Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2015-2016

Hoạt động của thầy

1.KTBC:

 -GV gọi HS lên bảng : 2996 : 28 = 107 ; 2420 : 12 = 201 (dư 8)

 -GV chữa bài.

2.Bài mới :

 a) Giới thiệu bài

 -Giờ học toán hôm nay các em sẽ biết cách thực hiện phép chia cho số có ba chữ số .

 b) Hướng dẫn thực hiện phép chia

 * Phép chia 1944 : 162

 -GV viết lên bảng phép chia, HDHS chia

 H: Ta lấy ở SBC mấy chữ số để chia cho 162 đuwocj thương bao nhiêu

 -GV hướng dẫn lại, HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày.

 1 944 162

 0 324 12

 000

 Vậy 1944 : 162 = 12

 -Phép chia 1944 : 162 là phép chia hết hay phép chia có dư ?

 -GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia.

 + 194 : 162 có thể ước lượng 1 : 1 = 1 hoặc 20 : 16 = 1 (dư 4) hoặc 200 : 160 = 1 (dư 4)

 + 324 : 162 có thể ước lượng 3 : 1 = 3 nhưng vì 162 x 3 = 486 mà 486 > 324 nên chỉ lấy 3 chia 1 được 2 hoặc 300 : 150 = 2.

 -GV có thể yêu cầu HS thực hiện lại phép chia trên.

 * Phép chia 8469 : 241 (trường hợp chia có dư)

 -GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính

 -GV theo dõi HS làm bài. Nếu HS làm đúng thì cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp. Nếu sai nên hỏi các HS khác trong lớp có cách làm khác không?

 -GV hướng dẫn lại, HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày.

 8469 241

 1239 35

 034

 -Phép chia 8469 : 241 là phép chia hết hay phép chia có dư ?

Vậy 8469 : 241 = 35 (dư 34)

 -GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia.

 -GV có thể yêu cầu HS thực hiện lại phép chia trên.

 c) Luyện tập , thực hành

 Bài 1 (Bỏ cột a)

 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

 -GV yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.

2120 : 424 = 5 ; 1935 : 354 = 5 (dư 165)

-Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

 -GV nhận xét.

 Bài 2 (Bỏ cột a)

¬ -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

 -Khi thực hiện tính giá trị của các biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và không có dấu nhoặc ta thực hiện theo thứ tự nào ?

Bài 3 (Bỏ cột a)

 -Gọi 1 HS đọc đề toán.

 -GV cho HS tự tóm tắt và giải bài toán.

 -GV chữa bài và nhận xét, hỏi thêm :

 +Không cần thực hiện phép tính hãy cho biết cửa hàng nào bán được hết số vải đó sớm hơn và giải thích vì sao ?

+GV nhận xét .

3.Củng cố, dặn dò :

-Dặn dò HS làm bài tập còn lại và chuẩn bị bài sau.

-Nhận xét tiết học.

 

doc19 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..................................................................................................................................................................
Luyện Toán: Ôn tập chung
I. Mục tiêu: Củng cố chia cho số có 2 chữ số, thương có chữ số 0
- Giải toán có lời văn
II. Hoạt động:
HDHD làm vở thực hành toán trang 61
Bài 1. Đặt tính rồi tính.
- HS thực hiện lần lượt kết hợp lên bảng chữa bài, nêu cách làm
- GV chấm một số bài nhận xét chung.
Bài 2. HS tự làm 
13312 64 13312 64
 051 28 051 28
 512 512
 00 00
H: Giải thích tại sao em biết phép tính đó đúng/ sai
- HS gấp lại thực hiện bảng con
- GV chữa củng cố
Bài 3. HS đọc xác định yêu cầu
H: Muốn tính chu vi HCN ta làm ntn? 
H: Vậy tìm chiều dài ta làm ntn?: lấy diện tích chia cho chiều rộng
HS tự làm bài, GV thu một số bài chấm chữa bài.
* bài tập vận dụng:
1.Tính bằng hai cách: 5796 : ( 46 x 3) 
2.Tính . 19101 : 24 + 38482 : 71
TẬP ĐỌC: TRONG QUÁN ĂN “BA CÁ BỐNG”
I. Mục tiêu: 
1.Đọc thành tiếng:
Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn.
 Bu-ra-ti-nô, Toóc-ti-la, Đu-rê-ma, A-li-xa, A-đ-li-ô, Ba-ra-ba, lại nốc nắm rượu, đếm đi đếm lại.
 • Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
Đọc diễn cảm toàn bài, phù hợp với nội dung truyện , từng nhân vật.
2.Đọc - hiểu:
Hiểu nghĩa các từ ngữ : mê tín, ngay dưới mũi.
Hiểu nội dung bài: Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh đã biết dùng mưu moi được bí mật về chiếc chìa khóa vàng ở những kẻ độc ác đang tìm cách bắt thú.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 159, SGK (phóng to)
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ.
2. Dạy – học bài mới.
 a) Giới thiệu bài.
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 * Luyện đọc
- GVHDHS đọc
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc) . GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Lượt 2 đọc tiếp nối GV kết hợp cho HS giải nghĩa hoặc nêu nghĩa 1 số từ chú giải ở SGK.
- GV đọc mẫu. 
* Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc đoạn giới thiệu truyện, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ba?
+ Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật.
+ Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào?
+ Những hình ảnh, chi tiết nào trong truyện em cho là ngộ nghĩnh và lí thú?
- Truyện nói lên điều gì?
- Ghi nội dung chính của bài.
* Đọc diễn cảm
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn và toàn bài
- Nhận xét về giọng đọc.
- Gọi 4 HS đọc phân vai ( người dẫn truyện, Ba-ra-ba, Bu-ra-ti-nô, cáo A-li-xa ).
3.Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện yêu cầu. 
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc toàn bài.
- 4 HS tiếp nối đọc theo trình tự.
+ Phần giới thiệu.
+ Đoạn 1: Biết là Ba-ra-ba  đến cái lò sưởi này.
+ Đoạn 2: Bu-ra-ti-nô hét lên  đến Các-lô ạ.
+ Đoạn 3: Vừa lúc ấy  đến nhanh như mũi tên.
- Luyện đọc theo nhóm
- Thi đọc nhóm
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Bu-ra-ti-nô cần biết kho báu ở đâu.
- Đọc bài, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Chú chui vào một cái bình bằng dất trên bàn ăn, đợi Ba-ra-ba uống rượu say, từ trong bình thét lên : “Ba-ra-ba! Kho báu ở đâu, nói ngay!” khiến hai tên độc ác sợ xanh mặt tưởng là lời ma quỷ nên đã nói ra bí mật.
+ Cáo A-li-xa và mèo A-di-li-ô biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất, đã báo với Ba-ra-ba để kiếm tiền. Ba-ra-ba ném bình vỡ xuống sàn vỡ tan.
Bu-ra-ti-nô bò lổm ngổm giữa những mảnh bình. Thừa dịp bọn ác đang há hốc mồm ngạc nhiên, chú lao ra ngoài.
+ Tiếp nối nhau phát biểu.
...............
- Nhờ trí thông minh Bu-ra-ti-nô đã biết được điều bí mật về nơi cất kho báu của lão Ba-ra-ba.
- 1 HS nhắc lại.
- 4 HS đọc thành tiếng. HS theo dõi tìm ra giọng đọc phù hợp với từng nhân vật 
- Luyện đọc 
- 3 cặp HS thi đọc.
- HS đọc phân vai
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngoài giờ lên lớp.
 -------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chiều thứ 3
Toán: CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I.Mục tiêu :
Giúp HS:
 -Biết cách thực hiện phép chia cho số có ba chữ số.
 -Áp dụng để tính giá trị của biểu thức số và giải bài toán về số trung bình cộng.
II.Đồ dùng dạy học :
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC:
 -GV gọi HS lên bảng : 2996 : 28 = 107 ; 2420 : 12 = 201 (dư 8) 
 -GV chữa bài. 
2.Bài mới :
 a) Giới thiệu bài 
 -Giờ học toán hôm nay các em sẽ biết cách thực hiện phép chia cho số có ba chữ số .
 b) Hướng dẫn thực hiện phép chia 
 * Phép chia 1944 : 162 
 -GV viết lên bảng phép chia, HDHS chia
 H: Ta lấy ở SBC mấy chữ số để chia cho 162 đuwocj thương bao nhiêu
 -GV hướng dẫn lại, HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 
 1 944 162
 0 324 12 
 000 
 Vậy 1944 : 162 = 12
 -Phép chia 1944 : 162 là phép chia hết hay phép chia có dư ? 
 -GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia.
 + 194 : 162 có thể ước lượng 1 : 1 = 1 hoặc 20 : 16 = 1 (dư 4) hoặc 200 : 160 = 1 (dư 4) 
 + 324 : 162 có thể ước lượng 3 : 1 = 3 nhưng vì 162 x 3 = 486 mà 486 > 324 nên chỉ lấy 3 chia 1 được 2 hoặc 300 : 150 = 2. 
 -GV có thể yêu cầu HS thực hiện lại phép chia trên. 
 * Phép chia 8469 : 241 (trường hợp chia có dư)
 -GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính 
 -GV theo dõi HS làm bài. Nếu HS làm đúng thì cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp. Nếu sai nên hỏi các HS khác trong lớp có cách làm khác không?
 -GV hướng dẫn lại, HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 
 8469 241 
 1239 35
 034 
 -Phép chia 8469 : 241 là phép chia hết hay phép chia có dư ? 
Vậy 8469 : 241 = 35 (dư 34)
 -GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia.
 -GV có thể yêu cầu HS thực hiện lại phép chia trên.
 c) Luyện tập , thực hành 
 Bài 1 (Bỏ cột a)
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
 -GV yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính. 
2120 : 424 = 5 ; 1935 : 354 = 5 (dư 165)
-Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
 -GV nhận xét. 
 Bài 2 (Bỏ cột a)
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
 -Khi thực hiện tính giá trị của các biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và không có dấu nhoặc ta thực hiện theo thứ tự nào ? 
Bài 3 (Bỏ cột a)
 -Gọi 1 HS đọc đề toán. 
 -GV cho HS tự tóm tắt và giải bài toán. 
 -GV chữa bài và nhận xét, hỏi thêm : 
 +Không cần thực hiện phép tính hãy cho biết cửa hàng nào bán được hết số vải đó sớm hơn và giải thích vì sao ? 
+GV nhận xét .
3.Củng cố, dặn dò :
-Dặn dò HS làm bài tập còn lại và chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
-HS lên bảng làm bài (có đặt tính), HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe giới thiệu bài 
-194
-HS nêu cách tính của mình. 
-HS thực hiện chia lại theo hướng dẫn của GV.
-Là phép chia hết vì trong lần chia cuối cùng ta tìm được số dư là 0. 
-HS nghe giảng. 
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp. 
-HS nêu cách tính của mình. 
-HS thực hiện chia theo hướng dẫn của GV.
-Là phép chia có số dư là 34. 
-HS nghe giảng. 
-HS cả lớp làm bài, 1 HS trình bày rõ lại từng bước thực hiện chia.
-Đặt tính rồi tính.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 phép tính, cả lớp làm bài vào bảng con (có đặt tinh. 
-HS nhận xét sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo bảng để kiểm tra bài của nhau. 
-Tính giá trị của các biểu thức. 
-Ta thực hiện các phép tính nhân chia trước, thực hiện các phép tính cộng trừ sau. 
-1 HS đọc đề toán. 
-1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở 
Bài giải
Số ngày cửa hàng I bán hết số vải đó là:
7 128 : 264 = 27 ( ngày )
Số ngày cửa hàng II bán hết số vải là: 
7 128 : 297 = 24 ( ngày )
Vì 24 < 27 nên cửa hàng II bán hết số vải đó sớm hơn cửa hàng I và sớm hơn số ngày là:
27 – 24 = 3 ( ngày )
Đáp số : 3 ngày
-HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. 
-HS trao đổi cặp đôi để trả lời : 
+ Vì cả hai cửa hàng đều có 7128m vải, mỗi ngày cửa hàng một bán được 264m vải, cửa hàng hai bán được 297m vải, mà 297 > 264 nên số ngày cửa hàng hai bán hết số m vải ít hơn số ngày cửa hàng một bán hết số vải. 
-HS cả lớp.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ : ĐỒ CHƠI , TRÒ CHƠI
I Mục tiêu 
Ÿ Biết một số trò chơi rèn luyện sức mạnh , sự khéo léo ,trí tuệ . 
Ÿ Hiểu ý nghĩa của một số câu thành ngữ, tục ngữ có nội dung liên quan đến chủ điểm .
Ÿ Biết sử dụng linh hoạt , khéo léo một số thành ngữ , tục ngữ trong những tình huống cụ thể. 
 II. Đồ dùng dạy học: VBT
III. Hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS lên bảng . Mỗi HS đặt 1 câu hỏi .
- Nhận xét 
2. Dạy – học bài mới.
 a) Giới thiệu bài.
b) Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
- Các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
- Nhận xét , kết luận lời giải đúng 
- Hãy giới thiệu cho bạn hiểu cách thức chơi trò chơi của một trò chơi mà em biết. 
- 3 HS lên bảng đặt câu hỏi :
+ Một câu với người trên .
+ Một câu với bạn 
+ Một câu với người ít tuổi hơn mình 
- Lắng nghe .
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Hoạt động trong nhóm 2 HS làm VBT
- Nhận xét , và bổ sung phiếu trên bảng :
- Chữa bài 
- Tiếp nối nhau giới thiệu .
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát phiếu và bút cho 2 nhóm HS . Yêu cầu HS hoàn thành phiếu. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Kết luận lời giải đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, làm bài vào phiếu hoặc dùng bút chì làm vở nháp.
- Nhận xét, bổ sung.
- Đọc lại phiếu: 1 HS đọc câu tục ngữ, 1 HS đọc nghĩa của câu.
Nghĩa thành ngữ, tục ngữ
Chơi với lửa
Ở chọn nơi,
chơi chọn bạn
Chơi diều đứt dây
Chơi dao có ngày đứt tay.
Làm một việc nguy hiểm
+
Mất trắng tay
+
Liều lĩnh ắt gặp tai hoạ
+
Phải biết chọn bạn,
chọn nơi sinh sống
+
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp. GV nhắc HS.
+ Xây dựng tình huống.
+ Dùng câu tục ngữ, thành ngữ để khuyên bạn.
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét .
- Chữa bài 
a) Em sẽ nói với bạn “ở chọn nơi, chơi chọn bạn” Cậu nên chọn bạn mà chơi.
b) Em sẽ nói: “ Cậu xuống ngay đi: đừng có 
“chơi với lửa” thế!
c) Em sẽ bảo bạn: “Chơi dao có ngày đứt tay” đấy.
Cậu xuống đi 
- Gọi HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ.
3. Củng cố, dặn dò.
- Dặn HS về nhà làm lại bài tập 3 và sưu tầm 5 câu tục ngữ, thành ngữ.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn, trao đổi, đưa ra tình huống hoặc câu tục ngữ, thành ngữ để khuyên bạn .
- 3 cặp HS trình bày.
- 2 HS đọc.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu: 
 Ÿ Kể được một câu chuyện về đồ chơi của mình hoặc của các bạn mà em có dịp quan sát .
Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thành một câu chuyện .
Hiểu ý nghĩa truyện các bạn kể.
Lời kể tự nhiên, chân thực, sáng tạo, kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ. 
Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
II. Hoạt động trên lớp.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện các em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em ( mỗi HS chỉ kể 1 đoạn )
- Nhận xét .
3. Dạy – học bài mới.
 a) Giới thiệu bài.
b) Hướng dẫn kể chuyện
 * Tìm hiểu đề bài
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Đọc, phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ: đồ chơi của em, của các bạn. Câu chuyện của các em kể phải là chuyện có thật, nghĩa là liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn em. Nhân vật kể chuyện là em hoặc bạn em.
 * Gợi ý kể chuyện
- Gọi 3 HS nối tiếp đọc 3 gợi ý và M
- Hỏi: + Khi kể em nên dùng từ xưng hô như thế nào?
+ Em hãy giới thiệu câu chuyện về đồ chơi mà mình định kể.
 * Kể trước lớp
- Kể trong nhóm.
+ Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.
GV đi hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn.
- Kể trước lớp.
+ Tổ chức cho HS thi kể trước lớp. GV khuyến khích HS dưới lớp theo dõi, hỏi lại bạn về nội dung , các sự việc, ý nghĩa truyện.
+ Gọi HS nhận xét từng bạn kể.
- Nhận xét chung .
- 2 HS thực hiện yêu cầu. HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Lắng nghe.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng . Cả lớp đọc thầm.
+ Khi kể chuyện xưng tôi, mình.
+ 4 HS giới thiệu trước lớp.
+ 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi ý nghĩa truyện, sửa chữa cho nhau.
+ 4 HS thi kể.
+ HS nhận xét. Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất.
3.Củng cố, dặn dò.
- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân hoặc viết vào vở câu chuyện các em đã kể miệng ở lớp.
- Dặn HS xem trước nội dung bài kể chuyện Một phát minh nho nhỏ.
- GV nhận xét tiết học.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ----------------------------------------------------------------------------------------------
Sáng thứ 4
Toán: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu :
Giúp HS:
 -Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số.
 -Củng cố về chia một số cho một tích.
 -Giải toán có lời văn.
II.Đồ dùng dạy học : VBT, bảng con
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KT:
2.Bài mới :
 a) Giới thiệu bài 
 b) Luyện tập , thực hành 
 Bài 1(Bỏ cột b)
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Cho HS tự đặt tính rồi tính. 
708 : 354 = 2; 7552 : 236 = 32; 9060 : 453 = 20. 
 -GV nhận xét . 
 Bài 2 (Bỏ cột b)
 -GV gọi 1 HS đọc đề bài. 
 -Bài toán hỏi gì ? 
 -Muốn biết cần tất cả bao nhiêu hộp, loại mỗi hộp 160 gói kẹo ta cần biết gì trước ? 
 -Thực hiện phép tính gì để tính số gói kẹo ?
 -GV yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán. 
-GV chữa bài nhận xét . 
 Bài 3 (Bỏ cột b)
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
 -Các biểu thức trong bài có dạng như thế 
nào ? 
 -Khi thực hiện chia một số cho một tích chúng ta có thể làm như thế nào ? 
 -GV yêu cầu HS về nhà làm bài. 
3. Củng cố dặn dò
- HS thực hiện theo yêu cầu
-HS nghe.
-Đặt tính rồi tính.
- HS vào bảng con,kết hợp lên bang
-HS HS nêu cách làm
-1 HS nêu đề bài. 
-Nếu mỗi hộp đựng 160 gói kẹo thì cần tất cả bao nhiêu hộp ? 
- Ta cần biết có tất cả bao nhiêu gói kẹo.
- Thực hiện phép nhân 120 x 24 
 -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 
-2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. 
Bài giải
Số gói kẹo trong 24 hộp là:
24 x 120 = 2880 (gói)
Số hộp loại chứa 160 gói kẹo là:
2880 : 160 = 18 (hộp)
Đáp số: 18 hộp
-Tính giá trị của các biểu thức theo 2 cách. 
-  là một số chia cho một tích. 
- ... lấy số đó chia lần lượt cho các thừa số của tích 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu: 
 Ÿ Dựa vào bài tập đọc Kéo co giới thiệu được cách thức chơi kéo co của hai làng Hữu Trấp ( Quế Võ, Bắc Ninh ) và Tích Sơn ( Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc ).
 Ÿ Giới thiệu được một trò chơi hoặc lễ hội quê em.
 Ÿ Lời giới thiệu rõ ràng, chân thực, có hình ảnh.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh họa trang 160, SGK ( phóng to)
Tranh ( ảnh ) vẽ một số trò chơi, lễ hội ở địa phương mình.
VBT
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 HS trả lời câu hỏi: Khi quan sát đồ vật cần chú ý đến điều gì?
- Gọi 2 HS đọc dàn ý tả một đồ chơi mà em đã chọn.
- Nhận xét .
2. Dạy – học bài mới.
 a) Giới thiệu bài.
b) Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc bài tập đọc Kéo co.
- Hỏi: + Bài “Kéo co” giới thiệu trò chơi của những địa phương nào?
- Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.
- GV nhắc HS giới thiệu bằng lời của mình để thể hiện không khí sôi động hấp dẫn.
- Gọi HS trình bày, nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt HS.
Bài 2
 a) Tìm hiểu đề bài.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS quan sát các tranh minh họa và nói tên những trò chơi, lễ hội được giới thiệu trong tranh.
- Hỏi:
+ Ở địa phương mình hàng năm có những lễ hội nào ?
+ Ở lễ hội đó có những trò chơi nào thú vị.
- GV gợi ý cho HS biết dàn ý chính:
* Mở đầu: Tên địa phương em, tên lễ hội hay trò chơi.
* Nội dung, hình thức trò chơi hay lễ hội:
- Thời gian tổ chức.
- Những việc tổ chức lễ hội hoặc trò chơi.
- Sự tham gia của mọi người.
* Kết thúc: Mời các bạn có dịp về thăm địa phương mình.
 b) Kể trong nhóm
- Yêu cầu HS kể trong nhóm 2 HS. GV đi giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm.
+ Các em cần giới thiệu rõ về quê mình. Ở đâu? Có trò chơi, lễ hội gì? Lễ hội đó đã để lại cho em những ấn tượng gì?
 c) Giới thiệu trước lớp
- Gọi HS trình bày. Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt để HS nói tốt.
- HS thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe.
;l.- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Bài văn giới thiệu trò chơi kéo co của làng Hữu Trấp , huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- 2 HS ngồi cùng bàn giới thiệu, sửa chữa cho nhau.
- 5 HS trình bày.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Quan sát.
Các trò chơi : thả chim bồ câu, đu bay, ném còn.
Lễ hội: hội bơi chải, hội cồng chiêng, hội hát quan họ ( Hội Lim ).
- Phát biểu theo địa phương: Lễ hội Đình Mõ, Đền Hoàng, Chùa Gám, ....
- Kể trong nhóm.
- 5 HS trình bày.
3. Củng cố, dặn dò
- Dặn HS về nhà viết lại bài giới thiệu của em và chuẩn bị bài Luyện tập miêu tả đồ vật.
- Nhận xét tiết học.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Sinh hoạt tập thể.
Tự học: HDHS làm bài tập
 -------

File đính kèm:

  • docT 16.doc