Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 3 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu

I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- Viết đúng chữ hoa B (1 dòng), H,T (1 dòng); viết đúng tên riêng Bố Hạ (1 dòng) và câu ứng dụng: Bầu ơi chung một giàn (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. HS viết nhanh viết đúng và đủ các dòng tập viết trên lớp.

- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

- HS có ý thức giữ gìn vở sạch, viết chữ đẹp.

II/ ĐỒ DÙNG: - GV: Chữ mẫu, câu ứng dụng, phấn màu. - HS: bảng con, phấn.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- 1 HS nêu tên chữ hoa tiết trước. 1 HS nêu từ, câu ứng dụng.

- HS viết bảng con, 2 HS viết bảng lớp: Â, Ă, L; Âu Lạc.

- GV nhận xét, chỉnh sửa.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:Trực tiếp

b. Các hoạt động:

Hoạt động 1: Hướng dẫn viết trên bảng lớp:

 

doc30 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3, Tuần 3 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Thêu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (Trực tiếp).
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Thực hành:
*Bài 1(12)- 1HS đọc đề bài 
- HS phân tích đề, tóm tắt bài toán,GV hướng dẫn HS cách giải. 
- 1 HS giải bài toán ở bảng lớp, HS dưới lớp làm vào giấy nháp. 
- HS- GV nhận xét chốt.
Bài giải
Số cây đội 2 trồng được là :
230 + 90 = 320 (cây)
 Đáp số : 320 cây
- GV chữa bài và củng cố dạng toán nhiều hơn. 
*Bài 2(12)- GV hướng dẫn HS cách làm tương tự bài 1.
- HS làm bài ở bảng lớp, giấy nháp.
- HS- GV nhận xét chốt.
Bài giải
Số lít xăng của hàng bán buổi chiều là : 
635 – 128 = 507 (lít)
 Đáp số : 507 lít xăng
- Củng cố về dạng toán ít hơn. 
*Bài 3(12)- 1 HS đọc đề bài
- GV biểu diễn bằng các chấm tròn nội dung bài toán và đặt câu hỏi:
+Hàng trên có mấy chấm tròn? Hàng dưới có mấy chấm tròn? 
+Hàng trên nhiều hơn hàng dưới mấy chấm tròn?
+Muốn biết hàng trên hơn hàng dưới mấy chấm tròn ta làm như thế nào?
- HS trả lời câu hỏi GV nêu, sau đó làm bài ở vở nháp, bảng lớp.
Bài giải
Số cam ở hàng trên nhiều hơn số cam hàngdưới là : 
7 – 5= 2(quả)
 Đáp số: 2 quả cam 
- GV chữa bài và kết luận về dạng toán: Hơn kém nhau một số đơn vị.
- b. HS làm bài vào vở tương tự phần a
- GV đánh giá, nhận xét chữa bài 
3. Củng cố- Dặn dò
- GV nhắc lại cách làm dạng toán vừa học.
- GV nhận xét tiết học.	
_______________________________________________________________
 Ngày soạn : 30/ 8/ 2016
 Ngày dạy: Thứ năm, ngày 8 tháng 9 năm 2016
Buổi sáng	
TẬP ĐỌC
Quạt cho bà ngủ
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 
- Hiểu tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà. (TL được các CHSGK; thuộc cả bài thơ)
- Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Có ý thức giữ gìn vở sách chữ đẹp.
II/ ĐỒ DÙNG : GV: Màn hình, máy tính, bài giảng power point. HS: - SGK
III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : 
1. Kiểm tra bài cũ. 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài: Chiếc áo len và TL câu hỏi SGK (HS đọc diễn cảm và nêu ND bài học-> GV nhận xét, tuyên dương HS .
2. Bài mới. 
a. Giới thiêu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động: 
*Hoạt động 1: Luyện đọc : 
- GV đọc diễn cảm toàn bài - >GV hướng dẫn HS luyện đọc: vui tươi, dịu dàng, tình cảm. 
- GV cho hs đọc nối tiếp từng dòng thơ:
+ HS đọc nối tiếp - mỗi bạn đọc hai dòng thơ- HS, GV nhận xét 
+ GV sửa lỗi phát âm cho hs một số từ khó: Lặng, lim dim, chích choè, vẫy quạt...
- Cho hs đọc nối tiếp từng khổ thơ.-> GV cho hs đọc nối tiếp nhâu 4 khổ thơ.
- GV chú ý cách nghỉ hơi ở một số câu thơ, khổ thơ và kết hợp giải nghĩa các từ ngữ : thiu thiu... ( đang mơ màng , sắp ngủ )
- GV cho HS đặt câu “ mơ màng”.->  Em đang mơ màng ngủ bỗng choàng tỉnh dậy vì tiếng động chói tai ngoài sân . 
- GV chiếu câu thơ, khổ thơ cuối cần hd đọc nhấn giọng, ngắt giọng ở chỗ nào?
- Đọc từng đoạn trong nhóm : 
+ Từng cặp HS đọc trong nhóm, GV theo dõi, HS các em đọc đúng. 
- Tổ chức cho HS thi đọc .- Cả lớp đọc đồng thanh bài với giọng vừa phải.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài : 
- HS đọc thầm các khổ thơ và TLCH 1, 2, 3, 4 trong SGK.
 -Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì ?->  quạt cho bà ngủ . 
- Cảnh vật trong nhà , ngoài vườn như thế nào ? -> mọi vật đều in lặng như đang ngủ : ngấn nắng ngủ thiu thiu trên tường , cốc chén nằm im , hoa cam , hoa khế ngoài vườn chín lặng lẽ , chỉ có một chú chích choè đang hót
Bà mơ thấy gì ?->  bà mơ thấy cháu đang quạt hương thơm tới
- Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy ?
+ Vì cháu đã quạt cho bà rất lâu trước khi bà ngủ thiếp đi nên bà mơ thấy cháu ngồi quạt .
+ Vì trong giấc ngủ bà vẫn ngửi thấy hương thơm của hao cam , hoa khế .
+ Vì bà yêu cháu và yêu ngôi nhà của mình 
- Qua bài thơ , em thấy tình cảm của cháu với bà như thế nào ? -> cháu hiếu thảo , yêu thương chăm sóc bà 
*Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ : 
- Giáo viên HD HS học thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ, cả bài thơ.
- GV tổ chức cho HS HTL khổ thơ- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS thi HTL cả bài thơ. Lớp bình chọn bạn thắng cuộc.
3. Củng cố- Dặn dò: 
- Câu chuyện muốn nói nên điều gì?
? Hỏi HS: ở nhà em đã làm những việc gì để giúp bà?
- Nhận xét giờ học.
	TOÁN
Tiết 13: Xem đồng hồ
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12.
- Biết xem đồng hồ chính xác, thành thạo. Làm được BT1, 2, 3, 4.
- Có ý thức tiết kiệm thời gian dùng vào việc có ích.
II/ ĐỒ DÙNG: - GV: 3 mô hình đồng hồ, 1 đồng hồ điện tử.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 Bài 4 (12) - 1 HS làm bảng lớp, dưới lớp làm vở nháp.
- Lớp nhận xét. GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động1: Hướng dẫn xem đồng hồ:
+ 1 HS nêu lại 1 ngày có bao nhiêu giờ? bắt đầu từ giờ nào đến giờ nào?
- HS trình bày miệng số giờ trong 1 ngày và thời điểm của các giờ.
-> Một ngày có 24 giờ.Được tính bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
- GV đưa ra mô hình đồng hồ và yêu cầu HS lên bảng quay các kim trên đồng hồ tới các vị trí : 12 giờ đêm, 8 giờ sáng, 11giờ trưa.
- 3 HS lên bảng quay, các HS khác quan sát.
- GV giới thiệu các vạch chia phút trên đồng hồ.
+ Xem đồng hồ:
- GV quay đồng hồ như hình1- SGK và nêu câu hỏi:
 ? Kim ngắn ở vị trí nào? Kim dài ở vị trí nào? Vậy đồng hồ chỉ mấy giờ?
- HS nêu vị trí kim ngắn, kim dài trên đồng hồ.
( Kim ngắn chỉ quá vạch số 8 một ít kim dài chỉ đúng vào vạch ghi số 1 nên bây giờ là 8 giờ 5 phút).
- GV hướng dẫn tương tự các phần còn lại.
 - HS nêu thời gian đồng hồ chỉ.
- Muốn xem đồng hồ chính xác, em cần làm gì?
->Cần quan sát kĩ vị trí các kim đồng hồ: kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút .
*Hoạt động2: Thực hành:
*Bài 1: - 1 HS nêu yêu cầu BT.
- GV hướng dẫn HS cách xem đồng hồ.
+ Nêu tên vị trí kim ngắn, kim dài.
+ Nêu giờ, phút tương ứng.
- HS trình bày miệng đọc số giờ đồng hồ chỉ.
*Bài 2: - 1 HS nêu yêu cầu BT.
 - GV cho HS chơi trò chơi: "Thi ai quay nhanh".
 - Từng nhóm 3 HS lên bảng cầm 3 đồng hồ quay theo số giờ mà GV đọc. Cả lớp,GV
nhận xét.
*Bài 3: - 1 HS nêu yêu cầu BT.
 - GV giới thiệu 1 đồng hồ điện tử và hướng dẫn cách xem.
 - 2 HS đọc trước lớp, Cả lớp, GV nhận xét.
A/ 5 giờ 20 phút B/9 giờ 15 phút
C/ 12 giờ 35 phút D/ 14 giờ 5 phút
E/ 17 giờ 30 phút G/21giờ 55 phút
- GV củng cố cho HS cách xem đồng hồ thường và đồng hồ điện tử.
* Bài 4:- 1 HS nêu yêu cầu BT.
- HS tự quan sát hình vẽ mặt hiện số trên đồng hồ điện tử rồi chọn các mặt
đồng hồ chỉ cùng giờ. 
- HS nêu kết quả quan sát: Hai đồng hồ buổi chỉ cùng thời gian là: A - B; C - G; D - E
- HS- Gv nhận xét.
 - GV củng cố cách xem đồng hồ kim phút chỉ từ số 1 đến số 12.
3. Củng cố-Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài học.
- GV nhắc lại cách xem đồng hồ. Đồng hồ có tác dụng gì? 
- Về nhà vận dụng xem đồng hồ. 
- GV n/x tiết học, tuyên dương.
	 ĐẠO ĐỨC
Bài 2: Giữ lời hứa( Tiết 1)
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa. Nêu được thế nào là giữ lời hứa. 
 - Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người. Hiểu được ý nghĩa của việc biết giữ lời hứa.
- Quý trọng những người biết giữ lời hứa. 
*GDKNS: Kĩ năng tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa.
 Kĩ năng thương lượng với người khác để thực hiện được lời hứa của mình.
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm của mình.
II/ ĐỒ DÙNG: - HS: VBT đạo đức 3
 - GV: Phiếu học tập ghi nội dung hai tình huống.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Để thể hiện lòng kính yêu Bác, em cần phải làm gì?
- GV nhận xét HS trả lời và đánh giá.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện “ Chiếc vòng bạc”
+ MT: HS biết được thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
+ Cách T/H:
- GV kể chuyện: Chiếc vòng bạc
- HS nghe GV kể, sau đó kể lại. 
- GV nêu câu hỏi SGK:
+Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm đi xa ? Bác mở túi trao cho em bé một chiếc vòng bạc .
+ Em bé và mọi người trong truyện cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác ?  em bé và mọi người cảm động rơi nước mắt .
+Việc làm của Bác thể hiện điều gì ?  thể hiện đúng lời mình đã hứa.
- HS thảo luận các câu hỏi SGK 
- GV hỏi thêm: Thế nào là giữ lời hứa? là thực hiện đúng điều mình đã nói , đã hứa hẹn với người khác
- Người biết giữ lời hứa được mọi người đánh giá như thế nào?  sẽ được mọi người quý trọng , tin cậy và noi theo .
- Tuy bận rất nhiều công việc nhưng Bác Hồ vẫn không quên giữ lời hứa với 1 em bé, dù đã qua một thời gian dài. Việc làm của Bác khiến mọi người rất cảm động và kính phục .
=>GV kết luận về thế nào là việc giữ lời hứa: Qua câu chuyện trên, chúng ta cần phải giữ đúng lời hứa. Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn với người khác. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người quý trọng, tin cậy và noi theo .
* Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
+ MT: HS biết được vì sao cần phải giữ lời hứa và cầ làm gì nếu không thể giữ lời hứa với người khác.
+ Cách T/H:
Tình huống 1 :
- Tân hẹn bạn chiều chủ nhật sang nhà Tiến giúp bạn học toán , nhưng khi Tân vừa chuẩn bị đi thì trên ti vi lại chiếu phim hoạt hình rất hay 
+ Theo em , bạn Tân có thể ứng xử thế nào trong tình huống đó ? 
+ Nếu em là Tân , em sẽ chọn cách ứng xử nào ? Vì sao ?
Tình huống 2 : 
- Hằng có một quyển truyện mới . Thanh mượn bạn đem về nhà xem và hứa sẽ giữ cẩn thận . Nhưng về nhà , Thanh sơ ý để em bé nghịch làm rách truyện .
+ Theo em, Thanh có thể làm gì ? Nếu là Thanh em sẽ chọn cách nào ? Vì sao ? 
- GV chia lớp thành nhóm 4, giao phiếu và công việc cho các nhóm xử lí tình huống.
- Đại diện các nhóm trình bày.-> GV kết luận qua 2 tình huống trên.
* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
+ MT: HS biết tự đánh giá viêc giữ lời hứa của bản thân.
+ Cách T/H: GV nêu câu hỏi liên hệ SGK
? Trong thời gian qua, em có hứa với ai điều gì không?
? Em có thực hiện điều hứa đó không?
? Em cảm thấy thế nào khi thực hiện được điều đã hứa?
- Thế nào là giữ lời hứa?Vì sao phải giữ lời hứa?
- HS tự liên hệ bản thân.
- GV tuyên dương HS trả lời tốt, liên hệ tốt.
3. Củng cố- Dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài học.
- GV liên hệ GDHS thông qua bài học.
 - Nhắc HS cần biết giữ lời hứa và thực hành lời hứa.
- Nhắc HS cần biết giữ lời hứa và thực hành lời hứa.
 Buổi chiều	 
	TIẾNG VIỆT*
Ôn tập từ ngữ về thiếu nhi. Câu Ai là gì?
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Ôn tập từ ngữ về thiếu nhi, kiểu câu" Ai là gì ? "
- Rèn kĩ năng dùng , đặt câu đúng theo yêu cầu.
- HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II/ ĐỒ DÙNG:- HS: vở Tiếng Việt *
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:- HS nhắc lại cách đặt và TLCH " Ai là gì ? " 
- HS lấy VD câu Ai là gì? HS, GV nhận xét.
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập:
 *Bài 1: Chọn từ thích hợp trong các từ: (thiếu nhi, trẻ em, trẻ con) để điền vào chỗ trống:
 a. Chăm sóc bà mẹ và ....
 b. Câu lạc bộ...... quận Hoàn Kiếm
 c. Tính tình còn .......quá.
 - HS nêu yêu cầu bài.- >HS làm vở -> lên bảng chữa bài - >nhận xét, chốt câu đúng 
- >HS đọc lại các câu đã điền hoàn chỉnh.
- HS có thể nêu cách hiểu nghĩa của từng câu => chốt từ ngữ về thiếu nhi.
 *Bài 2: Xác định các bộ phận câu ( theo mẫu)
Câu
Bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai( cái gì, con gì)?
Bộ phận câu trả lời câu hỏi “ Là gì?”
- Đà điểu là một giống chim khổng lồ.
Đà điểu
Là một giống chim khổng lồ.
- Sơn Tinh là chúa miền non cao.
- Gỗ và nhựa thông là nguồn tài nguyên quý giá.
- HS nêu yêu cầu bài -> GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi-> GV mời đại diện các nhóm lên bảng chữa bài - > HS, GV nhận xét, chốt các bộ phận trong vừa tìm được.
- GV củng cố lại cho HS cách xác định mẫu câu «  Ai là ì ? »
 *Bài 3: §Æt c©u hái cho bé phËn c©u in ®Ëm d­íi ®©y:
TrÎ em lµ t­¬ng lai cña ®Êt n­íc
Cheo cheo lµ loµi thó nhót nh¸t sèng trong rõng.
C©y khÕ lµ tªn cña mét truyÖn cæ tÝch rÊt hay.
- HS nêu yêu cầu.-> HS đặt câu hỏi vào vở.- HS nêu miệng trước lớp.- HSGV nx.
 => GV củng cố cách đặt câu theo mẫu câu " Ai là gì ? " khi có bộ phận in đậm.
3. Củng cố -Dặn dò:
- HS nêu lại nội dung bài.-> 2-3 HS đặt câu theo mẫu câu : “ Ai là gì?”
- GV nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.
	THỦ CÔNG
Tiết 4: Gấp con ếch( Tiết 1)
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Bước đầu HS biết cách gấp con ếch. 
- Bước đầu gấp được con ếch tương đối đúng quy trình kĩ thuật. Với HS khéo tay
gấp được con ếch cân đối, làm cho con ếch nhảy được. 
- Hứng thú với giờ học gấp hình.
II/ ĐỒ DÙNG: GV: Mẫu gấp con ếch cỡ lớn, giấy màu.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại quy trình gấp tàu thuỷ hai ống khói.
- GV nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (Trực tiếp).
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- GV đưa ra mẫu con ếch cho HS quan sát.
- GV nêu câu hỏi:
	+ Con ếch gồm có mấy phần?...
- HS nêu được 3 phần của con ếch: đầu, thân, chân.
- GV liên hệ: ếch có lợi ích gì?
- 1HS lên bảng mở dần hình con ếch đã gấp mẫu.
- HS nhận xét các bước gấp giống gấp máy bay đuôi rời.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn gấp mẫu:
- GV thao tác mẫu,( 2 lần) lần 1 làm bình thường, lần 2 làm chậm theo quy trình.
- HS quan sát:
	+ Bước 1: Cắt, gấp tờ giấy hình vuông.
	+ Bước 2: Gấp tạo hai chân trước của con ếch.
Bước này thực hiện giống phần đầu gấp máy bay đuôi rời, sau đó GV hướng dẫn gấp tiếp các thao tác còn lại.
	+ Bước 3: Gấp tạo hai chân sau và thân con ếch.
- HS nhắc lại 3 bước gấp con ếch.
- GV hướng dẫn cách làm chân ếch nhảy.
- 1HS lên bảng thao tác lại các bước gấp để cả lớp cùng quan sát.
- HS thực hành gấp nháp.
- GV nhắc nhở và giúp đỡ các em thực hành gấp con ếch.
3. Củng cố - Dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài học.
- HS nhắc lại các bước gấp con ếch.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
ATGT:Bài 2: Giao thông đường sắt
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
HS nắm được đặc điểm của GTĐS, những quy định của GTĐS.
HS biết được những quy định khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang đường bộ.
Có ý thức bảo vệ đường sắt.
II/ ĐỒ DÙNG:- GV : Biển báo nơi có đường sắt chạy qua; Bài giảng ĐT
 - HS: sưu tầm tranh, ảnh về đường sắt.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ :
- Đối với người đi bộ khi tham gia giao thông ĐB chúng ta cần phải đi như thế nào?
- Nếu chúng ta không tuân thủ luật giao thông điều gì sẽ xảy ra?
- HS trả lời-> HS- Gv nhận xét.
2. Bài mới :
a. Giíi thiÖu bµi: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Đặc điểm của GT đường sắt.
a. Mục tiêu: HS biết được đặc đIểm của giao thông đường sắt và HT đường bộ VN.
- Phân biệt các loại đường bộ.
b. Cách tiến hành:- Ngoài phương tiện GTĐB còn có phương tiện GT nào?
- >Đường sắt, đường hàng không, đường thuỷ.
- Đường sắt có đặc điểm gì?
? Vì sao tàu hoả lại có đường riêng? 
=>KL:Đường sắt để dành riêng cho tầu hoả, các phương tiện GT khác không được đi trên đường sắt.
Hoạt động 2: GT đường sắt Việt Nam
a. Mục tiêu: Nhận biết được đường sắt nước ta có các tuyến đi các nơi.
b. Cách tiến hành:
- GV Chia nhóm. Cử nhóm trưởng-> HS thảo luận-> Đại diện báo cáo kết quả.
- Đường sắt từ Hà Nội đi các tỉnh?( Thành phố HCM, Hải Phòng, Lào Cai)
=> KL:Từ HN có 6 tuyến đường sắt đi các nơi.(Dùng bản đồ GT 6 tuyến đường sắt)
Hoạt động 3::Qui định đi trên đường sắt.
a. Mục tiêu: Nắm được quy định khi đi trên đường sắt.
b. Cách tiến hành:
- HS làm việc theo nhóm đôi-> QS hai biển báo: 210, 211 nêu:
- Đặc điểm 2 biển báo, ND của 2 biển báo?
- Em thấy 2 biển báo đó có ở đoạn đường nào? Gặp biển báo này em phải làm gì? 
+ Biển 210: Giao nhau với đường sắt có rào chắn.
+ Biển 211: Giao nhau với đường sắt không có rào chắn.
=>KL: Khi đi trên đường sắt cắt ngang.đường bộ chúng ta phải tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu và của người chỉ dẫn.
3. Củng cố- dăn dò.
- Đi đường phải chú ý quan sát biển báo hiệu GT. - >Thực hiện tốt luật GT.
- Nhắc nhở mọi người xung quanh cùng thực hiện với mình.
Buổi sáng
 Ngày soạn : 31/ 8/ 2016
 Ngày dạy:Thứ sáu ngày 9 tháng 9 năm 2016
	 	 CHÍNH TẢ
 Tập chép: Chị em
I/MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Chép và trình bày đúng bài chính tả theo thể thơ lục bát: Chị em. Làm đúng BT về các từ chứa tiếng có vần ăc, oăc (BT2), BT(3) a.
- Rèn cho HS viết đúng đẹp.
- Có ý thức giữ gìn vở sạch, viết chữ đẹp.
II/ ĐỒ DÙNG: 	
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS đọc các từ: trăng tròn, chậm trễ, chào hỏi, trung thực.
- 1 HS viết bảng lớp, ở dưới viết bảng con.- >GV nhận xét,tuyên dương
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
*Hoạt động1:Hướng dẫn HS nghe viết:
* Chuẩn bị:
- GV đọc mẫu bài viết trên bảng phụ, 1- 2 HS đọc lại.
	 + Người chị trong bài thơ làm những việc gì? -> Chị trải chiếu, buông màn, ru em ngủ. Chị quét sạch thềm
	 + Bài thơ viết theo thể thơ gì? ( lục bát)
 + Cách trình bày bài thơ lục bát như thế nào? -> Chữ đầu của dòng sáu viết cách lề vở 2 ô; chữ đầu dòng 8 viết cách lề vở 1 ô
 + Những chữ nào trong bài viết hoa? 
Viết từ khó:
 + HS viết chữ khó ở giấy nháp, 1 HS viết bảng lớp: chải chiếu, lim dim, luống rau, chung lời, hát ru... -> GV nhận xét, sửa chữa cho HS.
* Viết bài:
+ GV đọc cho HS viết bài vào vở, đồng thời nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS.
* Nhận xét, đánh giá, chữa bài
+ HS tự soát lỗi. HS ghi số lỗi ra lề.
+ GV thu 1 số bài nhận xét, đánh giá. HS đổi vở KT chéo. Nhận xét chung.
*Hoạt động2:Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 2: - 1 HS đọc đề bài, GV giúp HS nắm chắc yêu cầu BT.
- Cả lớp làm bài vào vở nháp, đại diện 1- 2 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải: ngắc ngứ, ngoắc tay nhau, dấu ngoặc đơn.
* Bài (3) a:- 1 HS nêu yêu cầu BT.- >GV nêu câu hỏi miệng. HS thi trả lời nhanh.
- GV nhận xét chốt đáp án đúng: chung - trèo, chậu.
 3. Củng cố- Dặn dò:- 1 HS nhắc lại tên bài học. 
- 2 HS nêu cách trình bày 1 bài chính tả thuộc thể thơ lục bát. 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
	TOÁN
Tiết 14: Xem đồng hồ( Tiếp)
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ các số từ 1 đến 12, rồi đọc theo hai cách. 
- Có kĩ năng xem đồng hồ về giờ hơn, giờ kém. Làm được BT1, 2, 4 - HS làm nhanh làm thêm BT3.
- Biết tiết kiệm thời gian.
II/ĐỒ DÙNG GV: Mô hình đồng hồ
 HS: Bộ đồ dùng HS.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc giờ chỉ trên đồng hồ của bài 1(13)
- HS, GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Các hoạt động:
Hoạt động1. Hướng dẫn xem đồng hồ
+) GV quay đồng hồ 8 giờ 35 phút và nêu câu hỏi: Kim đồng hồ chỉ mấy giờ?
- GV hướng dẫn cách xem đồng hồ khác: Các kim đồng hồ đang chỉ 8 giờ 35 phút, em thử nghĩ xem còn thiếu bao nhiêu phút nữa thì đến 9 giờ.
- HS nhẩm từ vị trí hiện tại của kim dài đến vạch có ghi số12 còn 25 phút nên đồng hồ chỉ 9 giờ kém 25 phút. 
- GV nhắc lại 2 cách xem trên đều giống nhau.
- KL: Vậy có thể nói: 8 giờ 35 phút hay 9 giờ kém 25 phút đều được.
=> GV hướng dẫn các phần khác tương tự. HS đọc số giờ chỉ trên đồng hồ.
Hoạt động2.Thực hành
Bài 1(15): HS nêu yêu cầu bài tập: 
- GV cho HS quan sát mẫu đồng hồ trong SGK yêu cầu đọc theo 2 cách.
- HS đọc trước lớp, GV và HS nhận xét chốt lại kiến thức.
Bài2(15) HS nêu yêu cầu bài tập:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi trên đồng hồ.
- Mỗi đội cử 1 bạn lên chơi, thi xem đội nào quay nhanh, đúng.
a/ 3 giờ 15 phút; b/ 9 giờ kém 10 phút; c/ 4 giờ kém 5 phút.
- Gv nhận xét tuyên dương.
Bài 4(15)- HS nêu yêu cầu bài tập: 
- GV nêu thời điểm tương ứng trên đồng hồ rồi trả lời câu hỏi tương ứng.
- HS trả lời câu hỏi qua quan sát.- HS- Gv nhận xét
Bài 3(15) : Nếu còn thời gian.
- HS nêu yêu cầu bài tập: 
- GV yêu cầu HS mở vở bài tập nối và nêu cách đọc.
- HS trình bày miệng.
3. Củng cố- Dặn dò: 
- GV nhắc lại điểm cần lưư ý khi xem đồng hồ.
- Về nhà tập xem đồng hồ cho thành thạo	
Buổi chiều	
	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
So sánh- Dấu chấm
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn. Nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong các câu đó. Ôn luyện về dấu chấm.
- Có kĩ năng phát hiện nhanh, đúng những hình ảnh so sánh t

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_03_nam_hoc_2016_2017_pham_thi_theu.doc