Kế hoạch bài học Lịch sử 9 - Bài 17-19 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Thanh

Bài 4: ÁNH SÁNG CỦA ĐẢNG ĐẾN VỚI TÂY NINH

1. Mục tiêu:

1.1. Kiến thức:

-Nắm được phong trào đấu tranh đầu thế kỉ XX , sự hình thành các nhóm Đảng ở Việt Nam.

1.2. Kĩ năng:

-Tập cho học sinh biết trình bày lại một cách ngắn gọn, đầy đủ những hoạt động của tổ chức Thiên Địa Hội “Hội kín yêu nước” Nguyễn An Ninh, sự ra đời của các nhóm Đảng ở Tây Ninh và những hoạt động của các nhóm Đảng.

1.3. Thái độ:

-Bồi dưỡng cho học sinh biết cảm phục tinh thần yêu nước của các thế hệ cha ông trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp ở Tây Ninh từ đầu thế kỉ XX đến khi có Đảng.

2. Nội dung học tập:

 -Ánh sáng của Đảng đến với Tây Ninh

3.Chuẩn bị:

 3.1. Giáo viên: Tư liệu lịch sử địa phương Tây Ninh

3.2. Học sinh: học bài cũ và tìm hiểu nội dung bài mới:

 Anh sáng của Đảng đến với TN theo mấy con đường?

 Ý nghĩa của nó?

4. Tổ chức các hoạt động học tập:

 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện.1

9A1 9A2 9A3 9A4 9A5

 4.2.Kiểm tra miệng:3

Câu 1:Nêu nội dung của Luận cương chính trị (10/1930)?( 10 đ)

 Hs: Hội nghị lần thứ nhất của Ban chấp hành TW Đảng họp tại Hương Cảng vào tháng 10-1930,quyết định đổi tên ĐCSVN thành ĐCS Đông Dương. Thông qua luận cương chính trị.

-Nội dung:

 +Khẳng định tính chất của cách mạng ĐD ,lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền,sau đó bỏ qua thời kì TBCN tiến thẳng lên CNXH

 +Đảng phải coi trọng việc vận động tập hợp lực lượng đa số quần chúng ,phải liên lạc mật thiết với vô sản và các dân tộc thuộc địa nhất là vô sản Pháp.

 4.3. Tiến trình bài học: 35

Giới thiệu bài:(1) Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, cũng trong giai đoạn này ánh sáng của Đảng bắt đầu được truyền bá và hoạt động ở Tây Ninh. Vậy ánh sáng của Đảng đến với Tây Ninh như thế nào, ta vào bài mới.

 

doc21 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch bài học Lịch sử 9 - Bài 17-19 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Thanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a đời tại Nam Kì.
- 9/1029, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn tuyên bố thành lập .
Câu 2: Đảng cộng sản VN được thành lập vào thời gian nào, ở đâu?( 2đ)
Hs: ngày 3/2/1930 tại Hương Cảng- Cửu Long -TQ
	4.3. Tiến trình bài học: 36’
Giới thiệu bài( 1’) Nửa cuối năm 1929, ở Việt Nam có 3 tổ chức Cộng sản Đảng, họ cùng chung mục đích là phấn đấu cho chủ nghĩa cộng sản, nhưng trong lãnh đạo đấu tranh họ hay đố kỵ, khích bác lẫn nhau. Nhưng trước sự khủng bố của kẻ thù, họ lại xích lại gần nhau, che chở cho nhau. Tình trạng đó cần phải giải quyết gấp, Nguyễn Ái Quốc xuất hiện rất đúng lúc. Đầu năm 1930, Người đã có công rất lớn thống nhất các lực lượng cộng sản Việt Nam (3/2/1930) Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặc vĩ đại trong phong trào cách mạng Việt Nam. Ta vào bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: thời gian 15’
Gv: Em hãy trình bày hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Vai trò của Nguyễn Aùi Quốc trong việc thống nhất ba tổ chức trên ? 
-Hs: Cuối năm 1929, ba tổ chức cộng sản xuất hiện, hoạt động riêng lẻ ảnh hưởng đến cách mạng, yêu cầu bức thiết lịch sử phải thống nhất các lực lượng cộng sản thành một là Đảng Cộng sản Việt Nam.
*Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh: Bác đã phân tích tình hình, phê phán những sai lầm chia rẽ bè phái trước đóvà đề nghị các đảng chấm dứt chia rẽ và thành thật hợp tácTư tưởng của Người thám nhuần tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin.
GVKL: Với uy tín của Người,hội nghị đã thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930)
Gv: Em hãy trình bày về Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930?Nêu rõ địa điểm thành lập ,xác định trên lược đồ?Tại sao thành lập nơi này?
 Hs : Từ 3/ 2 đến 7/2/1930, Hội nghị tiến hành tại Hương Cảng Trung Quốc .. Hội nghị thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
* Giáo dục môi trường: Vì ở TQ lúc bấy giờ phong trào yêu nước tập trung nhiều ở đây ,còn ở nước ta không thể tiến hành được vì lúc bấy giờ thực dân Pháp đang ráo riết cai trị đất nước ta .
GV minh họa thêm: Dự Hội nghị có 7 đại biểu: Nguyễn Ái Quốc, đại biểu của Quốc tế cộng sản Đông Dương, cộng sản Đảng có 2 đại biểu: Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh, An Nam Cộng sản Đảng có Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu. Hai đại biểu nước ngoài: Hồ Tùng Mậu và Lê Tùng Sơn. Ngày 24/2/1930 Đảng cộng sản Liên đoàn xin gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam.
Gv: Nêu nội dung của hội nghị thành lập Đảng? 
Hs: Thông qua chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt ,Điều lệ tóm tắt của Đảng do N.A.Q khởi thảo.
Gv : Em hãy nêu nội dung chủ yếu của chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt (3/2/1930) do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo?
Hs: Đó là cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam.
- Mang tính chất dân tộc và giai cấp sâu sắc.
GV mở rộng: Đường lối Cách mạng Việt Nam là phải tiến hành Cách mạng tư sản dân quyền và Cách mạng XHCN. Nhiệm vụ chiến lược đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng.Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khắng khít của cách mạng thế giới .
Gv: Hội nghị thành lập Đảng có ý nghĩa quan trọng như thế nào?
 Hs : Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930 có ý nghĩa như một đại hội thành lập Đảng – Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt . . .là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Gv chuyển ý: Do phong trào cách mạng ở VN và các nước Đông Dương Phát triển , Đảng CSVN đã đổi tên là Đảng CSĐD với luận cương chính trị 10/1930.
Hoạt động 2: thời gian 11 ’
Gv : Hội nghị lần thứ nhất của Ban chấp hành TW Đảng đã quyết định điều gì ?
Hs :Quyết định đổi tên ĐCSVN thành ĐCS Đông Dương. Thông qua luận cương chính trị.
Gv : Em hãy nêu nội dung chủ yếu của Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng ta?
 Hs : Hội nghị họp tại Hương Cảng Trung Quốc quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương và thông qua Luận cương chính trị cách mạng tư sản dân quyền do đồng chí Trần Phú khởi thảo.
- Luận cương khẳng định tính chất của cách mạng Đông Dương là Cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua Cách mạng tư bản, tiến thẳng lên CNXH . . 
GV giới thiệu hình 31 ảnh đồng chí Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng cho học sinh xem.
Gv:Nêu vài nét tiểu sử của đồng chí Trần Phú?
Hs: Sinh ngày 1-5-1904 tại Quảng Ngãi( Nguyên quán Đức Thọ- Hà Tĩnh) cha mẹ mất sớm, anh em Trần Phú phảira Quảng Trị nhờ họ hàng giáup đỡ, sau này Trần Phú được vào học ở trường Quốc học Huế. Năm 1925 tham gia hội Phục Việt, năm 1927 cử sang học trường Đại học Phương Đông (Liên Xô)
Năm 1930, ông về nước hoạt động
Gv: Luận cương tháng 10-1930 của Trần Phú còn có mặt hạn chế nào so với của Nguyễn Aùí Quốc.(giành cho HS khá giỏi)
HS: Luận cương chính trị tháng 10/1930 đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của cách mạng nhưng còn hạn chế nhất định.
+ Chưa nêu cao vấn đề dân tộc hàng đầu.
+ Nặng đấu tranh giai cấp.
Chuyển ý: Đảng CSVN ra đời có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng VN.
Hoạt động 3: thời gian 9’
? Em hãy nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng?
 Hs : Đó là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam trong thời kì mới. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa 3 yếu tố: CN Mác Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước . . .lịch sử dân tộc Việt Nam 
GV KL: Khẳng định giai cấp vô sản đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp. Từ đây Cách mạng Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. Cách mạng Việt Nam thực sự là một bộ phận khăng khít của Cách mạng thế giới. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của Cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.
I/. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930):
 1. Hoàn cảnh:
- Cuối năm 1929, ba tổ chức cộng sản xuất hiện ở nước ta lãnh đạo phong trào Cách mạng.
- Ba tổ chức hoạt động riêng lẻ ,tranh giành ảnh hưởng với nhau .Yêu cầu bức thiết của lịch sử lúc đó là phải thống nhất các tổ chức cộng sản ở VN
 - Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam .
 2.Nội dung Hội nghị thành lập Đảng:
- Hội nghị tiến hành từ ngày 3/2/1930 đến 7/2/1930 tại Cửu Long, Hương Cảng Trung Quốc.
- Nội dung của Hội nghị 
 +Tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất là ĐCSVN. 
 +Thông qua chính cương vắn tắt ,Sách lược vắn tắt ,Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Aùi Quốc khởi thảo.
 3. Ý nghĩa lịch sử của Hội nghị thành lập Đảng:
- Có ý nghĩa như một đại hội thành lập Đảng .
- Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
II/. Luận cương chính trị (10/1930)
-Hội nghị lần thứ nhất của Ban chấp hành TW Đảng họp tại Hương Cảng vào tháng 10-1930,quyết định đổi tên ĐCSVN thành ĐCS Đông Dương. Thông qua luận cương chính trị.
-Nội dung:
 +Khẳng định tính chất của cách mạng ĐD ,lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền,sau đó bỏ qua thời kì TBCN tiến thẳng lên CNXH
 +Đảng phải coi trọng việc vận động tập hợp lực lượng đa số quần chúng ,phải liên lạc mật thiết với vô sản và các dân tộc thuộc địa nhất là vô sản Pháp.
III/. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng:
- Đó là tất yếu lịch sử, là sự kết hợïp nhuần nhuyễn giữa 3 yếu tố : CN Mác Lênin, phong trào công nhân, phong trào yêu nước.
- Là bước ngoặt vĩ đại của Cách mạng Việt Nam
- Từ đây giai cấp công nhân Việt Nam nắm độc quyền lãnh đạo Cách mạng,chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng.
- Cách mạng Việt Nam gắn liền khăng khít với cách mạng thế giới.
-Là sự chuẩn bị có tính tất yếu ,quyết định những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng VN
4.4. Tổng kết: 2’
 Gv: Em hãy trình bày về Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930?
 Hs: Hội nghị tiến hành từ ngày 3/2/1930 đến 7/2/1930 tại Cửu Long, Hương Cảng Trung Quốc
 - Nội dung của Hội nghị 
 +Tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất là ĐCSVN. 
 +Thông qua chính cương vắn tắt ,Sách lược vắn tắt ,Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Aùi Quốc khởi thảo.
 Gv: Em hãy nêu nội dung chủ yếu của chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt (3/2/1930) do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo?
 Hs: Đó là cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc.
 - Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam.
 - Mang tính chất dân tộc và giai cấp sâu sắc.
 4.5. Hướng dẫn học tập :3’
	-Đối với bài học tiết hôm này:
 +Học sinh về nhà học bài kĩ về nội dung: Hội nghị thành lập Đảng( 3/2/1930)
 + Luận cương chính trị 10/1930. Ý nghĩa của sự thành lập Đảng cộng sản VN. 
	-Đối với bài học tiết tiếp theo:
	+ Chuẩn bị: Tiết 22’: Lịch sử Tây Ninh. Bài 4: Aùnh sáng của Đảng đến với Tây Ninh.
+ Trả lời các câu hỏi sau: Aùnh sáng của Đảng đến với Tây Ninh theo những con đường nào? Ý nghĩa của sự ra đời các tổ chức Đảng ở Tây Ninh?
5. Phụ lục
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TÂY NINH
Tiết PPCT : 
Tuần :
Ngày dạy:
Bài 4: ÁNH SÁNG CỦA ĐẢNG ĐẾN VỚI TÂY NINH
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức: 
-Nắm được phong trào đấu tranh đầu thế kỉ XX , sự hình thành các nhóm Đảng ở Việt Nam.
1.2. Kĩ năng:
-Tập cho học sinh biết trình bày lại một cách ngắn gọn, đầy đủ những hoạt động của tổ chức Thiên Địa Hội “Hội kín yêu nước” Nguyễn An Ninh, sự ra đời của các nhóm Đảng ở Tây Ninh và những hoạt động của các nhóm Đảng.
1.3. Thái độ: 
-Bồi dưỡng cho học sinh biết cảm phục tinh thần yêu nước của các thế hệ cha ông trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp ở Tây Ninh từ đầu thế kỉ XX đến khi có Đảng.
2. Nội dung học tập:
	-Ánh sáng của Đảng đến với Tây Ninh
3.Chuẩn bị:
 3.1. Giáo viên: Tư liệu lịch sử địa phương Tây Ninh
3.2. Học sinh: học bài cũ và tìm hiểu nội dung bài mới:
 Aùnh sáng của Đảng đến với TN theo mấy con đường?
 Ý nghĩa của nó?
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
	4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện.1’
9A1 9A2 9A3 9A4 9A5
	4.2.Kiểm tra miệng:3’
Câu 1:Nêu nội dung của Luận cương chính trị (10/1930)?( 10 đ)
 Hs: Hội nghị lần thứ nhất của Ban chấp hành TW Đảng họp tại Hương Cảng vào tháng 10-1930,quyết định đổi tên ĐCSVN thành ĐCS Đông Dương. Thông qua luận cương chính trị.
-Nội dung:
 +Khẳng định tính chất của cách mạng ĐD ,lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền,sau đó bỏ qua thời kì TBCN tiến thẳng lên CNXH
 +Đảng phải coi trọng việc vận động tập hợp lực lượng đa số quần chúng ,phải liên lạc mật thiết với vô sản và các dân tộc thuộc địa nhất là vô sản Pháp.
	4.3. Tiến trình bài học: 35’
Giới thiệu bài:(1’) Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, cũng trong giai đoạn này ánh sáng của Đảng bắt đầu được truyền bá và hoạt động ở Tây Ninh. Vậy ánh sáng của Đảng đến với Tây Ninh như thế nào, ta vào bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: thời gian 15’
- Gv: Đầu thế kỉ XX, ở Tây Ninh có những tổ chức yêu nước nào hoạt động?
Hs: Tổ chức Thiên địa hội hình thành đầu tiên ở xã An Tịnh(Trảng Bàng) do Hồ Văn Chư đứng đầu quy tụ những nhà nho yêu nước chống Pháp
- Gv: Tổ chức Thiên địa hội có những hoạt động gì?
Hs: Ngày 15-2-1916 Thiên địa hội ở Sài Gòn tổ chức cuộc bạo động phá khám lớn để giải thoát lãnh tụ Phan Xích Long
- Gv: Hội kín yêu nước của Nguyễn An Ninh đấu tranh như thế nào?
Hs: Hội kín yêu nước do Nguyễn An Ninh sáng lập ở Sài Gòn. Năm 1923-1924 Nguyễn An Ninh đến Trảng Bàng kêu gọi chống Pháp, tuy nhiên ảnh hưởng của phong trào còn hạn chế
-Gv: Kết quả phong trào đấu tranh của nhân dân Tây Ninh đầu thế kỉ xx?
 Hs: đều bị thất bại
Chuyển ý: Aùnh sáng của Đảng đã đến với Tây Ninh và các cơ sở Đảng lần lượt ra đời
Hoạt động 2: thời gian 19’
- Ánh sáng của đảng đến với Tây Ninh qua những con đường nào?
Hs: - Từ Hóc Môn-Bà Điểm(TP.HCM) lên Giòng Nần
- Từ Thủ Dầu Một(Bình Dương) qua Bàu Sen(Phước Minh) lên Quán Cơm (Thái Bình-Châu Thành)
- Từ Đức Hoà(Long An) lên Phước Chỉ(Trảng Bàng
 Gv: Cơ sở Đảng ở Giòng Nần đã ra đời và hoạt động như thế nào?
Hs: + Nguyễn Văn Lợi lên Giồng Nần tuyên truyền cách mạng, giác ngộ quần chúng và tổ chức thành nhĩm đi vận động quần chúng. 
+ Hoạt động: Giồng Nần, Bến Kéo, Long Giang, Long Khánh, sau mở rộng sang đất Campuchia.
HS đọc tư liệu sưu tầm được
Gv: Cơ sở Đảng ở vùng Quán Cơm đã ra đời và hoạt động như thế nào?
Hs: + Sau những năm 1934-1935, liên tỉnh ủy miền Đơng cử ơng Lên đến Bàu Sen gây dựng cơ sở sau chuyển sang vùng Quán cơm, Ninh Thạnh, Ninh Điền, Cẩm Giang,.
+Hoạt động chủ yếu là tuyên truyền giác ngộ quần chúng về sự khổ nhục của người dân bị mất nước, bị làm nơ lệ.
 Gv: Cơ sở Đảng ở Lông Công-Bàu Đồn (Gò Dầu) và Truông Mít (Dương Minh Châu)
đã ra đời và hoạt động như thế nào?
 Gv: Các cơ sở Đảng ra đời có ý nghĩa gì?
I. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN TÂY NINH ĐẦU THẾ KỈ XX
- Tổ chức Thiên địa hội hình thành đầu tiên ở xã An Tịnh(Trảng Bàng) do Hồ Văn Chư đứng đầu quy tụ những nhà nho yêu nước chống Pháp
- Ngày 15-2-1916 Thiên địa hội ở Sài Gòn tổ chức cuộc bạo động phá khám lớn để giải thoát lãnh tụ Phan Xích Long(Phan Phát Sanh) nhưng bị lộ.
- Tháng 3-1916, Hồ Văn Chư và nhiều người khác bị bắt và lưu đày ra Côn Đảo
- Hội kín yêu nước do Nguyễn An Ninh sáng lập ở Sài Gòn. Năm 1923-1924 Nguyễn An Ninh đến Trảng Bàng kêu gọi chống Pháp, tuy nhiên ảnh hưởng của phong trào còn hạn chế
- Kết quả: đều bị thất bại
II. ÁNH SÁNG CỦA ĐẢNG ĐẾN VỚI TÂY NINH
* Aùnh sáng của đảng đến với Tây Ninh bằng 3 con đường
- Từ Hóc Môn-Bà Điểm(TP.HCM) lên Giòng Nần(Long Vĩnh-Châu Thành)
- Từ Thủ Dầu Một(Bình Dương) qua Bàu Sen(Phước Minh-Dương Minh Châu) lên Quán Cơm(Thái Bình-Châu Thành)
- Từ Đức Hoà(Long An) lên Phước Chỉ(Trảng Bàng)
* Các cơ sở Đảng cộng sản ở Tây Ninh
- Cơ sở Đảng cộng sản ở Giòng Nần(Châu Thành):
+ Sau khi cướp súng của Pháp ở thành Ôma(Hóc môn) Nguyễn Văn Lợi lên Giòng 
Nần tuyên truyền cách mạng, giác ngộ được 4 đồng chí và tổ chức thành nhóm đi vận động quần chúng
+ Năm 1930, Nguyễn Văn Lợi về Bà Điểm báo cáo tình hình và được kết nạp vào Đảng
+ Biết được hoạt động này, Pháp theo dõi chặt chẽ và bắt Nguyễn Văn Lợi đày đi Côn Đảo
- Cơ sở Đảng cộng sản ở vùng Quán Cơm (Thái Bình-Châu Thành)
+ Sau những năm 1934-1935 liên tỉnh uỷ miền Đông cử ông Lên(Tư Địa) từ Thủ Dầu Một sang Bàu Sen để xây dựng cơ sở quần chúng. Từ đây ông chuyển sang vùng Quán Cơm và mở rộng vùng hoạt động ra Ninh Thạnh-Ninh Điền
 + Hoạt động khá rộng nhưng chủ yếu là tuyên truyền giác ngộ quần chúng về khổ nhục của người dân mất nước bị làm tay sai, nô lệ
- Cơ sở Đảng cộng sản ở Lông Công-Bàu Đồn(Gò Dầu) và Truông Mít(Dương Minh Châu): Từ năm 1930-1935 ở vùng Lông Công, Bàu Đồn, Truông Mít có Lê Minh Xuân từ Tân An chuyển lên Tây Ninh hoạt động dười dạng thầy thuốc nam và xây dựng cơ sở ở đây
* Ý nghĩa của việc ra đời các cơ sở Đảng cộng sản ở Tây Ninh
- Tuy chưa chính thức hình thành tổ chức Đảng nhưng đây chính là những đóm lửa nhỏ được nhen nhóm lên trong lòng quần chúng
- Những Đảng viên ấy với lòng yêu nước, thương dân, không ngại khó khăn gian khổ mang đến cho người dân Tây Ninh chân lí mới: độc lập, tự do và quyền sống.
4.4. Tổng kết.3’
Gv: Ánh sáng của đảng đến với Tây Ninh bằng những con đường nào?
 Hs: Từ Hóc Môn-Bà Điểm(TP.HCM) lên Giòng Nần(Long Vĩnh-Châu Thành). 
 - Từ Thủ Dầu Một(Bình Dương) qua Bàu Sen(Phước Minh-Dương Minh Châu) lên Quán Cơm(Thái Bình-Châu Thành).
 - Từ Đức Hoà(Long An) lên Phước Chỉ(Trảng Bàng)
 Gv: Ý nghĩa của việc ra đời các cơ sở Đảng cộng sản ở Tây Ninh?
 Hs: Tuy chưa chính thức hình thành tổ chức Đảng nhưng đây chính là những đóm lửa nhỏ được nhen nhóm lên trong lòng quần chúng. Những Đảng viên ấy với lòng yêu nước, thương dân, không ngại khó khăn gian khổ mang đến cho người dân Tây Ninh chân lí mới
4.5 Hướng dẫn học tập: 3’
-Đối với bài học ở tiết này: 
- Học bài. Chú ý hoạt động của các cơ sở Đảng cộng sản ở Tây Ninh
+ Câu hỏi: Ánh sáng của Đảng đến với Tây Ninh bằng những con đường nào?
+ Có mấy cơ sở Đảng ở Tây Ninh ? Ý nghĩa việc thành lập các cơ sở Đảng ở Tây Ninh ?
Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Chuẩn bị: Tiết PPCT:24 - Bài 19:Phong trào cách mạng VN trong những năm 1930 – 1945. trả lời các câu hỏi sau:
+Vn trong thời kì khủng hoảng kinh tế 1929- 1933.
+ Những nét chính của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
5. Phụ lục: tư liệu tham khảo : Lịch sử địa phương Tây Ninh
Tiết PPCT: 
Tuần :
Ngày dạy :
Bài 19: 
 PHONG TRÀO CÁCH MẠNG
 TRONG NHỮNG NĂM 1930 - 1935
1. Mục tiêu :
1.1. Kiến thức: Học sinh cần nắm được những kiến thức cơ bản sau:
- Nguyên nhân diễn biến ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Học sinh hiểu được “Tại sao Xô Viết Nghệ Tĩnh” là chính quyền kiểu mới.
- Quá trình hồi phục lực lượng cách mạng (1931 – 1935)
- Hiểu và giải thích được các khái niệm “Khủng hoảng kinh tế”,“Xô Viết Nghệ Tĩnh”
1.2. Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ để trình bày phong trào cách mạng và kĩ năng phân tích tổng hợp đánh giá các sự kiện lịch sử.
1.3. Thái độ: 
-Giáo dục cho học sinh lòng kính yêu khâm phục tinh thần đấu tranh anh dũng của quần chúng công nhân và các chiến sĩ công xã.
-Gíao dục môi trường,giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh
2. Nội dung học tập
	-Phong trào cách mạng 30-31 với phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
3.Chuẩn bị :
 3.1. Giáo viên: Lược đồ về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh	
3.2.. Học sinh: học bài cũ và tìm hiểu bài mới: Việt Nam trong thời kì khủng hoảng như thế nào? Cao trào cách mạng 1930

File đính kèm:

  • docBai_1_Lien_Xo_va_cac_nuoc_Dong_Au_tu_nam_1945_den_giua_nhung_nam_70_cua_the_ki_XX.doc