Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 39 , Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1945-1965)

Hoạt động 1: Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ- ne- vơ (1954) về Đông Dương. (7p)

*Mức độ cần đạt: biết được nét chính tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về ĐD

*Cách thức tiến hành: Vấn đáp

? Em hãy trình bày tình hình nước ta sau hiệp định Giơ ne vơ 1954?

- Hiệp định Giơ ne vơ 1954 được kí kết, hòa bình trở lại trên toàn cõi ĐD.

- Hai bên tập kết, chuyển quân chuyển giao khu vực.

- Thủ đô Hà Nội gp 10/10/1954.

- Quân Pháp rút khỏi MB (5/1955)

- Hội nghị hiệp thương Tổng tuyển cử chưa được tiến hành.

- MN Mĩ nhảy vào thay chân Pháp, đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, hòng chia cắt lâu dài đất nước ta, biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ.

GV minh họa thêm: 1/1/1955, 20 vạn nhân dân Thủ đô đã tiến hành cuộc mít tinh tại quảng trường Ba Đình để đón chào CT Hồ Chí Minh.

HS: quan sát H 57: Đồng bào Hà Nội đón bộ đội vào tiếp quản Thủ đô.

- Dùng bản đồ VN giới thiệu cho các em vĩ tuyến 17, ranh giới quân sự tạmthời giữa hai miền Nam – Bắc.

 

docx9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 39 , Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1945-1965), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: Tiết: 39
CHƯƠNG VI: 
Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975
Bài 28
Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh
Chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở 
miền Nam
(1954- 1965)
A. Mục tiêu :
1. Về kiến thức: Giúp HS
- Biết tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ- ne- vơ, nguyên nhân đất nước bị chia cắt làm 2 miền.
- Hiểu nhiệm vụ cách mạng của 2 miền từ 1954-1965.
- Hiểu nhân dân 2 miền đạt được những thành tựu to lớn, có cả sai lầm, khuyết điểm.
2. Về kĩ năng :
- Rèn kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá, sử dụng bản đồ chiến sự.
3. Về thái độ : 
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước gắn với CNXH, tình cảm ruột thịt Bắc Nam
4. Các năng lực cần hình thành cho HS 
 - Năng lực tự học, năng lực giải quyết các vấn đề, năng lực tự nhận thức.
 5. Giáo dục đạo đức
- Giáo dục cho các em lòng yêu nước gắn với CNXH, sẵn sàng chiến đấu vì miền Nam ruột thịt
B. Chuẩn bị của GV-HS :
- Giáo viên: SGK, SGV, kế hoạch bài dạy, tranh ảnh lược đồ theo SGK, lược đồ phong trào Đồng khởi, máy chiếu 
- Học sinh: Tìm hiểu trước bài 28, trả lời các câu hỏi SGK, sưu tầm tranh ảnh theo SGK.
C. Phương pháp :
- Giảng, vấn đáp, phân tích, hoạt động nhóm 
D. Tiến trình giờ dạy - Giáo dục:
I. Ổn định lớp (1p)
II. Kiểm tra bài cũ : Sự chuẩn bị bài của HS 
III. Giảng bài mới :
*Giới thiệu (1p): Sau chiến thắng ĐBP, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, MB hoàn toàn giải phóng đi lên CNXH, miền Nam phải sống dưới ách thống trị của Mĩ – Diệm, tiếp tục hoàn thành CM dân chủ nhân dân. Nhiệm vụ chủ yếu của MB thời kì đầu XD CNXH (1954 -1960) là hoàn thành cải cách RĐ, khôi phục kinh tế và cải tạo XHCN. Hôm nay, chúng ta học bài 28
 Hoạt động của dạy và học 
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ- ne- vơ (1954) về Đông Dương. (7p)
*Mức độ cần đạt: biết được nét chính tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về ĐD
*Cách thức tiến hành: Vấn đáp
? Em hãy trình bày tình hình nước ta sau hiệp định Giơ ne vơ 1954?
- Hiệp định Giơ ne vơ 1954 được kí kết, hòa bình trở lại trên toàn cõi ĐD.
- Hai bên tập kết, chuyển quân chuyển giao khu vực.
- Thủ đô Hà Nội gp 10/10/1954. 
- Quân Pháp rút khỏi MB (5/1955)
- Hội nghị hiệp thương Tổng tuyển cử chưa được tiến hành. 
- MN Mĩ nhảy vào thay chân Pháp, đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, hòng chia cắt lâu dài đất nước ta, biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ.
GV minh họa thêm: 1/1/1955, 20 vạn nhân dân Thủ đô đã tiến hành cuộc mít tinh tại quảng trường Ba Đình để đón chào CT Hồ Chí Minh.
HS: quan sát H 57: Đồng bào Hà Nội đón bộ đội vào tiếp quản Thủ đô. 
- Dùng bản đồ VN giới thiệu cho các em vĩ tuyến 17, ranh giới quân sự tạmthời giữa hai miền Nam – Bắc.
Hoạt động 2: (7p)
**Mức độ cần đạt: trình bày được kết quả công cuộc cải cách RĐ
*Cách thức tiến hành: Vấn đáp
? Chúng ta đã hoàn thành cải cách RĐ ntn? 
- Sau khi hòa bình lập lại, ở MB chúng ta đã tiến hành 5 đợt cải cách RĐ (cuối 1953 - 1956).
?Công cuộc cải cách ruộng đất thu được thành tựu như thế nào ?
- Ta thu được 81 vạn ha ruộng, 10 vạn trâu bò; 1,8 triệu nông cụ từ tay địa chủ chia cho 2 triệu hộ nông dân.
- Khẩu hiệu “người cày có ruộng” trở thành hiện thực.
GV nhấn mạnh: tuy vậy, trong cải cách RĐ, chúng ta đã phạm phải 1 số sai lầm: đấu tố cả địa chủ KC
+ Những người có công với CM (thuộc tầng lớp trên)
+ Qui nhầm 1 số nông dân, CB, bộ đội, ĐV thành địa chủ
+ Nhưng sau đó, Đảng và chính phủ phát hiện ra sai lầm đã có chủ trương, biện pháp sửa sai ngay khi cải cách kết thúc
? Thắng lợi trong cải cách ruộng đất có ý nghĩa như thế nào ?
- Bộ mặt nông thôn MB thay đổi, GC địa chủ PK bị đánh đổ, khối công nông liên minh được củng cố
- Thắng lợi này đã góp phần thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
HS: quan sát H 58: nông dân được chia ruộng trong cải cách RĐ.
GV minh họa thêm: Chúng ta tiến hành cải cách RĐ 3.653 xã thuộc 22 tỉnh (trung du và đồng bằng). Gồm 2.435.518 gia đình với 10.700.000 nhân khẩu, động đến 1,5 triệu ha RĐ. 
Hoạt động 3: (25p)
*Mức độ cần đạt: Biết được những nét chính về p/trào đ/tranh chống chế độ Mĩ – Diệm.... Trình bày được diễn biến của p/trào ‘‘Đồng khởi’’ trên lược đồ cũng như ý nghĩa của p/trào
*Cách thức tiến hành: Vấn đáp
I. Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ- ne- vơ (1954) về Đông Dương. (7p)
- Quân Pháp rút khỏi MB (5/1955),
nhưng hội nghị hiệp thương giữa hai miền Nam- Bắc để tổ chức Tổng tuyển cử chưa được tiến hành. 
- Mĩ thay thế Pháp, đưa tay sai lên nắm chính quyền ở Miền Nam, âm mưu chia cắt đất nước ta làm hai miền, biến MN thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của chúng.
II. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954-1969)
1. Hoàn thành cải cách ruộng đất.
(7p)
- MB đã tiến hành 5 đợt cải cách RĐ (cuối 1953 – 1956)
* Kết quả:
- Ta thu được 81 vạn ha ruộng, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ từ tay địa chủ chia cho 2 triệu hộ nông dân.
- Khẩu hiệu “người cày có ruộng” trở thành hiện thực.
*Ý nghĩa:
- Bộ mặt nông thôn MB thay đổi, GC địa chủ PK bị đánh đổ, khối công nông liên minh được củng cố.
- Thắng lợi này đã góp phần thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
III. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, gìn giữ và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới “ Đồng khởi” ( 1954-1960 ) 
?Trong hoàn cảnh nào Đảng ta chủ trương chuyển từ đ/tranh vũ trang sang đ/tranh chính trị ở MN ?
- Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mĩ nhảy vào Miền Nam thay chân Pháp, trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân ta.
- Trong hoàn cảnh đó, TW Đảng đã đề ra cho CM MN nhiệm vụ : chuyển từ đ/tranh vũ trang sang đ/tranh chính trị chống Mĩ – Diệm, đòi chúng thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ(1954) bảo vệ hòa bình, giữ gìn và p/triển lực lượng CM
GV giải thích thêm : Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, ta chủ trương đ/tranh chính trị ở MN vì :
- Hầu hết các lực lượng của ta đã tập kết, chuyển quân ra Bắc
- Lực lượng so sánh giữa ta và địch chênh lệch
- Ta muốn tỏ rõ thiện chí hoà bình và thực hiện nghiêm chỉnh công pháp quốc tế 
? Em hãy trình bày diễn biến của p/trào đ/tranh chính trị của nhân dân MN chống Mĩ – Diệm (1954-1959) ?
- Mở đầu là ‘‘ p/trào hòa bình ’’ở Sài gòn, Chợ Lớn (8/1954) của trí thức và nhân dân
- Tháng 11/1954, Khi Mĩ – Diệm tiến hành khủng bố, đàn áp p/trào, mở đầu những chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, từ những năm 1958-1959, p/trào đấu tranh chuyển sang kết hợp giữa đ/tranh chính trị với đ/tranh vũ trang.
- GV xác định trên bản đồ những đô thị có p/trào đ/tranh chính trị sôi nổi của quần chúng.
? Phong trào “ Đồng khởi”của nhân dân MN nổ ra trong hoàn cảnh nào ?
- Trong những năm 1957-1959, Mĩ – Diệm mở rộng chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” tăng cường đàn áp, khủng bố CM
- Đặc biệt là 5/1959, chúng cho ra đời ‘‘đạo luật 10-1959’’ lê máy chém đi khắp MN để chém giết những người CM
- >< trong lòng XH MN rất sâu sắc
- Đảng cho ra đời nghị quyết 15
? Em hãy trình bày diễn biến p/trào ‘‘Đồng khởi ’’ ở MN?
- Dưới ánh sáng của NQ 15, p/trào CM của quần chúng từ chỗ lẻ tẻ từng địa phương như cuộc nổi dạy ở Vĩnh Thạnh(Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận) -2/1959, Trà Bồng(Q. Ngãi)
Tại Bến Tre:
 -17/1/1960, “Đồng khởi” nổ ra ở huyện Mỏ Cày (Bến tre) => lan nhanh chóng ra toàn tỉnh.
Giáo viên miêu tả phong trào Đồng Khởi theo lược đồ 60/SGK/134. 
Giới thiệu hình 61 – SGK/135 cung cấp kết quả, phân tích : Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Miền Nam, Việt Nam. Đây là kết quả to lớn nhất về chính trị mà phong trào “Đồng Khởi” đã đạt được.
GV: giới thiệu H61: Nhân dân nổi dậy ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) giành lấy chính quyền năm (năm 1959)
? Phong trào “ Đồng khởi” có ý nghĩa như thế nào ?
- Giáng một đòn nặng nề vào chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ ở Miền Nam.
- Đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng Miền Nam.
?Phong trào “ Đồng khởi” nổ ra ở đâu? (CH cho HS k.tật)
- Đồng khởi” nổ ra ở huyện Mỏ Cày (Bến Tre) 
1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, gìn giữ và phát triển lực lượng cách mạng (1954-1959 ) (10p)
* Hoàn cảnh:
- Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mĩ nhảy vào Miền Nam thay chân Pháp, trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân ta
- Trong hoàn cảnh đó, Đảng chủ trương chuyển từ đ/tranh vũ trang sang đ/tranh chính trị, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà
* Diễn biến:
- Mở đầu là “phong trào hòa bình” ở Sài Gòn - Chợ Lớn (8/1954)
- Khi Mĩ – Diệm tiến hành khủng bố, đàn áp p/trào, mở đầu những chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, từ những năm 1958-1959, p/trào đấu tranh chuyển sang kết hợp giữa đ/tranh chính trị với đ/tranh vũ trang.
2. Phong trào “ Đông khởi” (1959-1960) (15p)
*Hoàn cảnh:
- Trong những năm 1957-1959, Mĩ-Diệm mở rộng chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”, đàn áp CM MN.
- Ra sắc lệnh “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”, thực hiện “đạo luật 10-59” (5/1959) công khai chém giết những người vô tội khắp MN.
- Hội nghị TW Đảng lần thứ 15 của Đảng (đầu năm 1959) đã XĐ con đường cơ bản của CM MN
*Diễn biến :
- Phong trào nổi dậy của quần chúng ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Trà Bồng (Quảng Ngãi)sau đó lan rộng khắp MN => thành cao trào CM với cuộc “Đồng khởi”
-17/1/1960, “Đồng khởi” nổ ra ở huyện Mỏ Cày (Bến Tre) => lan nhanh chóng ra toàn tỉnh.
-“Đồng khởi” như nước vỡ bờ nhanh chóng lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và 1 số nơi ở Trung Trung Bộ.
- Ý nghĩa:
+ Đã giáng 1 đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới
+ Làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm
+ Tạo ra một bước p/triển mới cho CM Việt Nam
-> Tạo ĐK đưa đến sự ra đời của Mặt trận DT giải phóng MN Việt Nam (20/12/1960).
IV. Củng cố : (2p) 
? Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, tình hình nước ta như thế nào?
? Phong trào Đồng khởi (1959-1960) nổ ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Diễn biến, kết quả và ý nghĩa cuả nó
V. Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau : (2p)
- Học thuộc bài phần I, II
- Làm các BT ở SBT
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về phong trào "Đồng khởi"
- Đọc trước phần IV bài 28
+ ĐH toàn quốc lần thứ III của Đảng họp trong hoàn cảnh l/sử nào ?
+ ND và ý nghĩa của ĐH
+ Những thành tựu của MB trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965)
E. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docxBai 28 Xay dung chu nghia xa hoi o mien Bac dau tranh chong de quoc Mi va chinh quyen Sai Gon o mien.docx