Giáo án Lịch sử 8 tuần 22: Thực dân Pháp đánh Bắc kì lần thứ nhất, cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì

1/ TÌNH HÌNH VIỆT NAM TRƯỚC KHI THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH CHIẾM BẮC KÌ:

- Sau khi chiếm xong 3 tỉnh Miền Đông Nam Kì, Pháp tiến hành lập bộ máy cai trị và cơ sở chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây Nam Kì và Campuchia.

- Triều đình với chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời: Vơ vét, bóc lột nhân dân kinh tế sa sút, mâu thuẫn xã hội sâu sắc, tiếp tục thương lượng với Pháp

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 tuần 22: Thực dân Pháp đánh Bắc kì lần thứ nhất, cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19 /01/2014	Ngày dạy: 20-25/01/2014
Tuần : 22	Tiết PPCT: 38
BÀI 25.KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TỒN QUỐC (1873-1884).
I/ THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ NHẤT. CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở HÀ NỘI VÀ CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC KÌ
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Nắm tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp đánh Bắc Kì, chiến sự ở Hà Nội.
2. Thái độ
- Giáo dục lòng tôn trọng các vị anh hùng, căm ghét thực dân Pháp .
3.Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng Sử dụng bản đồ, tường thuật sự kiện lịch sử .
II. Phương tiện:
	Bản đồ Việt Nam
III/ Phương pháp: Đàm thoại; nêu vấn đề; thảo luận nhóm
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định :(1p)
2. KTBC: (5p)
	1.Chiến sự ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền đông Nam Kì diễn ra như thế nào?
	2. Nêu các cuộc kháng chiến tiêu biểu và trung tâm kháng chiến ở Nam Kì ?
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG GV-HS
NỘI DUNG
HĐ1: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH VIỆT NAM (10P)
? Tại sao chiếm Nam Kì xong 1867 mà đến 1873 mới đánh Bắc Kì ?
HS: Phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển mạnh
? Tình hình Việt Nam lúc này ra sao? 
HS: Lập bộ máy cai trị ở 3tỉnh miền đông biến nơi này thành bàn đạp đánh Campuchia và 3 tỉnh miền Tây
? Thực dân Pháp đã làm gì để ổn định tình hình?
HS: Lập bộ máy cai trị đẩy mạnh bóc lột thuế, ra sức bóc lột lúa gạo, mở trường đào tạo tay sai.
? Triều đình có những chính sách gì?
HS: Ra sức bóc lột nhân dân, kinh tế công nghiệp sa sút, tài chính thiếu hụt, binh lực suy yếu, nhân dân cơ cực, mâu thuẫn xã hội sâu sắc, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nổ ra.
GV: Chính sách đối nộ, đối ngoại phản động, nhu nhược thực lực quốc gia ngày càng suy kiệt.
1/ TÌNH HÌNH VIỆT NAM TRƯỚC KHI THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH CHIẾM BẮC KÌ:
- Sau khi chiếm xong 3 tỉnh Miền Đông Nam Kì, Pháp tiến hành lập bộ máy cai trị và cơ sở chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây Nam Kì và Campuchia.
- Triều đình với chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời: Vơ vét, bóc lột nhân dân kinh tế sa sút, mâu thuẫn xã hội sâu sắc, tiếp tục thương lượng với Pháp
HĐ2: TÌM HIỂU PHÁP ĐÁNH BẮC KÌ LẦN I (10P)
GV: Dùng lược đồ chỉ sự bành trướng của Pháp
? Pháp kéo quân ra Bắc trong hoàn cảnh nào?
HS: Nhà Nguyễn yêu cầu Pháp ra đàn áp cướp biển, các giáo sĩ báo thực lực nhà Nguyễn, lập ra vụ Giăng Đuypuy gây rối ở Hà Nội.
GV: 10/1872 Đuypuy đi thượng Hải mua súng, 11/1872 Đuypuy kéo quân ra Bắc buộc tổng đốc Lê Tuấn (Quảng Yên) cho mượn đường. 12/1872 chúng đến Hà Nội nhờ Hoa thương chỉ đường đến Vân Nam khi về Duypuy càng hung hãn đã đóng quân ở sông Hồng, nhượng Hà Nội, được cấp muối, than đi Vân Nam, xé bố cáo của nguyễn Tri Phương ( tổng đốc thành Hà Nội) giữa lúc đó Gácniê đem quân ra Bắc dẹp loạn.
Thảo luận (2p)
? Chiến sự ở BK diễn ra như thế nào?
HS: 1/10/1873, 2 đội quân hợp nhau đã đóng quân trong thành, đã tự do thu thuế, bắt bớ đánh đập nhân dân. 16/11/1873 Gácniê mở đuờng sông Hồng. 19/11/1873 Gácniê gửi tối hậu thư cho nguyễn Tri Phương buộc giải giáp quân đội. 20/11 đánh thành Hà Nội với lực lượng 212 tên, 1 đại bác, 2 tàu chiến; trong đó triều đình 7000 quân nhưng không được trang bị tốt nên thất bại nhanh chóng, nhân dân kiên quyết giữ thành, chưa đầy 1 tháng Pháp chiếm : Hải Dương, Phủ Lí, Nam Định, Hưng Yên, Ninh Bình
2/ THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ NHẤT 1873:
- Nguyên nhân: 
+ Pháp muốn bành trướng thế lức sang Trung Quốc.
+ Đem quân ra giải quyết vụ Giăng Đuypuy.
- Diễn biến:
+ Sáng 20/11/1873 Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội đến trưa Hà Nội thất thủ.
+ Chưa đầy một tháng Pháp chiếm : Hải Dương, Phủ Lí, Nam Định, Hưng Yên, Ninh Bình.
HĐ3: TÌM HIỂU KHÁNG CHIẾN Ở HÀ NỘI (15P)
? Phong trào kháng chiến ở Hà nội diễn ra như thế nào?
HS: Nhân dân kháng chiến với mọi vũ khí có sẵn, đánh du kích, đốt kho đạn, chặn đánh ở nhiều nơi.
? Quân dân Hà Nội lập nên những chiến thắng gì?
HS: Chiến thắng cầu giấy lần I (21/12/1873) do Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy
? Tại các tỉnh BK chiến sự diễn ra như thế nào?
HS: Cha con Nguyễn Mậu Kiến ở Thái Bình
Phạm Văn Nghị ở Nam Định.
GV: Thực dân Pháp ở đây suy yếu nên đề nghị giản hoà và triều đình kí điều ước Giáp Tuất ( 1874)
? nội dung điều ước này là gì?
HS: Pháp rút khỏi BK, triều đình nhượng NK lục tỉnh cho Pháp, Pháp trả lại thành Hà Nội.
? Tại sao nhà Nguyễn lại kí hiệp uớc này?
HS: Sự nhu nhược tư tưởng chủ hoà, bảo thủ quyền lợi.
GV: Điều ước này gồm 22 điều khoản. Với hiệp ước này Việt Nam trở thành xứ bảo hộ nhưng chưa ghi vào văn bản.
3/ KHÁNG CHIẾN Ở HÀ NỘI VÀ CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC KÌ:
- Tại Hà Nội: Nhân dân đã anh dũng kháng chiến với mọi hình thức. Tổ chức nghĩa hội được thành lập.
- Tại các tỉnh BK: Quân Pháp đến đâu cũng bị phục kích: Phong trào của cha con Nguyễn Mậu Kiến (Thái Bình), Phạm Văn Nghị (Nam Định) 
- 21/12/1873 Ta lập nên chiến thắng Cầu giấy vang dội do Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy.
- 15/3/1874 điều ước Giáp Tuất được kí kết với nội dung:
+ Quân Pháp rút khỏi Bắc Kì.
+ Nhà Nguyễn cắt 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp
 4/ Củng cố ( 3P)
	1.Nêu tình hình Việt Nam trước khi Thực dân Pháp đánh BK?
	2. Quá trình thực dân Pháp đánh BK diễn ra như thế nào ?
	3. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng BK ra sao?
	4. Điều ước Giáp Tuất quy định những vấn đề gì?
5/ Hướng dẫn về nhà (1P)
Nhận xét tiết học:
Học bài , chuẩn bị:
+ Nguyên nhân Pháp đánh BK lần II? 
+ Điều ước Hacmăng, Patơnốt chứa đựng những nội dung gì?
+ Thái độ của triều đình nhân dân ra sao?
V./ Rút kinh nghiệm:
	Tân Phú , ngày tháng năm 2014
	 DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
	 ( ký ,ghi rõ họ tên)

File đính kèm:

  • docTuần 22.doc
Giáo án liên quan