Giáo án lớp 2 - Mĩ thuật: Tuần 11 đến tuần 35

H Đ1/ Quan s át, nh ận x ét:

Cho HS xem một số vật có trang trí đường diềm.

- Một số bài vẽ đường diềm hoàn chỉnh.

- Đặt câu hỏi:

  Các họa tiết giống nhau có đều nhau không?

  Các họa tiết giống nhau thì màu sắc phải như thế nào?

* H Đ 2/ C ch v ẽ

- Treo bảng hướng dẫn cách vẽ hoặc minh hoạ bảng.

 

doc51 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 - Mĩ thuật: Tuần 11 đến tuần 35, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Cho hs xem hình vẽ nét Gà mai( 
Gợi ý một số câu hỏi:
Có những hình ảnh nào?
Gà mẹ đang làm gì?
Gà con có những hình dáng nào?
Con gà có những màu nào?
HS tự chọn màu và vẽ theo ý thích.
Cho hs xem một số bài vẽ màu 
GV phóng to hình Gà mái cho Hs thi nhau vẽ màu theo nhóm .
- Gv theo dõi hs làm bài.
- Làm bài cá nhân. Hs vẽ màu theo ý thích.
Cho hs tập nhận xét bài bạn.
Màu có đều không?
Có làm nổi bật hình con gà chưa?
Đánh giá chung.
 Củng cố:Nhắc lại tên bài vừa học
Nhắc nhở hs sưu tầm tranh dân gian Việt Nam.
 Dặn dò:
Chuẩn bị bài sau: 
Quan sát
Trả lời 
Gà mẹ và nhiều gà con.
Gà mẹ to ở giữa, vừa tìm được mồi.
Gà con quây quần xung quanh gà mẹ với nhiều hình dáng khác nhau.
- Màu nâu, vàng, trắng, đỏ, đen
- Chú ý làm bài
Quan sát
Tập nhận xét, rút kinh nghiệm.
* Rút kinh nghiệm: 
.
Thứ năm, ngày 22 tháng 01 năm 2015.
Tuần 19
Tiết 19
BÀI 19: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI SÂN TRƯỜNG EM GIỜ RA CHƠI
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
Hiểu đề tài giờ ra chơi ở sân trường.
Biết cách vẽ tranh đề tài sân trường giờ ra chơi. Vẽ được tranh theo ý thích.
HS khá, giỏi: Sắp sếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung đề tài, màu sắc phù hợp.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Giáo án.
Một vài bức tranh về hoạt động của hs trong giờ ra chơi.
Minh hoạ cách vẽ.
Một số bài vẽ của hs.
2. Học sinh
Vở , dụng cụ học vẽ.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra VTV 3hs.
Bài mới: Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Treo 3 tranh về đề tài sân trường em giờ ra chơi
Gợi ý một số câu hỏi:
Các bạn trong tranh đang làm gì trong giờ ra chơi?
Hình ảnh chính trong tranh là gì?
Hình ảnh phụ?( cây, bồn hoa, lớp học)
Màu sắc? (hài hoà làm nổi bật nội dung đề tài)
Em hãy kể một số hoạt động trong giờ ra chơi?
- Gợi ý HS tìm, chọn nội dung vẽ tranh:
+ Vẽ về hoạt động nào?
+ Hình dáng khác nhau của HS trong các hoạt động?
- GV hướng dẫn HS cách vẽ:
Vẽ hình ảnh chính trước sao cho rõ nội dung;
Vẽ các hình ảnh phụ sau để bài vẽ thêm sinh động;
Vẽ màu: 
 + Màu tươi sáng có đậm, có nhạt
 + Vẽ màu kín tranh
Cho HS xem một số bài của HS cũ
* Thực hành
Vẽ tranh đề tài sân trường em giờ ra chơi
Theo dõi và gợi ý tuỳ theo khả năng HS
Cho hs tập nhận xét bài bạn.
- Đánh giá chung.
Quan sát
Trả lời 
Chơi bi, đá cầu, đọc sách.
Hình ảnh các bạn đang chơi là chính.
Hình ảnh phụ là cảnh sân trường giời ra chơi.
Nhảy dây, đá bóng, xem báo, múa hát
- Trả lời
- Nghe giảng 
- Chú ý làm bài
Quan sát
Tập nhận xét, rút kinh nghiệm.
4. Củng cố:
Nhắc lại tên bài vừa học
Nhắc nhở hs thêm yêu quý bạn bè, và nên chơi những trò chơi bổ ích.
5. Dặn dò:
Chuẩn bị bài sau: 
* Rút kinh nghiệm: 
Thứ năm, ngày 29 tháng 01 năm 2015.
Tuần 20
Tiết 20
 BÀI 20: Vẽ theo mẫu
 VẼ CÁI TÚI XÁCH 
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
Hiểu hình dáng, đặc điểm của một vài loại túi xách.
Biết cách vẽ túi xách.
Vẽ được túi xách theo mẫu.
HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Giáo án.
Sưu tầm một vài túi xách có hình dáng khác nhau ( túi thật và ảnh).
Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ.
Một số bài vẽ của hs.
2. Học sinh
Vở , dụng cụ học vẽ.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra VTV 3hs.
Bài mới: Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
* HĐ1: Quan sát nhận xét
 Cho HS xem một vài túi xách.
Gợi ý một số câu hỏi:
Hình dáng các túi xách có giống nhau không?
Cách trang trí giống hay khác nhau?
Các bộ phận của túi xách?
* HĐ2: Cách vẽ
- GV chọn một túi xách để vừa tầm mắt, dễ quan sát.
- Vẽ phác lên bảng để HS nhìn thấy hình túi xách vẽ vào phần giấy như thế nào là vừa: không nhỏ quá, to quá, sao cho vừa phần giấy không bị lệch bố cục.
Các bước vẽ:
Vẽ khung hình chung của túi.
Vẽ chi tiết (vẽ tay xách, vẽ nét đáy túi).
Trang trí: hoa lá, mây trời, sông núi
Vẽ màu tự do.
- Cho HS xem một số bài của HS cũ
* HĐ3: Thực hành
Vẽ túi xách theo mẫu.
Theo dõi giúp đỡ HS khi gặp khó khăn
* HĐ4: Đánh giá, nhận xét:
Chọn 3 bài dán bảng
Cho hs tập nhận xét bài bạn.
- Đánh giá chung.
Quan sát
Trả lời 
Có hình dáng khác nhau.
Trang trí và màu sắc phong phú.
Quai, miệng, thân, đế
- Nghe giảng 
- Chú ý làm bài
Quan sát
Tập nhận xét, rút kinh nghiệm.
 4. Củng cố:
Trò chơi sắp xếp theo thứ tự các bước vẽ.
5. Dặn dò:
Chuẩn bị bài sau: quan sát dáng đi, đứng, chạy
* Rút kinh nghiệm: 
.
Thứ năm, ngày 05 tháng 02 năm 2015.
Tuần 21
Tiết 21
BÀI 21: Tập nặn tạo dáng tự do
NẶN HOẶC VẼ HÌNH DÁNG NGƯỜI
MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Giúp học sinh:
Hiểu các bộ phận chính và hình dáng hoạt động của con người.
Biết cách nặn hoặc vẽ dáng người.
Nặn hoặc vẽ được dáng người đơn giản.
* HS khá, giỏi: Vẽ được dáng người cân đối, thể hiện rõ hoạt động.
CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Giáo án.
Chuẩn bị các hình dáng người. Minh hoạ vẽ dáng người.
Bài vẽ, nặn dáng người của hs.
Đất nặn.
2. Học sinh
Vở , dụng cụ học vẽ.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra VTV 3hs.
Bài mới: Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
* HĐ1: Quan sát nhận xét:
 Cho HS xem tranh vẽ một vài dáng người.
Gợi ý một số câu hỏi:
Các bộ phận chính của người?
Khi đứng nghiêm, đi, chạy thì tư thế tay, chân như thế nào?
- GV tóm tắt: khi đứng, đi, chạy, thì các bộ phận (đầu, mình, tay, chân) của người sẽ thay đổi để phù hợp với tư thế hoạt động.
* HĐ 2: Cách nặn:
+ Đầu; Minh; Tay; Chân.
+ Ghép, dính các bộ phận lại thành hình người.
Tạo dáng người thành: người đứng, đi, chạy
Cách vẽ:
+ Vẽ phác hình người: đứng, đi, chạy
+ Cho HS xem thêm dáng người các hoạt động cụ thể như: đá bóng, nhảy dây
Xem một số bài vẽ, nặn của HS cũ.
* HĐ 3: Thực hành
Vẽ bài theo nhóm
Vẽ một hay vài dáng người khác nhau.
Có thể vẽ theo đề tài (văn nghệ, thể thao, lao động).
Vẽ thêm hình ảnh phụ và vẽ màu cho tranh thêm sinh động.
Theo dõi giúp đỡ HS khi gặp khó khăn
* HĐ 4: Nhận xét, đánh giá:
Chọn 5 bài dán bảng
Cho hs tập nhận xét bài bạn.
- Đánh giá chung.
Quan sát
Trả lời 
Đầu, mình, chân, tay.
Trả lời theo sự hiểu biết của hs
- Nghe giảng 
- Chú ý làm bài
Quan sát
Tập nhận xét, rút kinh nghiệm.
Củng cố:
- Trò chơi ghép các bộ phận thành dáng người.
Dặn dò:
Về nhà hoàn thành bài vẽ, và tập nặn dáng người.
Chuẩn bị bài sau: trang trí đường diềm.
* Rút kinh nghiệm: 
.
Thứ năm, ngày 12 tháng 02 năm 2015.
Tuần 22
Tiết 22
BÀI 22: Vẽ trang trí
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM
MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Giúp học sinh:
Hiểu cách trang trí đường diềm và cách sử dụng đường diềm để trang trí. 
Biết cách trang trí đường diềm đơn giản.
Trang trí được đường diềm và vẽ màu theo ý thích.
* HS khá, giỏi: Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp. 
CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Giáo án.
Chuẩn bị một số đồ vật có trang trí đường diềm: giấy khen, đĩa, khăn
Hình minh hoạ cách vẽ đường diềm.
Một số đường diềm của hs năm trước.
2. Học sinh
Vở , dụng cụ học vẽ.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1. Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra VTV 3hs.
Bài mới: Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
* HĐ 1: Quan sát, nhận xét:
Cho HS xem một và đồ vật, và 3 bài trang trí đường diềm hoàn chỉnh.
Gợi ý một số câu hỏi:
Hãy chỉ ra các vật có trang trí đường diềm.
Hoạ tiết dùng để trang trí đường diềm thường là gì?
Hoạ tiết giống nhau thì phải vẽ như thế nào? 
Màu sắc như thế nào?
* GV chốt lại: 
- Có nhiều hoạ tiết để trang trí đường diềm ( hoa, lá, quả, hình vuông tròn)
- Hoạ tiết được sắp xếp nhắc lại, xen kẽ, nối tiếp.
- Các hoạ tiết giống nhau vẽ bằng nhau, màu giống nhau, hay xen kẽ màu.
* HĐ 2: Cách vẽ
Các bước vẽ:
Kẻ hai đường thẳng song song.
Chia các ô đều nhau để vẽ hoạ tiết.
Vẽ hoạ tiết vào từng ô có thể sắp xếp xen kẽ nối tiếp nhau hoặc lặp lại.
Vẽ màu.
 Cho HS xem một số bài của HS cũ
* HĐ 3: Thực hành:
Vẽ hoạ tiết, vẽ màu vào đường diềm
Theo dõi và gợi ý giúp hs làm bài.
* HĐ 4: Đánh giá, nhận xét
Chọn 5 bài dán bảng
Cho hs tập nhận xét bài bạn.
- Đánh giá chung.
Quan sát
Trả lời 
Đĩa, khăn
Hoạ tiết trang trí là hoa lá
Hoạ tiết giống nhau vẽ bằng nhau. 
Màu sắc phong phú.
- Nghe giảng 
- Chú ý làm bài
Quan sát
Tập nhận xét, rút kinh nghiệm.
4. Củng cố:
- Trang trí đường diềm làm cho đồ vật đẹp hơn. Các em có thể trang trí vào thời khoá biểu, khung tranh,
5. Dặn dò:
Chuẩn bị bài sau: sưu tầm tranh ảnh về mẹ và cô giáo.
* Rút kinh nghiệm: 
.
Thứ năm, ngày 19 tháng 02 năm 2015
Tuần 23
Tiết 23
BÀI 23: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI MẸ HOẶC CÔ GIÁO 
MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Giúp học sinh:
Hiểu nội dung đề tài mẹ hoặc cô giáo.
Biết cách vẽ tranh Đề tài Mẹ hoặc Cô giáo.
Vẽ được tranh về mẹ hoặc cô giáo theo ý thích.
* HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung đề tài, màu sắc phù hợp. 
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Giáo án.
Sưu tầm tranh, ảnh về mẹ và cô giáo( tranh chân dung, tranh sinh hoạt)
Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ tranh.
Một số tranh về mẹ và cô giáo của hs năm trước.
2. Học sinh
Vở , dụng cụ học vẽ.
3. Phương pháp dạy học
Quan sát, trực quan, vấn đáp - gợi mở, luyện tập.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra VTV 3hs.
Bài mới: Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
*HĐ1: Quan sát nhận xét
Cho HS xem tranh về mẹ và cô giáo
Gợi ý một số câu hỏi:
Tranh 1, 2, 3 vẽ nội dung gì?
Mẹ thường làm gì? Trang phục ra sao?
Cô giáo thường làm gì? Trang phục ra sao?
Hình ảnh chính trong tranh là ai?
Màu sắc trong tranh như thế nào?
Hãy kể về mẹ và cô giáo trong những hoạt động hàng ngày?
- GV gợi ý đề tài vẽ tranh về mẹ hoặc cô giáo
- Tranh chân dung
- Tranh đề tài
Nhớ lại hình ảnh mẹ, cô giáo.
Tranh vẽ mẹ hoặc cô giáo là chính, còn các hình ảnh khác chỉ vẽ thêm để bức tranh đẹp và sinh động.
Chọn màu theo ý thích, vẽ kín tranh, có màu đậm, màu nhạt.
* HĐ2: Cách vẽ
- GV minh hoạ các bước vẽ
* HĐ3: Thực hành
Cho HS xem một số bài của HS cũ
Theo dõi và giúp đỡ hs khi làm bài
* HĐ4: Đánh giá nhận xét
Chọn 5 bài dán bảng
Cho hs tập nhận xét bài bạn.
- Đánh giá chung.
Quan sát
Trả lời 
Vẽ về hoạt động và chân dung của mẹ và cô giáo.
Hình ảnh chính trong tranh là mẹ, cô giáo.
Màu đẹp làm nổi bật nội dung đề tài
Mẹ dẫn em đi học, cô giáo cầm tay dạy em viết
- Nghe giảng 
- Chú ý quan sát
- Chú ý làm bài
Quan sát
Tập nhận xét, rút kinh nghiệm.
4. Củng cố:
- Các em thêm yêu quí, kính trọng mẹ và cô giáo
5. Dặn dò:
Chuẩn bị bài sau: quan sát các con vật
* Rút kinh nghiệm: 
.
Thứ năm, ngày 26 tháng 02 năm 2015
Tuần 24
Tiết 24
BÀI 24: Vẽ theo mẫu
VẼ CON VẬT
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
Hình dáng, đặc điểm một số con vật quen thuộc.
Biết cách vẽ con vật.
Vẽ được con vật theo trí nhớ.
* HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. 
 * GDBVMT: Yêu quý và bảo vệ các con vật quen thuộc trong gia đình cũng như ở mọi nơi. Hs có thói quen bảo vệ môi trường sống của con người và các loài động vật.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Giáo án.
Aûnh một số con vật ( voi, gà, thỏ, chó)
Tranh vẽ của hoạ sĩ, của HS nếu có
Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ.
2. Học sinh
Vở , dụng cụ học vẽ.
3. Phương pháp dạy học
Quan sát, trực quan, vấn đáp - gợi mở, luyện tập.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra VTV 3hs.
Bài mới: Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
* HĐ1: Quan sát nhận xét
Cho HS xem tranh một số con vật
Gợi ý một số câu hỏi:
Tên con vật?
Các bộ phận chính của con vật?
Yêu cầu HS kể một số đặc điểm của con vật ( hình dáng, màu sắc): trâu, thỏ, voi
* HĐ2: Cách vẽ
- Giới thiệu hình minh hoạ cách vẽ
Vẽ các bộ phận chính trước, bộ phận nhỏ sau.
Vẽ chi tiết cho đúng, rõ đặc điểm của con vật.
Cho HS xem một số bài vẽ các con vật
* HĐ3: Thực hành
GV gợi ý HS
Chọn con vật định vẽ;
Vẽ hình vừa với phần giấy;
Vẽ các bộ phận chính trước;
Vẽ chi tiết giống con vật thật;
Vẽ màu theo ý thích.
* HĐ4: Đánh giá nhận xét
- Chọn 5 bài tiêu biểu
- Cho hs tập nhận xét bài bạn.
- GV đánh giá chung.
Quan sát
Trả lời 
Mèo, trâu, thỏ
Đầu, mình, đuôi,...
Trâu màu đen, đầu có sừng, 
- Nghe giảng 
- Chú ý làm bài
Quan sát
Tập nhận xét, rút kinh nghiệm.
4. Củng cố:
- HS thêm yêu quí và bảo vệ các con vật vì chúng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Biết cùng người lớn chăm sóc vật nuôi, bảo vệ cây xanh tạo môi trường sống cho con người và các loài vật.
5. Dặn dò:
Sưu tầm tranh ảnh các con vật.
Chuẩn bị bài sau: 
* Rút kinh nghiệm: 
.
Thứ năm, ngày 05 tháng 03 năm 2015.
Tuần 25
Tiết 25
BÀI 25: Vẽ trang trí
VẼ HOẠ TIẾT DẠNG HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN 

MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Giúp học sinh:
Hiểu hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn.
Biết cách vẽ hoạ tiết.
Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu theo ý thích.
* HS khá, giỏi: Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu phù hợp. 
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Giáo án.
Vẽ to hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn.
Sưu tầm thêm một số hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn.
Một số bài vẽ của hs năm trước.
2. Học sinh
Vở , dụng cụ học vẽ.
3. Phương pháp dạy học
Quan sát, trực quan, vấn đáp - gợi mở, luyện tập.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra VTV 3hs.
Bài mới: Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
*HĐ1: Quan sát nhận xét
Cho HS xem một số dạng hoạ tiết hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật, bầu dục
Gợi ý một số câu hỏi:
HS hãy cho biết hình dáng của từng hoạ tiết trên?
Màu sắc?
* Hoạ tiết rất phong phú về hình dáng và màu sắc.
- Giới thiệu các hoạ tiết có dạng hình vuông và hình tròn.
Các hoạ tiết nào thường dùng để trang trí?
Các hoạ tiết giống nhau thì kích thước và màu sắc phải như thế nào?
Màu của hoạ tiết và màu nền có nên vẽ giống nhau không?
Cách vẽ:
Vẽ hình vuông, hình tròn.
Kẻ các đường trục chia thành nhiều phần bằng nhau để vẽ hoạ tiết cho đều.
Vẽ các hoạ tiết khác nhau ở hình vuông, hình tròn 
Vẽ màu.
* Thực hành
Vẽ hoạ tiết cho hình tròn và hình vuông ở VTV.
Theo dõi HS làm bài.
* Đánh giá nhận xét
 Chọn 3 bài tiêu biểu
- Cho hs tập nhận xét bài bạn.
- GV đánh giá chung.
- Quan sát
- Trả lời 
Hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật, bầu dục.
Màu sắc phong phú?
Hoa, la,ù cây cỏ, con vật
Kích thước gần bằng nhau, màu sắc giống nhau hoặc xen kẻ ở một hoạ tiết.
Màu hoạ tiết vẽ khác màu nền.
- Nghe giảng 
- Chú ý làm bài
- Quan sát
- Tập nhận xét, rút kinh nghiệm.
4. Củng cố:
GV vẽ 2 hình vuông, tròn lên bảng cho HS thi nhau tìm hoạ tiết.
Cho HS xem một số đồ dùng được trang trí hoạ tiết hình vuông, tròn
5. Dặn dò
Sưu tầm hoạ tiết đẹp
Chuẩn bị bài sau: 
* Rút kinh nghiệm: 
.
Thứ năm, ngày 12 tháng 03 năm 2015
Tuần 26
Tiết 26
BÀI 26: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI CON VẬT (VẬT NUÔI)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Giúp học sinh:
Hiểu đặc điểm, hình dáng, màu sắc của một số con vật nuôi quen thuộc.
Biết cách vẽ con vật.
Vẽ con vật đơn giản theo ý thích.
* HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung đề tài màu sắc phù hợp. 
 * GDBVMT: Yêu quý và bảo vệ các con vật quen thuộc trong gia đình cũng như ở mọi nơi. Hs có thói quen bảo vệ môi trường sống của con người và các loài động vật.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Giáo án.
Aûnh một số con vật nuôi quen thuộc ( gà, thỏ, chó).
Tranh vẽ của hoạ sĩ, của HS nếu có.
Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ.
2. Học sinh
Vở , dụng cụ học vẽ.
3. Phương pháp dạy học
Quan sát, trực quan, vấn đáp - gợi mở, luyện tập.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra VTV 3hs.
Bài mới: Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Quan sát nhận xét
Cho HS xem tranh đề tài vật nuôi.
Gợi ý một số câu hỏi:
Tranh vẽ gì?
Tên con vật?
Các bộ phận chính của con vật?
Ngoài con vật ra còn có hình ảnh nào?
Cách vẽ
- Giới thiệu hình minh hoạ cách vẽ
Vẽ con vật ( Vẽ các bộ phận chính trước, bộ phận nhỏ sau).
Vẽ thêm con vật nữa có dáng khác; hay vẽ thêm cảnh cho tranh sinh động
Vẽ màu theo ý thích.
Thực hành
- Cho HS xem một số tranh vẽ các con vật của hs
- theo dõi HS làm bài.
Đánh giá nhận xét
- Chọn 5 bài tiêu biểu
- Cho hs tập nhận xét bài bạn.
- GV đánh giá chung.
Quan sát
Trả lời 
Con vật
Mèo, gà, thỏ
Đầu, mình, đuôi, chân
Nhà, cây, hoa, em bé, mây trời
- Nghe giảng 
- Chú ý làm bài
Quan sát
Tập nhận xét, rút kinh nghiệm.
Củng cố:
- HS thêm yêu quí và bảo vệ các con vật vì chúng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Biết cùng người lớn chăm sóc vật nuôi, bảo vệ cây xanh tạo môi trường sống cho con người và các loài vật.
5. Dặn dò:
Sưu tầm tranh ảnh các con vật.
Chuẩn bị bài sau:
* Rút kinh nghiệm: 
 .
Thứ năm, ngày 19 tháng 03 năm 2015.
Tuần 27
Tiết 27
BÀI 27: Vẽ theo mẫu
VẼ CẶP SÁCH HỌC SINH
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
Nhận biết được cấu tạo, hình dáng của một số cái cặp sách.
Biết cách vẽ cái cặp sách.
Vẽ được cái cặp sách theo mẫu.
* HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu. 
CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
Giáo án.
Một số hình mẫu cái cặp sách có hình dáng và trang trí khác nhau.
Hình minh hoạ cách vẽ.
Một số bài vẽ cái cặp sách của HS năm trước. 
2. Học sinh
Vở , dụng cụ học vẽ.
3. Phương pháp dạy học
Quan sát, trực quan, vấn đáp - gợi mở, luyện tập.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra VTV 3hs.
Bài mới: Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Quan sát nhận xét
GV giới thiệu một vài cái cặp sách khác nhau.
Gợi ý một số câu hỏi:
Hình dáng của các cặp có giống nhau không?
Có dạng hình gì?
Các bộ phận của cặp sách?
Màu sắc?(màu hoạ tiết, màu cặp, màu quai, dây đeo,)
Cách 

File đính kèm:

  • doctuan_11_den_35.doc
Giáo án liên quan