Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 24, Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939-1945 - Võ Thị Hoa

Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình thế giới và Đông Dương. (14/)

GV: Cung cấp thông tin.

? Nêu những nét chính về tình hình thế giới từ năm 1939?

HS: Dựa vào sgk trả lời.

? Pháp đứng trước những nguy cơ nào?

? Tình hình Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ hai có diểm gì đáng chú ý?

HS thảo luận 2 phút: Vì sao Nhật cấu kết với Pháp cùng thống trị Đông Dương?

GV gợi ý: Pháp không đủ sức chống Nhật, muốn dựa vào Nhật. Nhật muốn lợi dụng Pháp, vơ vét của cải, chống cách mạng.

? Tại sao nói nạn đói năm 1945 của nước ta do phát xít Nhật chịu trách nhiệm?

Hoạt động 2: Tìm hiểu những cuộc nổi dậy đầu tiên. (20/)

GV: Tường thuật trên lược đồ.

GV: Phát phiếu học tập chia nhóm theo tổ

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 762 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 24, Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939-1945 - Võ Thị Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22	Ngày soạn: 20/01/2016
Tiết : 24	Ngày dạy: 22/01/2016
BÀI 21. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939 - 1945
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Học sinh nắm được:
	- Khi Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, thực dân Pháp và Nhật cấu kết bóc lột nhân dân ta, làm cho đời sống của các tầng lớp, giai cấp vô cùng cực khổ.
	- Những nét chính về các cuộc khởi nghĩa đầu tiên và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa.
2. Thái độ: 
	- Giáo dục học sinh lòng căm thù đế quốc Pháp, phát xít Nhật và lòng kính yêu, khâm phục tinh thần dũng cảm của nhân dân ta.
3. Kĩ năng: rèn luyện cho HS kĩ năng:
	- Phân tích các thủ đoạn thâm độc của Pháp, Nhật, sử dụng lược đồ tường thuật diễn biến.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
	- Giáo án, lược đồ khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, phiếu học tập
	2. Học sinh:
 - Học bài theo hướng dẫn giáo viên tiết học trước.
III. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định lớp: (1/)
	9A1.....; 9A2; 9A3.	2. Kiểm tra bài cũ: (5/)
- Cao trào 1936- 1939 đã chuẩn bị gì cho cách mạng tháng Tám năm 1945?
- Mục tiêu, hình thức đấu tranh cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939? 
	3. Giới thiệu bài mới: (1/)
	Tình hình thế giới và Đông Dương có sự thay đổi → phong trào cách mạng Việt Nam có sự phát triển, những cuộc khởi nghĩa đầu tiên bùng nổ → Bài 21.
	4. Bài mới: (34/)
I. Tình hình thế giới và Đông Dương
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình thế giới và Đông Dương. (14/)
GV: Cung cấp thông tin.
? Nêu những nét chính về tình hình thế giới từ năm 1939?
HS: Dựa vào sgk trả lời.
? Pháp đứng trước những nguy cơ nào?
? Tình hình Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ hai có diểm gì đáng chú ý?
HS thảo luận 2 phút: Vì sao Nhật cấu kết với Pháp cùng thống trị Đông Dương?
GV gợi ý: Pháp không đủ sức chống Nhật, muốn dựa vào Nhật. Nhật muốn lợi dụng Pháp, vơ vét của cải, chống cách mạng.
? Tại sao nói nạn đói năm 1945 của nước ta do phát xít Nhật chịu trách nhiệm?
Hoạt động 2: Tìm hiểu những cuộc nổi dậy đầu tiên. (20/)
GV: Tường thuật trên lược đồ.
GV: Phát phiếu học tập chia nhóm theo tổ
Khởi nghĩa
Bắc Sơn
(27/09/1940)
Nam Kỳ
(23/11/194)
Nguyên nhân
Lãnh đạo
Diễn biến
Nét nổi bật
HS: thảo luận nhóm 7/
GV: hướng dẫn học sinh thảo luận theo nội dung trong phiếu học tập.
HS: Các nhóm trình bày.
GV: Nhận xét, chuẩn xác và cho điểm.
? Kết quả, ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa?
1. Thế giới: 
- Tháng 9/1939 chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đức tấn công Pháp, tư bản phản động Pháp đầu hàng và làm tay sai cho Đức.
- Nhật chiếm Trung Quốc. 
2. Đông Dương:
- Tháng 9/1940 Nhật tiến sát biên giới Việt – Trung tiến vào Đông Dương chiếm Đông Dương
- Nhật – Pháp cấu kết cùng bóc lột, đàn áp nhân dân ta, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với Pháp – Nhật càng sâu sắc.
II. Những cuộc nổi dậy đầu tiên
Khởi nghĩa
Bắc Sơn
(27/09/1940)
Nam Kỳ
(23/11/1940)
Nguyên nhân
Nhật đánh Lạng Sơn, Pháp bỏ nhân dân ta nổi dậy khởi nghĩa
Pháp bắt lính Việt Nam làm bia đỡ đạn chúng chống lại quân phiệt Xiêm.
Lãnh đạo
Đảng bộ Bắc Sơn
Đảng bộ Nam Kỳ
Diễn biến
- Nhân dân nổi day tước vũ khí của tàn quân Pháp, giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền
 cách mạng.
- Khởi nghĩa nổ ra ở hầu khắp các tỉnh Nam Kì, thành lập chính quyền nhân dân và tòa án cách mạng.
Nét nổi bật
Thành lập đội du kích Bắc 
Sơn
Lá cờ đỏ sao vàng
xuất hiện
* Kết quả: các cuộc nổi dậy đều bị thực dân Pháp đàn áp, khủng bố dã man.
* Ý nghĩa: rút ra được bài học về khởi nghã vũ trang, xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích.
	- Xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích	
5. Củng cố: (3/)
- HS tường thuật lại diễn biến trên lược đồ các cuộc khởi nghĩa?
- Kết quả, ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa?
6. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1/)
	- Học bài theo các câu hỏi phần củng cố.
	- Chuẩn bị: đọc bài 22 trả lời câu hỏi mực xanh.
IV. Rút kinh nghiệm
Khởi nghĩa
Bắc Sơn
(27/09/1940)
Nam Kỳ
(23/11/1940)
Nguyên nhân
Lãnh đạo
Diễn biến
Nét nổi bật

File đính kèm:

  • docTUAN_23_LS9_TIET_24.doc