Giáo án Lớp 4 - Thứ 3 Tuần 9

Đạo đức

Tiết kiệm thời giờ (Tiết 1)

I/ Mục tiêu:

- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.

- Biết được lợi ích về tiết kiệm thời giờ.

 - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng này một cách hợp lí.

 HS khá, giỏi:

- Biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ.

- Sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lí.

 KNS: Kĩ năng quản lí thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày.

 Tích hợp TTHCM: (Bộ phận). GD học sinh biết quí trọng thời giờ học tập, đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ.

 Giảm tải: Không yêu cầu HS lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống. Chỉ có 2 phương án: Tán thành và không tán thành.

 

doc15 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Thứ 3 Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i mãi hai đường thẳng AB và DC về hai phía, các em cho biết hai đường thẳng song song như thế nào với nhau?
- Các em hãy quan sát xung quanh và nêu các hình ảnh hai đường thẳng song song ở xung quanh.
- Vẽ hai đường thẳng AB và DC lên bảng cho hs nhận dạng 2 đường thẳng song song bằng trực quan.
- Gọi hs lên bảng vẽ 2 đường thẳng song song.
3. Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Vẽ lần lượt từng hình lên bảng, gọi hs nêu tên từng cặp cạnh song song với nhau có trong mỗi hình.
Bài 2: Vẽ hình lên bảng, gọi hs nêu.
Bài 3: Gọi hs đọc y/c.
- Các em hãy quan sát hình thật kĩ và nêu tên cặp cạnh song song với nhau có trong hình a.
- Trong hình b có các cặp cạnh nào vuông góc với nhau?
C. Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs lên bảng vẽ 2 đường thẳng song.
- Hai đường thẳng song với nhau có cắt nhau không?
- Về nhà tìm xung quanh hình ảnh hai đường thẳng song song.
- Bài sau: Vẽ hai đường thẳng vuông góc.
- 1 hs lê bảng vẽ.(TB,Y).
- PN, MN; PQ, PN là 2 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.(K,G)
- Lắng nghe.
- Hình chữ nhật ABCD.(TB,Y)
- Quan sát, theo dõi.
- 2 hs nêu: Kéo dài hai cạnh AB và DC của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng song song với nhau.(TB,Y)
- Không bao giờ cắt nhau.
(TB,Y).
- Hai đường mép song song của bìa quyển vở hình chữ nhật, hai cạnh đối diện của bảng đen, các chấn song cửa sổ,...(K,G)
 A B
 C D
- 2 hs lên bảng vẽ.
- AB // DC; AD // BC; MN // QP; MQ // NQ.(TB,Y).
- BE // CD // AG.(TB,Y)
- HS đọc yêu cầu.
- MN // QP.
- MN // PQ; DI // GH.
- DI vuông góc với IH, HI vuông góc với GH.
(TB,Y)
- 2 hs lên bảng vẽ.
- Không bao giờ cắt nhau.
- Lắng nghe.
Thứ., ngày..tháng. năm 20
Chính tả (nghe-viết)
Thợ rèn
 I/ Mục tiêu:
 - Nghe-viết đúng bài chính tả , trình bày đúng các khổ thơ và dịng thơ 7.
 - Làm đúng bài tập chính tả bài 2b.
II/ Đồ dùng dạy-học: 
 - 2 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2b.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Trung thu độc lập
- GV đọc y/c hs viết vào Bc: trăm nghề, quai, diễn kịch, nghịch.
- Nhận xét.
B/ Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 - Ở bài tập đọc Thưa chuyện với mẹ, + Cương ước mơ làm nghề gì?
 - Mỗi nghề đều có nét hay, nét đẹp riêng. Bài chính tả hôm nay các em sẽ được biết thêm cái hay, cái vui nhộn của nghề thợ rèn . Giờ học còn giúp các em luyện tập phân biệt các tiếng có vần dễ lẫn uôn/uông
2. HD hs nghe-viết:
- GV đọc toàn bài thơ thợ rèn.
- Y/c hs đọc thầm bài thơ và phát hiện những hiện tượng chính tả dễ lẫn trong bài.
- Gọi hs giải thích từ : quai (búa), tu.
- Gọi 1 hs đọc bài thơ.
- Bài thơ cho em biết về những gì về nghề thợ rèn?
- Đọc từng câu , Y/c hs phát hiện ra những từ khó dễ viết sai.
- HD hs phân tích các từ trên và lần lượt viết vào Bc.
- Nhắc HS: Ghi tên bài thơ vào giữa dòng, Viết cách lề 1 ô thẳng từ trên xuống. Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu dòng nhớ viết hoa.
- GV đọc cụm từ, câu.
- GV đọc lần 2.
* Chấm, chữa bài:
- Chấm 10 tập , Y/c hs đổi vở nhau để kiểm tra.
- Nhận xét.
3. HD làm bài tập chính tả
Bài 2b: Y/c hs đọc thầm y/c của bài tập.
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi tiếp sức
+ Chia lớp thành 3 dãy, mỗi dãy sẽ cử 3 bạn nối tiếp nhau lên điền từ đúng vào chỗ trống.
- Y/c cả lớp nhận xét (chính tả, nhanh, chữ viết).
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố, dặn dò:
- Ghi nhớ các từ có vần uôn/uông để không viết sai chính tả.
- Về nhà HTL những câu thơ của bài 2b
- Bài sau: Lời hứa.
- Nhận xét tiết học .
- HS viết Bc: trăm nghề, quai, diễn kịch, nghịch. (TB,Y).
+ Cương ước mơ làm nghề thợ rèn.
(TB,Y).
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- HS đọc thầm.
- HS đọc phần chú giải.(TB,Y).
- 1 hs đọc.
- Sự vất vả và niềm vui trong lao động của người thợ rèn.(K,G)
- Quệt ngang, nhọ mũi, vai trần, bóng nhẫy, ừng ực, nghịch.
- HS lần lượt phân tích và viết vào Bc.
- Lắng nghe.
- HS viết vào vở.
- HS soát lại bài.
- HS đổi vở nhau để kiểm tra.
- HS đọc thầm.
- Chia nhóm, cử thành viên lên thực hiện.
+ Uống, nguồn, muống, xuống, uốn, chuông.
- Lắng nghe.
Thứ., ngày..tháng. năm 20
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Ước mơ
I/ Mục tiêu:
- Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đơi cánh ước mơ; bước đầu tìm được tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ (BT1, BT2); ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá BT3, nêu được VD minh họa về một loại ước mơ (BT4; hiểu được ý nghĩa 2 thành ngữ thuộc chủ điểm (BT5 a,c).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- 6 tờ phiếu kẻ bảng để hs thi làm BT 2,3
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Dấu ngoặc kép
- Gọi hs lên bảng trả lời:
- Dấu ngoặc kép có tác dụng gì?
- Gọi 2 hs lên bảng viết 2 ví dụ về sử dụng dấu ngoặc kép trong hai trường hợp.
- Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Các bài học trong 2 tuần qua đã giúp các em biết thêm một số từ ngữ thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ. Tiết LTVC hôm nay sẽ giúp các em mở rộng vốn từ ngữ, thành ngữ thuộc chủ điểm này.
2. HD hs làm bài tập:
Bài tập 1: Gọi hs đọc y/c của bài
- Gọi hs đọc lại bài Trung thu độc lập
- Các em đọc thầm lại bài Trung thu độc lập tìm từ đồng nghĩa với từ ước mơ và ghi vào vở nháp.
- Gọi hs nêu từ mình tìm được. 
- Bạn nào có thể giải thích được từ "mong ước" ?
- Ai có thể đặt câu với từ "mong ước".
- "Mơ tưởng" nghĩa là gì?
Bài tập 2: Gọi hs đọc y/c
- Các em hãy hoạt động nhóm 4 tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ "ước mơ" và ghi vào phiếu.
- Gọi đại diện nhóm lên dán kết quả và trình bày
- Y/c các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Nếu hs tìm các từ: ước hẹn, ước nguyện, ước lệ, mơ màng thì GV giải thích nghĩa của từng từ để hs phát hiện ra sự không đồng nghĩa hoặc y/c hs đặt câu với những từ đó.
Bài tập 3: Gọi hs đọc y/c
- Các em hãy thảo luận nhóm đôi để tìm từ và ghép vào cho thích hợp
- Gọi hs trình bày , các nhóm khác nhận xét
Bài tập 4: Gọi hs đọc y/c
- Các em hãy thảo luận nhóm đôi đọc lại gợi ý 1 trong bài KC đã nghe, đã đọc (SGK/80) để tìm VD về những ước mơ
- Gọi các nhóm lần lượt nêu ví dụ
- Y/c các nhóm nhận xét xem nhóm bạn tìm ví dụ đã phù hợp với nội dung chưa
Bài 5: Gọi hs đọc y/c
- Các em hãy hoạt động nhóm đôi để tìm nghĩa của các câu thành ngữ
- Gọi hs trình bày, GV kết luận nghĩa đúng.
+ Cầu được ước thấy.
+ Ước sao được vậy.
+ Ước của trái mùa.
+ Đứng núi này trông núi nọ.
- Có thể hỏi thêm một số HSG về tình huống sử dụng các thành ngữ trên.
- Gọi hs đọc các thành ngữ trên.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Các em ghi nhớ các từ đồng nghĩa với từ ước mơ và học thuộc các thành ngữ BT5
- Bài sau: Động từ.
- Nhận xét tiết học.
- 1 hs lên bảng trả lời
+ Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.(TB,Y)
+ Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.(TB,Y)
- 2 hs lên bảng.
+ HS 1: sử dụng dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời nói trực tiếp.
 + HS 2: Sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
(K,G)
- Lắng nghe.
- 1 hs đọc y/c.
- 1 hs đọc to trước lớp.
- HS đọc thầm bài và tìm tư.ø
- HS nêu: mong ước, mơ tưởng.
- Mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.
+ Em mong ước cho bà em hết bệnh.
+ Em mong ước mình có một chiếc lồng đèn búp bê trong dịp tết trung thu.
- Mong mỏi và tưởng tượng điều mình muốn sẽ đạt được trong tương lai.
- 1 hs đọc y/c.
- Thảo luận nhóm 4 và tìm từ.
- Đại diện nhóm dán kết quả và trình bày
- Hs nhận xét, bổ sung
Bắt đầu bằng tiếng ước
Bắt đầu bằng tiếng mơ
Ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng.
mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng, mơ màng.
- 1 hs đọc y/c
- HS thảo luận nhóm đôi và hoàn thành bài tập.
- Lần lượt nhóm trình bày (mỗi nhóm 1 y/c), các nhóm khác nhận xét
+ Đánh giá cao: ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng
+ Đánh giá không cao: Ước mơ nho nhỏ
+ Đánh giá thấp: Ước mơ viển vông, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột.
- 1 hs đọc y/c (TB,Y)
- Thảo luận nhóm đôi
- Các nhóm lần lượt nêu ví dụ( mỗi hs nêu 1 ví dụ về 1 loại ước mơ.
- HS nhận xét.
- 1 hs đọc thành tiếng 
- Hoạt động nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày.
+ đạt được điều mình mơ ước. 
+ đồng nghĩa với Cầu được ước thấy.
+ muốn những điều trái với lẽ thường. (K,G)
+ Không bằng lòng với các hiện có, lại mơ tưởng tới cái khác chưa phải của mình.(K,G)
- Mẹ tặng con món đồ chơi bằng búp bê biết múa con đang ao ước. Thật là cầu được ước thấy.(K,G)
- Cậu hãy yên tâm học vẽ đi, đừng đứng núi này trông núi nọ.(K,G).
- 3 hs đọc.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Thứ., ngày..tháng. năm 20
Đạo đức
Tiết kiệm thời giờ (Tiết 1)
I/ Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được lợi ích về tiết kiệm thời giờ.
 - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,hằng này một cách hợp lí.
HS khá, giỏi:
Biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ.
Sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,hằng ngày một cách hợp lí.
KNS: Kĩ năng quản lí thời gian trong sinh hoạt và học tập hằng ngày.
Tích hợp TTHCM: (Bộ phận). GD học sinh biết quí trọng thời giờ học tập, đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ.
Giảm tải: Khơng yêu cầu HS lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống. Chỉ cĩ 2 phương án: Tán thành và khơng tán thành.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Mỗi hs có 3 tấm bìa: xanh, đỏ và trắng.
- Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giơ.ø
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Gọi hs lên bảng trả lời
- Vì sao phải tiết kiệm tiền của?
- Hãy kể những việc em đã tiết kiệm tiền của? 
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Thời giờ đã trôi qua thì không bao giờ trở lại. Nếu biết tiết kiệm thời giờ ta có thể làm được nhiều viêc có ích. Tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em biết cách tiết kiệm thời giờ, biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
2. Tiến trình hoạt động: 
* Hoạt động 1: Kể chuyện "Một phút"
- GV kể chuyện "Một phút"
- Tổ chức cho hs đọc theo phân vai.
- Hỏi: Michia có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào?
+ Chuyện gì đã xảy ra với Michia?
+ Sau chuyện đó, Michia đã hiểu ra điều gì?
+ Em rút ra bài học gì từ câu chuyện của Michia?
Kết luận: Mỗi phút đều đáng quý, chúng ta phải tiết kiệm thời giờ.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhĩm (Bài tập 2, SGK).
- Các em hãy thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi sau:
1) Em hãy cho biết: chuyện gì sẽ xảy ra nếu:
a) HS đến phòng thi muộn.
b) Hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay.
c) Đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu chậm.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì?
- Thời giờ rất quý giá. Nếu biết tiết kiệm thời giờ ta sẽ làm được nhiều việc có ích. các em có biết câu thành ngữ nào nói về sự quí giá của thời giờ không?
- Tại sao thời giờ lại rất quý giá?
Kết luận: Thời giờ rất quý giá như trong câu nói "Thời giờ là vàng ngọc". Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ vì "Thời giờ thấm thoắt đưa thoi/Nó đi đi mãi không chờ đợi ai". Tiết kiệm thời giờ sẽ giúp ta làm nhiều việc có ích.
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 3, SGK).
- Treo bảng phụ viết sẵn các ý kiến, gọi hs đọc (BT3 SGK/16).
- Sau mỗi ý kiến cô nêu, nếu tán thành các em giơ thẻ đỏ, không tán thành giơ thẻ xanh.
Kết luận: Tiết kiệm thời giờ là giờ nào việc nấy, sắp xếp công việc hợp lí, không phải làm liên tục, không làm gì hay tranh thủ làm nhiều việc cùng một lúc.
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ SGK/15.
C. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tự liên hệ việc sử dụng thời giờ của bản thân (BT4 SGK)
- Lập thời gian biểu hàng ngày của bản thân (BT6 SGK)
- Viết, vẽ sưu tầm các truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ về tiết kiệm thời giờ (BT5 SGK)
- Nhận xét tiết học.
- 2 hs lần lượt lên bảng trả lời.
+ Vì tiền bạc, của cải là mồ hôi, công sức của bao người lao động. Vì vậy chúng ta cần phải tiết kiệm , không được sử dụng tiền của phung phí.(TB,Y)
+ Giữ gìn sách vở, không vẽ bậy, bôi bẩn vào sách vở, giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi.(TB,Y)
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- 4 hs đọc theo cách phân vai.
- Mi-chi-a thuờng chậm trễ hơn mọi người.(TB,Y)
- Mi-chi-a bị thua cuộc thi trượt tuyết chỉ vì trể 1 phút.(TB,Y)
- Sau đó, Mi-chi-a hiểu rằng: 1 phút cũng làm nên chuyện quan trọng.
- Em phải quý trọng và tiết kiệm thời giờ.(K,G)
- Lắng nghe.
- Chia nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trả lời.
a) HS sẽ không được vào phòng thi.
b) Khách bị lỡ chuyến tàu, mất thời gian và công việc.
c) Có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.(K,G)
- Các nhóm khác bổ sung.
- Tiết kiệm thời giờ giúp ta có thể làm được nhiều việc có ích.(K,G).
- Thời giờ là vàng bạc.
- Vì thời giờ trôi đi không bao giờ trở lại.(TB,Y)
- Lắng nghe.
- 1 hs đọc
- Lắng nghe và giơ thẻ màu để bày tỏ thái độ, sau đó giải thích.
(d) - đúng, (a), (b), (c) sai.
- Lắng nghe
- 3 hs đọc.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ., ngày..tháng. năm 20
Lịch sử
Đinh Bộ Lĩnh Dẹp Loạn 12 Sứ Quân
I/ Mục tiêu: 
- Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân : 
+ Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, Các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy chia cắt đất nước . 
+ Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân , thống nhất đất nước . 
- Đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh : Đinh Bộ Lĩnh quê ở vùng Hoa Lư , Ninh Bình , là một người cương nghị , mưu cao và có chí lớn , ông có công dẹp loạn 12 sứ quân . (HS viết vở: Lớn lên gặp loạn lạc..thái bình SGK/26.)
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Ôn tập.
 Gọi hs lên bảng trả lời.
- Hãy nêu tên 2 giai đoạn lịch sử đầu tiên trong lịch sử nước ta, mỗi giai đoạn bắt đầu từ năm nào đến năm nào?
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc?
- Chiến thắng Bạch Đằng xảy ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc?
- Nhận xét, cho điểm.
B/ Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước lại rơi vào cảnh loạn lạc chiến tranh liên miên, nhân dân vô cùng cực khổ. Trong hoàn cảnh đó, cần phải thống nhất đất nước. Vậy ai là người đã làm được điều này? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
2. Vào bài:
* Hoạt động 1: Tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất.
- Gọi hs đọc SGK/25.
- Sau khi Ngô quyền mất, tình hình nước ta như thế nào?
- Y/c bức thiết trong hoàn cảnh này là phải thống nhất đất nước về một mối.
* Hoạt động 2: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
 Đinh Bộ Lĩnh đã làm được việc gì? Mời 1 bạn đọc SGK/26 từ "Bấy giờ...Thái Bình"
- Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh?
- Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì? 
- Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì?
- Gọi hs giải thích từ "niên hiệu" 
* Hoạt động 3: Tình hình đất nước sau khi thống nhất:
- Phát phiếu học tập. Y/c các nhóm thảo luận lập bảng so sánh tình hình đất nước trước và sau khi được thống nhất.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ SGK/27.
- Về nhà xem lại bài, ghi nhớ công lao của Đinh Bộ Lĩnh.
- Bài sau: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981).
- Nhận xét tiết học. 
- Giai đoạn thứ nhất là Buổi đầu dựng nước và giữ nước, giai đoạn này bắt đầu từ khoảng 700 năm TCN và kéo dài đến năm 179 TCN; giai đoạn thứ hai là Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập, bắt đầu từ năm 179 TCN cho đến năm 938 .(K,G)
- Nổ ra vào năm 400 TCN, Có ý nghĩa: sau hơn hai thế kỉ bị PKPB đô hộ, đây là lần đầu tiên nhân dân ta đã giành được độc lập.(TB,Y)
- Năm 938. Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của PKPB và mở đầu cho thời kì độc lập lâu dài của nước ta.(K,G)
- Lắng nghe.
- 1 hs đọc to trước lớp.
- Triều đình lục đục tranh nhau ngai vàng . Các thế lực PK địa phương nổi dậy, chia cắt đất nước thành 12 vùng đánh nhau liên miên, ruộng đồng bị tàn phá, quân thu lăm le ngoài bờ cõi.
(K,G).
- Lắng nghe.
- 1 hs đọc to trước lớp.
- Đinh Bộ Lĩnh sinh ra và lớn lên ở Hoa Lư, Gia Viễn, Ninh Bình. Truyện Cờ lau tập trận nói lên từ nhỏ Đinh Bộ Lĩnh đã tỏ ra có chí lớn.(K,G)
- Lớn lên gặp buổi loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lực lượng, đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 968, ông đã thống nhất được giang sơn. (K,G)
- Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình.(K.G)
- Tên hiệu của vua đặt ra khi lên ngôi để tính năm trong thời gian trị vì.(TB,Y).
- Chia nhóm, nhận phiếu thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhĩm khác nhận xét, bổ sung.
- 3 hs đọc to trước lớp.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Thứ ba, ngày 18 tháng 10 năm 2011
Kĩ thuật
Khâu đột thưa ( Tiết 2 ) 
A .Mục tiêu: 
- Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đợt thưa .
- Khâu được các mũi khâu đột thưa . các mũi khâu cĩ thể chưa đều nhau . Đường khâu cĩ thể bị dúm .
- Với học sinh khéo tay :
- Khâu được các mũi khâu đột thưa . Các mũi khâu tương đối đường nhau - Đường khâu ít bị dúm .
B .Đồ dùng dạy học :
- Tranh quy trình mẫu khâu đột thưa.
- Mẫu vài khâu đột thưa.
- Vải trắng 20 x 30cm, len, chỉ, kim, kéo, thước, phấn.
C. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A. Bài cũ: Khâu đột thưa (tiết 1)
- HS nêu lại quy trình khâu đột thưa.
- GV nhận xét 
B. Bài mới: 
I. Giới thiệu bài: Khâu đột thưa (tiết 2).
II. Hướng dẫn:
* Hoạt động 1: HS thực hành
- GV nhận xét, củng cố kĩ thuật khâu đột thưa theo 2 cách:
+ Bước 1: Vạch dấu đường khâu. 
+ Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- GV hường dẫn những điểm cần lưu ý khi thực hiện khâu mũi khâu đột thưa đã nêu hoạt động 2 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nêu thời gian yêu cầu thực hành là 10 phút để thực hiện đường khâu và yêu cầu HS thực hành thêu . 
- GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng.
Lưu ý : trật tự của

File đính kèm:

  • doc9-3.doc