Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 36, Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài gòn ở miền nam (1954-1965) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Nam Ninh

III. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng tiến tới đồng khởi (1954 - 1960)

1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm giữ gìn và phát triển lực lượng Cách mạng (1954 - 1959)

? Tình hình miền Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954?

(Giáo viên: Âm mưu của Mỹ ; Thái độ của nhân dân miền Nam, đặc biệt là nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn ).

? Đứng trước hành động bạo ngược của Mỹ - Diệm, thái độ của nhân dân miền Nam như thế nào?

(Hình thức đấu tranh chính trị công khai hoà bình còn phù hợp không ).

? Hoàn cảnh lịch sử nào dẫn đến phong trào “Đồng Khởi” ?

(Giáo viên gợi ý: Nêu những hành động bạo ngược của Mỹ-Diệm, chủ trương của Đảng ).

? Nhìn lên lược đồ phong trào “Đồng Khởi” hình 60 trang 134 em hãy nêu nhận xét của mình về phong trào “Đồng Khởi” ?

(Giáo viên gợi ý: Dựa vào nội dung sách giáo khoa và lược đồ nhận xét về tổ chức, về quy mô ).

? Nêu kết quả và ý nghĩa của phong trào “Đồng Khởi”?

(Giáo viên gợi ý: Dòng in nghiêng trong sách giáo khoa trang 135)

 

doc5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Tiết 36, Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài gòn ở miền nam (1954-1965) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Nam Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	28	Ngày soạn: 23/5/2020
Tiết	36	Ngày dạy : 27/5/2020
Chương VI: VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
Bài 28: XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM 
(1954-1965) (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Biết được những nét chính về tình hình nước ta sau năm 1954.
- Trình bày được những thành tựu chính của nhân dân miền Bắc: Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất.
2. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng phân tích sự kiện lịch sử.
3. Phẩm chất, năng lực cần đạt 
- Phẩm chất: Trách nhiệm, nhân ái, yêu nước.
- Năng lực: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác.
- Lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tinh thần đoàn kết quốc tế. Thấy được sự tài tình sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 Hoạt động trợ giúp của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Khởi động 
Giáo viên chiếu các hình ảnh sau và đặt câu hỏi: 
- Những hình ảnh trên nói đến điều gì?
B. Hình thành kiến thức 
I. Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương. 
- Giáo viên trình bày khái quát hình 57 sách giáo khoa và nêu câu hỏi.
? Nêu những nét lớn về tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ? (ngừng bắn, chuyển quân )
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm: 
? Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam với âm mưu thủ đoạn gì? 
(Chia cắt hai miền, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới )
- Giải thích cho học sinh biết về (thuộc địa kiểu mới: "Thuộc địa kiểu mới" là quân đội chiếm đóng không trực tiếp đặt ách cai trị lên thuộc địa mà mình chiếm được mà dùng lực lượng tay sai để cai trị chính thuộc địa của mình và điều này dễ dàng kiểm soát tình hình và khách quan hơn (đứng đằng sau dễ giật dây và điều khiển hơn), bên ngoài thì một mặt nói là chỉ giúp mà thực ra lại điều khiển bên trong.).
GV chốt lại: 
- Quân Pháp rút khỏi miền Bắc (5/1955), nhưng hội nghị hiệp thương giữa hai miền Nam – Bắc để tổ chức Tổng tuyển cử chưa được tiến hành.
- Mỹ thay thế Pháp đưa tay sai lên nắm chính quyền ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt đất nước ta làm hai miền, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của chúng.
III. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng tiến tới đồng khởi (1954 - 1960)
1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm giữ gìn và phát triển lực lượng Cách mạng (1954 - 1959)
? Tình hình miền Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954? 
(Giáo viên: Âm mưu của Mỹ ; Thái độ của nhân dân miền Nam, đặc biệt là nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn ).
? Đứng trước hành động bạo ngược của Mỹ - Diệm, thái độ của nhân dân miền Nam như thế nào? 
(Hình thức đấu tranh chính trị công khai hoà bình  còn phù hợp không  ).
? Hoàn cảnh lịch sử nào dẫn đến phong trào “Đồng Khởi” ?
(Giáo viên gợi ý: Nêu những hành động bạo ngược của Mỹ-Diệm, chủ trương của Đảng  ).
? Nhìn lên lược đồ phong trào “Đồng Khởi” hình 60 trang 134 em hãy nêu nhận xét của mình về phong trào “Đồng Khởi” ?
(Giáo viên gợi ý: Dựa vào nội dung sách giáo khoa và lược đồ nhận xét về tổ chức, về quy mô ).
? Nêu kết quả và ý nghĩa của phong trào “Đồng Khởi”? 
(Giáo viên gợi ý: Dòng in nghiêng trong sách giáo khoa trang 135)
GV chốt lại: 
- Trong hai năm đầu, nhân dân miền Nam đấu tranh dưới hình thức đấu tranh chính trị, chống Mỹ – Diệm, đòi chúng thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ, đòi hiệp thương Tổng tuyển cử thống nhất đất nước, bảo vệ hoà bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Mở đầu là “phong trào hoà bình” ở Sài Gòn – Chợ Lớn. Tại Sài Gòn – Chợ Lớn và khắp miền Nam những “Uỷ ban bảo vệ hoà bình” được thành lập.
- Khi Mỹ – Diệm tiến hành khủng bố, đàn áp phong trào, mở những chiến dịch “tố cộng” “diệt cộng”, từ những năm 1958 – 1959, phong trào đấu tranh chuyển sang kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
2. Phong trào “Đồng Khởi” (1959 - 1960)
? Hoàn cảnh lịch sử nào dẫn đến phong trào “Đồng Khởi” ?
(Giáo viên gợi ý: Nêu những hành động bạo ngược của Mỹ-Diệm, chủ trương của Đảng  ).
? Nhìn lên lược đồ phong trào “Đồng Khởi” hình 60 trang 134 em hãy nêu nhận xét của mình về phong trào “Đồng Khởi” ?
(Giáo viên gợi ý: Dựa vào nội dung sách giáo khoa và lược đồ nhận xét về tổ chức, về quy mô ).
? Nêu kết quả và ý nghĩa của phong trào “Đồng Khởi”? 
(Giáo viên gợi ý: Dòng in nghiêng trong sách giáo khoa trang 135)
GV chốt lại: 
- Trong những năm 1957 – 1959, Mỹ – Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp cách mạng miền Nam; ra sắc lệnh “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”, thực hiện “đạo luật 10-59” công khai chém giết những người vô tội khắp miền Nam.
- Hội nghị trung ương lần thứ 15 của Đảng (đầu năm 1959) đã xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang. 
- Dưới ánh sáng của Nghị quyết của Đảng, phong trào nổi dậy của quần chúng lúc đầu lẻ tẻ ở Vĩnh Thạch – Bình Định. Trà Bồng – Quảng Ngãi,  sau đã lan rộng ra khắp miền Nam, trở thành cao trào cách mạng với cuộc “đồng khởi”, tiêu biểu nhất là ở Bến Tre.
- Ngày 17/1/1960 “đồng khởi” nổ ra ở huyện Mỏ Cày (Bến Tre) sau đó nhanh chóng lan ra toàn tỉnh, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch ở thôn, xã.
- “Đồng khởi” như nước vỡ bờ nhanh chóng lan ra khắp nam Bộ, Tây Nguyên, và một số nơi ở Trung trung bộ.
- Ý nghĩa: 
+ Phong trào đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, tạo ra một bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam: Chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
+ Tạo điều kiện đưa đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960).
C. Luyện tập 
Câu 1. Thủ đô Hà Nội hoàn toàn được giải phóng ngày nào?
a. 1/10/1954	b. 10/10/1954
c. 10/5/1955	d. 10/5/1956
Câu 2. Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng vào thời gian nào?
a. 10/10/1954	b. 16/5/1954
c. 10/10/1955	d. 16/5/1955
Câu 3. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ quân đội hai bên phải ngừng bắn, tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực trong thời gian:
a. 100 ngày.	b. 200 ngày,
c. 300 ngày.	d. 400 ngày.
Câu 4. Pháp rút lui khỏi miền Nam, Mĩ nhảy vào đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền để thực hiện âm mưu gì?
a. Chống phá cách mạng miền Bắc.
b. Chia cắt Việt Nam làm hai miền, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ của Mĩ.
c. Cô lập miền Bắc.
d. Phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Câu 5. Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau 1954 là gì?
a. Tiếp tục đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp.
b. Đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne- vơ, bảo vệ hòa bình.
c. Bảo vệ miền Bắc XHCN, để Miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam.
d. Chống “tố cộng”, “diệt cộng”, đòi quyền tự do, dân chủ.
Câu 6. ‘‘Đồng khởi” có nghĩa là:
a. Đồng lòng đứng dậy khởi nghĩa.
b. Đồng sức đứng dậy khởi nghĩa.
c. Đồng loạt đứng dậy khởi nghĩa.
d. Đồng tâm hiệp lực khởi nghĩa.
Câu 30. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng khởi” là gì?
a. Giáng một đòn mạnh mẽ vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam.
b. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
c. Chứng tỏ lực lượng cách mạng của ta đã phát triển mạnh. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
d. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
D. Vận dụng - mở rộng
I. Vận dụng 
Làm bài tập (trang 135 sgk Lịch Sử 9):  Phong trào “Đồng khởi” (1959 -1960) nổ ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của nó?
* Hoàn cảnh
- Trong những năm 1957 - 1959, Mĩ - Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp cách mạng miền Nam ; ra sắc lệnh "đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”, thực hiện "đạo luật 10/59" công khai chém giết những người vô tội khắp miền Nam...
- Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng (đầu năm 1959) đã xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang.
* Diễn biến:
- Dưới ánh sáng nghị quyết của Đảng, phong trào nổi dậy của quân ta ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Trà Bồng (Quảng Ngãi)... sau đã lan rộng ra khắp miền Nam, trở thành cao trào cách mạng với cuộc "Đồng khởi", tiêu biểu nhất là ở Bến Tre.
- Ngày 17-1-1960, phong trào nổ ra ở huyện Mỏ Cày, sau đó nhanh chóng lan ra toàn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch ở thôn, xã, ở những nơi đó, ủy ban nhân dân tự quản được thành lập, lực lượng vũ trang nhân dân ra đời và phát triển.
- Từ Bến Tre, phong trào "Đồng khởi" như nước vỡ bờ nhanh chóng lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung Bộ.
* Ý nghĩa:
- Phong trào đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, tạo ra bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam: chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
- Tạo điều kiện đưa đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960).
II. Mở rộng 
Học sinh vào trang Wikipedia gõ từ khóa: Phong trào đồng khởi để tìm hiểu kỹ hơn nội dung bài học.
- Học sinh làm việc cá nhân, trình bày trước lớp và báo cáo sản phẩm.
- Học sinh làm việc theo nhóm, trình bày trước lớp và các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh làm việc theo nhóm, trình bày trước lớp và các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh làm việc theo nhóm, trình bày trước lớp và các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh làm việc cá nhân, trình bày trước lớp và học sinh khác nhận xét, bổ sung. 
- Học sinh làm bài tập, báo cáo trước lớp, cá nhân khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh về nhà tìm hiểu, tiết sau báo cáo

File đính kèm:

  • docBài 28 Lịch sử 9 (giảm tải theo dịch Covid-19).doc