Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021

Chiều

Tập đọc

KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Hiểu ND, ý nghĩa của bài: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (trả lời được các câu hỏi; thuộc một khổ thơ trong bài).

2. Kĩ năng

- Đọc trôi trảy, rành mạch bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng nhẹ nhàng, thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc của mẹ dành cho con. Học thuộc lòng một số câu thơ mình thích

3. Thái độ

- Tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm với mẹ

4. Góp phần phát triển các năng lực

- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

 * KNS: Giao tiếp. Đảm nhận trách nhiệm phù hợp với lứa tuổi. Lắng nghe tích cực

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to)

 Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

- HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, luyện tập – thực hành

- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, động não, tia chớp

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc37 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 35 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- HS thực hành trình bày để hoàn thiện bài trình chiếu: “ Giới thiệu nhóm và các thành viên”.
+ Chọn màu nền, màu chữ trong các trang.
+ Tạo hiệu ứng cho nội dung và hình ảnh.
+ Ghi thông tin người soạn.
+ Đặt tên cho bài trình chiếu.
+ Lưu bài trình chiếu.
+ Thuyết trình bài trình chiếu.
- GV nhận xét.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt lại nội dung chính.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài mới.

- HS lắng nghe.
- HS thực hành.
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- Lắng nghe.
Thứ ba ngày 2 tháng 3 năm 2021
Luyện từ và câu
DẤU GẠCH NGANG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức 
- Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang (ND Ghi nhớ).
2. Kĩ năng
- Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích (BT2).
 * HS M3+M4 viết được đoạn văn ít nhất 5 câu, đúng yêu cầu của BT2 (mục III).
3. Thái độ
- HS có thái độ học tập tích cực, chăm chỉ
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: + 2 tờ giấy để viết lời giải BT.
 + Bút dạ và 4 tờ giấy trắng khổ rộng để HS làm BT 2.
- HS: VBT, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành
- KT: 	Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (5p)
- GV giới thiệu và dẫn vào bài mới
- LPVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hình thành KT (15 p)
* Mục tiêu: Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang (ND Ghi nhớ).
* Cách tiến hành: HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp
a. Nhận xét
Bài tập1, 2: 
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: 
- Chốt lại các tác dụng của dấu gạch ngang
b. Ghi nhớ: 
- Cho HS đọc lại phần ghi nhớ.

Cá nhân – Chia sẻ lớp
Đáp án: 
Đoạn a: 
+ Dấu gạch ngang đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhận vật (ông khách và cậu bé) trong đối thoại.
 Đoạn b: 
+ Dấu gạch ngang đánh dấu phần chú thích trong câu văn.
 Đoạn c: 
+ Dấu gạch ngang liệt kê các biện pháp cần thiết để bảo quản quạt điện được bền.
- HS đọc bài học.
3. HĐ luyện tập :(18 p)
* Mục tiêu: Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích (BT2).
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm - Cả lớp
 * Bài tập 1: 
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- GV giao việc: tìm câu có dấu gạch ngang trong chuyện Quà tặng cha và nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong mỗi câu.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. GV dán tờ phiếu đã biết lời giải lên bảng lớp.
 + Dấu gạch ngang có tác dụng gì?
*Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Gọi vài HS đọc bài làm của mình.
- GV nhận xét và đánh giá những bài làm tốt.
4. HĐ ứng dụng (1p)
5. HĐ sáng tạo (1p)
 Cá nhân - Nhóm 2- Chia sẻ lớp
Đáp án:
1. * Đánh dấu phần chú thích trong câu (Bố Pa- xcan là một viên chức)
 2. * Đánh dấu phần chú thích trong câu (đây là ý nghĩ của Pa – xcan)
3. * Đánh dấu chỗ bắt đầu câu nói của Pa- xcan và đánh dấu phần chú thích (nay là lời Pa- xcan nói với bố)
+ HS nêu lại tác dụng
Cá nhân – Chia sẻ lớp
VD: Tuần này tôi học hành chăm chỉ, luôn được cô giáo khen. Cuối tuần, như thường lệ, bố hỏi tôi: 
- Con gái của bố học hành như thế nào?
Tôi đã chờ đợi câu hỏi này của bố nên vui vẻ trả lời ngay: 
- Con thường xuyên được cô giáo khen bố ạ.
- Thế ư! – Bố tôi vừa mừng rỡ thốt lên.
- Ghi nhớ tác dụng của dấu gạch ngang
- Lấy VD dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu.

Kể chuyện
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của các câu chuyện (đoạn truyện) đã kể
2. Kĩ năng:
- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, chú ý kể những câu chuyện đã học về tình cảm yêu mến của Bác đối với thiếu nhi (Câu chuyện Quả táo của Bác Hồ, Thư chú Nguyễn)
3. Thái độ
- Giáo dục HS biết bảo vệ cái đẹp, lên án và phê phán cái xấu, hiểu và biết ơn tấm lòng của Bác với thiếu nhi.
4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* TT HCM: Bác Hồ yêu quý thiếu nhi và có những hành động cao đẹp với các cháu thiếu nhi
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: + Sách kể chuyện
 + Bảng phụ
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện
- KT: đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:(5p)
+ Kể lại câu chuyện Con vịt xấu xí
+ Nêu ý nghĩa câu chuyện
- Gv dẫn vào bài.
- LPHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ 1 HS kể
+ Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác. Không lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác

2. 2. Tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học::(5p)
* Mục tiêu Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, chú ý kể những câu chuyện đã học về tình cảm yêu mến của Bác đối với thiếu nhi(Câu chuyện Quả táo của Bác Hồ, Thư chú Nguyễn)
* Cách tiến hành: 
HĐ1: Tìm hiểu yêu cầu của đề: 
- GV ghi đề bài lên bảng lớp.
 Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ảnh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
- Cho HS đọc gợi ý trong SGK.
- GV đưa tranh minh hoạ trong SGK (phóng to) lên bảng cho HS quan sát.
- Cho HS giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể.
- GV khuyến khích HS kể các câu chuyện về tình cảm yêu mến của BH với các cháu thiếu nhi

- HS đọc đề bài, gạch chân các từ ngữ quan trọng:
- 2 HS đọc tiếp nối 2 gợi ý.
- HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu tên câu chuyện liên quan các tranh
- HS nối tiếp nêu
- HS lắng nghe
3. Thực hành kể chuyện – Nêu ý nghĩa câu chuyện:(20- 25p)
* Mục tiêu: Kể lại được câu chuyện. Nêu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện
+ HS M1+M2 kể được câu chuyện đúng YC
+ HS M3+ M4 kể được câu chuyện đúng YC kết hợp được điệu bộ, giọng nói,..
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp
a. Kể trong nhóm
- GV theo dõi các nhóm kể chuyện
b. Kể trước lớp
- GV mở bảng phụ đã viết sẵn tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện (như những tiết trước)
- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn
- Cùng HS trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện: Các câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
- Nhóm trưởng điều hành các thành viên kể chuyện trong nhóm 
- Các nhóm cử đại diện kể chuyện trước lớp
- HS lắng nghe và đánh giá theo các tiêu chí
VD:
+ Nhân vật chính trong câu chuyện của bạn là ai?
+ Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
..................
+ Phải luôn biết bảo vệ cái đẹp, cái tốt; lên án cái xấu, cái độc ác,....
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Sưu tầm các câu chuyện khác cùng chủ đề.

Toán
(Cô Bích dạy)
Khoa học
BÓNG TỐI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức 
- Hiểu được bóng tối của vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
2. Kĩ năng
- Tự làm thí nghiệm để thấy bóng tối xuất hiện ở phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng.
- Đoán đúng vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản.
3. Thái độ
- GD HS ngồi học đảm bảo mật độ ánh sáng cho mắt.
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, NL sáng tạo
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: đèn bàn.
- HS: Chuẩn bị theo nhóm: đèn pin, tờ giấy to hoặc tấm vải, kéo, bìa, một số thanh tre (gỗ) nhỏ.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Bàn tay nặn bột
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1, Khởi động (4p)
+ Khi nào ta nhìn thấy vật?
+ Tìm những vật tự phát sáng mà em biết?
- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.
- LPHT điều khiển các bạn chơi trò chơi: Hộp quà bí mật
+ Khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt ta
+ Mặt trời, đèn điện,...

2. Bài mới: (30p)
* Mục tiêu: 
- Hiểu được bóng tối của vật thay đổi về hình dạng , kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
- HS tự làm thí nghiệm để thấy bóng tối xuất hiện ở phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng. Đoán đúng vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản.
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm – Lớp
Bước 1: Đưa tình huống xuất phát và nêu vấn đề:
- GV: Các em đã được vui chơi với cái bóng của mình ngoài sân trường và các em đã quan sát cái bóng ở các thời điểm khác nhau, em hãy ghi lại (vẽ lại) những điều em biết về cái bóng của mình.
Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS:
- GV yêu cầu HS ghi lại hoặc vẽ lại những suy nghĩ ban đầu của mình vào vở ghi chép khoa học. Sau đó thảo luận nhóm.
- GV cho HS đính phiếu lên bảng
- GV gọi nhóm 1 nêu kết quả của nhóm mình.
- GV yêu cầu các nhóm còn lại nêu những điểm khác biệt của nhóm mình so với nhóm 1.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:
- Gv: Như vậy, qua kết quả này, nhóm nào có thắc mắc gì không? Nếu có thắc mắc thì chúng ta cùng nêu câu hỏi nào.
- GV giúp các em đề xuất câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu bài học.
- GV tổng hợp câu hỏi của các nhóm và chốt các câu hỏi chính:
+ Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào?
+ Bóng của một vật có hình dạng như thế nào?
- GV cho HS thảo luận đề xuất phương án tìm tòi
- GV chốt phương án : Làm thí nghiệm
Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi:
* Tìm hiểu về bóng tối.
- GV gợi ý thí nghiệm: Đặt tờ bìa thẳng đứng, lần lượt đặt cốc thủy tinh, hộp gỗ quyển sách... phía trước bìa và chiếu đèn pin, để xem vật nào sẽ có bóng; quan sát vị trí và hình dạng bóng của vật.
- GV cho HS xem thêm tranh phóng to từ SGK để HS quan sát vị trí xuất hiện của bóng người khi được chiếu sáng từ bên phải.
+ Từ thí nghiệm trên chứng tỏ điều gì?
GV tiểu kết.
* Sự thay dổi về hình dạng, kích thước của bóng tối.
- GV gợi ý: Cũng với TN ở trên, nếu thay đổi khoảng cách giữa cốc nước, vỏ hộp, hoặc quyển sách và đèn pin thì kích thước của bóng tối như thế nào?
- HS vừa làm thí nghiệm, GV vừa đưa ra câu hỏi tìm hiểu.
+ Từ thí nghiệm trên chứng tỏ điều gì?
Bước 5: Kết luận kiến thức:
- GV cho HS đính phiếu kết quả sau quá trình làm thí nghiệm.
- GV rút ra tổng kết.
3. HĐ ứng dụng (1p)
- GD học sinh ngồi học đảm bảo ánh sáng đủ cho đôi mắt
4. HĐ sáng tạo (1p)
+ Trong biểu diễn nghệ thuật, người ta đã ứng dụng các đặc điểm của bóng tối như thế nào?
 
- HS lắng nghe
- HS ghi chép hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép :
Chẳng hạn:
+ Bóng của người sẽ xuất hiện khi có ánh nắng, không có nắng sẽ không có bóng xuất hiện.
+ Người có hình dáng nào thì bóng có hình đó.
+ Vào lúc 12h trưa, bóng người nằm ở dưới chân....
-HS thảo luận nhóm  thống nhất ý kiến ghi chép vào phiếu.
- HS so sánh sự khác nhau của các ý kiến ban đầu
- HS  nêu câu hỏi:
Chẳng hạn
+ Có phải bóng tối chỉ xuất hiện khi có ánh sáng?
+ Có phải bóng tối thay đổi kích thước vào các khoảng thời gian khác nhau?
+ Bóng tối xuất hiện ở đâu?
- HS tiến hành làm thí nghiệm, HS thống nhất trong nhóm tự rút ra kết luận, ghi chép vào phiếu.
- Một HS lên thực hiện lại thí nghiệm
- Cả lớp quan sát. 
+ Khi một vật cản sáng được chiếu sáng, sẽ có bóng tối xuất hiện phía sau nó.
+ Bóng tối của vật có hình dạng của vật đó.
- HS tiến hành làm thí nghiệm, HS thống nhất trong nhóm tự rút ra kết luận, ghi chép vào phiếu.
- Một HS lên thực hiện lại thí nghiệm
- Cả lớp quan sát. 
+ Bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
+ Bóng của vật to hơn khi vật chiếu sáng gần với vật cản sáng. 
- Quan sát và thảo luận thống nhất ý kiến.
- HS đính phiếu – nêu kết quả làm việc
- HS so sánh kết quả với dự đoán ban đầu.
- HS đọc lại kết luận
+ Chiếu bóng các bộ phim, chiếu bóng các tiết mục múa,...

Chiều
Tập đọc
KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu ND, ý nghĩa của bài: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (trả lời được các câu hỏi; thuộc một khổ thơ trong bài).
2. Kĩ năng
- Đọc trôi trảy, rành mạch bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng nhẹ nhàng, thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc của mẹ dành cho con. Học thuộc lòng một số câu thơ mình thích
3. Thái độ
- Tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm với mẹ
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
 * KNS: Giao tiếp. Đảm nhận trách nhiệm phù hợp với lứa tuổi. Lắng nghe tích cực
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to) 
 Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, luyện tập – thực hành
- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, động não, tia chớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
+ Đọc lại bài Tập đọc: Hoa học trò?
+ Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò”?
+ Màu hoa phượng đổi thế nào theo thời gian?
- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài
- LPHT điều khiển các bạn chơi trò chơi Hộp quà bí mật
+ 1 HS đọc
+ Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa phượng, học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.
+ Lúc đầu màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu. Dần dần, số hoa tăng, màu cũng đậm dần, rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên.

2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch bài tập đọc, giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện tình yêu tha thiết của người mẹ dành cho con
Nhấn giọng các từ ngữ: giã gạo, nóng hổi, nhấp nhô, ngủ ngoan a –kay,...
- GV chốt vị trí các đoạn
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài chia làm 3 đoạn.
+ Đ 1: Từ đầu..... lún sân
+ Đ 2: Đoạn còn lại
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (em cu Tai, lưng đưa nôi, a-kay, Ka-lưi ...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa các từ: đọc chú giải
- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu ND, ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (trả lời được các câu hỏi; thuộc một khổ thơ trong bài).
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
- Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài.
+ Em hiểu thế nào là“những em bé lớn lên trên lưng mẹ”?
+ Người mẹ đã làm những công việc gì? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào?
+ Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hy vọng của người mẻ đối với con?
- Hãy nêu ý nghĩa của bài thơ.
- Giáo dục liên hệ tình cảm của mẹ dành cho con và lòng biết ơn mẹ
* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài. 
- 1 HS đọc
- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - LPHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét
+ Phụ nữ miền núi đi đâu, làm gì cũng thường địu con trên lưng. Những em bé cả lúc ngủ cũng nằm trên lưng mẹ, vì vậy, có thể nói: các em lớn trên lưng mẹ.
- Người mẹ làm rất nhiều việc: 
+ Nuôi con khôn lớn.
+ Giã gạo nuôi bộ đội.
+ Tỉa bắp trên nương 
- Những việc này góp phần vào công cuộc chống Mĩ cứu nước của dân tộc.
- Tình yêu của mẹ với con: 
+ Lung đưa nôi và tim hát thành lời.
+ Mẹ thương A Kay 
+ Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng.
- Niềm hy vong của mẹ: 
+ Mai sai con lớn vung chày lún sân.
Ý nghĩa: Bài thơ ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- HS ghi nội dung bài vào vở
3. Luyện đọc diễn cảm - Học thuộc lòng (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diễn một đoạn của bài. Học thuộc lòng một số câu thơ mình thích
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận chọn đoạn thơ mà mình thích và luyện đọc
- Hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ tại lớp
- GV nhận xét chung
4. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
- Giáo KNS: Người mẹ Tà-ôi trong kháng chiến chống Mĩ đã vừa nuôi con, vừa giã gạo nuôi bộ đội, góp phần vào chiến thắng chung của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Còn ngày nay, các em sẽ làm gì để cống hiến sức mình cho Tổ quốc?
5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- 1 HS nêu lại
- 1 HS đọc toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển:
+ Đọc diễn cảm trong nhóm
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS học thuộc lòng và thi học thuộc lòng một số câu thơ mình thích tại lớp
- HS nêu
- Hãy chọn hình ảnh mình thích nhất và bình về hình ảnh đó

Tiếng Anh
(GV bộ môn dạy)
__________________________
Tin hoc
BÀI 5: THỰC HÀNH TỔNG HỢP (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Ôn tập các kiến thức đã học về bài trình chiếu. Sử dụng một số phím tắt trong phần mềm trình chiếu. Thuyết trình tranh trình chiếu các thầy cô và các bạn.
2. Kĩ năng: Học sinh biết được cách trình bày một bài trình chiếu.
3. Thái độ: HS hứng thú thực hành, ý thức tốt trong khi thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số.
2. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1:
- GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động 3 trang 91 SGK. Thiết kế bài trình chiếu với chủ đề “ Bảo vệ môi trường” theo gợi ý sau:
+ Trang 1: Tên chủ đề.
+ Trang 2: Các nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường (kèm hình ảnh minh họa).
+ Trang 3: Các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường (hình ảnh minh họa).
+ Trang 4: Viết một câu kêu gọi mọi người cung chung tay bảo vệ môi trường.
+ Trang 5: Lời cảm ơn người theo dõi.
- HS thực hành trình bày để hoàn thiện bài trình chiếu.
+ Chọn màu nền, màu chữ trong các trang.
+ Tạo hiệu ứng cho nội dung và hình ảnh.
+ Ghi thông tin người soạn.
+ Đặt tên cho bài trình chiếu.
+ Lưu bài trình chiếu.
+ Thuyết trình bài trình chiếu.
- GV nhận xét.
- Gv cho hs quan sát bài của một vài bạn làm tốt.
b. Hoạt động 2:
- GV hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động ứng dụng mở rộng trang 91 SGK. Trao đỏi với bạ, tìm hiểu chức năng của các công cụ trong thẻ Insert.
- HS thực hành để quan sát chức năng của hai công cụ trên.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt lại nội dung chính.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài mới.

- HS lắng nghe.
- HS thực hành.
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- Lắng nghe.
Thứ tư ngày 3 tháng 3 năm 2021
Tập đọc
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
- Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); 
2. Kĩ năng
- Viết được đoạn văn ngắn tả một loài hoa (hoặc một thứ quả) mà em yêu thích (BT2).
3. Thái độ
- Có ý thức dùng từ đặt câu và sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết.
4. Góp phần phát triển NL:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: + Một số tờ giấy kẻ thể hiện nội dung các BT 1a, b.
 + Bảng viết sẵn lời giải BT, d, e.
 + Tranh, ảnh một số loài cây.
 - HS: Vở, bút, ...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập-thực hành
- KT: 	 đặt câu hỏi, trình bà

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_23_nam_hoc_2020_2021.doc