Giáo án Lớp 1 (Buổi chiều) - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 - Đinh Thị Thúy Hương
Thứ Sáu ngày 15 tháng 1 năm 2021
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 11: CÁC CON VẬT QUANH EM ( TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức:
- Nêu được tên 1 số con vật và bộ phận của chúng.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Đặt được các câu hỏi đơn giản để tìm hiểu 1 số đặc điểm bên ngoài nổi bật của động vật.
- Phân biệt được 1 số con vật theo lợi ích hoặc tác hại của chúng đối với con người.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến cá nhân của mình về các đặc điểm của con vật.
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu.
- Một số cây xanh trong sân trường, vườn trường
- Bảng phụ.
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tuần 18 Thứ Hai ngày 11 tháng 1 năm 2021 TIẾNG VIỆT ÔN TẬP ĐỌC THÀNH TIẾNG (Tiết 1,2) 1. Yêu cầu - Mỗi HS trong lớp đọc một đoạn văn, thơ khoảng 35 – 40 tiếng chứa vần đã học. Ngữ liệu kiểm tra là các đoạn đã được đánh số thứ tự trong bài đọc mà đề kiểm tra đã giới thiệu (Một trí khôn hơn trăm trí khôn), cũng có thể là một bài ngắn, một đoạn bất kì trong các bài Tập đọc của SGK (đã học trước đó). 2. Cách thực hiện - GV làm các thăm ghi số các đoạn 1, 2, 3, 4, 5 (truyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn) hoặc các đoạn của các văn bản khác (Nàng tiên cá, Chú bé trên cung trăng. Em bé của chuột con, Nước sông ngọt mát,...). - HS lên bảng bốc thăm đoạn đọc. - HS đọc trước lớp đoạn văn (không nhất thiết phải đọc hết cả đoạn). GV có thể yêu cầu HS phân tích 1 tiếng bất kì để tăng điểm cho HS. - GV nhận xét, chấm điểm (theo hướng dẫn tại các văn bản chỉ đạo hiện hành). Những HS đọc chưa đạt sẽ ôn luyện tiếp để kiểm tra lại. RÈN CHỮ: LUYỆN VIẾT BÀI: CHÚ BÉ TRÊN CUNG TRĂNG I. MỤC TIÊU - Viết đúng uông, uôc, ương, ươc, chuông, đuốc, gương, thước - chừ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét. - Viết đúng bài “ Chú bé cung trăng”. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học. 2. Luyện tập a) Yêu cầu HS đánh vần, đọc: uông, chuông, uôc, đuốc, ương, gương, ươc, thước. b) Tập viết: uông, chuông, uôc, đuốc. - 1 HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết vần uông, uôc, độ cao các con chữ. - GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn quy trình. Chú ý độ cao các con chữ; cách nối nét, để khoảng cách, đặt dấu thanh trên ô (đuốc). - HS viết các vần, tiếng trong vở Luyện viết. c) Tập viết: ương, gương, ươc, thước... - GV kiểm tra, nhận xét, chữa bài - Gv chép lên bảng bài “ Chú bé cung trăng” - Hs đọc bài (cá nhân, tổ, đồng thanh), Xác định số câu trong bài. - Nêu các từ khó đọc, khó viết, đọc lại. - Cho học sinh chép vào vở ô li - GV kiểm tra; nhận xét, chữa bài cho HS. 3. Củng cố, dặn dò(2P) -GV nhận xét tiết học -Nhăc HS chưa hoàn thành bìa viết về nhà tiếp tục luyện viết Thứ Ba ngày 12 tháng 1 năm 2021 TIẾNG VIỆT ÔN TẬP ĐỌC THÀNH TIẾNG (Tiết 3,4) 1. Yêu cầu - Mỗi HS trong lớp đọc một đoạn văn, thơ khoảng 35 – 40 tiếng chứa vần đã học. Ngữ liệu kiểm tra là các đoạn đã được đánh số thứ tự trong bài đọc mà đề kiểm tra đã giới thiệu (Một trí khôn hơn trăm trí khôn), cũng có thể là một bài ngắn, một đoạn bất kì trong các bài Tập đọc của SGK (đã học trước đó). 2. Cách thực hiện - GV làm các thăm ghi số các đoạn 1, 2, 3, 4, 5 (truyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn) hoặc các đoạn của các văn bản khác (Nàng tiên cá, Chú bé trên cung trăng. Em bé của chuột con, Nước sông ngọt mát,...). - HS lên bảng bốc thăm đoạn đọc. - HS đọc trước lớp đoạn văn (không nhất thiết phải đọc hết cả đoạn). GV có thể yêu cầu HS phân tích 1 tiếng bất kì để tăng điểm cho HS. - GV nhận xét, chấm điểm (theo hướng dẫn tại các văn bản chỉ đạo hiện hành). Những HS đọc chưa đạt sẽ ôn luyện tiếp để kiểm tra lại. HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN ĐỌC TO NGHE CHUNG I. CHUẨN BỊ: - Chọn sách cho hoạt động đọc to nghe chung. - Xác định những tình huống trong truyện có thể đặt câu hỏi phỏng đoán. - Xác định 1- 3 từ mới để giới thiệu với HS . II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: a, Giới thiệu bài: - Ổn định chỗ ngồi của HS . - Giới thiệu với HS về hoạt động mà các em sắp tham gia b. Trước khi đọc . - Cho HS xem trang bìa quyển sách - Đặt một số câu hỏi về tranh trang bìa. - Đặt 2 câu hỏi phỏng đoán - Theo em điều gì sẻ xảy ra trong câu chuyện ? - Theo em , nhân vật ..sẽ làm gì ? c. Đặt 1-2 câu hỏi về bức tranh ở trang đầu tiên. d. Giới thiệu về sách - Giới thiệu 1-3 từ mới * Trong khi đọc - Đọc chậm , rõ ràng diễn cảm kết hợp với ngôn ngữ cơ thể. - HS xem tranh ở một số đoạn chính. - Đặt câu hỏi phỏng đoán * Sau khi đọc . Đặt câu hỏi về những gì đã xảy ra trong câu chuyện . III. Nhận xét tiết đọc : Gv nhận xét tiết học. Thứ Sáu ngày 15 tháng 1 năm 2021 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BÀI 11: CÁC CON VẬT QUANH EM ( TIẾT 2) I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS đạt được: 1. Về kiến thức: - Nêu được tên 1 số con vật và bộ phận của chúng. 2. Về năng lực, phẩm chất. - Đặt được các câu hỏi đơn giản để tìm hiểu 1 số đặc điểm bên ngoài nổi bật của động vật. - Phân biệt được 1 số con vật theo lợi ích hoặc tác hại của chúng đối với con người. - Biết cách quan sát, trình bày ý kiến cá nhân của mình về các đặc điểm của con vật. II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Giáo viên - Máy tính, máy chiếu. - Một số cây xanh trong sân trường, vườn trường - Bảng phụ. 2. Học sinh - SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 2. Một số bộ phận bên ngoài của con vật. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 3: Nhận biết 1 số bộ phận bên ngoài của các con vật * Mục tiêu - Quan sát và nhận biết 1 số bộ phận bên ngoài của 1 số con vật: đầu, mình, cơ quan di chuyển. - Đặt câu hỏi và trả lời các bộ phận bên ngoài của con vật thông qua quan sát. - Giới thiệu được các bộ phân bên ngoài của một số con vật với các bạn trong nhóm/ lớp. * Cách tiến hành Bước 1: Hướng dẫn HS quan sát hình và đặt câu hỏi - Cho HS quan sát các hình trong SKG trang 76, 77, hỏi HS: Các con vật thường có những bộ phận bên ngoài nào? Bước 2: Tổ chức làm việc theo cặp - Yêu cầu HS quan sát kỹ các hình trong SGK trang 76,77 và chỉ ra được các bộ phận bên ngoài của các con vật có trong hình. - GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về các bộ phận bên ngoài của các con vật trong SGK và hình HS đã chuẩn bị. - Một HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời ( tùy trình độ HS, GV hướng dẫn HS dặt được câu hỏi), gợi ý như sau: Con này là con gì? Gồm những bộ phận nào? ( hầu hết các con vật đều có: đầu, mình và cơ quan di chuyển). Nó di chuyển bằng gì? - HS khi thảo luận, vẽ 1 con vật có đầy đủ bộ phận mà HS yêu thích vào bảng phụ. Bước 3: Tổ chức làm việc nhóm - Mỗi HS chia sẻ với các bạn trong nhóm sản phẩm của nhóm mình vừa hoàn thành. - Các nhóm HS treo sản phẩm lên bảng và chia sẻ trước lớp. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 4. Hoạt động 4: Trò chơi “ Cách di chuyển của các con vật” * Mục tiêu - Khắc sâu kiến thức về các bộ phận bên ngoài của các con vật và việc sử dụng các bộ phận để di chuyển. * Cách tiến hành Bước 1: Chia nhóm - GV chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 5 – 6 HS, phát bộ tranh cho các nhóm. Bước 2: Hoạt động nhóm - Nhóm trưởng hô cách di chuyển của từng con vật, từng thành viên trong nhóm thể hiện cách di chuyển của con vật đó. Nhóm trưởng chọn ra bạn có cách di chuyển giống nhất con vật vừa hô. Cứ như vậy đối với các con vật khác. Bước 3: Hoạt động cả lớp - Mỗi nhóm cử đại diện của nhóm mình lên thi với các nhóm khác. - GV có thể cho các nhóm bốc thăm các con vật và thi xem nhóm nào thể hiện tốt và sáng tạo nhất. - Nếu còn thời gian thì tổ chức thi “ Tìm hiểu về các bộ phận bên ngoài của các con vật”. - Thi trò chơi ghép chữ bằng các thẻ từ: đầu, mình và các cơ quan di chuyển ( chân, vây, cánh, ) Bước 4: Củng cố - HS nêu ngắn gọn: Sau phần học này, em rút ra được điều gì? ( Gợi ý: Các con vật đều có 3 bộ phận chính là đầu, mình và cơ quan di chuyển). Theo em, các con vật khác với cây xanh ở điểm nào? - Yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu về các bộ phận của các con vật khác có ở xung quanh nhà, trường và địa phương hoặc qua sách báo, Internet và chia sẻ với các nhóm/ lớp. Em có thể nhở sự trợ giúp của người thân. ĐÁNH GIÁ GV có thể sử dụng 2 câu của bài 11 ( VBT) để đánh giá nhanh kết quả học tập của HS. LUYỆN TOÁN Ôn tập về phép cộng, trừ trong phạm vi 10. Mục tiêu: - Biết cách tìm kết quả một phép cộng, trừ trong phạm vi 10. - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng, trừ trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. II. Chuẩn bị: Bảng con, vở luyện toán. Hoạt động dạy học: Hướng dẫn học sinh làm các bài tập Bài 1: Tính nhẩm ( Hs nêu miệng ) 5 + 3 = 8 + 2 = 10 – 4 = 7 – 5 = 4 + 4= 6 + 3 = 4 + 5 = 10 + 0 = Bài 2: Tính ( Làm vào vở ô li) 3 + 6 - 7 = 5 + 3 – 5 = 8 + 2 - 10 = 9 - 0 – 8 = 6 – 1 + 2 = 1 + 9 - 2 = Bài 3: Tính + + - - 10 6 9 4 3 2 7 3 . . .. Bài 4: Viết phép tính thích hợp ( Vở ô ly) ? LUYỆN TIẾNG VIỆT LUYỆN ĐỌC CÁC BÀI ĐÃ HỌC TRONG TUẦN I. MỤC TIÊU - Luyện tập ghép các âm, vần đã học thành tiếng theo mô hình “âm đầu + âm chính”, “âm đầu + âm chính + thanh”. - Đọc đúng bài Chú bé trên cung trăng II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài: ( 5P)GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học. 2. Luyện tập ( 25P) 2.1. BT 1 (Ghép các âm đã học thành tiếng) (Làm việc lớp – nhanh) - GV cho hs đọc lại các âm, vần đã học trong tuần. - Hs luyện đọc theo nhóm, gv hướng dẫn các hs khá kèm cặp các hs chậm hơn. - GV viết lên bảng: + Các vần: ung, uc, ưng, ưc, uông, uôc, ương, ươc. + Các tiếng: tung lên, vùng xa, ủng hộ, dũng cảm, cúng tổ, ăn vụng, lò đúc, chúc tết, bục giảng, một chục, xưng hô, trồng rừng, đỏ ửng, đứng vững, dựng đứng, nức nở, kí ức, lực sĩ, bút mực, ô vuông, vở tuồng, uổng phí, mục ruỗng, ăn uống, ruộng lúa, ruốc cá, đốt đuốc, cuộc đua, gà luộc, quả ương, đường bộ, tổ trưởng, lưỡng lự, bò nướng, tượng gỗ, mơ ước, bước đi, ăn được, dược sĩ, uống nước. - Học sinh đọc bài cá nhân, Gv kèm cặp giúp đỡ các học sinh yếu. - Đọc bài theo nhóm, tổ. - Hỏi cách hiểu của em về một số từ vd: dừa xiêm, tấm liếp,... 2.2. BT 2 (Tập đọc) a, - Trình chiếu bài tập đọc - GV chỉ hình minh hoạ, giới thiệu bài: Chú bé trên cung trăng chính là chú Cuội ngồi gốc cây đa. Những đêm trăng sáng, nhìn lên mặt trăng các em thường thấy bóng chú Cuội trên đó. Các em cùng nghe bài để biết vì sao chú Cuội lên cung trăng, ở đó chú cảm thấy thế nào. .. b) GV đọc mẫu, nhấn giọng gây ấn tượng với các từ ngữ ba bóng đen, cuốn, rất buồn, quá xa. Giải nghĩa từ cuốn (kéo theo và mang đi nhanh, mạnh). c) Luyện đọc từ ngữ: cung trăng, bóng đen mờ, mặt trăng, nghé, xưa kia, trần gian, cuốn, buồn. - GV: Các em cùng đọc bài Tập đọc nhé. d) Luyện đọc câu - GV: Bài đọc có mấy câu? (GV chỉ từng câu cho HS đếm: 4 câu). - (Đọc vỡ từng câu) Cả lớp đọc thầm tên bài và câu 1 theo thước chỉ của GV. Sau đó 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc đồng thanh. Làm tương tự với câu 2, 3, 4. – Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân / từng cặp). e) Thi đọc cả bài - Các cặp, tổ thi đọc cả bài. - 1 HS đọc cả bài. - Cả lớp đọc cả bài đọc nhỏ để không ảnh hưởng đến lớp bạn). 3. Củng cố, dặn dò( 5P) - Hôm nay chúng ta học bài gì? - GV cho HS đọc lại bài tập đọc, chỉ chữ bất kỳ trên bảng để HS đọc. - Chuẩn bị bài tiếp theo.
File đính kèm:
- giao_an_lop_1_buoi_chieu_tuan_18_nam_hoc_2020_2021_dinh_thi.doc