Giáo án Lịch sử lớp 8 - Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX (tiếp)

4/.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:

 Lớp 8a1: 8a2:

 4.2.Kiểm tra miệng:

 ? Tình hình kinh tế, chính trị ở Anh như thế nào? 4 điểm.

 - Sản xuất công nghiệp đã xuống đứng thứ ba thế giới. Nhiều công ty độc quyền ra đời.Chú trọng đầu tư vào thuộc địa. Chính trị:Anh là nước quân chủ lập hiến. Đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa.

 ? Nêu đặc điểm của chủ nghĩa Anh, Pháp, Đức? 4 điểm.

 - Anh: CNĐQ thực dân. Pháp : CNĐQ cho vay lãi. Đức : CNĐQ quân phiệt hiếu chiến.

 ? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nước đế quốc nào? 2 điểm.

 - Đế quốc Mĩ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 778 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 - Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Tiết PPCT : 11	
Ngày dạy : 
Bài 6
CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ
CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX(TT )
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. 1/ Kiến thức: 
- HS biết: Học sinh nắm được những nét chính về kinh tế, chính trị, xã hội của nước Mĩ. Sự ra đời của các tổ chức độc quyền chi phối nền kinh tế. 
- HS hiểu: Chính sách xâm lược và bành trướng của các nước đế quốc.
Tích hợp: Các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm thuộc địa trên thế giới, hậu quả: một số nước trở thành thuộc địa và phụ thuộc.
1.2 / Kỹ năng:
-HS thực hiện được: Quan sát nhận xét.
-HS thực hiện thành thạo: Xác định địa danh trên lược đồ.
1.3 / Thái độ: 
Thói quen: Nâng cao nhận thức về bản chất của CNTB.
Tính cách: Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh bảo vệ hoà bình.
2/.NỘI DUNG HỌC TẬP: 
Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức.
3/. CHUẨN BỊ:
	a.Giáo viên : Bản đồ thế giới. 
	b.Học sinh : SGK, VBT, bài sọan.
4/.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 	4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 Lớp 8a1: 8a2:
	4.2.Kiểm tra miệng:
 ? Tình hình kinh tế, chính trị ở Anh như thế nào? 4 điểm.
 - Sản xuất công nghiệp đã xuống đứng thứ ba thế giới. Nhiều công ty độc quyền ra đời.Chú trọng đầu tư vào thuộc địa. Chính trị:Anh là nước quân chủ lập hiến. Đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa.
 ? Nêu đặc điểm của chủ nghĩa Anh, Pháp, Đức? 4 điểm.
 - Anh: CNĐQ thực dân. Pháp : CNĐQ cho vay lãi. Đức : CNĐQ quân phiệt hiếu chiến.
 ? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về nước đế quốc nào? 2 điểm.
 - Đế quốc Mĩ.
 4.3.Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Giới thiệu bài:
xác định lại đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh, Pháp, Đức. Tình hình nước Mĩ như thế nào, đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Mĩ là gì?
Hoạt động : Mĩ (30p)
Mục tiêu:
- Học sinh nắm được những nét chính về kinh tế, chính trị, xã hội của nước Mĩ. Sự ra đời của các tổ chức độc quyền chi phối nền kinh tế. 
- Kĩ năng sử dụng bản đồ. Quan sát nhận xét.
HSG? Vì sao kinh tế Mĩ lại phát triển nhánh chóng?
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị trường trong nước không ngừng mở rộng, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật.
? Các công ti độc quyền của Mĩ hình thành trong tình hình kinh tế như thế nào? 
-Hai công ti độc quyền là các Tơ Rớt đứng đầu là những ông “vua” như “ vua dầu mỏ” Rốc phe lơ, “ vua thép” Mooc- gan.
HS đọc đoạn chữ nhỏ trang42sgk
? Chế độ chính trị của Mĩ như thế nào?
-Đề cao vai trò của Tổng thống do Đảng dân chủ và đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền.
Liên hệ Đảng cộng sản ở Việt Nam
? Chính sách đối ngoại của Mĩ?
- Bành trướng khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để giành thuộc địa. Can thiệp vào khu vực Trung nam Mĩ bằng sức mạnh vũ lực và đồng Đôla Mĩ.
Tích hợp: Gv dùng lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu thế kỉ XX chỉ những vùng Mĩ tiến hành xâm lược.
? Tại sao nói Mĩ là xứ sở của các ông vua công nghiệp?
- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở Mĩ xuất hiện những công ty độc quyền khổng lồ, ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, chính trị, đứng đầu là những ông vua như “ vua dầu mỏ”Rôc-phe-lơ, “vua thép” Mooc-gan, “vua ôtô” Pho.
4. Mĩ
* Kinh tế:
- Kinh tế phát triển nhanh chóng, đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.
- Nhiều công ty độc quyền xuất hiện.
- Nông nghiệp đạt nhiều thành tựu lớn.
*Chính trị
- Đề cao vai trò Tổng Thống, Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ thay nhau cầm quyền.
- Thi hành chính sách đối nội đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.
- Tăng cường xâm lược thuộc địa.
II. Những chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc
Giảm tải.
 4.4.Tổng kết:
 ? Tình hình kinh tế, chính trị của Mĩ đầu thế kỉ XX như thế nào?
 - Đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Nhiều công ty độc quyền xuất hiện. Nông nghiệp đạt nhiều thành tựu lớn. Đề cao vai trò Tổng Thống, Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ thay nhau cầm quyền.Thi hành chính sách đối nội đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản)
 ? Nêu mâu thuẫn chủ yếu giữa các đế quốc”già”(Anh, Pháp) với các đế quốc “trẻ”(Đức, Mĩ)?
 - Các nước đế quốc già Anh, Pháp kinh tế phát triển chậm nhưng chiếm nhiều thuộc địa. Các nước đế quốc trẻ: Đức, Mĩ kinh tế phát triển nhanh nhưng ít thuộc địa.
 4.5. Hướng dẫn học tập: 
 - Đối với bài học tiết này: 
Học thuộc bài. Trả lời câu hỏi và bài tập trang 44-45sgk. Hoàn thành các bài tập trong vở bài tập. Chú ý kinh tế, chính trị của Mĩ. Sự hình thành các công ty độc quyền.
 - Đối với bài học tiết tiếp theo:
 Chuẩn bị bài 7: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX.Chú ý nguyên nhân, hình thức, kết quả của phong trào công nhân.
 5. PHỤ LỤC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 Giới thiệu bài: xác định lại đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh, Pháp, Đức. Tình hình nước Mĩ như thế nào, đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Mĩ là gì=>vào bài
 - Vì sao kinh tế Mĩ lại phát triển nhánh chóng?
(Tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị trường trong nước không ngừng mở rộng, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật.)
 - Các công ti độc quyền của Mĩ hình thành trong tình hình kinh tế như thế nào? ( Hai công ti độc quyền là các Tơ Rớt đứng đầu là những ông “vua” như “ vua dầu mỏ” Rốc phe lơ, “ vua thép” Mooc- gan.)
HS đọc đoạn chữ nhỏ trang42sgk
 - Chế độ chính trị của Mĩ như thế nào?
( Đề cao vai trò của Tổng thống do Đảng dân chủ và đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền)
Liên hệ Đảng cộng sản ở Việt Nam
 - Chính sách đối ngoại của Mĩ?
(Bành trướng khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để giành thuộc địa. Can thiệp vào khu vực Trung nam Mĩ bằng sức mạnh vũ lực và đồng Đôla Mĩ)
Gv dùng lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu thế kỉ XX chỉ những vùng Mĩ tiến hành xâm lược.
 - Tại sao nói Mĩ là xứ sở của các ông vua công nghiệp?
( Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở Mĩ xuất hiện những công ty độc quyền khổng lồ, ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, chính trị, đứng đầu là những ông vua như “ vua dầu mỏ”Rôc-phe-lơ, “vua thép” Mooc-gan, “vua ôtô” Pho)
 - Qua tình hình của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, hãy nêu đặc điểm chung, nổi bật trong sự phát triển kinh tế của các nước đó? (Sự cạnh tranh dẫn đến tập trung sản xuất, hình thành các công ty độc quyền.)
- Trước1870 có hiện tượng này không?
(Không . Chỉ có tự do cạnh tranh ở các nước tư bản.)
 - Các công ty độc quyền có vai trò như thế nào trong đời sống kinh tế các nước đế quốc?
( Nắm giữ, chi phối đời sống kinh tế.)
 Mở rộng: Sang thế kỉ XX các công ty độc quyền chiếm ưu thế, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế ở các nước tư bản thì CNTB chuyển sang giai đoạn CNĐQ, gai đoạn cao nhất và cuối cùng của CNTB.)
Quan sát tranh tổ chức độc quyền H32 trang43sgk 
***thảo luận 4nhóm-3phút:
 - Quyền lực của các công ty độc quyền Mĩ thể hiện như thế nào?
Nhóm trình bày, bổ sung: (Con rắn khổng lồ có cái đuôi quấn chặt vào trụ sở chính quyền ( nhà trắng của Mĩ ) há to mồm đe dọa, nuốt sống người dân ( đối với những nhà tư tưởng tư sản Âu và Mĩ, người phụ nữ tượng trưng cho tự do). Điều này thể hiện vai trò quyền lực của các công ty độc quyền cấu kết chặt chẽ và chi phối Nhà nước tư sản để thống trị và khống chế cuộc sống của nhân dân, được xem là tự do ở xã hội các nước đế quốc)
 =>Công ty độc quyền là đặc điểm quan trọng đầu tiên của CNĐQ nên giai đoạn này còn được gọi là CNTB độc quyền. CNĐQ là giai đoạn phát triển cao nhất và cuối cùng của CNTB sau thời kì tự do cạnh tranh.
 - Tích hợp môi trường: - Tại sao các nước đế quốc tăng cường xâm lược thuộc địa?
(Bước sang giai đoạn CNĐQ, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, xuất khẩu tư bản tăng lên nhiều do đó họ tăng cường xâm lược thuộc địa.)
 - Tích hợp môi trường: - Em có suy nghĩ gì về tình hình môi trường ở các nước thuộc địa? (Bị tàn phá nghiêm trọng, tài nguyên cạn kiệt, sức khoẻ con người giảm)
- Bản đồ thế giới có những biến đổi gì sau khi các nước đế quốc đi xâm chiếm thuộc địa?
Gv dùng lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu thế kỉ XX
 Hs quan sát kết hợp với kiến thức đã học ghi tên các thuộc địa của Anh, Pháp, Đức, Mĩ.
 - Qua lược đồ em có nhận xét gì về thuộc địa của các nước đế quốc? (Các nước đế quốc già Anh, Pháp kinh tế phát triển chậm nhưng chiếm nhiều thuộc địa. Các nước đế quốc trẻ: Đức, Mĩ kinh tế phát triển nhanh nhưng ít thuộc địa.)
=>Từ đó nảy sinh mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa dẫn tới xu hướng chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.
4. Mĩ
* Kinh tế:
- Kinh tế phát triển nhanh chóng, đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.
- Nhiều công ty độc quyền xuất hiện.
- Nông nghiệp đạt nhiều thành tựu lớn.
*Chính trị
- Đề cao vai trò Tổng Thống, Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ thay nhau cầm quyền.
- Thi hành chính sách đối nội đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.
- Tăng cường xâm lược thuộc địa.
II. Những chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc
1. Sự hình thành các tổ chức độc quyền
- Tập trung sản xuất dẫn đến sự hình thành các công ty độc quyền, chi phối đời sống kinh tế.
 -Sang thế kỉ XX, CNTB chuyển sang giai đoạn CNĐQ.
2. Tăng cường xâm lược thuộc địa, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới
- Nguyên nhân: để đáp ứng những yêu cầu phát triển của chủ nghĩa đế quốc
- Đến đầu thế kỉ XX, “thế giới đã bị phân chia xong”.
4.Củng cố và luyện tập:

File đính kèm:

  • docsu8t11.doc