Giáo án Lớp Lá - Chủ đề nhánh 2 “Các hiện tượng tự nhiên”

HĐCCĐ : LQVT

Đề tài: Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự;( CS 109)

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết và gọi tên các ngày trong tuần. Biết một tuần có 7 ngày, mõi ngày có màu sắc khác nhau, ngày thứ bảy, chủ nhật có màu đỏ.

- Trong tuần có 5 ngày trẻ đi học(từ thứ 2 - thứ 6) và được nghỉ 2 ngày.

- Trẻ phân biệt được ngày hôm qua, ngày hôm nay, ngày mai. Trẻ biết các hoạt động của ngày hôm qua là do trẻ nhớ lại, các hoạt động của ngày mai chỉ là dự định .

- -Trẻ thấy được đặc điểm của các tờ lịch: các con số tăng dần, màu sắc của các tờ lịch trong tuần.

 

doc23 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp Lá - Chủ đề nhánh 2 “Các hiện tượng tự nhiên”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơi)
- Cho trẻ tự nhận xét kết quả và sản phẩm chơi của mình, của nhóm bạn. Cho trẻ cất đồ chơi
- Khen, động viên trẻ, hỏi ý tưởng chơi lần sau
Góc chơi xây dựng
 Xây dựng 
“Đài khí tượng”
 - Đồ chơi các loại quả,bánh kẹo, nước giải khát, khối nhựa các loại, thảm cỏ.....
- Các loại mô hình đồ chơi, khối lắp ráp...
- Biết nêu ý tưởng chơi.
- Biết nhận xét sản phẩm của mình khi xây dựng, lắp ráp...
- Biết dùng những nguyên vật liệu khác nhau để xây thành một công trình hoàn hảo.
Góc tạo hình
- Vẽ , tô màu, xé, dán các hiện tượng tự nhiên
- Bút sáp, giấy vẽ
- Một số tranh có sẵn về các hiện tượng tự nhiên để trẻ tô màu.
- Củng cố lại các kỹ năng trẻ đã học.
 - Trẻ biết sử dụng các kỹ năng đã học để tạo thành một sản phẩm đẹp.
Góc học tập – sách
- Xem tranh ảnh về các hiện tượng tự nhiên
- Học đọc, viết , tô màu chữ...
- Bút , giấy cho trẻ..
- Các loại tranh ảnh, truyện , ảnh chụp về các hiện tượng tự nhiên.
HD trẻ cách tô vẽ tranh các chữ cái , chữ số , tranh hoa
Biết cùng nhau trò chuyện khi xem tranh truyện.
Xem tranh truyện và kể chuyện sáng tạo theo nội dung bức tranh về suy nghĩ của mình , động viên trẻ để trẻ tìm từ thích hợp nói về nội dung bài thơ
Góc Khám Phá Khoa học 
- Khám phá về cây cối, về một số hiện tượng tự nhiên.
- Cây cảnh, hoa tươi.
- Một số loại hạt để trẻ gieo mầm.
- Cây cảnh, con vât
- Cát, giấy gấp thuyền
- Giúp trẻ biết cách gieo hạt , cắt tỉa lá và chăm sóc cây.
Góc âm nhạc
Bé làm ca sĩ
- Máy hát, dụng cụ âm nhạc, trang phục. và phân biệt âm thanh khác nhau.
- Hát lại hoặc biễu diễn các bài đã biết thuộc chủ đề hiện tượng tự nhiên, chơi với các dụng cụ âm nhạc
********************************
Thứ hai ngày 06 tháng 04 năm 2015
HĐCCĐ: KPKH
Đề tài: Tìm hiểu về một số hiện tượng tự nhiên
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
Trẻ nắm được một số đặc điểm của một số hiện tượng tự nhiên ( gió, không khí, mặt trời.)
Trẻ biết được ích lợi hoặc tác hại của các hiện tượng tự nhiên.
2. Kỹ năng:
Phát triển các giác quan của trẻ qua hoạt động sờ, nếm, ngửi
Phát triển khả năng quan sát, suy luận, phán đoán ở trẻ.
Phát triển ngôn ngữ, vốn từ của trẻ. 
3. Thái độ:
Trẻ hào hứng, tích cực hoạt động.
Giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước sạch, biết tránh một số hiện tượng như: sấm, mưa, gió to
II. CHUẨN BỊ:
Cho cô:
Quạt máy; một lọ nước hoa và một đĩa trái cây
Tranh ảnh mô tả con người tận dụng sức gió; mô tả tác hại của gió.
Tranh ảnh về bầu trời ban đêm và ban ngày
Cho trẻ: 
Bát xà phòng, mỗi trẻ một ống hút
Một túi ni lon sạch, một dây buộc
Mỗi trẻ một chong chóng bằng giấy.
Mỗi trẻ một tranh ban ngày( sáng, trưa, chiều) và cảnh ban đêm( trăng khuyết, trăng tròn, các vì sao)
Trẻ thuộc bài hát “cho tôi đi làm mưa với”; “Mây và gió”.
III.CÁCH TIẾN HÀNH:
1. Ổn định:
Cô và trẻ cùng hát bài “Cho tôi đi làm mưa với”
Trò chuyện về bài hát.
Dẫn dắt giới thiệu
2. Nội dung
+) Hoạt động 1: Khám phá về một số hiện tượng tự nhiên: Không khí:
Cô cho trẻ lấy túi ni lon, mở rộng miệng túi cho không khí vào đầy túi nilon rồi túm miệng lại, dùng dây thun buộc chặt giống cô.
Cô cho trẻ xòe tay ra, bóp tay vào túi nilon, cho trẻ nhận xét.
Vì sao vậy?
Không khí có màu gì?
Cô cho trẻ đưa túi ni lon lên mũi ngửi và nếm rồi hỏi trẻ : không khí có mùi, vị gì?
Cô đưa đĩa trái cây ra, cho trẻ ngửi xem nghe mùi gì không? Mùi của quả gì?
Vì sao các con biết?
Cô giải thích cho trẻ hiểu nhờ có không khí khuếch tán, đưa mùi sầu riêng, làm lan tỏa mùi thơm từ chox có trái cây đến mũi trẻ.
+) Hoạt động 2: Tìm hiểu về gió:
Nhờ hiện tượng gì mà ta có cảm giác mát mẻ và thấy cây cối lay động?
Yêu cầu trẻ nắm lấy gió, đưa lên mũi ngửi và đưa lên miệng nếm.
Khi gió phả vào mặt các con nghe mùi gì?
Há miệng, gió bay vào miệng có vị gì?
Cô nói trẻ hiểu: gió không mùi, không có vị nhưng gió có thể mang hương thơm đi khắp nơi. Những nơi bị ô nhiễm, có rác thải, hôi thối, gió cũng đưa những mùi ô nhiễm ấy đến với chúng ta. Vì vậy chúng ta phải làm cho môi trường sạch, phải trồng nhiều cây xanh và hoa thơm, để được hưởng làn gió hương thơm trong lành, hương thơm dễ chịu.
+) Hoạt động 3: Mặt trời, mặt trăng và các vì sao:
Cô đọc câu đố về mặt trời. Yêu cầu trẻ đoán. Sau đó hỏi trẻ: 
Mặt trời xuất hiện về ban ngày hay ban đêm? Mặt trời có dạng hình gì?
Khi mặt trời lên thì cái gì chiếu khắp thế gian?
Những khi trời mưa có mặt trời không? Vì sao?
Ánh sáng mặt trời lúc nào dễ chịu nhất?
+) Trò chơi: “ chiếc túi kì diệu” bỏ nước đá trong túi. Cho trẻ đoán.
Giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước và bảo vệ nước.
3. Kết thúc: Đọc bài thơ “ Mưa rơi”
Vệ sinh – ăn trưa – Ngủ trưa
***************************************
HOẠT ĐỘNG CHIỀU: HDTC: “ THI CHỌN ĐÚNG”
I. MỤC ĐÍCH:
Giúp trẻ biết lợi ích của môi trường sạch, đẹp đối với đời sống.
Có ý thức, hành vi bảo vệ môi trường.
Tham gia hứng thú vào trò chơi.
II. CHUẨN BỊ:
Mặt bằng rộng rãi có vạch xuất phát cho 2 đội, trước mỗi đội là 5 vòng tròn.
Một số tranh dính minh họa những hoạt động sử dụng nước tiết kiệm và sử dụng nước không tiết kiệm, làm ô nhiễm nước, bảo vệ nguồn nước....
Bảng để dính tranh; bàn để tranh.
III. TIẾN HÀNH:
Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
Luật chơi: trẻ chọn đúng tranh, ảnh theo yêu cầu giáo viên đưa ra.
Cách chơi: Chia lớp làm 2 đội đứng xếp hangfdocj trước vạch xuất phát. Cô đưa ra yêu cầu, ví dụ: “ hãy chọn những hành động sử dụng tiết kiệm”. Theo hiệu lệnh của cô, từng trẻ ở mỗi đội bật nhảy qua những chiếc vòng rồi chạy nhanh lên bàn chọn những tranh có hoạt động yêu cầu của cô để gắn lên bảng.
Thời gian chơi là một bản nhạc, đội nào lấy được đúng, nhiều thì đội đó chiến thắng.
 Vệ sinh - Nêu gương - Trả trẻ.
***************************************
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
1.Nội dung dạy được( chưa dạy đươc)lý do:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2.Những thay đổi cần thiết:
.
3.Những trẻ có biểu hiện đặc biệt :
 .
*************************************
Thứ ba ngày 07 tháng 04 năm 2015
HĐCCĐ: TDKN
Đề tài: Chạy chậm 150m không hạn chế thời gian.
I/MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
Trẻ biết chạy tay nọ chân kia, tay đánh tự nhiên, chạy không cúi đầu, mắt nhìn phía trước., biết phân phối sức đều để chạy được hết quãng đường 150m.
Biết chơi trò chơi “ cáo và thỏ”
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng nhịp nhàng vận động của cánh tay và 2 chân. 
Chơi đúng luật
3. Thái độ:
Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
II/ CHUẨN BỊ: 
Đồ dùng của cô: Đĩa bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với”, xắc xô.
Vẽ 2 vòng tròn ở 2 góc lớp làm hang Thỏ và hang Cáo.
Đồ dùng của trẻ:
Bóng ,rổ , khăn ,sân sạch.
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
1. Ổn định tổ chức: 
Cho trẻ hát “ Cho tôi đi là mưa với”.
Cô hỏi trẻ tên bài hát là gì?
Bài hát nói về gì?
Dẫn dắt giới thiệu bài
2. Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn, kết hợp các kiểu đi.
Hoạt động 2: Trọng động:
Bài tập phát chiển chung: Vận động theo nhạc bài hát: “chú ếch con”. 
Tay: Hai tay sang ngang, gập vào vai.
Lườn: Hai tay chống hông, xoay người 90o.
Chân:Hai tay chống hông đưa 1 chân ra trước.
Bật: bật tách chân, khép chân
Rồi cho trẻ về đội hình 2 hàng ngang đối diện nhau để tập bài tập vận động.
Vận động cơ bản: chạy chậm 150m không hạn chế thời gian
Cô làm mẫu lần 1
Cô làm mẫu lần 2 kèm giải thích các động tác: Cô đứng trước vạch xuất phát, khi nghe hiệu lệnh “ 1, 2, 3 chạy” thì bắt đầu chạy chậm, khi chạy thì đánh tay tự nhiên, chân nọ tay kia, mắt nhìn trước, đầu không cúi.
Cho 2 trẻ lên làm mẫu.
Nào bây giờ cả lớp chúng cùng luyện tập nào
Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
Trò chơi:Cáo và thỏ
Cô hướng dẫn trẻ chơi.
Cô cho 1 cháu làm “cáo” ngồi ở góc lớp cách thỏ 3- 4 m, các trẻ khác làm “thỏ”, 2 tay khum trên đầu, vừa nhảy vừa đọc bài thơ “ trên đồng cỏ..có cáo gian.đi mất”, khi “ cáo” chạy ra vồ bắt thì các chú thỏ chạy nhanh về hang của mình , cô cho các cháu chơi khoảng 3-4 lần.
Hoạt động 3: Hồi tĩnh:Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng rồi vào lớp.
3. Kết thúc: Tuyên dương, nhắc nhở trẻ
Vệ sinh – Ăn trưa – Ngủ trưa
**********************************************
HOẠT ĐỘNG CHIỀU : HĐCCĐ: LQVH
Đề Tài: Có mưa
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
Trẻ nhớ tênbài thơ, nhớ tên tác giả.
Hiểu được nội dung bài thơ.
2. Kỹ năng:
Trẻ biết đọc thơ diễn cảm cùng cô.
Trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.
3. Thái độ:
Thông qua nội dung bài thơ, giáo dục trẻ biết không ra mưa nghịch nước để khỏi bị đau.
Mưa làm cho cây cối xanh tươi.
Tham gia hứng thú vào hoạt động.
II. CHUẨN BỊ :
Đồ dùng của cô:
Hình ảnh một số nghề, hình ảnh minh hoạ truyện.
Đĩa nhạc, đầu đĩa, ti vi.
Đồ dùng của trẻ:
Tranh “ trời mưa” có từ còn thiếu chữ cái.
Bút lông.
III.CÁCH TIẾN HÀNH:
1. Ổn định tổ chức:
Cho cả lớp hát “ cho tôi đi làm mưa với”
Trò chuyện về chủ đề mưa.
Cô dẫn dắt giới thiệu bài
2. Nội dung
Hoạt động 1: Cô đọc thơ cho trẻ nghe:
Cô đọc lần 1: biểu diễn diễn cảm.
Đọc lần 2 kèm giảng từ khó.
Đọc trích dẫn giảng từ khó . (Líu ríu; đàn ngan; đầm đìa )
Hoạt động 2: Đàm thoại:
Cô vừa đọc bài thơ gì ?
Sáng tác của ai?
Trước khi mưa thì bầu trời như thế nào ?
Ngoài mây còn có hiện tượng gì?
Sau đó là hiện tượng gì?
Khi mưa, khắp nơi như thế nào?
Đàn ngan, đàn vịt như thế nào?
Mưa ướt thì mái nhà thế nào?
Khi mưa cháu làm gì?
Vì Sao cháu không ra mưa nghịch?
Mưa rào làm cho cây như thế nào?
Sau mưa em làm gì?
Khi mưa cháu không ra mưa nghịch thì sao?
Giáo dục trẻ khi mưa không được ra mưa chơi sẽ bị đau bụng, bị ướt đầu, bị bệnh.
Ai có thể đặt tên khác cho bài thơ này?
Kết hợp bài học giáo dục.
Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ:
Cô cho trẻ đọc thơ theo lớp cho đến lúc thuộc. 
Cho tổ nhóm cá nhân đọc 
Cô Chú ý sửa sai cho trẻ.
Hoạt động 4: Trò chơi : Đọc Thơ 
Cô cho trẻ lên đọc thơ theo tranh minh.
Cho 2 tổ thi đua lên tô chữ cái in mờ còn thiếu trong tranh.
Cô nhận xét, phân thắng thua 2 đội. 
3. Kết thúc: Cô cho trẻ hát bài “ cho tôi đi làm mưa với”
Vệ sinh – Bình cờ - Trả trẻ
*****************************
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
Nội dung dạy được( chưa dạy đươc)lý do:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Những thay đổi cần thiết:
.
Những trẻ có biểu hiện đặc biệt:
*******************************************
Thứ tư ngày 07 tháng 04 năm 2015
HĐCCĐ : LQVT
Đề tài: Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự;( CS 109)
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
Trẻ nhận biết và gọi tên các ngày trong tuần. Biết một tuần có 7 ngày, mõi ngày có màu sắc khác nhau, ngày thứ bảy, chủ nhật có màu đỏ.
Trong tuần có 5 ngày trẻ đi học(từ thứ 2 - thứ 6) và được nghỉ 2 ngày. 
Trẻ phân biệt được ngày hôm qua, ngày hôm nay, ngày mai. Trẻ biết các hoạt động của ngày hôm qua là do trẻ nhớ lại, các hoạt động của ngày mai chỉ là dự định . 
-Trẻ thấy được đặc điểm của các tờ lịch: các con số tăng dần, màu sắc của các tờ lịch trong tuần. 
2. Kỹ năng: 
Trẻ biết sắp xếp theo dúng thứ tự các ngày trong tuần 
Biết sắp xếp theo thứ tự ngày hôm qua, ngày hôm nay, ngày mai.
3. Thái độ:
Trẻ yêu thích môn học 
Biết yêu quí mọi người xung quanh 
II. CHUẨN BỊ:
Đồ dùng của cô: 
Lịch về các thứ trong tuần
Hình ảnh về các giờ học của trẻ
Các tranh lô tô về thứ tự thời gian trong ngày 
Đồ dùng của trẻ:
Mỗi trẻ có các tờ lịch từ thứ 2 đến chủ nhật 
Giấy có ảnh các tờ lịch, kéo, hồ dán
III. TIẾN HÀNH: 
1.Ổn định lớp: 
Hát “Cho tôi đi làm mưa với”trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.
Chào mừng các bạn đến với chương trình “ ô cửa bí mật”. Đến với chương trình hôm nay, tôi xin giới thiệu có 3 đội chơi đến từ lớp mẫu giáo Lá 2: Đội chị Gió; cô Mây và đội Giọt nước; Hoa sen và người dẫn chương trình là cô giáo Nguyễn Thị Minh Thanh Và chủ đề của chương trình hôm nay là “Khám phá thời gian”
2. Nội dung:
Hoạt động 1: Ôn thứ tự thời gian trong ngày ( 5 phút ) 
Các đội đã sẵn sàng tham gia cuộc thi chưa?Vậy xin mời các đội đến với phần thi đầu tiên của chương trình được mang tên “Chung sức”.Để hiểu rõ về phần thi này các đội hãy chú ý lắng nghe cô nói cách chơi nhé: 
Cách chơi:Trên này cô có rất nhiều các hình ảnh nói về thời gian trong ngày và nhiệm vụ của các đội phải đi qua các vườn cây ăn quả và sắp xếp thời  gian trong ngày theo đúng trình tự sáng, trưa, chiều, tối. Đội nào xếp sai hoặc xếp không đúng trình tự thì đội đó không được tính điểm 
Các bạn đã rõ cách chơi chưa? 
Phần thi “Chung sức” bắt đầu ( Trẻ chơi trên nền nhạc bài hát “Mây và gió” 
Kết thúc cô cho trẻ nói về trình tự bức tranh của mình sau đó cô và các bạn kiểm tra tranh. 
Hoạt động 2: : Nhận biết các thứ trong tuần 
Vừa rồi các đội đã tìm hiểu về thời gian trong ngày qua phần thi “Chung sức” rất tốt . Còn tìm hiểu về thứ tự các ngày trong tuần thì sao nhỉ? Để biết các đội tìm hiểu có tốt không cô xin mời 3 đội đến với phần thi tiếp theo có tên gọi “Mình cùng tìm hiểu”.Để phần thi này được sôi nổi hơn cô xin mơì các đội hãy lại đây cùng hát với cô bài hát “ Cả tuần đều ngoan”
Các con vừa hát bài hát nói về những thứ nào trong tuần?
Thứ hai là ngày gì trong tuần.
Và trên bảng cô có tờ lịch thứ hai.Các đội có nhận xét  gì về tờ lịch thứ hai?( Các đội cùng lấy tờ lịch thứ hai ra trước mặt) 
( Các số bên trên chỉ ngày dương, các số bên dưới chỉ ngày âm ) ở giữa tờ giấy có từ “Thứ hai”. 
Sau ngày thứ hai là ngày thứ mấy?
Tờ lịch thứ ba của cô có đặc điểm gì?
Thứ ba chúng mình học gì? ( Nếu trẻ không nhớ cô gợi ý trẻ trả lời) 
Các bạn hãy lấy tờ lịch thứ tư xếp ra trước mặt: tờ lịch thứ tư có đặc điểm gì? ( Trẻ trả lời theo nhận xét của trẻ)
Sau thứ tư là thứ mấy? Các đội có  nhận xét gì về tờ lịch thứ tư?
Hãy lấy tờ lịch “ thứ năm” xếp ra trước mặt? Các đội có nhận xét gì về tờ lịch thứ năm? thứ năm chúng mình học gì? 
Sau thứ năm là thứ mấy?( Thứ sáu) Các bạn có nhận xét gì về tờ lịch “ thứ sáu” ? Thứ sáu các bạn tham gia vào hoạt động gì?
Sau thứ sáu là thứ mấy?( Thứ bảy) Các bạn có nhận xét gì về tờ lịch “ thứ bảy” ? Thứ bảy các bạn làm gì?( Đi học, ở nhà với ba, mẹ)
Còn đây là tờ lịch của ngày chủ nhật. Các đội thấy tờ lịch của ngày chủ nhật có gì đặc biệt? ( Tờ lịch có màu đỏ) Cô giải thích thêm là tất cả các tờ lịch chủ nhật trong lốc lịch đều cơ màu đỏ.
Các con có biết vì sao tất cả các tờ lịch chủ nhật đều có màu đỏ không ?
Bởi vì ngày chủ nhật là ngày nghỉ của mọi người và cũng là ngày cuối tuần đấy các con ạ
Sau khi tìm hiểu về các thứ trong tuần thì các đội có nhận xét gì về các thứ trong tuần? Mời đại diện mõi đội có nhận xét 
( Có bảy ngày, các tờ lịch có màu sắc khác nhau)
Đúng rồi một tuần thì có bảy ngày, các ngày trong tuần thì có màu sắc khác nhau, thứ tự các ngày trong tuần tăng dần và ngày chủ nhật thì có màu đỏ.
Vậy thì một tuần có mấy ngày? 
Các con đi học vào thứ mấy?
Vậy thì một tuần chúng mình đi học mấy ngày?
Các con hãy xếp những ngày đi học xuống dưới
( Có trẻ xếp từ thứ 2 đến thứ 6, có trẻ xếp từ thứ 2 đến thứ 7) Cô giải thích thêm cho trẻ là thứ 7 cũng là ngày nghỉ nhưng có bạn muốn giỏi hơn nên đi học thêm một ngày nữa)
Cho trẻ xếp đúng số ngày học chính thức là từ thứ 2 đến thứ 6
Cô cùng trẻ đếm ngày đi học và kiểm tra.
Vậy một tuần chúng mình được nghỉ mấy ngày? những ngày này là thứ mấy?(cô cùng trẻ kiểm tra) 
( Một tuần chúng mình đi học 5 ngày, thứ bảy, chủ nhật( lịch đỏ) nghỉ và sau 2 ngày nghỉ lại đi học bắt đầu là thứ hai ) 
Vậy hôm nay là thứ mấy?( thứ 4) Thứ 4 hôm nay mình đang học gì?
Hôm qua là thứ mấy? Hôm qua các con học gì?làm những công việc gì?
Thế ngày mai là thứ mấy ? ngày mai các con học gì? làm những công việc gì?Những công việc này con đã làm vào hôm nay chưa?
Các con ạ các con kể được những công việc mà các con làm được trong ngày hôm qua là do các con đã nhớ và nói lại còn những công việc mà các con nói vào ngay mai thì đó chỉ là những dự định của chúng mình những dự định này sẽ được các bạn thực hiện khi qua hết ngày hôm nay và tối đến các bạn đi ngủ, sáng mai thức dậy là các bạn sẽ thực hiện được dự định của mình rồi đấy 
- Vậy các con thấy thời gian có đáng quí không?
Vì thời gian đáng quí như vậy nên khi chúng mình đã dự định làm công việc gì thì chúng mình hãy làm ngay và đừng để lâu nếu để lâu là chúng mình đã lãng phí thời gian một cách vô ích rồi đấy. Thế chúng mình có đồng ý hứa với cô là sẽ tiết kiệm thời gian và không để thời gian trôi đi một  cách lãng phí không? 
Vậy là cô cùng các đội đã tìm hiểu xong về các thứ trong tuần rồi.Các đội thấy các thứ trong tuần  có hấp dẫn không? 
( Các con ạ : trong 1 tuần có 7 ngày, thứ tự các ngày trong tuần tăng dần và hết chủ nhật lịch đỏ lại bắt đầu là thứ hai ) 
Hoạt Động 3: Luyện tập. 
Trò chơi : Mình cùng trổ tài 
-Năm cũ sắp hết và năm mới đã sắp đến rồi thế các đội đã có tờ lịch cho riêng ra đình mình chưa? Vậy để tăng thêm phần hấp dẫn cô xin mời các đội đến với phần thi tiếp theo có tên gọi “Mình cùng trổ tài” ( Cắt dán tạo thành một lốc lịch theo thứ tự từ thứ 2 đến chủ nhật)
Cô nói cách chơi rồi tổ chức cho trẻ chơi 
Kết thúc cô cùng trẻ kiểm tra kết quả và cô tuyên bố đội thắng 
Vệ sinh – Ăn trưa – Ngủ trưa
**********************************************
HOẠT ĐỘNG CHIỀU: ÔN BÀI BUỔI SÁNG
Ôn Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự;( CS 109)
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
Trẻ nhận biết và gọi tên các ngày trong tuần. Biết một tuần có 7 ngày, mõi ngày có màu sắc khác nhau, ngày thứ bảy, chủ nhật có màu đỏ.
Trong tuần có 5 ngày trẻ đi học(từ thứ 2 - thứ 6) và được nghỉ 2 ngày. 
Trẻ phân biệt được ngày hôm qua, ngày hôm nay, ngày mai. Trẻ biết các hoạt động của ngày hôm qua là do trẻ nhớ lại, các hoạt động của ngày mai chỉ là dự định . 
Trẻ thấy được đặc điểm của các tờ lịch: các con số tăng dần, màu sắc của các tờ lịch trong tuần. 
II. CHUẨN BỊ:
Đồ dùng của cô: 
Lịch về các thứ trong tuần
Hình ảnh về các giờ học của trẻ
Các tranh lô tô về thứ tự thời gian trong ngày 
Đồ dùng của trẻ:
Mỗi trẻ có các tờ lịch từ thứ 2 đến chủ nhật 
Giấy có ảnh các tờ lịch, kéo, hồ dán
III. TIẾN HÀNH: 
1.Ổn định lớp: 
Hát “Cho tôi đi làm mưa với”trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.
Chào mừng các bạn đến với chương trình “ ô cửa bí mật”. Đến với chương trình hôm nay, tôi xin giới thiệu có 3 đội chơi đến từ lớp mẫu giáo Lá 2: Đội chị Gió; cô Mây và đội Giọt nước; Hoa sen và người dẫn chương trình là cô giáo Nguyễn Thị Minh Thanh Và chủ đề của chương trình hôm nay là “Khám phá thời gian”
2. Nội dung:
Ôn nhận biết các thứ trong tuần 
Và trên bảng cô có tờ lịch thứ hai.Các đội có nhận xét  gì về tờ lịch thứ hai?( Các đội cùng lấy tờ lịch thứ hai ra trước mặt) 
( Các số bên trên chỉ ngày dương, các số bên dưới chỉ ngày âm ) ở giữa tờ giấy có từ “Thứ hai”. 
Sau ngày thứ hai là ngày thứ mấy?
Tờ lịch thứ ba của cô có đặc điểm gì?
Thứ ba chúng mình học gì? ( Nếu trẻ không nhớ cô gợi ý trẻ trả lời) 
Các bạn hãy lấy tờ lịch thứ tư xếp ra trước mặt: tờ lịch thứ tư có đặc điểm gì? ( Trẻ trả lời theo nhận xét của trẻ)
Sau thứ tư là thứ mấy? Các đội có  nhận xét gì về tờ lịch thứ tư?
Hãy lấy tờ lịch “ thứ năm” xếp ra trước mặt? Các đội có nhận xét gì về tờ lịch thứ năm? thứ năm chúng mình học gì? 
Sau thứ năm là thứ mấy

File đính kèm:

  • docCAC_HIEN_TUONG_TU_NHIEN.doc