dây dẫn trần và dây dân có bọc cách điện. Dây dẫn trần chỉ có 1 lõi không có lớp vỏ bọc cách điện.
2) Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang. 
Mạch điện đèn ống huỳnh quang có các phần tử:
- Cầu chì, công tắc, chấn lưu, tắc te và ống đèn.
Ngày soạn:03/10/2007
Tiết 20-21-22: Thực hành: Lắp mạch điện hai công tắc hai cực 
	điều khiển hai đèn
A. Mục tiêu: 
- Học sinh xây dựng được sơ đồ lắp đặt mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn.
- Lắp đặt mạch điện đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỷ thuật.
- Làm việc khoa học, cẩn thận và bảo đảm an toàn lao động.
B. Chuẩn bị:
a) Chuẩn bị nội dung:
- GV nghiên cứu bài trong SGK và những thông tin bổ sung.
- Lập kế hoạch dạy học.
b) Chuẩn bị vật liệu, thiết bị và dụng cụ thực hành.
- Vật liệu: 2 bóng đèn sợi đốt, đui đèn, bảng điện, dây dẫn, phụ kiện đi dây, giấy ráp, băng dính cách điện. 
- Thiết bị: 2 công tắc hai cực, 2 cầu chì, 1 phích cắm điện.
- Dụng cụ: Kìm điện, kìm tuốt dây, dao nhỏ, tua vít, khoan, thước lá, bút thử điện.
C. Các hoạt động dạy học
	1) ổn định tổ chức lớp.
- Chia nhóm thực hành: Mỗi nhóm khoảng 3 - 4 HS. Để HS có thể dùng chung các dụng cụ thực hành và có cơ hội hợp tác trong học tập.
	2) Bài cũ.
- Trả bài kiểm tra.
	3) Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Chuẩn bị:
- Giáo viên nêu nội quy thực hành.
- Nêu mục tiêu bài thực hành. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực hành:
+ Mạch điện được lắp đặt đúng yêu cầu kỷ thuật.
+ Thực hành theo đúng quy trình và thao tác đúng kỷ thuật.
+ Làm việc nghiêm túc, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
2. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
- Đây là kỷ năng HS đã hình thành từ những bài trước.
- GV cho HS tìm hiểu sơ đồ nguyên lý mạch điện.
+ Hai bóng đèn được mắc với nhau như thế nào?
+ Cầu chì, công tắc mắc vào dây pha hay dây trung tính?
+ Phương án lắp đặt các thiết bị đóng cắt, bảo vệ và phương án đi dây.
- Hướng dẫn HS hoàn thiện sơ đồ lắp đặt.
- GV kiểm tra sơ đồ lắp đặt của các nhóm để cho chuyển tiếp sang các hoạt động sau.
3. Lập bảng dự trù vật liệu, dụng cụ và thiết bị.
- GV hướng dẫn HS cách lập bảng dự trù dụng cụ vật liệu và thiết bị.
- Yêu cầu HS phải ghi các số liệu kỷ thuật của các dụng cụ, thiết bị vào bảng.
4. Lắp đặt mạch điện.
- Em hãy nêu quy trình lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang?
- Có thể cho HS lập bảng trình bày các công đoạn của quy trình lắp đặt mạch điện.
- Sau khi HS xác định được các công đoạn của quy trình lắp đặt, GV phân tích nội dung, yêu cầu kỷ thuật của từng công đoạn. 
- Làm mẫu thao tác buộc dây trong đui đèn.
- Phân tích những sai hỏng dễ mắc phải khi thực hiện. Nhắc nhở HS về an toàn lao động.
- Trong quá trình HS thực hành, GV quan sát và hướng dẫn thường xuyên cho từng nhóm và tới từng HS. Lưu ý về thời gian và tiến độ chung giữa các nhóm.
- GV cần quản lý chặt nguồn điện, chỉ sau khi kiểm tra mạch điện được lắp đặt đúng mới cho đóng nguồn và vận hành thử.
5. Kiểm tra và vận hành thử mạch điện.
- Hướng dẫn HS tự kiểm tra và có thể tiến hành kiểm tra chéo sản phẩm đã hoàn thành.
- Sau khi HS báo cáo tự kiểm tra xong, GV kiểm tra lại và chỉ ra lỗi cho HS sửa nếu có.
- Sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn kỷ thuật, GV nối nguồn, vận hành thử mạch điện xem có làm việc theo đúng yêu cầu thiết kế không.
- Nếu sản phẩm không vận hành đúng yêu cầu cần tìm nguyên nhân và sửa chữa lại.
- GV đánh giá, chấm điểm sản phẩm.
- Các nhóm thảo luận về mục tiêu thực hành và tiêu chí đánh giá kết quả thực hành. 
- Các nhóm trưởng nhận vật liệu, dụng cụ, thiết bị thực hành cho nhóm.
- Học sinh quan sát. Các nhóm thảo luận tìm hiểu, phân tích sơ đồ nguyên lý.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung.
- HS làm việc theo nhóm xây dựng sơ đồ lắp đặt theo các bước như bài thực hành “Lắp mạch điện bảng điện”
TT
Tên dụng cụ, vật liệu và thiết bị
Số lượng
Yêu cầu kỷ thuật
1
2
3
4
5
- Học sinh nghiên cứu quy trình lắp đặt trong SGK.
+ Đo, vạch dấu các vị trí thiết bị, lỗ khoan trên bảng điện.
+ Khoan lỗ trên bảng điện.
+ Nối dây và lắp thiết bị điện lên bảng điện.
+ Nối dây bộ đèn.
+ Kiểm tra và vận hành thử.
- HS quan sát và làm thử.
- HS làm việc theo nhóm, tiến hành thực hiện từng công đoạn.
- Yêu cầu làm đúng quy trình và kỷ thuật.
- Các nhóm tự kiểm tra theo các tiêu chí:
+ Lắp đặt đúng quy trình.
+ Mạch điện lắp đặt đúng theo sơ đồ lắp đặt.
+ Các mối nối chặt, chắc, gọn và đẹp.
+ Bố trí các thiết bị hợp lý, đẹp, thuận tiện cho việc vận hành.
- Các nhóm nạp sản phẩm lại cho GV kiểm tra.
- Có thể sửa chữa lại theo sự hướng dẫn của GV.
	4) Tổng kết bài học.
- Tổng kết, nhận xét bài thực hành: Kết quả thực hành, quy trình tiến hành, thời gian hoàn thành, tinh thần thái độ, tác phong làm việc, thực hiện an toàn lao động và ý thức bảo vệ môi trường.
- Thu dọn dụng cụ và làm vệ sinh lớp học.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.
Ngày soạn: 15/11/2006
Tiết 23-24-25: Thực hành: Lắp mạch điện hai công tắc ba cực 
	điều khiển một bóng đèn
A. Mục tiêu: 
- Học sinh hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện dùng hai công tắc ba cực điều khiển một bóng đèn (mạch điện đèn cầu thang).
- Học sinh xây dựng được sơ đồ lắp đặt mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một bóng đèn.
- Lắp đặt mạch điện đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỷ thuật.
- Có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích công việc. Làm việc chính xác, khoa học, cẩn thận và bảo đảm an toàn lao động.
B. Chuẩn bị:
a) Chuẩn bị nội dung:
- GV nghiên cứu bài trong SGK và những thông tin bổ sung.
- Lập kế hoạch dạy học.
b) Chuẩn bị vật liệu, thiết bị và dụng cụ thực hành.
- Vật liệu và thiết bị: 2 công tắc ba cực, 1 cầu chì, 1 bóng đèn sợi đốt, đui đèn, bảng điện, dây dẫn, phụ kiện đi dây, giấy ráp, băng dính cách điện. 
- Dụng cụ: Kìm điện, kìm tuốt dây, dao nhỏ, tua vít, khoan, bút thử điện, thước lá.
C. Các hoạt động dạy học
	1) ổn định tổ chức lớp.
- Chia nhóm thực hành: Mỗi nhóm khoảng 3 - 4 HS. Để HS có thể dùng chung các dụng cụ thực hành và có cơ hội hợp tác trong học tập.
	3) Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Chuẩn bị:
- Giáo viên nêu nội quy thực hành.
- Nêu mục tiêu bài thực hành. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực hành:
+ Mạch điện được lắp đặt đúng yêu cầu kỷ thuật.
+ Thực hành theo đúng quy trình và thao tác đúng kỷ thuật.
+ Làm việc nghiêm túc, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
2. Tìm hiểu công tắc ba cực.
- Cho HS thực hiện những nội dung sau:
+ Quan sát, mô tả, so sánh cấu tạo bên ngoài của công tắc 2 cực và 3 cực.
+ Tháo, quan sát so sánh cấu tạo bên trong của hai loại công tắc.
3. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
- GV giới thiệu sơ đồ cho HS tìm hiểu nguyên lý làm việc mạch điện.
+ Hai công tắc được mắc với nhau như thế nào?
+ Hai công tắc mắc với nguồn như thế nào?
+ Mối liên hệ điện của đèn với hai công tắc.
+ Phương án lắp đặt các thiết bị đóng cắt, bảo vệ và phương án đi dây.
- Hướng dẫn HS hoàn thiện sơ đồ lắp đặt.
- GV kiểm tra sơ đồ lắp đặt của các nhóm để cho chuyển tiếp sang các hoạt động sau.
3. Lập bảng dự trù vật liệu, dụng cụ và thiết bị.
- GV hướng dẫn HS cách lập bảng dự trù dụng cụ vật liệu và thiết bị.
- Yêu cầu HS phải ghi các số liệu kỷ thuật của các dụng cụ, thiết bị vào bảng.
5. Lắp đặt mạch điện.
- Em hãy nêu quy trình lắp đặt mạch điện đèn cầu thang?
- Có thể cho HS lập bảng trình bày các công đoạn của quy trình lắp đặt mạch điện.
- Sau khi HS xác định được các công đoạn của quy trình lắp đặt, GV phân tích nội dung, yêu cầu kỷ thuật của từng công đoạn. 
- Trong những công đoạn trên, hầu như không có kỷ năng mới. Do vậy, GV kiểm tra những hiểu biết của HS về yêu cầu kỷ thuật từng công đoạn.
- Phân tích những sai hỏng dễ mắc phải khi thực hiện. Nhắc nhở HS về an toàn lao động.
- Trong quá trình HS thực hành, GV quan sát và hướng dẫn thường xuyên cho từng nhóm và tới từng HS. Lưu ý về thời gian và tiến độ chung giữa các nhóm.
- GV cần quản lý chặt nguồn điện, chỉ sau khi kiểm tra mạch điện được lắp đặt đúng mới cho đóng nguồn và vận hành thử.
5. Kiểm tra và vận hành thử mạch điện.
- Hướng dẫn HS tự kiểm tra và có thể tiến hành kiểm tra chéo sản phẩm đã hoàn thành.
- Sau khi HS báo cáo tự kiểm tra xong, GV kiểm tra lại và chỉ ra lỗi cho HS sửa nếu có.
- Sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn kỷ thuật, GV nối nguồn, vận hành thử mạch điện xem có làm việc theo đúng yêu cầu thiết kế không.
- Nếu sản phẩm không vận hành đúng yêu cầu cần tìm nguyên nhân và sửa chữa lại.
- GV đánh giá, chấm điểm sản phẩm.
- Các nhóm thảo luận về mục tiêu thực hành và tiêu chí đánh giá kết quả thực hành. 
- Các nhóm trưởng nhận vật liệu, dụng cụ, thiết bị thực hành cho nhóm.
- HS làm việc theo nhóm.
- Một số nhóm trình bày ý kiến của nhóm, các nhóm khác bổ sung.
- Học sinh quan sát. Các nhóm thảo luận tìm hiểu, phân tích sơ đồ nguyên lý.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung.
- HS làm việc theo nhóm xây dựng sơ đồ lắp đặt theo các bước như bài thực hành “Lắp mạch điện bảng điện”
TT
Tên dụng cụ, vật liệu và thiết bị
Số lượng
Yêu cầu kỷ thuật
1
2
3
4
5
- Học sinh nghiên cứu quy trình lắp đặt trong SGK.
+ Đo, vạch dấu các vị trí thiết bị, lỗ khoan trên bảng điện.
+ Khoan lỗ trên bảng điện.
+ Nối dây và lắp thiết bị điện lên bảng điện.
+ Nối dây bộ đèn.
+ Kiểm tra và vận hành thử.
- HS trả lời.
- HS làm việc theo nhóm, tiến hành thực hiện từng công đoạn.
- Yêu cầu làm đúng quy trình và kỷ thuật.
- Các nhóm tự kiểm tra theo các tiêu chí:
+ Mạch điện lắp đặt đúng theo sơ đồ lắp đặt.
+ Các mối nối chặt, chắc, gọn và đẹp.
+ Bố trí các thiết bị hợp lý, đẹp, thuận tiện cho việc vận hành.
- Các nhóm nạp sản phẩm lại cho GV kiểm tra.
- Có thể sửa chữa lại theo sự hướng dẫn của GV.
	4) Tổng kết bài học.
- Tổng kết, nhận xét bài thực hành: Kết quả thực hành, quy trình tiến hành, thời gian hoàn thành, tinh thần thái độ, tác phong làm việc, thực hiện an toàn lao động và ý thức bảo vệ môi trường.
- Thu dọn dụng cụ và làm vệ sinh lớp học.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.
Ngày soạn: 27/11/2006
Tiết 26-27-28: Thực hành: Lắp mạch điện một công tắc ba cực 
	điều khiển Hai bóng đèn
A. Mục tiêu: 
- Học sinh hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện dùng một công tắc ba cực điều khiển hai bóng đèn.
- Học sinh xây dựng được sơ đồ lắp đặt mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một bóng đèn.
- Lắp đặt mạch điện đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỷ thuật.
- Có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích công việc. Làm việc chính xác, khoa học, cẩn thận và bảo đảm an toàn lao động.
B. Chuẩn bị:
a) Chuẩn bị nội dung:
- GV nghiên cứu bài trong SGK và những thông tin bổ sung.
- Lập kế hoạch dạy học.
b) Chuẩn bị vật liệu, thiết bị và dụng cụ thực hành.
- Vật liệu và thiết bị: 1 công tắc ba cực, 1 cầu chì, 2 bóng đèn sợi đốt, đui đèn, bảng điện, dây dẫn, phụ kiện đi dây, giấy ráp, băng cách điện. 
- Dụng cụ: Kìm điện, kìm tuốt dây, dao nhỏ, tua vít, khoan, bút thử điện, thước lá.
C. Các hoạt động dạy học
	1) ổn định tổ chức lớp.
- Chia nhóm thực hành: Mỗi nhóm khoảng 3 - 4 HS. Để HS có thể dùng chung các dụng cụ thực hành và có cơ hội hợp tác trong học tập.
	3) Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Chuẩn bị:
- Giáo viên nêu nội quy thực hành.
- Nêu mục 

File đính kèm:

  • docCN dien_12706101.doc