Giáo án Mĩ thuật 9 - Tiết 12: Trang trí hội trường

+ Xác định nội dung là hội nghi, hội thảo hay lễ kỉ niệm.

 Xác định tên hoạt động (tên, ngày tháng tổ chức.)

+ Xác định chiều dài, rộng, cao của hội trường để chọn cách trang trí phù hợp.

+ Chọn kiểu chữ phù hợp nội dung. Sắp xếp và phác các thành phần, chi tiết (cờ, ảnh, tượng, bục, bệ, cây cảnh, đèn.) có trong hội trường vào những vị trí phù hợp.

+ Vẽ chi tiết các thành phần đó, timg màu phù hợp vói nội dung hoạt động.

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2733 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật 9 - Tiết 12: Trang trí hội trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 22/11/2011
Ngày giảng: 9B – 9A (24/11/2011) 
 Tiết 12 : Vẽ trang trí:
Trang trí hội trường
I. Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh biết cách sắp xếp bố cục trong hội trường , nắm bắt được cách trang trí cho một buổi lễ bất kì. 
- HS trang trí được một hội trường cơ bản, có thể áp dụng vào trong thực tế.
- Yêu quý vẻ đẹp của những buổi lễ thông qua trang trí hội trường.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Bài mẫu về trang trí hội trường , tranh ảnh chụp các hội trường.
- Bài mẫu của hoạ sĩ.
- Hình minh hoạ các bước trang trí.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập: Bút chì, tẩy, màu tự chọn, vở mĩ thuật.
3. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
III. Tiến trình dạy - học:
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: 
Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- Gv cho HS xem tranh ảnh về các hội trường, băng đĩa ghi hình hội trường.
? Hội trường là gì? Tại sao phải trang trí hội trường?
? Trang trí hội trường nhằm mục đích gì?
? Trang trí hội trường là trang trí những phần nào?
? Trong cách sử dụng phông màn, màu của phông, màu của chữ, cách đặt biểu tượng, cách xếp các bàn đại biểu, bàn khá giả...
? Cho ví dụ về một số loại hội trường?
- Gv kết luận, bổ sung.
I. Quan sát, nhận xét:
- Quang sát tranh mẫu, ảnh mẫu
- Hội trường là nơi diễn ra những buổi lễ, những buổi họp trang trọng, hay giao lưu văn nghệ, nơi mà các "nghệ sĩ" biểu diễn, là nơi diễn ra những buổi đại hội của các đoàn thể.
- Trang trí hội trường nhằm mục đích làm cho hội trường thu hút sự chú ý của nhiều người, làm cho buổi lễ thêm không khí đại hội thêm phầm trang nghiêm , long trọng...
- Cách trang trí : hội trường gồm 2 phần: Phần bục và phần nền.
- Nếu là giao lưu văn nghệ, thì phông nền màu sáng, chữ đỏ tươi, tím hồng nhạt, có hình vẽ minh hoạ, có trang trí hoa, có đèn nháy và sáng lấp lánh, có màn kéo hạ sau khi biểu diễn...
- Hội trường mít tinh kỉ niệm ngày nhà giáo VN, kỉ niệm ngày quốc tế lao động 1 - 5, hội trường liên hoan văn nghệ, kể chuyện cho học sinh...
Hoạt động 2: 
Hướng dẫn cách trang trí hội trường:
- GV giới thiệu hình gợi ý các bước vẽ cho hs nắm rõ các bước.
- B1: Xác định nội dung hoạt động.
- B2: Chọn cách trang trí.
- B3: Vẽ phác bố cục.
- B4: Trang trí chi tiết và vẽ màu.
- Cho HS tham khảo một số bài vẽ của hs năm trước
II. Cách trang trí hội trường:
+ Xác định nội dung là hội nghi, hội thảo hay lễ kỉ niệm... 
 Xác định tên hoạt động (tên, ngày tháng tổ chức...)
+ Xác định chiều dài, rộng, cao của hội trường để chọn cách trang trí phù hợp.
+ Chọn kiểu chữ phù hợp nội dung. Sắp xếp và phác các thành phần, chi tiết (cờ, ảnh, tượng, bục, bệ, cây cảnh, đèn...) có trong hội trường vào những vị trí phù hợp.
+ Vẽ chi tiết các thành phần đó, timg màu phù hợp vói nội dung hoạt động.
Hoạt động 3: 
Hướng dẫn thực hành:
- GV cho HS trang trí hội trường tự chọn.
- GV hướng dẫn chung cho cả lớp và gợi ý cho riêng từng HS.
- Chú ý phải đủ các thành phần trang trí cho hội trường. Không quá cầu kì, không quá đơn giản.
III. Thực hành:
- Vẽ bài vào giấy vẽ hoặc vở vẽ
- Tô màu đẹp và nổi bật
4. Củng cố: 
- Đánh giá kết quả học tập của hs.
- Chọn một số bài đã hoàn thành hoặc gần hoàn thành , gọi hs khác nhận xét về ý tưởng của bạn, cách sx hình ảnh và ý thức trong giờ của bạn, tự đánh giá kết quả bài bạn.
- GV nhận xét và góp ý kiến nếu cần.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Hoàn thành tiếp nếu chưa xong
- Chuẩn bị cho bài 12: Thường thức mĩ thuật: "Sơ lược về mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam". .
IV : Rút kinh ngiệm :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doc012.doc
Giáo án liên quan