Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 5

I, Mục tiêu:

- HS nhận biết hình, khối của một số quả.

- HSặnn được một vài quả gần giống mẫu.

II, Chuẩn bị:

- GV:

+ Sưu tầm tranh ảnh một số loại quả có màu sắc đẹp.

+ Một vài quả thật.

- HS:

+ Giấy vẽ hoặc đất nặn.

+ Bút chì, th¬ước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.

III, Các hoạt động dạy - học:

1, Ổn định;

2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS

3, Bài mới:

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 5 - Nguyễn Văn Kết - Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5
Bài 5 Lớp 5: TẬP NẶN TẠO DÁNG:
Nặn con vật quen thuộc.
Ngày dạy: 23/9/2014
I, Mục tiêu:
- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của con vật trong các hành động.
- HS biết cách nặn và nặn được con vật theo cảm nhận riêng.
- HS có ý thức chăm sóc bảo vệ các con vật.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Nội dung bài.
+ Tranh ảnh các con vật quen thuộc.
+ Bài nặn của HS lớp trước.
HS:
+ Vở thực hành.
+ Đất nặn.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
6’
6’
10’
4’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
- GV cho HS quan sát tranh ảnh con vật:
H: Con vật trong tranh ảnh là con gì?
H: Con vật có những bộ phận nào?
H: Hình dáng của chúng như thế nào?
H: Em thích con vật ở tư thế động hay đứng im?
H: Nhận xét sự giống và khác nhau về hình dáng giữa các vật?
H: Ngoài những con vật này ra em còn biết những con vật nào nữa?
H: Em thích con vật nào nhất? Vì sao?
H: Em hãy miêu tả đặc điểm, hình dáng, màu sắc của con vật em định nặn?
HS nêu, nhận xét.
GV bổ sung. 
HĐ2: Hướng dẫn cách nặn :
Gv cho HS xem một số bài nặn của HS năm trước: GV gợi ý.
+ Nhớ lại hình dáng, đặc điểm con vật sẽ nặn.
+ Chọn màu đất nặn cho con vật.
+ Nhào đất deỏ.
+ Có thể nặn theo 2 cách:
Nặn từng chi tiết rồi ghép lại.
Nặn bằng cách từ thỏi đất kéo, vuốt thành các bộ phận.
Nên nặn con vật ở dáng động.
GV nặn một con vật đơn giản để HS quan sát.
HĐ3: Thực hành:
GV chia nhóm - HS làm bài.
Gợi ý: Nhóm có thể nặn bầy gà, bầy lợn...
GV giúp đỡ những HS còn lúng túng.
Rửa tay sách sẽ sau khi nặn.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
Gv cho các nhóm trưng bày sản phẩm.
Nhận xét.
- Khen ngợi HS có bài vẽ đẹp.
1, Quan sát, nhận xét:
2, Hướng dẫn cách nặn :
Nặn từng chi tiết rồi ghép lại.
Nặn bằng cách từ thỏi đất kéo, vuốt thành các bộ phận.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
- Hoàn thành tốt.
- Hoàn thành.
- Chưa hoàn thành.
4, Củng cố:
H: Em nêu lại cách nặn một con vật?
- HS nêu, nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà chuẩn bị đồ dùng cho bài 6.
Bài 5 Lớp 4: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT:
Xem tranh phong cảnh.
Ngày dạy:24/9/2014.
I, Mục tiêu:
- HS thấy được sự phong phú của tranh phong cảnh.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh thông qua bố cục, các hình ảnh và màu sắc.
- HS yêu thích phong cảnh,có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ SGK, SGV.
+ Một số tranh phong cảnh.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
+ Hộp màu.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
15’
2’
HĐ1: Xem tranh:
1. Phong cảnh Sài Sơn: GV cho HS quan sát ở SGK trang 13:
H: Trong tranh có những hình ảnh nào?
H: Tranh vẽ về đề tài gì? (nông thôn)
H: Màu sắc trong tranh như thế nào? (tươi sáng)
H: Có những màu gì? 
H: Hình ảnh chính của bức tranh là gì?
(phong cảnh làng quê)
H: Trong tranh có những hình ảnh nào nữa? (các cô gái ở bên ao làng)
- HS nêu, nhận xét. 
GVKL: Bức tranh thể hiện vẻ đẹp của miền trung du, vùng quê trù phú và tươi đẹp. Bức tranh đơn giản về hình, phong phú về màu sắc, đường nét khoẻ khoắn mang đặc trưng riêng của tranh khắc gỗ tạo nên vẻ đẹp bình dị và trong sáng.
2. TRanh Phố cổ:
- GV treo tranh và giới thiệu đôi nét về hoạ sĩ Bùi Xuân Phái:
+ Quê Quốc Oai, Hà Tây. Ông say mê vẽ về phố cổ Hà Nội và rất thành công ở đề tài này.
H: Bức tranh vẽ về hình ảnh gì?
H: Dáng vẻ của các ngôi nhà như thế nào?
H: Màu sắc của tranh như thế nào? (trầm ấm và giản dị)
H: xem tranh em có cảm nhận gì?
HS nêu, nhận xét.
3. Cầu Thê Húc:
H: Chất liệu tranh là gì? (màu bột)
H: Hình ảnh vẽ được thể hiện trong tranh là gì? (Cầu Thê Húc, cây phượng, hai em bé...)
H: Màu sắc như thế nào? Có nhận xét gì về đường nét và cách thể hiện?
H: Xem tranh em có cảm nhận gì?
- HS nêu, nhận xét. GV bổ sung.
HĐ2: Nhận xét, đánh giá:
+ Nhận xét chung tiết học.
+ Khen ngợi những HS tích cực.
1, Xem tranh:
1. Phong cảnh Sài Sơn: 
- Chất liệu khắc gỗ.
- đề tài nông thôn.
- Hình ảnh vẽ về phong cảnh làng quê.
- Màu sắc tươi sáng.
2. TRanh Phố cổ:
- Chất liệu sơn dầu.
- Đề tài Phố cổ.
- đề tài Khu phố cổ kính rêu phong.
- Màu sắc thâm trầm, yên tĩnh.
3. Cầu Thê Húc:
- Chất liệu màu bột.
- Đề tài Cảnh hồ gươm.
- Màu sắc tươi sáng.
2, Nhận xét, đánh giá:
4, Củng cố- Dặn dò: 
- Nhận xét giờ.
- Về nhà xem lại bài- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 6.
Bài 5 Lớp 3: TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO:
Nặn hoặc vẽ, xé dán hình quả.
Ngày dạy:26/9/2014.
I, Mục tiêu:
- HS nhận biết hình, khối của một số quả.
- HSặnn được một vài quả gần giống mẫu.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Sưu tầm tranh ảnh một số loại quả có màu sắc đẹp.
+ Một vài quả thật.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc đất nặn.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
6’
6’
8’
4’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
GV giới thiệu một vài quả:
H: Tên quả là gì?
H: Nêu đặc điểm hình dáng, màu sắc và sự khác nhau của một vài loại quả?
H: Kể một vài loại quả khác mà em biết?
HS nêu, nhận xét.
GVKL: Quả có nhiều loại đa dạng về hình dáng, màu sắc, đặc điểm.
HĐ2: Hướng dẫn cách nặn quả:
GV chọn một quả làm mẫu cho HS quan sát, Nặn cho HS quan sát:
+ Nhào đất dẻo mềm.
+ Nặn thành khối có dáng của quả trước.
+ Nắn gọt dần cho giống với quả mẫu.
+ Sửa hoàn chỉnh và gắn dính các chi tiết.
Chú ý: Chọn màu đất chi thích hợp.
Có thể cho HS nêu lại cách nặn.
HĐ3: Thực hành:
GV bày một vài quả làm mẫu cho HS quan sát trước khi nặn.
HS tự làm bài.
GV đến từng bàn quan sát và giúp đỡ HS làm bài.
Chú ý giữ vệ sinh chung.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
- Cho HS trưng bày sản phẩm.
H: Em thấy bài nào đẹp? Vì sao đẹp?
 - HS nêu, nhận xét.
- Khen ngợi những HS có bài làm tốt, hoàn thành đúng thời gian quy định.
1, Tìm, chọn nội dung đề tài:
2, Hướng dẫn cách vẽ tranh:
+ Nhào đất dẻo mềm.
+ Nặn thành khối có dáng của quả trước.
+ Nắn gọt dần cho giống với quả mẫu.
+ Sửa hoàn chỉnh và gắn dính các chi tiết.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố:
H: Nêu tác dụng của các loại quả?
HS trả lời - nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 6.
Bài 5 - Lớp 2: TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO:
Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật.
Ngày dạy:25/9/2014
I, Mục tiêu: 
- HS nhận biết được đặc điểm một số con vật.
- HS biết cách nặn hoặc vẽ, xé dán con vật.
- Nặn hoặc vẽ xé dán hình con vật em yêu thích.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Một số tranh ảnh về về con vật quen thuộc.
+ Bài của HS năm trước.
+ Đất nặn.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ, đất nặn.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
5’
6’
5’
4’
HĐ1: Quan sát, nhận xét:
GV giới thiệu một số bài nặn, tranh vẽ, xé dán của HS năm trước:
H: Nêu tên những con vật trong tranh?
H: Nêu một vài đặc điểm chính của con vật?
H: Nêu các phần chính của con vật?
H: Màu sắc của con vật như thế nào?
H: Ngoài những con vật này ra, em còn biết những con vật nào nữa?
H: Em định nặn hay vẽ xé dán hình con vật nào?
HS nêu, nhận xét.
GV bổ sung, kết luận: Mỗi con vật có đặc điểm riêng, vậy em phải chọn một con vật để nặn hoặc vẽ, xé dán sao cho phù hợp với khả năng mà vẫn làm rõ được đặc điểm của chúng. 
HĐ2: Hướng dẫn cách nặn, cách xé dán, cách vẽ:
Các em hãy nhớ lại hình dáng, đặc điểm các phần chính của con vật. GV hướng dẫn:
* Cách nặn:
+ Nặn các bộ phận rồi ghép đính lại.
+ Từ thỏi đất bằng cách nặn vuốt tạo thành hình dáng con vật.
* Cách xé dán:
+ Chọn giấy màu làm nền.
+ Xé phần chính trước, các phần nhỏ sau.
+ Đặt các chi tiết lên giấy, dán hồ.
+ Chú ý tạo và xếp sao cho phù hợp.
* Cách vẽ:
+ Phác hình chun sao cho cân đối với tờ giấy.
+ dùng nét sửa cho giống đặc điểm.
+ Có thể vẽ thêm cỏ cây, hoa lá cho bài thêm sinh động.
+ Tô màu theo ý thích.
HĐ3: Thực hành:
GV cho HS tự chọn nội dung thực hành.
GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
HĐ3: Nhận xét, đánh giá:
- GV chọn một số bài để trưng bày. Nhận xét. 
- Khen ngợi những bài vẽ đẹp.
1, Quan sát, nhận xét:
2, Hướng dẫn cách nặn, cách xé dán, cách vẽ:
* Cách nặn:
+ Nặn các bộ phận rồi ghép đính lại.
+ Từ thỏi đất bằng cách nặn vuốt tạo thành hình dáng con vật.
* Cách xé dán:
+ Chọn giấy màu làm nền.
+ Xé phần chính trước, các phần nhỏ sau.
+ Đặt các chi tiết lên giấy, dán hồ.
+ Chú ý tạo và xếp sao cho phù hợp.
* Cách vẽ:
+ Phác hình chun sao cho cân đối với tờ giấy.
+ dùng nét sửa cho giống đặc điểm.
+ Có thể vẽ thêm cỏ cây, hoa lá cho bài thêm sinh động.
+ Tô màu theo ý thích.
3, Thực hành:
4, Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố: Tóm tắt lại nội dung bài.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 6.
Bài 5 Lớp 1:
Vẽ nét cong.
Ngày dạy:27/9/2014
I, Mục tiêu: Giúp HS :
- Nhận biết nét cong.
- Biết cách vẽ nét cong.
- Vẽ được hình có nét cong và vẽ màu theo ý thích.
II, Chuẩn bị:
GV: 
+ Một số đồ vật có dạng hình tròn.
+ Một vài hình vẽ hay ảnh có hình là nét cong.
HS:
+ Giấy vẽ hoặc Vở thực hành- Vở tập vẽ 1.
+ Bút chì, thước kẻ, chì, tẩy, màu vẽ.
III, Các hoạt động dạy - học:
1, Ổn định;
2, Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
3, Bài mới:
A, Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
Thời
gian
B, Hoạt động trên lớp
Nội dung
10’
6’
6’
3’
HĐ1: Giới thiệu nét cong:
GV cho HS xem một số tranh trong đó có sử dụng nét cong.
H: Em đã được cô giáo dạy cho những nét nào?
H: Hãy kể những nét cong em đã học?
HS nêu, nhận xét.
GV cho HS vẽ nét cong vào bảng con.
GV vẽ lên bảng: Quả, lá cây, sõng nước, dãy núi...
H: Các hình vẽ trên đã dùng những nét nào để vẽ?
HS thảo luận - Đại diện nhóm trả lời.
+ GVKL: Các hình vẽ trên được tạo nên từ nét cong.
HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ nét cong:
Gv vẽ lên bảng để HS nhận ra.
+ Đây là nét cong lượn sóng.
+ Đây nét cong hở trái.
+ Đây là nét cong hở phải.
-> Vẽ nét từ trái sang phải theo chiều mũi tên.
GV cho HS vẽ vào bảng con.
Chọn 2 Hs lên bảng vẽ các nét và nhận xét cách vẽ.
HĐ3: Thực hành:
- Các em hãy dùng nét cong để vẽ hoa, lá quả, hoặc vẽ một bức tranh.
- GV có thể vẽ để HS quan sát.
- HS làm bài, GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá:
Cho HS trưng bày tranh vẽ.
Nhận xét về: Hình, màu sắc.
- Khen ngợi bài vẽ đẹp.
1, Giới thiệu nét cong:
2, Hướng dẫn cách vẽ nét cong:+ 
+ Đây là nét cong lượn sóng.
+ Đây nét cong hở trái.
+ Đây là nét cong hở phải.
-> Vẽ nét từ trái sang phải theo chiều mũi tên.
3, Thực hành:
4,Nhận xét, đánh giá:
 4, Củng cố:
H: Có những nét cong nào?
HS trả lời - nhận xét.
5, Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bài 6.
Ký duyệt của Ban giám hiệu:
…………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docmi thuat t5.doc
Giáo án liên quan