Giáo án Lịch sử 9 - Đỗ Thị Hoa - Tiết 11, Bài 9: Nước Nhật

GV nhấn mạnh: Là những đơn đặt hàng “béo bở” .

? Hãy nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản?

GV: Sử dụng máy chiếu cho HS quan sát tranh ảnh về sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản.

? Nguyên nhân của sự phát triển đó?

? Bên cạnh sự phát triển Nhật Bản còn gặp phải khó khăn, hạn chế gì?

GV: Mặc dù Nhật Bản nghèo nguyên vật liệu nhưng nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực châu Á ”Siêu cường kinh tế”

? Từ Đầu những năm 90 nền kinh tế Nhật Bản có thay đổi gì?

 

docx3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2104 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Đỗ Thị Hoa - Tiết 11, Bài 9: Nước Nhật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày soạn: 24/10/2014
BÀI 9: NƯỚC NHẬT
 Tiết 11 Ngày dạy: 29/10/2014
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Học sinh nắm:
- Quá trình khôi khục và sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai. 
 2. Thái độ
- Học sinh nhận thức rõ ý chí vươn lên, lao động hết mình, tận dụng thời cơ để phát triển kinh tế.
- Hiện nay quan Việt - Nhật được mở rộng àphương châm “Hợp tác lâu dài, đối tác tin cậy”
3. Kĩ năng
Rèn luyện phương pháp duy tư, phân tích và khái quát các vấn đề.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:- Bản đồ nước Nhật.
	- Phiếu học tập. 
2. Học sinh:
	- Sách giáo khoa.
	- Vở bài soạn, vở bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: ( 7 phút) 
- Tại sao sau chiến tranh kinh tế Mĩ lại phát triển nhanh tróng
2.Giới thiệu bài mới: :(2 phút) Chúng ta đã học về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ La-Tinh. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu các nước tư bản. Mở đầu là nước Mĩ, Nhật các quốc gia có nền kinh tế phát triển vượt bậc. 
3. Bài mới:.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hinh Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II.( 20 phút)
GV: Sử dụng bản đồ àgiới thiệu về Nhật Bản, xác định vị trí một số thành phố lớn..
? Em cho biết tình hình nước Nhật sau chiến tranh?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
GV: Chuẩn xác.
? Đứng trước tình hình đó Nhật Bản đã làm gì?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
? Những cải cách dân chủ ở Nhật có ý nghĩa như thế nào?( học sinh yếu)

Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. .( 14 phút)
? Tại sao Nhật tiến hành chiến tranh xâm lược Triều Tiên và Việt Nam Lại là cơ hội cho Nhật Phát triển kinh tế?
HS: (khá, giỏi) trình bày
GV nhấn mạnh: Là những đơn đặt hàng “béo bở”…..
? Hãy nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản?
GV: Sử dụng máy chiếu cho HS quan sát tranh ảnh về sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản.
? Nguyên nhân của sự phát triển đó?
? Bên cạnh sự phát triển Nhật Bản còn gặp phải khó khăn, hạn chế gì? 
GV: Mặc dù Nhật Bản nghèo nguyên vật liệu nhưng nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực châu Á à”Siêu cường kinh tế”
? Từ Đầu những năm 90 nền kinh tế Nhật Bản có thay đổi gì?
I. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh
1. Hoàn cảnh:
- Là nước bại trận, bị quân đội Mĩ chiếm đóng.
- Mất hết thuộc địa, bị chiến tranh tàn phá.
- Thất nghiệp, thiếu lương thực thực phẩm, lạm phát nặng…
2. Những cải cách dân chủ:
 Ø Ban hành hiến pháp mới (1946) 
 ØCải cách ruộng đất.
	ØXóa bỏ CN quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh.
	ØBan hành các quyền tự do dân chủ…
3. Tác dụng của cải cách dân chủ:
	ØNhân dân phấn khởi
	ØLà nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển.
 II. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh
 - 1950-1970: kinh tế Nhật phát triển “thần kì”, vươn lên đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ -> Nhật Bản trở thành trung tâm kinh tế tài chính của thế giới.
- Khó khăn, hạn chế: nghèo nguyên nhiên liệu, bị Mĩ và Tây Âu cạnh tranh gay gắt.
- Những năm 90 của thế kỉ XX: kinh tế Nhật suy thoái kéo dài.
4.Củng cố: 
HS thảo luận nhóm (2 phút ): Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay nền kinh tế Mĩ và Nhật Bản có điểm gì giống và khác nhau ?
GV : Sử dụng phiếu học tập. 
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: (2 phút )
	ØNhóm 4,5,6 tìm hiểu về tình hình chung của các nước Tây Âu.
	ØTìm hiểu về sự liên kết của cộng đồng Tây Âu.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docxLICH SU 9 TIET 11 TUAN 11.docx
Giáo án liên quan