Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021

Kể chuyện

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 1 +Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số

hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất

2. Kĩ năng

- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

* HS năng khiếu đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 85 tiếng/phút).

3. Thái độ

- HS ý thức tự giác, tích cực, chủ động tham gia các HĐ học tập.

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

 - GV: + Các phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc

 + Một số từ khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.

- HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc44 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 54 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đi học !
 *- Thanh phải đi lao động.
 - Thanh nên đi lao động.
 - Thanh đi lao động thôi nào !
 *- Ngân phải chăm chỉ lên !
 - Ngân hãy chăm chỉ nào !
 *- Giang phải phần đấu học giỏi !
 - Giang hãy phần đấu học giỏi lên !
- 1 HS nêu
Cá nhân – Chia sẻ lớp
Đáp án:
a) Khánh ơi, cho tớ mượn bút nhé!
b) Cháu chào bác ạ! Bác cho cháu gặp bạn Hoa nhé!
Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp
Đáp án: 
a) Cậu hãy học bài đi!
b) Chúng ta cùng đi nào!
c) Mong các bạn đến đúng giờ.
- Ghi nhớ các cách đặt câu khiến
- Đặt 1 câu khiến và nêu hoàn cảnh sử dụng câu khiến đó
Kể chuyện
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 1 +Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số
hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất
2. Kĩ năng
- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
* HS năng khiếu đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 85 tiếng/phút).
3. Thái độ
- HS ý thức tự giác, tích cực, chủ động tham gia các HĐ học tập.
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: + Các phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc
 + Một số từ khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (2p)
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học
- LPVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Luyện tập – Thực hành (35p)
* Mục tiêu: 
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất.
- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
* Cách tiến hành: 
HĐ 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng: (1/3 lớp)
- GV gọi HS lên bảng bốc thăm bài đọc: 
- Gọi 1 HS đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc
- Nhận xét trực tiếp từng HS.
Chú ý: Những HS chuẩn bị bài chưa tốt GV có thể đưa ra những lời động viên để lần sau tham gia tốt hơn. 
HĐ 2: Tóm tắt vào bảng sau nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm “Người ta là hoa đất”
+ Trong chủ điểm “Người ta là hoa đất” (tuần 19, 20, 21) có những bài TĐ nào là truyện kể?
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng; khen ngợi/ động viên.
Cá nhân - Cả lớp
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
HS thực hiện nhóm 2 – Lớp
- 1 HS đọc yêu cầu 
+ Bài: Bốn anh tài, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
* Tên bài: Bốn anh tài
* Nội dung chính: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa: trừ ác, cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây.
* Nhân vật: Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng, yêu tinh, bà lão chăn bò.
* Tên bài: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
* Nội dung chính: Ca ngợi anh hùng lao động Trần đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khao học trẻ của đất nước
2. Viết chính tả: (27p))
* Mục tiêu: Nghe - viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn miêu tả.
* Cách tiến hành: 
* Trao đổi về nội dung đoạn cần viết 
- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết.
+ Nêu nội dung đoạn viết?
- Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.

- 1 HS đọc - HS lớp đọc thầm
+ Bài Hoa giấy giới thiệu về vẻ đẹp giản dị của hoa giấy. Hoa giấy có nhiều màu: màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết.
- HS nêu từ khó viết: trắng muốt tinh khiết, thoảng, tản mát
- Viết từ khó vào vở nháp
* Viết bài chính tả 
- GV lưu ý HS các câu thơ cách lề 1 ô vuông
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.

- HS nghe - viết bài vào vở
* Đánh giá và nhận xét bài: 

- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
3. Làm bài tập (10p)
* Mục tiêu: Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) để kể, tả hay giới thiệu.
* Cách tiến hành: Cá nhân - Chia sẻ trước lớp
* Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu BT2.
+ Câu a yêu cầu các em đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu hỏi nào các em đã học?
+ Câu b yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu nào?
+ Câu c yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu nào?
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
+ Kiểu câu: Ai làm gì?
+ Kiểu câu: Ai thế nào? 
+ Kiểu câu: Ai là gì?
Ví dụ:
a. Đến giờ ra chơi, chúng em ùa ra sân trường như một đàn ong vỡ tổ. Các bạn nam đá cầu. Các bạn nữ nhảy dây. Riêng em và mấy bạn chỉ thích đọc truyện dưới gốc cây bàng.
b. Lớp em mỗi bạn một vẻ: Thu Hương thì luôn dịu dàng, vui vẻ. Hoa thì bộc tuệch, nhưng tốt bụng. Thắng thì nóng nảy như Trương Phi
c. Em xin giới thiệu với các chị thành viên trong tổ em: Em tên là Na. Em là tổ trưởng tổ 2. Bạn Hiền là học sinh giỏi Toán Cấp huyện. Bạn Nam là học sinh giỏi môn tiếng Việt
- Sửa các lỗi sai trong bài viết
- Viết lại các đoạn văn cho hay hơn
Toán
(Cô Bích dạy)
____________________________
Khoa học
ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (tt)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- Tiếp tục ôn tập các kiến thức về nước, âm thanh, ánh sáng, không khí.
2. Kĩ năng
- Sưu tầm và triển lãm các tranh, ảnh theo yêu cầu.
- Thực hành kiểm tra sự thay đổi của bóng tối
3. Thái độ
- HS học tập nghiêm túc, tích cực
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, NL sáng tạo
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Dụng cụ thí nghiệm
- HS: Tranh, ảnh sưu tầm
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành thí nghiệm.
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1, Khởi động (2p)
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
- LPVN điều khiển lớp hát, vận động tại chỗ

2. Bài mới: (35p)
* Mục tiêu: 
- Tiếp tục ôn tập các kiến thức về nước, âm thanh, ánh sáng, không khí.
- Sưu tầm và triển lãm các tranh, ảnh theo yêu cầu.
- Thực hành kiểm tra sự thay đổi của bóng tối
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm – Lớp
Hoạt động 3: Triển lãm: 
 Cách tiến hành:
- GV phát giấy khổ to cho nhóm 4 HS.
- Yêu cầu các nhóm dán tranh, ảnh nhóm mình sưu tầm được, sau đó tập thuyết minh, giới thiệu về các nội dung tranh, ảnh.
**GV cùng 3 HS làm Ban giám khảo thống nhất tiêu chí đánh giá.
 + Nội dung đầy đủ, phong phú, phản ánh các nội dung đã học: 10 điểm
+ Trình bày đẹp, khoa học: 3 điểm
+ Thuyết minh rõ, đủ ý, gọn: 3 điểm
+ Trả lời được các câu hỏi đặt ra: 2 điểm
+ Có tinh thần đồng đội khi triển lãm: 2 điểm.
- Ban giám khảo chấm điểm và thông báo kết quả.
- Nhận xét, kết luận chung về sự sưu tầm, chuẩn bị của HS
 Hoạt động 4: Thực hành:
 - Phương án 2: GV vẽ các hình sau lên bảng
- Yêu cầu HS: 
 + Quan sát các hình minh họa.
 + Nêu từng thời gian trong ngày tương ứng với sự xuất hiện bóng của cọc.
- Kết luận:
1. Buổi sáng, bóng cọc dài ngả về phía tây.
2. Buổi trưa, bóng cọc ngắn lại, ở ngay dưới chân cọc đó.
3. Buổi chiều, bóng cọc dài ra ngả về phía đông.
HĐ 5: Quan sát và trả lời
 Những thí nghiệm thể hiện trong các hình dưới đây nhằm chứng minh điều gì?
3. HĐ ứng dụng (1p)
- Chuẩn bị bài sau: Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS và giao nhiệm vụ cho từng HS trong nhóm. Chuẩn bị lon sữa bò, hạt đậu, đất trồng cây.
HS 1: Gieo 1 hạt đậu, tưới nước thường xuyên nhưng đặt trong góc tối.
HS 2: Gieo 1 hạt đậu, tưới nước thường xuyên, đặt chỗ có ánh sáng nhưng dùng keo dán giấy bôi lên 2 mặt của lá cây.
HS 3: Gieo 1 hạt đậu, để nơi có ánh sáng nhưng không tưới nước.
HS 4: Gieo 2 hạt đậu, để nới có ánh sáng, tưới nước thường xuyên, sau khi lên lá nhổ 1 cây ra trồng bằng sỏi đã rửa sạch.
4. HĐ sáng tạo (1p)
Nhóm 6 – Lớp
- HS trình bày tranh theo nhóm.
- Thuyết trình giải thích về tranh ảnh của nhóm.
- Cả lớp đi tham quan khu triển lãm của từng nhóm nghe các thành viên trong nhóm trình bày.
+ Các nhóm đưa ra nhận xét riêngcủa nhó
Cá nhân – Lớp
- Phương án 1: HS thực hành và báo cáo kết quả trước lớp
- HS quan sát, nhân xét
- HS nghe và ghi nhớ, giải thích sự thay đổi của bóng của chiếc cọc khi vị trí nguồn chiếu sáng thay đổi.
Cá nhân – Lớp
Đáp án:
+ TN 1: Không khí có thể nén lại hoặc giãn ra
+ TN 2: Nước là một chất lỏng trong suốt
+ TN 3: Không khí có ở bên trong tất cả các vật rỗng
- HS chuẩn bị theo phân công của GV
- Thực hành làm các TN liên quan đến các bài học trong chương Vật chất và năng lượng.

Chiều
Tập đọc
CON SẺ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu ND, ý nghĩa của bài: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu con và tình mẫu tử thiêng liêng của sẻ mẹ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Đọc trôi trảy bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
3. Thái độ
- GD HS tình cảm gia đình, tình mẹ con
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to) 
 Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, luyện tập – thực hành
- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, động não, tia chớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
+ Bạn hãy đọc bài tập đọc: Dù sao trái đất vẫn qua?
+ Nêu nội dung bài
- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài
- LPHT điều khiển lớp trả lời, nhận xét:
+ 1 HS đọc
+ Bài văn ca ngợi tinh thần dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li-lê

2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch bài tập đọc, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả sự dũng cảm và tình mẫu tử thiêng liêng của sẻ mẹ
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV chốt vị trí các đoạn
- GV lưu ý giọng đọc: 
+ Đoạn 1: Đầu đoạn đọc với giọng kể khoan thai dần chuyển sang giọng hồi hộp, tò mò ở cuối đoạn.
+ Đoạn 2+ 3: Đọc với giọng hồi hộp, căng thẳng, nhấn giọng ở những từ ngữ: lao xuống, dựng ngược, rít lên, tuyệt vọng, thảm thiết.
+ Đoạn 4+ 5: Đọc với giọng chậm rãi, thán phục. Nhấn giọng với các từ ngữ: dừng lại, bối rối, đầy thán phục, kính cẩn nghiêng mình.
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầ
- Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài chia làm 5 đoạn.
(Mỗi chỗ xuống dòng là 1 đoạn)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó: tuồng như, chậm rãi, bộ ức khản đặc, bối rối, kính cẩn, ....)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa các từ: đọc chú giải
- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu con và tình mẫu tử thiêng liêng của sẻ mẹ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
- Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài.
+ Trên đường đi, con chó thấy gì? Nó định làm gì?
 + Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại và lùi lại?
+ Hình ảnh sẻ mẹ cứu con được miêu tả như thế nào?
+ Em hiểu một sức mạnh vô hình trong câu “Nhưng một sức mạnh vô....đất” là sức mạnh gì?
+ Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé?
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?
* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và nêu nội dung đoạn, bài. 

- 1 HS đọc
- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét
+ Trên đường đi, con chó đánh hơi thấy một con sẻ non vừa rơi từ trên tổ xuống. Nó chậm rãi tiến lại gần sẻ non.
+ Một con sẻ già từ trên cây lao xuống đất cứu con. Dáng vẻ của sẻ mẹ rất hung dữ khiến con chó phải dừng và lùi lại vì cảm thấy trước mặt nó có một sức mạnh làm nó phải ngần ngại.
+ Con sẻ già lao xuống như một hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược  phủ kín sẻ con.
+ Đó là sức mạnh của tình mẹ con, một tình cảm tự nhiên, bản năng trong con sẻ khiến nó dù khiếp sợ con chó săn to lớn vẫn lao vào nơi nguy hiểm để cứu con.
+ Vì con sẻ nhỏ bé đã dũng cảm đối đầu với con chó để cứu con. Đó là một hành động đáng trân trọng khiến con người phải cảm phục.
Ý nghĩa: Bài văn ca ngợi hành động dũng cảm cứu con và tình mẫu tử thiêng liêng của sẻ mẹ.
- HS ghi nội dung bài vào vở

4. Luyện đọc diễn cảm (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diễn cảm được một số đoạn của bài
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận tự chọn đoạn luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm trước lớp
5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
- Giáo dục tình cảm gia đình, tình mẹ con
6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- 1 HS nêu lại
- 1 HS đọc toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển:
+ Đọc diễn cảm trong nhóm
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- Ghi nhớ nội dung bài văn
- Nói về tình mẫu tử thiêng liêng ở một số loài vật mà em biết
Tiếng Anh
(Cô Nga dạy)
______________________________
Tin học
BÀI 2: CÁC LỆNH CỦA LOGO (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết sử dụng một số lệnh mới trong logo. Sử dụng lại được dòng lệnh đã thực hiện.
2. Kĩ năng: Hs nắm được các câu lệnh điều khiển rùa. Thực hiện được câu lệnh để rùa vẽ hình trên logo.
3. Thái độ: HS hứng thú thực hành, ý thức tốt trong khi thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ:
- Em hãy nêu các lệnh mới học trong logo.
- Nhận xét.
2. Các hoạt động:
a. Chọn nét bút:
- Em hãy thực hiện thao tác chọn nét bút theo các bước sau:
+ Bước 1: Chọn Set rồi chọn Pen size.
+ Bước 2: Chọn kích thước nét bút trong cửa sổ Pen size rồi nhấn OK.
-
 HS thực hành.
- GV nhận xét.
b. Hoạt động thực hành 1:
- HS làm hoạt động thực hành 1 trang 105 SGK. Vẽ đường đi của rùa theo lệnh cho trước.
RT 90 FD 10 PU FD 10 PD FD 10 PU FD 10 PD FD 10
- HS thực hành.
- GV quan sát, nhận xét.
b. Hoạt động thực hành 2:
- HS làm hoạt động thực hành 2 trang 105 SGK. Viết lệnh để vẽ rùa theo hình.
BK 20 PU BK 10 PD BK 20 PU BK 10 PD BK 20 PU BK 10 PD BK 20
- HS thực hành.
- GV quan sát, nhận xét.
c. Hoạt động thực hành 3:
- HS làm hoạt động thực hành 3 trang 106 SGK. Viết lệnh để vẽ rùa được hình dưới.
FD 100 LT 90 FD 100 RT 90 FD 100 RT 90 FD 200 RT 90 FD 200 RT 90 FD 100 RT 90
- HS thực hành.
- GV quan sát, nhận xét.
d. Hoạt động thực hành 4:
- HS làm hoạt động thực hành 3 trang 106 SGK. Viết lệnh để vẽ rùa được hình dưới.
FD 90 LT 90 FD 60 RT 90 FD 40 RT 90 FD 120 RT 90 FD 40 RT 90 FD 60 LT 90 FD 90 RT 180
- HS thực hành.
- GV quan sát, nhận xét.
LT 90 FD 50 RT 90 FD 50 LT 90 FD 50 LT 90 FD 50 RT 90 FD 50 RT 90 FD 50 LT 90 FD 50 LT 90 FD 50 RT 90 FD 50 RT 90
- HS thực hành.
- GV quan sát, nhận xét.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt lại nội dung chính.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài mới.

- HS lắng nghe. Thực hành.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- Lắng nghe.
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- Lắng nghe.

Thứ tư ngày 31 tháng 3 năm 2021
Tập làm văn
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 3+ Tiết 4)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức 
- Nghe - viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ lục bát.
2. Kĩ năng
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1
3. Thái độ
- HS có thái độ học tập tích cực, chăm chỉ
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
- HS: VBT, bút.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành
- KT: 	Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (2p)
- GV giới thiệu và dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Luyện tập - Thực hành(35p)
* Mục tiêu: 
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1. 
- Nghe-viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 85 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ lục bát.
* Cách tiến hành:
 HĐ 1:Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng: (1/3 lớp)
- Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
Chú ý: Những HS chuẩn bị bài chưa tốt GV có thể đưa ra những lời động viên để lần sau tham gia tốt hơn. 
HĐ 2: Ôn lại các bài Tập đọc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu
- GV giao việc: Các em đọc tuần 22, 23, 24 và tìm các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
* Trong chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu có những bài tập đọc nào?
- Cho HS trình bày nội dung chính của mỗi bài.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: (GV treo bảng tiổng kết về nội dung chính của các bài).
HĐ3: Nghe – viết: Cô Tấm của mẹ
** Hướng dẫn chính tả:
- GV đọc bài thơ Cô Tấm của mẹ một lượt.
- Cho HS quan sát tranh.
- Cho HS đọc thầm lại bài chính tả.
- Nêu nội dung bài viết?
** Luyện viết từ ngữ khó:
+ Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: 
** HS viết bài:
- GV đọc cho HS viết.
- GV đọc từng câu hoặc cụm từ.
- GV đọc một lần cho HS soát bài.
** Chữa bài, nhận xét bài:
- GV chữa và nhận xét 5 đến 7 bài
- GV nhận xét chung, sửa bài.
Cá nhân - Lớp
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS đọc bài trong 3 tuần.
Cá nhân – Lớp
+ Có 6 bài.
* Sầu riêng, chợ tết, Hoa học trò, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Vẽ về cuộc sống an toàn, Đoàn thuyền đánh cá.
¶ Sầu riêng: Giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng – loại cây ăn quả đặc sản của miến Nam nước ta.
¶ Chợ Tết: Bức tranh chợ tết miến Trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động, nói lên cuộc sống nhộn nhịp của một vùng thôn quêvào dịp Tết.
¶Hoa học trò: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng vĩ – một loại hoa gắn với tuổi học trò.
¶ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tây Nguyên cần cù lao động, góp sức mình vào công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
¶ Vẽ về cuộc sống an toàn: Kết quả cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề Em muốn sống an toàn cho thấy: Thiếu nhi Việt Nam có nhận thức đúng về an toàn, biết thể hiện nhận thừc của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.
¶ Đoàn thuyền đánh cá: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp trong lao động của người dân biển.
- HS theo dõi trong SGK.
- HS quan sát tranh.
- HS đọc thầm.
+ Khen ngợi cô bé ngoan giống như cô Tấm xuống trần giúp đỡ mẹ.
- HS luyện viết: ngỡ, xuống trần, lặng thầm, nết na 
- HS viết chính tả.
- HS soát lại bài viết.
- HS đổi vở cho nhau để soát lỗi, ghi lỗi ra ngoài lề trang vở

* Bài tập 1 + 2 (Tiết 4):	

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_28_nam_hoc_2020_2021.doc