Giáo án Lớp Lá - Thế giới động vật

1. Đón trẻ - Trò chuyện sáng - Điểm danh:

 * Đón trẻ:

 - Đón trẻ vào lớp, ổn định tổ chức.

 - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ.

 - Nhắc phụ huynh mặc quần áo ấm cho trẻ khi đi học.

 * Trò chuyện sáng với trẻ: Những ích lợi của động vật sống dưới nước đối với đời sống của con người? Các món ăn quen thuộc được chế biến từ động vật sống dưới nước.

 * Điểm danh:

2. Thể dục sáng:

 - Hô hấp 2. - Tay 4. - Chân 1. - Bụng 1. - Bật 2

 - Tập kết hợp lời bài hát: “ Cá vàng bơi”.( Thực hiện như đã soạn ở đầu tuần)

3. Hoạt động có chủ đích:

 LQVH:

 TRUYỆN: CÁO THỎ GÀ TRỐNG

3.1 Mục đích yêu cầu:

-Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, nhớ tên các nhân vật trong chuyện.

- Trẻ nhắc lại được các lời thoại trong câu chuyện.

- Cung cấp thêm vốn từ mới cho trẻ: Vác hái, gian ác, lò sưởi

 

doc23 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 6868 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Lá - Thế giới động vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Tranh vẽ một số con vật sống dưới nước.
 - Sáp màu.
* Tiến hành:
 - Hướng trẻ vào nội dung góc chơi.
 - Trò chuyện với trẻ về đặc điểm của một số con vật sống dưới nước? Màu sắc, hình dáng? Cho trẻ quan sát và nhận xét tranh của cô.
 - Khuyến khích trẻ tô màu những con vật sống dưới nước.
 - Nhận xét sản phẩm, GD trẻ. 
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TRONG NGÀY
 Thứ hai ngày 23 tháng 12 năm 2013.
1. Đón trẻ - Trò chuyện sáng - Điểm danh .
 * Đón trẻ: 
 - Đón trẻ vào lớp, ổn định tổ chức.
 - Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
 - Trao đổi với phụ huynh về chủ đề mới.
 * Trò chuyện sáng: 
 Cô kể một đoạn trong câu chuyện “ Đàn cá nhỏ” đàm thoại cùng trẻ về nội dung câu chuyện.
 - Chuyện gì đã sảy ra với các chú cá?
 - Những con cá này đã ngủ ở đâu ?
 - Muốn biết được câu chuyện về các loài cá như thế nào ngày mai tới lớp cô con mình cùng trò chuyện nhé.
* Điểm danh: 
2. Thể dục sáng: 
 - Hô hấp 2. - Tay 4. - Chân 1. - Bụng 1. - Bật 2 
 - Tập kết hợp lời bài hát: “ Cá vàng bơi”.( Thực hiện như đã soạn ở đầu tuần)
3. Hoạt động có chủ đích:
 THỂ DỤC : 
 LĂN BÓNG BẰNG 2 TAY VÀ ĐI THEO BÓNG.
 TCVĐ: GẤU VÀ NGƯỜI THỢ SĂN.
3.1 Mục đích yêu cầu:
 - Rèn sức mạnh và sự khéo léo cho đôi bàn tay, cho đôi chân của trẻ.
 - Trẻ biết lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng đúng kĩ thuật.
 - Qua trò chơi vận động luyện tập phản xạ nhanh, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 - Trẻ biết một số con vật sống dưới nước và ích lợi của chúng.
 - GD trẻ chăm tập thể dục, giữ gìn sức khỏe.
3.2 Chuẩn bị:
a. Đồ dùng:
 * Cô: - Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng.
 - Bóng nhựa, ghế ngồi.
 * Trẻ: - Trang phục gọn gàng.
b. Nội dung:
 * Nội dung chính: - Trẻ biết lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng.
 - Chơi trò chơi: Gấu và người thợ săn.
3.3 Tiến hành:
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Trò chuyện: 
- Cho trẻ đọc bài thơ: “ Rong và cá”.
- Trò chuyện với trẻ về con vật sống dưới nước. GD trẻ về dinh dưỡng trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. 
* Hoạt động 1: Khởi động:
- Cho trẻ ra sân xoay các khớp cổ chân, tay, vai.
- Xếp hàng theo tổ, dãn cách.
* Hoạt động 2: Trọng động: 	
a. Bài tập phát triển chung: Tập kết hợp bài : “ Cá vàng bơi”. 
+ Tay 4: Tay đưa ra phía trước, đưa lên cao.
+ Chân 1: Ngồi xổm đứng lên liên tục:
 + Bụng 1: Đứng cúi gập người về phía trước, tay chạm ngón chân. 
 + Bật 2: Bật tách chân khép chân
 b.Vận động cơ bản: Lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng.
- Cô giới thiệu bài tập, dụng cụ tập.
- Cô tập mẫu lần 1: Không giải thích.
- Hỏi trẻ : Tên bài tập?
- Cô tập mẫu lần 2: Phân tích cách thực hiện bài tập: Cô đứng trước vạch chuẩn bị, cô cầm bóng bằng 2 tay, khi có hiệu lệnh, cô cúi người xuống và lăn bóng bằng 2 tay, khi lăn cô đặt bóng sát mặt đất và lăn từ từ, khi bóng lăn cô đi nhẹ nhàng theo bóng. 
- Mời trẻ lên tập mẫu.
- Cho trẻ thực hiện tập: Tổ, nhóm, cá nhân trẻ tập.
- Cô bao quát, hướng dẫn, sửa sai khi trẻ tập.
- Khuyến khích trẻ tập
c.Trò chơi VĐ: “Gấu và người thợ săn”.
- Cô phổ biến trò chơi, cách chơi, luật chơi(TTTC 4 - 5 T)
- Hướng dẫn, tổ chức trò chơi.
- Cô động viên, khuyến khích trẻ.
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng.
- Nhận xét, củng cố giờ học.
- Giáo dục trẻ chăm tập thể dục.
- Trẻ đọc thơ.
- Trò chuyện cùng cô.
- Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô.
- Hát và tập theo cô.
- Quan sát.
- Trả lời.
- Trẻ tập mẫu.
- Trẻ tập .
- Chơi trò chơi.
- Đi nhẹ nhàng quanh sân tập.
4. Hoạt động góc: 
 * Góc xây dựng: Xây ao cá.
 * Góc đóng vai: Cửa hàng bán các con vật nuôi.
 * Góc học tập: Quan sát các con vật sống dưới nước. 
- Trẻ biết hợp tác cùng bạn trong khi chơi.
5. Hoạt động ngoài trời: 
 HĐCMĐ: Kể tên các con vật sống dưới nước.
 TCVĐ: Bắt chước tạo dáng.
 Chơi tự do.
* Yêu cầu:
 - Trẻ biết kể đúng tên các con vật sống dưới nước, chơi tốt trò chơi vận động.
 - GD trẻ biết ích lợi của động vật sống dưới nước đối với con người.
 - Biết chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
* Chuẩn bị:
 - Tranh ảnh, nội dung hoạt động.
* Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
+ HĐCMĐ: Kể tên các con vật sống dưới nước.
- Trò chuyện, hướng trẻ vào nội dung hoạt động.
Hát bài: “ Cá vàng bơi”.
- Cho trẻ ngồi tập chung.
- Khuyến khích trẻ kể tên các con vật sống dưới nước mà trẻ biết? (đã nhìn thấy hoặc xem trên tivi).
- Cô cho trẻ xem tranh các con vật mà trẻ kể tên.
- Cô củng cố, mở rộng giúp trẻ hiểu thêm về các con vật sống dưới nước, GD trẻ.
+ Trò chơi vận động: “ Bắt chước tạo dáng”.
- Cô giới thiệu trò chơi.
- Phổ biến cách chơi, luật chơi(TTTC 4 - 5T).
- Tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi.
+ Chơi tự do: Cô bao quát dạy trẻ chơi an toàn, đoàn kết.
- Nhận xét giờ hoạt động, giáo dục trẻ.
- Trẻ hát, trò chuyện cùng cô.
- Trẻ kể.
- Chơi trò chơi.
- Chơi tự do.
6. Vệ sinh:
 - Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động..
 - Biết đề nghị người khác khi cần thiết.
7. Ăn: 
 - Văn hóa ứng sử khi ăn( Mời cô, mời bạn, nhai kỹ, ăn từ tốn, không đùa nghịch, không làm rơi vãi khi ăn không bốc tay)
8. Ngủ: 
 - Tự làm một số việc đơn giản, trong sinh hoạt hàng ngày.
 - Nghe hiểu thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 1- 2 hành động 
( Tất cả đi cất gối, đi vệ sinh)
9. Hoạt động chiều: 
 Đọc thơ: “ Cá ngủ ở đâu”.
 - Cô giới thiệu với trẻ bài thơ: “ Cá ngủ ở đâu”.
 - Cô đọc cho trẻ nghe 2, 3 lần.
 - Trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài thơ.
 - Cho trẻ đọc cùng cô 2, 3 lần.
 - Khuyến khích trẻ thi đua nhau đọc bài thơ.
 - Nhận xét giờ hoạt động.
 - Cho trẻ chơi tự chọn.
 - Bình cờ cuối ngày.
10. Trả trẻ:	 	
 - Có thói quen chào hỏi lễ phép, xưng hô lễ phép với người lớn
 - Sau giờ học phải về nhà ngay . 
 Nhận xét cuối ngày:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 24 tháng 12 năm 2013
1. Đón trẻ - Trò chuyện sáng - Điểm danh .
 * Đón trẻ: 
 - Đón trẻ vào lớp,ổn định tổ chức.
 - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ.
 * Trò chuyện sáng: 
 - Khuyến khích trẻ kể tên các con vật sống dưới nước mà trẻ biết, cách chăm sóc chúng ntn? thức ăn của chúng là gì?...
 - GD trẻ biết giữ gìn nguồn nước sạch để bảo vệ động vật sống dưới nước.
 * Điểm danh:  
2. Thể dục sáng: 
 - Hô hấp 2. - Tay 4. - Chân 1. - Bụng 1. - Bật 2 
 - Tập kết hợp lời bài hát: “ Cá vàng bơi”.( Thực hiện như đã soạn ở đầu tuần)
3. Hoạt động có chủ đích:
 KPXH : 
 MỘT SỐ ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC.
3.1 Mục đích yêu cầu: 
- Biết ích lợi, tác hại của các loại động vật sống dưới nước.
- Mối quan hệ với môi trường sống của các loại động vật sống dưới nước.
- Gọi đúng tên một số loài cá và kể được một số bộ phận chính bên ngoài của cá.
- Các món ăn từ cá.
- Biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, sự giống và khác nhau về cấu tạo, hình dáng, màu sắc, thức ăn của các loại động vật sống dưới nước.
- Biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, sự giống và khác nhau về cấu tạo, hình dáng, màu sắc, thức ăn của các loại động vật sống dưới nước.
- Biết chăm sóc các loài vật sống dưới nước, giữ gìn môi trường ao hồ, sông biển không bị ô nhiễm để con vật phát triển.
3.2 Chuẩn bị:
a. Đồ dùng:
* Cô: - Một số con vật sống dưới nước: Con vật bằng nhựa hoặc tranh vẽ. 
 - Mô hình: “ Ao cá Bác Hồ”.
 - Bảng từ, bút dạ, keo dán, 8 vòng thể dục...
* Trẻ: Thuộc một số bài hát, bài thơ về động vật sống dưới nước.
 Lô tô về động vật sống dưới nước.
b. Nội dung:
* Nội dung chính: -Trò chuyện giúp trẻ tìm hiểu về đặc điểm của một số loài động vật sống dưới nước.
3.3 Tiến hành: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Trò chuyện:
 - Tạo hứng thú, cho trẻ đi thăm quan : “ Ao cá Bác Hồ”
Trò chuyện về ao cá, gợi trẻ nhận xét? GD trẻ biết yêu kính Bác,.. dẫn dắt trẻ vào nội dung bài học.
* Hoạt động1: Quan sát - Đàm thoại:
- Cô cho trẻ quan sát tranh vẽ động vật sống dưới nước( Cá, cua, ốc, tôm):
- Tranh vẽ con gì? Đặc điểm, cấu tạo, hình dáng, màu sắc như thế nào?
- Động vật đó sống ở đâu? Thức ăn của chúng là gì? Sinh sản như thế nào?
- Chúng có ích lợi gì đối với đời sống con người.
- Cô hỏi trẻ các món ăn được chế biến từ cá.
- Cho trẻ đọc bài thơ: “ Con cá vàng”.
- Cho trẻ đọc bài đồng dao: Con cua mà có hai càng.
- Cô mở rộng kiến thức cho trẻ: Ngoài ra con có các loài động vật sống ở nước mặn: Cá heo, cá mập, sứa
- ( Cô củng cố, khắc sâu kiến thức cho trẻ)
- GD trẻ biết chăm sóc các loài vật sống dưới nước, giữ gìn môi trường ao hồ, sông biển không bị ô nhiễm để con vật phát triển.
* Hoạt đông 2: So sánh:
Cho trẻ so sánh : Loài cá - loài cua:
- Giống nhau?
- Khác nhau?
 ( Cô củng cố, khắc sâu kiến thức cho trẻ)
* Hoạt động 3: Luyện tập:
- Cho trẻ kể tên những loài vật sống dưới nước khác mà trẻ biết? ( Cho trẻ xem tranh- Nếu có).
+ Cho trẻ chơi trò chơi: “Ai nhanh hơn”:
Phát lô tô cho trẻ: Yêu cầu: - Cô nói đặc điểm con vật: trẻ chọn nhanh , giơ lên và gọi tên con vật đó, ai chọn sai phải ra ngoài 1 lượt chơi.
+ Cho trẻ chơi trò chơi: “ Ai nhanh ai khéo”.
- Cô giới thiệu trò chơi, quan sát, nhận xét dụng cụ chơi. Phổ biến cách chơi. luật chơi.
Chia trẻ thành 2 đội : 
Yêu cầu trẻ chọn và dán tranh những con vật sống dưới nước.( Cô chơi mẫu)
- Tổ chức trò chơi, nhận xét sau mỗi lần chơi.
- Củng cố, nhận xét giờ học. 
- Trẻ thăm quan.
- Trò chuyện .
- Trẻ quan sát và nêu nhận xét.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đọc thơ.
- Trẻ đọc đồng dao.
- So sánh.
- Kể tên, quan sát.
- Chơi trò chơi.
- Quan sát, nhận xét kết quả chơi. 
- Trẻ hát.
4. Hoạt động góc: 
 * Góc học tập: Quan sát tranh vẽ các con vật sống dưới nước.
 * Góc xây dựng: Xây ao cá.
 * Góc nghệ thuật: Tô màu một số con vật sống dưới nước.
- Luyện kĩ năng cầm bút tô màu cho trẻ.
5. Hoạt động ngoài trời: 
 HĐCMĐ: Dạo quanh sân trường.
 TCVĐ: Đàn chuột con.
 Chơi tự do.
* Yêu cầu:
 - Trẻ được dạo chơi quanh sân trường và kể được những gì trẻ quan sát được, chơi tốt trò chơi vận động.
* Chuẩn bị:
 - Sân bãi sạch sẽ.
 - Vẽ một vòng tròn rộng.
* Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
+ HĐCMĐ: Dạo quanh sân trường.
- Trò chuyện, hướng trẻ vào nội dung hoạt động.
- Cô cho trẻ xếp hàng và dạo chơi quanh sân trường.
- Khuyến khích trẻ nhận xét những gì trẻ quan sát được
- Cho trẻ nêu cảm nghĩ của trẻ sau khi dạo quanh sân trường: Con thấy sân trường của mình như thế nào? Con phải làm gì để sân trường luôn sạch đẹp?
+ Trò chơi vận động: “Đàn chuột con”.
- Cô giới thiệu trò chơi.
- Phổ biến cách chơi, luật chơi(TT-TC 4-5T).
- Tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi.
+ Chơi tự do: Cô bao quát dạy trẻ chơi an toàn, đoàn kết.
- Nhận xét giờ hoạt động, giáo dục trẻ.
- Trẻ hát, trò chuyện cùng cô.
- Trẻ kể.
- Chơi trò chơi.
- Chơi tự do.
6. Vệ sinh:
 - Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động..
 - Biết đề nghị người khác khi cần thiết.
7. Ăn: 
 - Văn hóa ứng sử khi ăn( Mời cô, mời bạn, nhai kỹ, ăn từ tốn, không đùa nghịch, không làm rơi vãi khi ăn không bốc tay)
8. Ngủ: 
 - Tự làm một số việc đơn giản, trong sinh hoạt hàng ngày.
 - Nghe hiểu thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 1- 2 hành động 
( Tất cả đi cất gối, đi vệ sinh)
9. Hoạt động chiều: 
Làm quen với truyện : “ Cáo, thỏ và gà trống”.
 - Cô giới thiệu truyện: “ Cáo thỏ và gà trống”.
 - Cô kể cho trẻ nghe 1,2 lần câu truyện.
 - Đàm thoại cùng trẻ về nội dung truyện.
 - Cho trẻ nhắc lại lời thoại trong truyện.
 - Cô khuyến khích, giúp đỡ trẻ.
 - Củng cố, NX hoạt động.
 - Cho trẻ chơi tự chọn.
 - Bình cờ cuối ngày.
10. Trả trẻ:	 	
 - Có thói quen chào hỏi lễ phép, xưng hô lễ phép với người lớn
 - Sau giờ học phải về nhà ngay . 
 Nhận xét cuối ngày:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 25 tháng 12 năm 2013
1. Đón trẻ - Trò chuyện sáng - Điểm danh: 
 * Đón trẻ:
 - Đón trẻ vào lớp, ổn định tổ chức.
 - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ.
 - Nhắc phụ huynh mặc quần áo ấm cho trẻ khi đi học.
 * Trò chuyện sáng với trẻ: Những ích lợi của động vật sống dưới nước đối với đời sống của con người? Các món ăn quen thuộc được chế biến từ động vật sống dưới nước.
 * Điểm danh: 
2. Thể dục sáng: 
 - Hô hấp 2. - Tay 4. - Chân 1. - Bụng 1. - Bật 2 
 - Tập kết hợp lời bài hát: “ Cá vàng bơi”.( Thực hiện như đã soạn ở đầu tuần)
3. Hoạt động có chủ đích: 
 LQVH:
 TRUYỆN: CÁO THỎ GÀ TRỐNG
3.1 Mục đích yêu cầu: 
-Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, nhớ tên các nhân vật trong chuyện.
- Trẻ nhắc lại được các lời thoại trong câu chuyện.
- Cung cấp thêm vốn từ mới cho trẻ: Vác hái, gian ác, lò sưởi
- GD trẻ biết giúp đỡ bạn lúc khó khăn.
- Trẻ kể lại được chuyện dưới sự giúp đỡ của cô.
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập.
3.2 Chuẩn bị 
a. Đồ dùng
* Của cô: - Tranh minh hoạ nội dung câu truyện.
 - Mũ cáo, thỏ, mũ gà trống.
b. Nội dung:
* Nội dung chính: Dạy trẻ kể lại truyện “Cáo thỏ và gà trống”.
* Nội dung tích hợp: Âm nhạc
3.3Tiến hành :
Hoạt động của cô
* Trò chuyện: 
- Cho trẻ hát bài “Trời nắng, trời mưa”.
- Hỏi trẻ vừa hát bài hát về con gì ?
- Cho trẻ xem hình ảnh chú thỏ, cáo và gà trống.
- Gây hứng thú vào bài.
* Hoạt động 1: Kể diễn cảm .
 - Cô giới thiệu câu chuyện : Cáo thỏ và gà trống của tác giả Thu Thủy.
 - Cô kể diễn cảm lần 1 cho trẻ nghe.
 - Hỏi trẻ tên truyện, nhân vật trong truyện?
 - Cô kể lần 2 cho trẻ nghe qua tranh minh họa.
 - Trò chuyện cùng trẻ về nội dung truyện.
*Hoạt động 2: Đàm thoại - Giảng giải - Trích dẫn:
 + Đàm thoại, giảng giải trích dẫn theo nội dung câu chuyện:
- Câu chuyện kể về ai? 
- Trong truyện có những nhân vật nào? 
- Các con vật đó sống ở đâu?
- Chuyện gì đã xảy ra với bạn Thỏ?
- Những ai đã giúp đỡ bạn Thỏ?
- Bầy chó và bác gấu có đuổi được Cáo không? Vì sao
- Ai đã giúp đỡ Thỏ đuổi được Cáo?
- Gà trống hát như thế nào?
- Các con thấy bạn gà trống là người như thế nào?
- Giáo dục trẻ đoàn kết, biết giúp đỡ bạn lúc khó khăn 
 *Hoạt động 3: Dạy trẻ kể lại truyện
- Cô cho trẻ nhắc lại lời thoại của các nhân vật.
- Hướng dẫn trẻ kể diễn cảm theo tranh, theo đoạn, theo nhân vật dưới sự giúp đỡ của cô.
Giáo dục trẻ biết đoàn kết, giúp đỡ bạn lúc khó khăn. 
Hoạt động của trẻ
- Trẻ hát.
- Quan sát
- Trẻ nghe truyện.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đàm thoại cùng cô.
- Trẻ nhắc lại lời thoại.
- Trẻ tập kể chuyện cùng cô
4. Hoạt động góc: 
 * Góc xây dựng: Xây ao cá.
 * Góc nghệ thuật: Tô màu tranh vẽ một số con vật sống dưới nước.
 * Góc KPKH: Chơi thả thuyền giấy.
- Trẻ biết hợp tác cùng bạn trong khi chơi.
5. Hoạt động ngoài trời: 
 HĐCMĐ: Quan sát tranh vẽ động vật sống dưới nước.
 TCVĐ: Cho thỏ ăn.
 Chơi tự do.
* Yêu cầu:
 - Trẻ biết chú ý quan sát và nhận xét được đặc điểm của các con vật sống dưới nước.
 - Biết ích lợi động vật sống dưới nước.Chơi tốt trò chơi vận động.
* Chuẩn bị:
 - Tranh vẽ động vật sống dưới nước hoặc vật thật(nếu có).
* Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
+ HĐCMĐ: Quan sát tranh vẽ động vật sống dưới nước.
- Trò chuyện, hướng trẻ vào nội dung hoạt động.
- Cho trẻ nối đuôi nhau thành hàng ra sân ngồi quanh cô. Đọc câu đố về một số động vật sống dưới nước, khuyến khích trẻ giải đố.
- Cho trẻ quan sát tranh hoặc vật thật.
Gợi trẻ nhận xét: Hình dáng? gồm những bộ phận nào? đặc điểm sinh sản? môi trường sống, thức ăn?....
- Dạy trẻ cách chăm sóc, bảo vệ vật nuôi sống dưới nước, biết cách bảo vệ nguồn nước sạch. 
- Khuyến khích trẻ biểu diễn các bài hát, bài thơ về động vật sống dưới nước.
+ Trò chơi vận động: “ Cho thỏ ăn”:
- Cô giới thiệu trò chơi.
- Cô phổ biến cách chơi - luật chơi(TTTC 4-5T).
- Hướng dẫn, tổ chức trò chơi.
+ Chơi tự do: Cô bao quát dạy trẻ chơi an toàn,đoàn kết.
- Nhận xét giờ hoạt động, giáo dục trẻ.
- Nghe đố và giải đố.
- Quan sát và nhận xét.
- Trẻ biểu diễn.
- Chơi trò chơi.
- Chơi tự do.
6. Vệ sinh:
 - Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động..
 - Biết đề nghị người khác khi cần thiết.
7. Ăn: 
 - Văn hóa ứng sử khi ăn( Mời cô, mời bạn, nhai kỹ, ăn từ tốn, không đùa nghịch, không làm rơi vãi khi ăn không bốc tay)
8. Ngủ: 
 - Tự làm một số việc đơn giản, trong sinh hoạt hàng ngày.
 - Nghe hiểu thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 1- 2 hành động 
( Tất cả đi cất gối, đi vệ sinh)
9. Hoạt động chiều: 
DH: Cá vàng bơi.
 - Cô cho trẻ quan sát, nhận xét tranh con cá.
 - Trò chuyện về nội dung tranh.
 - Cô giới thiệu bài hát : “ Cá vàng bơi”, của tác giả: Nguyễn Hải Hà.
 - Hát cho trẻ nghe lần 1. Hỏi trẻ: Tên bài hát? Tên tác giả?
 - Cô hát lần 2 cho trẻ nghe kết hợp động tác minh họa.
 - Trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát.
 - Cho cả lớp hát cùng cô 2,3 lần.
 - Trẻ, tổ, nhóm ,cá nhân trẻ thi đua nhau hát.
 - Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
 - Cô động viên, khuyến khích trẻ.
 - Nhận xét giờ học
 - Bình tặng cờ.
10. Trả trẻ:	 	
 - Có thói quen chào hỏi lễ phép, xưng hô lễ phép với người lớn
 - Sau giờ học phải về nhà ngay . 
 Nhận xét cuối ngày:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 26 tháng 12 năm 2013
1. Đón trẻ - Trò chuyện sáng - Điểm danh: 
 * Đón trẻ :
- Đón trẻ vào lớp, ổn định tổ chức.
 - Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, nhắc trẻ mặc quần áo ấm khi đi học.
 * Trò chuyện sáng với trẻ : Cho trẻ xem tranh, múa hát bài hát về động vật sống dưới nước.
 * Điểm danh: 
2. Thể dục sáng 
 - Hô hấp 2. - Tay 4. - Chân 1. - Bụng 1. - Bật 2 
 - Tập kết hợp lời bài hát: “ Cá vàng bơi”.( Thực hiện như đã soạn ở đầu tuần)
3. Hoạt động có chủ đích: 
 LQVT:
 CHẮP GHÉP CÁC HÌNH HÌNH HỌC TẠO THÀNH HÌNH MỚI.
3.1 Mục đích yêu cầu: 
 - Trẻ biết chắp ghép các hình hình học để tạo thành hình mới.
 - Củng cố kĩ năng nhận biết, phân biệt hình cho trẻ.
 - Phát huy được tính tích cực, tư duy, sang tạo ở trẻ.
 - Biết thực hiện các yêu cầu của cô.
3.2 Chuẩn bị:
a. Đồ dùng:
 * Cô: - Các hình hình học: Hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.
 - Một số tranh ảnh, đồ chơi có các hình hình học.
 * Trẻ: Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng giống của cô.
b. Nội dung:
 * Nội dung chính: Chắp ghép các hình hình học để tạo thành hình mới.
3.3 Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ.
* Trò chuyện:
 - Cho trẻ hát bài: “Cá vàng bơi”.
 - Trò chuyện với trẻ về các loại cá mà trẻ biết, gây hứng thú dẫn dắt trẻ vào nội dung bài học.
* Hoạt động 1: Ôn nhận biết các hình hình học:
 - Cô cho trẻ chọn hình trong rổ theo yêu cầu của cô.
 - Cho trẻ quan sát tranh vẽ con cá, con rùa và hỏi trẻ trong tranh có những hình gì?
* Hoạt động 2: Chắp ghép các hình hình học để tạo thành hình mới .
 - Phát rổ đồ dùng cho trẻ:
+ Yêu cầu trẻ : - Hãy xem trong rổ có gì?
 - Cô yêu cầu trẻ chọn cho cô 2 hình tam giác.
 - Cho trẻ nói tên hình tam giác.
 - Yêu cầu trẻ ghép 2 hình tam giác lại với nhau giống như cô.
 - Cho trẻ nhận xét xem ghép 2 hình tam giác lại thì được hình gì?
 - Cô chốt kiến thức: Khi ghép 2 hình tam giác lại thì được hình vuông.
 - Cô yêu cầu trẻ chọn cho cô 2 hình vuông.
 - Cho trẻ nói tên hình.
 - Yêu cầu trẻ ghép 2 hình vuông lại với nhau và yêu cầu trẻ nêu nhận xét.
 - Cô hỏi trẻ 2 hình vuông ghép lại với nhau được hình gì?
 - Cô chốt kiến thức: 2 hình vuông ghép lại với nhau được hình mới là hình chữ nhật.
 - Yêu cầu trẻ quan sát đồ chơi, tranh vẽ và nói xem mỗi đồ chơi, con vật trong tranh được ghép từ những hình gì? Có bao nhiêu hình mỗi loại? 
* Hoạt động 3: Luyện tập:
+ Chơi trò chơi: “ Ai nhanh ai khéo”
 - Cô phổ biến cách chơi: Trên bức tranh của hai tổ cô đã vẽ các

File đính kèm:

  • docthe_gioi_dong_vat.doc