Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 43, Bài 29: Cả nước trực tiếp chống Mĩ cứu nước (1965-1973)

HĐ 1:

-GV: Chủ trương của Đảng, nhà nước ntn trong điều kiện mới?

-HS: Chuyển hướng từ thời bình sang thời chiến, thực hiện quân sự hóa toàn dân, đào đắp công sự chiến đấu, hầm hào phòng tránh,.

 C/m thực hiện đồng thời 2 N/v: vừa c/đ vừa SX, góp phần quyết định thắng lợi trong chiến đấu chống chiến lược “CTĐB” ở MN.

+ Thành tựu trong chiến đấu:

Từ 5-8-1964 đến 1-11-1968, miền Bắc đã bắn rơi, phá hủy 3243 máy bay, loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn phi công, bắn cháy và chìm 143 tàu chiến.

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6091 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 43, Bài 29: Cả nước trực tiếp chống Mĩ cứu nước (1965-1973), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 32 
Tiết : 43 
Bài : 29 CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC( 1965 - 1973)
Ngày soạn: 02/04/2014
Ngày dạy : 08/04/2014
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức :
a. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất: 
- Trong chiến đấu: Chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, quân sự hoá toàn dân… Tính đến ngày 1/11/1968, đã bắn rơi, phá huỷ 3243 máy bay, tiêu diệt và bắt sống hàng ngàn phi công, bắn cháy và chìm 143 tàu chiến.
- Trong sản xuất: Lập nhiền thành tích trong nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải… 
b. Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn: 
- Khai thông tuyến đường vận chuyển chiến lược- Đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển (từ tháng 5/1959).
- Từ 1965- 1968, đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội, hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược…
c. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mỹ (1969- 1973): 
Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh”: 
- Từ 1969, Mỹ thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện “Đông Dương hoá chiến tranh”.
- Lực lượng chính là quân đội Sài Gòn kết hợp với hoả lực Mỹ, do cố vấn Mỹ chỉ huy.
- Quân đội Sài Gòn được sử dụng trong các cuộc hành quân xâm lược Cam- pu- chia (năm 1970), Lào (năm 1971), nhằm thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đong Dương” của Mỹ.
Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mỹ: 
- Trên mặt trận chính trị: 
+ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra đời (6/1969).
+ Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp (4/1970), biểu thị quyết tâm đoàn kết chống Mỹ.
- Trên mặt trận quân sự: 
+ Quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Cam- pu- chia đánh bại cuộc hành quân xâm lược Cam- pu- chia của quân Mỹ và quân đội Sài Gòn (từ tháng 4 đến tháng 6/1970).
+ Quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Lào đánh bại cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của quân Mỹ và quân đội Sài Gòn ở Đường 9- Nam Lào (từ tháng 2 đến tháng 3/1971).
+ Khắp các đô thị, phong trào của các tầng lớp nhân dân diễn ra liên tục. Đặc biệt ở Huế, Sài Gòn phong trào học sinh, sinh viên diễn ra rầm rộ.
Cuộc tiến công chiến lược năm 1972: 
- Từ ngày 30/3/1972, ta mở cuộc tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu.
- Đến tháng 6/1972, quân ta chọc thủng ba phòng tuyến của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
- Cuộc tiến công chiến lược của ta buộc Mỹ phải thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
2. Tư tưởng : 
- Khâm phục tinh thần đấu tranh của nhân dân , tự hào truyền thống dân tộc 
- Tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng.
3. Kĩ năng :
- Phân tích, đánh giá sự kiện
- Khai thác kiến thức từ tranh ảnh.
 II. CHUẨN BỊ
1. Phương tiện dạy học:
a. GV: + Tranh, ảnh liên quan đến bài học ( Ảnh tự vệ vùng mỏ Quảng Ninh)
b. HS: + Đọc trước bài mới.
2. phương pháp: -Vấn đáp, trực quan.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
 1. Ổn định lớp:
 2. Bài cũ: Kiểm tra 15’
 Câu 1: Nhân dân ta ở Miềm Nam đã giành được những thắng lợi nào trong những năm đầu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965 – 1967)?(10đ)
 3. Bài mới
 * GV Giới thiệu bài mới: 
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
11’
HĐ 1:
-GV: Chủ trương của Đảng, nhà nước ntn trong điều kiện mới?
-HS: Chuyển hướng từ thời bình sang thời chiến, thực hiện quân sự hóa toàn dân, đào đắp công sự chiến đấu, hầm hào phòng tránh,...
à C/m thực hiện đồng thời 2 N/v: vừa c/đ vừa SX, góp phần quyết định thắng lợi trong chiến đấu chống chiến lược “CTĐB” ở MN.
+ Thành tựu trong chiến đấu: 
Từ 5-8-1964 đến 1-11-1968, miền Bắc đã bắn rơi, phá hủy 3243 máy bay, loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn phi công, bắn cháy và chìm 143 tàu chiến.
 + Thành tựu trong sản xuất:
* về nông nghiệp: diện tích được mở rộng, năng suất lao động không ngừng tăng.
* về công nghiệp: Kịp thời sơ tán và ổn định sản xuất, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của nhân dân.
* về giao thông vận tải: Vẫn đảm bảo được thông suốt, đáp ứng được yêu cầu phục vụ chiến đấu, sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
-GV: P/t thi đua với những khẩu hiệu gì?
-HS: “Nhắm thắng quân thù mà bắn” àLL vũ trang
 “Chắc tay búa, tay súng” của Công nhân
 “Chắc tay cày, tay súng” của Nông dân
 “Ba sẵn sàng” của thanh niên
 “Ba đảm đang” của PN
2. MB vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất:
 - Chủ trương: Chuyển mọi hoạt động của thời bình sang thời chiến.
- Thành tựu:
+ Thành tựu trong chiến đấu: 
+ Thành tựu trong sản xuất:
* về nông nghiệp: 
* về giao thông vận tải: 
* về công nghiệp: 
-GV: MB đã thực hiện nghĩa vụ lớn đ/v MN ntn?
-GV: Trả lời theo SGK
- GV: Giới thiệu: Tuyến đường chiến lược từ B-N trên bộ mang tên “HCM” và trên biển (dọc bờ biển)
3. MB thực hiện nhiệm vụ hậu phương lớn:
– MB phấn đấu “Thóc không thiếu 1 cân, quân không thiếu 1 người”
- 4 năm (1965-1968) đưa vào MN hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội, hàng chục vạn tấn vũ khí đạn dược.
15’
HĐ 2:
? Âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược ”Việt Nam hóa chiến tranh”:
+ Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh cục bộ", Mĩ chuyển sang chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" ở miền Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện "Đông Dương hoá chiến tranh". 
+ Lực lượng chính tiến hành cuộc chiến tranh là quân đội Sài Gòn kết hợp với hoả lực Mĩ, vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn quân sự.
+ Quân đội Sài Gòn được sử dụng như là lực lượng xung kích trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Cam-pu-chia năm 1970, Lào năm 1971, thực hiện âm mưu "dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương¢¢.
? So sánh chiến lược " Chiến tranh cục bộ " với " Việt Nam hoá chiến tranh "
* Giống nhau : Đều là chiến tranh thực dân mới , nhằm xâm lược và thống trị miền Nam , phá hoại miền Bắc
 * Khác nhau : 
Nội dung
Chiến tranh cục bộ
Việt Nam hoá chiến tranh
Lực lượng tham gia chiến tranh
Do ba lực lượng : Quân Mỹ, quân đồng minh 5 nước , quân đội Sài Gòn
Quân đội Sài Gòn là chủ yếu, quân Mỹ phối hợp bằng hoả lực và không quân
Qui mô chiến tranh
Tiến hành ở miền Nam và mở rộng ra miền Bắc
Tiến hành ở cả miền Nam và miền Bắc , mở rộng ra toàn Đông Dương
Vai trò của Mỹ
Trực tiếp chiến đấu vừa làm " cố vấn " chỉ huy
Vừa phối hợp chiến đấu, vừa làm " cố vấn " chỉ huy
III. Chiến đầu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mỹ: (1969-1973)
 1. Chiến lược “VNHCT” và “ĐDHCT”:
 - LL chính thực hiện chiến lược này: Quân đội Sài Gòn kết với hoả lực. cố vấn Mỹ
 - Âm mưu: Dùng người Việt đánh người Việt, người ĐD đánh người ĐD (mở rộng C/t XL Lào, CPC)
?Những thắng lợi của quân và dân ta chống chiến lược ”Việt Nam hóa chiến tranh”:
- Trên mặt trận chính trị : 
 + Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra đời (6 - 1969) là thắng lợi chính trị đầu tiên trong cuộc chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh". 
 + Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp (4 - 1970) để biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước đoàn kết chiến đấu chống Mĩ.
- Trên mặt trận quân sự : 
 + Quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Cam-pu-chia đập tan cuộc hành quân xâm lược Cam-pu-chia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn (từ tháng 4 đến tháng 6 - 1970).
 + Từ tháng 2 đến tháng 3-1971, quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân mang tên "Lam Sơn 719" của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn nhằm chiếm giữ Đường 9 - Nam Lào, quét sạch chúng khỏi nơi đây. 
+ Khắp các đô thị, phong trào của các tầng lớp nhân dân diễn ra liên tục. Đặc biệt ở Huế, Sài Gòn, phong trào học sinh, sinh viên diễn ra rầm rộ.
-GV nói thêm sự kiện: 2/9/1969…àTăng thêm sức mạnh cho nhân dân MN, biến đau thương thành hành động C/m
2. Chiến đấu chống chiến lược “VNHCT” và “ĐDHCT”:
 - Chính trị: 
 + 6/6/1969 C/p lâm thời CH MN VN ra đời
 + 4/1970 Hội nghị cấp cao 3 nước ĐD là thắng lợi chính trị của 3 nước V-M-L
 - Mặt trận quân sự: (SGK)
? - Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã diễn ra như thế nào, kết quả? Ý nghĩa lịch sử của cuộc tiến công đó?
a. Diễn biến:
+ Từ ngày 30- 3 – 1972, quân ta mở cuộc tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tấn công chủ yếu.
b. Kết quả:
+ Đến cuối 6/1972, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 20 vạn tên địch.
c. Ý nghĩa:
Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã buộc Mĩ phải “Mĩ hóa” trở lại, tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh”.
3. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972:
 - 30/3/1972 ta mở cuộc tiến công chiến lược trên khắp chiến trường và chọc thủng 3 phòng tuyến quan trọng của địch.
 - Buộc M phải “Mỹ hoá” trở lại đồng nghĩa với việc chiến lược “VNHCT” bị thất bại
4. Củng cố: 3’ 
 - Những đóng góp của MB đối với MN trong thời kì này? Những thắng lợi chống “VNHCT” của nhân dân MN và tinh thần đoàn kết của 3 nước ĐD chống chiến lược “ĐDHCT”vô cùng thâm hiểm của Mỹ?
 5. Dặn dò: 1’- Những âm mưu thủ đoạn của M để phá vỡ liên minh 3 nước ĐD?
 - Học và trả lời các câu hỏi trong SGK
 - Chuẩn bị bài mới: Phần IV-V: Những thắng lợi của MB trong việc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa.
* RÚT KINH NGHIỆM................................................................................................

File đính kèm:

  • doc32-43.doc