Lịch sử địa phương Lớp 9 - Tiết 37, Bài 7: Quảng Bình trong phong trào cách mạng 1930-1931 - Năm học 2015-2016

1. Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Quảng Bình.

- Bị tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam ngày càng kiệt quệ.

- Đời sống nhân dân ngày càng cơ cực. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp, giữa nông dân với địa chủ phong kiến ngày càng sâu sắc.

- Đảng ra đời đã đề ra đường lối, tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh, làm bùng nổ phong trào đấu tranh rầm rộ, sôi nổi trên toàn quốc.

2. Những cuộc đấu tranh tiêu biểu trong phong trào cách mạng 1930 – 1931

- Xứ ủy Trung kỳ phát động đợt đấu tranh (từ 22/4 --> 07/5/1930) bằng truyền đơn, treo cờ Đảng.

- Đêm 30/4 sáng 1/5 cờ đỏ búa liềm và truyền đơn xuất hiện ở trung tâm thị xã Đồng Hới

- Ngày 01/6/1930 đấu tranh tại thôn Võ Thuận, Bố Trạch .

- Tháng 7/1930 hơn 500 phu làm đường tỉnh lộ 2 bãi công .

- Ngày Quốc tế chống chiến tranh (01/8/1930) cờ đỏ và truyền đơn lại xuất hiện ở Đồng Hới để phản đối thực dân Pháp.

- Từ tháng 9/1930 đẩy mạnh tuyên truyền thắng lợi của Xô Viết – Nghệ Tĩnh .

- Tháng 3 – 1931 truyền đơn xuất hiện ở chợ Ba Đồn .

- Tại Lệ Thủy kết nạp được một số thanh niên yêu nước vào Đảng CSVN.

- Bước đầu thu được thắng lợi. Công tác xây dựng Đảng, xd các phong trào quần chúng được chú trọng, phát triển.

- Khẳng định sự đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh chống đế quốc.

- Là tiền đề cho phong trào đấu tranh CM ở Quảng Bình tiếp tục giành thắng lợi trong các giai đoạn 1932 – 1935 và 1936 – 1939.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1733 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử địa phương Lớp 9 - Tiết 37, Bài 7: Quảng Bình trong phong trào cách mạng 1930-1931 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /3/2016. 
Ngày dạy: /3/2016 
Tiết 37: 
BÀI 7: QUẢNG BÌNH TRONG PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 - 1931
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: Giúp H/s nắm được những kiến thức cơ bản về hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự bùng nổ của của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Quảng Bình.
+ Những hoạt động tiêu biểu của phong trào cách mạng 1930 -1931 ở Quảng Bình và so sánh với phong trào cách mạng cả nước.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử.
- Giáo dục tình yêu, lòng tự hào về truyền thống quê hương.
3.Thái độ: 
- Giáo dục cho học sinh lòng kính yêu Đảng, lãnh tụ Hồ Chí Minh, niềm tin vào sự thắng lợi của cách mạng và niềm tin tự hào dân tộc.
II. Thiết bị, tài liệu 
+ Tài liệu giáo dục địa phương Quảng Bình dành cho học sinh.
+ Bản đồ Quảng Bình
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
1. Ổn định tổ chức: 
2. kiểm tra bài cũ:
Trình bày nội dung của hội nghị Giơ – ne – vơ về lập lại hòa bình ở Đông Dương?
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta giành được thắng lợi để lại ý nghĩa gì?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:
Gọi h/s đọc mục 1 sgk
? Hoàn cảnh lịch sử của nước ta trước năm 1930 như thế nào? 
? Sự ra đời của Đảng CSVN và những tác động của Đảng lên phong trào cách mạng VN?
? Những cuộc đấu tranh tiêu biểu ở Quảng Bình diễn ra ntn?
? Kết quả, ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Quảng Bình?
1. Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Quảng Bình.
- Bị tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam ngày càng kiệt quệ.
- Đời sống nhân dân ngày càng cơ cực. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp, giữa nông dân với địa chủ phong kiến ngày càng sâu sắc.
- Đảng ra đời đã đề ra đường lối, tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh, làm bùng nổ phong trào đấu tranh rầm rộ, sôi nổi trên toàn quốc.
2. Những cuộc đấu tranh tiêu biểu trong phong trào cách mạng 1930 – 1931
- Xứ ủy Trung kỳ phát động đợt đấu tranh (từ 22/4 --> 07/5/1930) bằng truyền đơn, treo cờ Đảng...
- Đêm 30/4 sáng 1/5 cờ đỏ búa liềm và truyền đơn xuất hiện ở trung tâm thị xã Đồng Hới
- Ngày 01/6/1930 đấu tranh tại thôn Võ Thuận, Bố Trạch ....
- Tháng 7/1930 hơn 500 phu làm đường tỉnh lộ 2 bãi công ....
- Ngày Quốc tế chống chiến tranh (01/8/1930) cờ đỏ và truyền đơn lại xuất hiện ở Đồng Hới để phản đối thực dân Pháp.
- Từ tháng 9/1930 đẩy mạnh tuyên truyền thắng lợi của Xô Viết – Nghệ Tĩnh ...
- Tháng 3 – 1931 truyền đơn xuất hiện ở chợ Ba Đồn ..
- Tại Lệ Thủy kết nạp được một số thanh niên yêu nước vào Đảng CSVN.
- Bước đầu thu được thắng lợi. Công tác xây dựng Đảng, xd các phong trào quần chúng được chú trọng, phát triển.
- Khẳng định sự đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh chống đế quốc.
- Là tiền đề cho phong trào đấu tranh CM ở Quảng Bình tiếp tục giành thắng lợi trong các giai đoạn 1932 – 1935 và 1936 – 1939.
4. Củng cố
? Những cuộc đấu tranh tiêu biểu ở Quảng Bình trong phong trào cách mạng 1930 – 1931.
? Ý nghĩa lịch sử
Giáo viên tổng hợp toàn bài, kết thúc bài học
5. Dặn dò hướng dẫn học bài ở nhà
Ngày soạn: /5/2016. 
Ngày dạy: /5/2016 
Tiết 48:
 QUẢNG BÌNH TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: giúp học sinh nắm được
- Công cuộc chuẩn bị giành chính quyền ở Quảng Bình đầu tháng 7/1945.
- Những nét chính của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Qungr Bình.
- Những nét riêng về tình hình cách mạng Quảng Bình trong cách mạng tháng tám.
2. Tư tưởng: 
- Giáo dục học sinh niềm tin tưởng, lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tình đoàn
kết dân tộc cũng như thêm tự hào về tinh thần chiến đấu của nhân dân Quảng Bình.
Kĩ năng: 
- Biết vận dụng các kĩ năng phân tích so sánh, liên hệ giữa phong trào cách mạng ở
Quảng Bình với phong trào cách mạng của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: nghiên cứu lịch sử Quảng Bình trong giai đoạn này.
- HS: sưu tầm tài liệu về lịch sử Quảng Bình.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:Câu hỏi: Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954-1975)?
2. Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
*Hoạt đông 1:
GV giới thiệu tình hình của Quảng Bình trong thời gian này:
GV(H): Trình bày sự ra đời của các tổ chức Việt Minh ở Quảng Bình?
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
GV nhận xét và bổ sung thêm:
- GV(H): Hội nghị cán bộ Đảng được tiến hành ở đâu và đưa ra những chủ trương như thế nào?
HS trả lời câu hỏi
GV nói thêm về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh và các cao trào 1936-1939...Những sự kiện lớn lao đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến ý thức giác ngộ của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
GV(H): Ý nghĩa của chủ trương hội nghị?
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
GV bổ sung thêm
GV nói thêm ý nghĩa to lớn của sự kiện này.
GV(H): Hội nghị Việt Minh tỉnh QB được tiến hành ở địa điểm nào? Chủ trương?Ý nghĩa?
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
GV(H): Tại Quảng Bình việc xây dựng cơ sở Việt Minh diễn ra như thế nào?
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
GV nhận xét và bổ sung thêm những sự kiện cơ bản đê HS nắm rõ hơn về thời kì lịch sử này ở Quảng Bình
GV(H): Việc xây dựng các cơ sở Việt Minh có tác dụng như thế nào đến phong trào cách mạng ở Quảng Bình?
(Phong trào cách mạng ở Quảng Bình có bước phát triển nhảy vọt và trưởng thành nhanh chóng, khí thế cách mạng đã tràn khắp các xóm làng báo hiệu một cuộc vùng dậy long trời lở đất của quần chúng nhân dân dưói ngọn cờ Mặt trận Việt Minh)
* Hoạt động 2:
GV(H): Tỉnh bộ Việt Minh đã bàn kế hoạch khởi nghĩa như thế nào?
HS suy nghĩ nghiên cứu trả lời câu hỏi
GV nhận xét và bổ sung thêm
GV hướng dẫn HS trình bày theo trình tự thời gian tương ứng với các sự kiện lịch sử của dân tộc
GV(H): Các cuộc đấu tranh mới của nhân dân Quảng Bình trong giai đoạn này có ý nghĩa như thế nào?
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
GV nhận xét và bổ sung thêm: Các cuộc đấu tranh thời kì này đã làm cho phong trào cách mạng ở Quảng Bình có sự khởi sắc,đội ngũ đảng viên đã trưởng thành,quần chúng cách mạng được tập hợp,thử thách trong thựuc tiễn đấu tranh. 
I.Chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa:
a. Tình hình chung:
- Quần chúng nhân dân Quảng Bình sẵn sàng đứng lên đấu tranh chống phong kiến.
- 7/1945 các chi bộ Đảng đã được thành lập ở Quảng Bình.
- Các tổ chức Việt Minh hình thành ở các địa phương trong tỉnh.
b. Công tác chuẩn bị cuối cùng cho tổng khởi nghĩa:
* Hội nghị cán bộ:
- 2-7-1945 Hội nghị cán bộ Đảng được triệu tập tại chùa An Xá(Lệ Thủy) có 13 đồng chí.
- Hội nghị chủ trương:
+ Thống nhất lực lượng Việt Minh để chuẩn bị cho khởi nghĩa.
+ Bầu ban vận động thống nhất Đảng(13 đồng chí).
*Ý nghĩa: Mở ra thời kì mới, trong thống nhất tổ chức,lãnh đạo.
+ Tạo niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
*Hội nghị Việt Minh toàn tỉnh: 
- 4-7-1945 hội nhgij Việt Minh toàn tỉnh được triệu tập tại An Sinh(Trường Thủy - Lệ Thủy).
- Họi nghị chủ trương:
+ Thống nhất lấy tên”Việt Minh Cô Tám” đặt cho lực lượng VM của tỉnh.
+ Phát triển các đoàn thể cứu quốc.
+ Bầu BCH Việt Minh của tỉnh do đ/c Nguyễn Văn Đồng làm chủ nhiệm.
+ Thành lập các chiến khu: Trung Thuần(Quảng Trạch);VõXá (Quảng Ninh),Bàu Rèng( Đồng Hới). 
II.Chớp thời cơ giành chính quyền:
- 17-8-1945 tỉnh bộ bàn kế hoạch quyết định ngày 23-8-1945 khởi nghĩa trong toàn tỉnh.
- Đêm 22 rạng ngày 23-8-1945 dưới sự cỉ đạo của Việt Minh và UB khởi nghĩa nhân dân các phủ, huyện, thị xã vùng lên giành chính quyền.
- Ủy ban nhân dân lâm thời các Phủ, huyện được thành lập; công bố các chủ trương chính sách của Việt Minh.
- Trong vòng chưa đầy một tháng quần chúng nhân dân trong tỉnh đã nổi dậy lật đổ ách thống trị của đế quốc phong kiến giành chính quyền-> 
3. Củng cố, luyện tập:
- GV yêu cầu học sinh nắm được những nội dung quan trọng của bài lịch sử địa phương này. - Chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa.
- Chớp thời cơ giành chính quyền.
4. Hướng dẫn về nhà
- Làm các bài tập lịch sử của các tiết trước
- Chuẩn bị bài 31 “Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng mùa Xuân 1975”

File đính kèm:

  • doclich su dia phuong Quang Binh lop 9.doc
Giáo án liên quan