Giáo án Lớp 4 - Thứ 6 Tuần 10

Kĩ thuật

 Khâu viền mép vải bằng mũi khâu đột thưa (tiết 1)

A. Mục tiêu :

- Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa .

- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa . Các mũi khâu tương đối đều nhau . Đường khâu ít bị dúm .

 Với học sinh khéo tay :

- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa . Các mũi khâu tường đối đều nhau , Đường khâu ít bị dúm .

 

doc10 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Thứ 6 Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ.........., ngày......... tháng......... năm 20......
Toán
Tính chất giao hoán của phép nhân
I/ Mục tiêu:
 - Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
 - Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán(HS làm bà 1, 2 a,b).
II/ Đồ dùng dạy-học:
 - Bảng phụ kẻ sẵn phần b (bỏ trống dòng 2,3,4 ở cột 3 và cột 4.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Nhân với số có một chữ số 
- Gọi hs lên bảng thực hiện bài
145689 x 5 ; 234125 x 4
- Nhận xét, cho điểm.
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Gọi hs lên bảng viết công thức tính chất giao hoán của phép cộng và nêu tính chất.
- Các em đã biết được tính chất giao hoán của phép cộng. Tính chất của phép nhân như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. So sánh giá trị của hai biểu thức :
- GV viết lên bảng biểu thức 5 x 7 và 7 x 5. Các em hãy so sánh giá trị của hai biểu thức này.
- Viết lên bảng một số cặp phép nhân khác 
 3 x 4 và 4 x 3 2 x 6 và 6 x 2 ,... và y/c hs nhận xét các tích.
- Hai phép nhân có các thừa số giống nhau thì như thế nào với nhau?
3) Viết kết quả vào ô trống
- Treo bảng phụ đã chuẩn bị. Y/c hs thực hiện tính giá trị của biểu thức a x b và b x a để điền vào bảng.
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 4 và b = 8?
- Hỏi tương tự với các giá trị còn lại.
- Giá trị của biểu thức a x b như thế nào so với giá trị của biểu thức b x a?
- Và ta có thể viết: a x b = b x a
- Đây là công thức tính chất giao hoán của phép nhân.
- Em có nhận xét gì về các thừa số trong hai tích a x b và b x a?
- Từ công thức này bạn nào có thể nêu được tính chất giáo hoán của phép nhân ?
- Ghi bảng tính chất.
4. Thực hành: 
Bài 1: Ghi lần lượt từng bài lên bảng và gọi lần lượt hs lên điền. cả lớp điền vào SGK.
Bài 2: Viết lần lượt từng bài lên bảng, Y/c hs thực hiện vào Bc
Bài 3: Gọi hs đọc y/c
- Y/c hs suy nghĩ tự tìm trong 3 phút
- Gọi lần lượt hs nêu kết quả và giải thích
Bài 4: Tổ chức cho hs chơi trò chơi tiếp sức.
- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử 2 bạn. 
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu tính chất giao hoán của phép nhân?
- Về nhà xem lại bài.
- Bài sau: Nhân với 10, 100, 1000,...
- 2 hs lên bảng thực hiện.
 145689 234125
x x
 5 4
 728445 936500
(TB,Y).
- Lắng nghe.
- HS nêu: 5 x 7 = 35, 7 x 5 = 35. Vậy 5 x 7 = 7 x 5.
(TB,Y)
- HS nêu nhận xét: 3 x 4 = 4 x 3 
 2 x 6 = 6 x 2 8 x 9 = 9 x 8
(TB,Y).
- Bằng nhau.
- 3 hs lên bảng thực hiện, mỗi hs thực hiện tính ở một dòng để hoàn thành bảng. 
- Giá trị của biểu thức a x b = b x a đều bằng 32. (K,G)
- HS trả lời theo từng trường hợp. 
- Luôn bằng nhau.
- HS đọc a x b = b x a
(TB,Y)
- Hai tích đều có các thừa số là a và b nhưng vị trí khác nhau.
- Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. (K,G)
- Nhiều hs lặp lại.
- Cả lớp làm vào SGK, một vài hs lên bảng điền và nêu tính chất của phép nhân.
- HS thực hiện Bc.
a) 1357 x 5 = 6785 
 7 x 853 = 853 x 7 = 5971.
b) 40263 x 7 = 281841.
 5 x 1326 = 1326 x 5 = 6630.
c) 23109 x 8 = 184872.
 9 x 1427 x 9 = 12843. (K,G)
- 1 hs đọc y/c.
- HS suy nghĩ tự làm bài.
- Lần lượt hs nêu và giải thìch trước lớp 
( a ) = ( d ) ; (c) = ( g) ; (e) = ( b ) 
- Chia nhóm, cử thành viên thực hiện trò chơi sau đó giải thích.
- Nhận xét nhóm thực hiện nhanh và giải thích đúng 
a) a x 1 = 1 x a = a b) a x 0 = 0 x a = 0
- 1 hs nêu. (TB,Y).
Thứ.........., ngày......... tháng......... năm 20......
Địa lí
Thành phố Đà Lạt
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt : 
 + Vị trí : năm trên cao nguyên Lâm Viên.
 + Thành phố có khí hậu trong lành , mát mẽ , có nhiều phong cảnh đẹp ; nhiều rừng thông thác nước
 + Thành phố có nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi và du lịch. 
 + Đà Lạt là nơi trồng nhiều loại rau , quả xứ lạnh và nhiều loài hoa. 
 + Chỉ được vị trí của thành phố Đà lạt trên bản đồ ( lược đồ ) 
HS khá, giỏi 
+ Giải thích vì sao Đà Lạt trồng được nhiều hoa , quả , rau xứ lạnh. 
+ xác lập mối quan hệ giữa địa hình với khí hậu , giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất : nắm trên cao nguyên cao – khí hậu mát mẻ , trong lành – trồng nhiều loại hoa , quả , rau xứ lạnh , phát triển du lịch. 
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bản đồ địa lí TNVN.
- Tranh, ảnh về thành phố Đà Lạt.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
Gọi hs lên bảng trả lời
- Nêu một số đặc điểm của sông ở Tây Nguyên và ích lợi của nó?
- Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp ở Tây Nguyên?
- Tạo sao cần phải bảo vệ rừng và trồng lại
 rừng?
- Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy - học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Qua các bài đã học về Tây Nguyên, em nào chi biết Tây Nguyên có thành phố du lịch nổi tiếng nào?
- Vì sao Đà Lạt là thành phố du lịch nghỉ mát nổi tiếng của nước ta? Để TLCH này Các em tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2) Tiến trình hoạt động:
* Hoạt động 1: Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước
- Treo lược đồ ở Tây Nguyên, gọi hs lên bảng chỉ vị trí của Đà Lạt trên lược đồ
- Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?
- Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu mét?
- Với độ cao đó Đà Lạt có khí hậu như thế nào?
- Hãy nêu các đặc điểm chính về vị trí địa lí và khí hậu ở Đà Lạt?
GV giảng: Cứ lên cao 1000m thì nhiệt độ giảm từ 5-6 độ C nên vào mùa hè ở Đà Lạt mát mẻ, mùa đông Đà Lạt cũng lạnh nhưng không lạnh buốt như ở Miền Bắc.
- Gọi hs đọc SGK/94.
- Các em hãy quan sát hình 1,2 SGK/94 nêu tên 2 cảnh trong hình.
- Gọi hs lên tìm vị trí của Hồ Xuân Hương và thác Lam Li trên lược đồ.
- Y/c hs thảo luận nhóm đôi nói cho nhau nghe về cảnh đẹp của Hồ Xuân Hương và thác Cam Li.
- Vì sao có thể nói Đà Lạt là thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước?
- Cho hs xem một số tranh ảnh về cảnh đẹp ở Đà Lạt
Kết luận: Đà Lạt có khí hậu mát mẻ lại có nhiều cảnh đẹp vì thế ngành du lịch ở Đà Lạt rất phát triển
* Hoạt động 2: Đà Lạt - thành phố du lịch và nghỉ mát. 
- Gọi hs đọc mục 2 SGK/95.
- Y/c hs thảo luận nhóm 4 để TLCH sau:
+ Tại sao Đà Lạt được chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát?
+ Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch?
+ Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt?
- Gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.
- Quan sát hình 3 hãy kể tên một số điểm du lịch ở Đà Lạt?
Kết luận: Đà Lạt có rất nhiều điểm du lịch, nhiều biệt thự, rất nhiều khách sạn để phục vụ cho du lịch
* Hoạt động 3: Hoa, quả và rau xanh ở Đà Lạt.
- Gọi hs đọc mục 3 SGK/95
- Nêu lần lượt từng câu hỏi:
+ Tạo sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa, quả và rau xanh?
+ Kể tên một số loại hoa, quả và rau xanh ở Đà Lạt?
+ Tại sao Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa, quả, rau xanh xứ lạnh?
+ Hoa và rau ở Đà lạt có giá trị như thế nào?
Kết luận: Ngoài thế mạnh về du lịch, Đà Lạt còn là một vùng hoa, quả, rau xanh nổi tiếng với nhiều sản phẩm đẹp, ngon và có giá trị.
C. Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/96
- Có đi Đà Lạt nhớ ghi lại các địa điểm du lịch, nhớ các cảnh đẹp mà các em đến về kể cho các bạn nghe
- Bài sau: Ôn tập
- Nhận xét tiết học.
- 3 hs lần lượt lên bảng trả lời
+ Sông nhiều thác ghềnh, là điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng sức nước làm thuỷ điện. (TB,Y)
+ Nếu có lượng mưa nhiều thì rừng rậm nhiệt đới phát triển xanh tốt um tùm. Nơi mùa khô kéo dài thì xuất hiện loại rừng lá mùa khô gọi là rừng khộp. Cảnh rừng khộp vào mùa khô trông xơ xác vì lá rụng gần hết. (K,G)
+ Cần bảo vệ và trồng lại rừng vì nạn khai thác rừng bừa bãi, đốt phá rừng làm nương rẫy, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp một cách hợp lí làm mất rừng và làm cho đất bị xói mòn, hạn hán, lũ lụt tăng, ảnh hưởng xấu đến môi trường và sinh hoạt của con người
(K,G)
- Thành phố Đà Lạt.
- Lắng nghe.
- 1 hs lên bảng chỉ vị trí của Đà Lạt.
- Cao nguyên Lâm Viên. (TB,Y)
- 1500m so với mực nước biển.(TB,Y)
- Có khí hậu mát mẻ quanh năm.
(TB,Y)
- Nằm ở cao nguyên Lâm Viên, cao 1500m có khí hậu quanh năm mát mẻ.(K,G)
- Lắng nghe.
- 1 hs đọc to trước lớp
- Quan sát hình trong SGK
- 1 hs lên chỉ trên lược đồ
- Thảo luận nhóm đôi.
- Vì ở đây có vườn hoa, vườn thông xanh tốt quanh năm. thông phủ kín sườn đồi, sườn núi và tỏa hương thơm mát. Đà Lạt có nhiều thác nước đẹp, nổi tiếng như thác Cam Li, Thác Pơ-ren. (K,G)
- Lắng nghe.
- 1 hs đọc.
- Chia nhóm thảo luận. Đại diện nhóm TL.
+ Vì Đà Lạt có khí hậu quanh năm mát mẻ, có cảnh quan tự nhiện đẹp như: rừng thông, vườn hoa, thác nước, di tích lịch sử, chùa chiền,... (K,G).
+ Nhà ga, khách sạn, biệt thự, sân gôn,... (TB,Y).
+ Khách sạn Đồi Cù, Công đoàn, Lam Sơn, Palace,... (TB,Y).
- Nhóm khác nhận xét.
- Chùa Linh Sơn, vườn hoa, Hồ Xuân Hương, chợ Đà Lạt,... (TB,Y).
- Lắng nghe.
- 1 hs đọc mục 3.
- HS lần lượt trả lời.
+ Vì Đà Lạt trồng rất nhiều hoa, quả và rau xanh quanh năm với diện tích trồng rất rộng. (TB,Y)
+ Lan, hồng, cúc, lay-ơn,...dâu tây, đào, mận,... bắp cải, cà chua, ớt,...(TB,Y).
+ Vì Đà Lạt có khí hậu lạnh và mát mẻ quanh năm.(TB,Y)
+ Hoa được tiêu thụ ở các thành phố lớn và xuất khẩu rau cung cấp cho nhiều nơi ở Miền Trung và Nam Bộ. (TB,Y).
- Lắng nghe.
- 3 hs đọc ghi nhớ.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Thứ.........., ngày......... tháng......... năm 20......
Kĩ thuật
 Khâu viền mép vải bằng mũi khâu đột thưa (tiết 1) 
A. Mục tiêu : 
- Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa .
- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa . Các mũi khâu tương đối đều nhau . Đường khâu ít bị dúm .
Với học sinh khéo tay :
- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa . Các mũi khâu tường đối đều nhau , Đường khâu ít bị dúm .
B. Đồ dùng dạy học :
- Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột (quần, áo, túi xách, bao gối...).
C. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A. Bài cũ:
- KT dụng cụ HS.
B. Bài mới: 
Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn:
+ Hoạt động 1: HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu.
- GV nhận xét, tóm tắt đặc điểm đường khâu.
- Mép vải được gấp 2 lần. Đường gấp mép ở mặt trái của mảnh vải và được khâu bằng mũi khâu đột thưa. Đường khâu được thực hiện ở mặt phải mảnh vải.
+ Hoạt động 2: Thao tác kĩ thuật
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 yêu cầu HS nêu các bước thực hiện.
- GV nhận xét thao tác của HS.
- GV hướng dẫn các thao tác trong SGK.
* Lưu ý:
- Gấp mép vải, mặt phải mảnh vải ở dưới, gấp đúng đường vạch dấu.
- Cần miết kĩ đường gấp.
- Gấp cuộn đường gấp thứ nhất vào trong đường gấp thứ hai.
- - GV nhận xét chung. Hướng dẫn thao tác khâu lược, khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột (khâu lược ở mặt trái của vải, còn khâu viền thì thực hiện ở mặt phải của vải.
D. Củng cố - dặn dị:
- GV nhận xét sự chuẩn bị tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS 
- Chuẩn bị bài: Khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột .
- 2 HS nêu.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi về đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu.
- HS đọc mục 1 nêu cách gấp mép vải.
- HS thực hiện thao tác vạch 2 đường dấu.
- 1 HS thực hiện thao tác gấp mép vải.
- HS đọc mục 2, 3 và quan sát hình 3, 4.
- Thực hiện thao tác khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột.
- Lắng nghe.
Thứ.........., ngày......... tháng......... năm 20......
Tập làm văn
Kiểm tra
Chính tả, Tập làm văn
Kiểm tra đọc theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI (nêu ở tiết 1, ơn tập)
Kiểm tra viết theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI:
+ Nghe – viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 75 chữ/15 phút), trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuơi).
+ Viết được bức thư ngắn đúng nội dung, thể thức một lá thư.

File đính kèm:

  • doc10-6.doc