Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 64, Bài 29: Ôn tập Chương V và Chương VI

Hoạt động 1:Ôn tập nội dung chương V (thời gian :15’)

*Mục tiêu: +KT: HS hiểu được sự suy yếu của chế độ phong kiến và biết được các cuộc nổi dậy, sự chia cắt đất nước.

KN:Phân tích, khái quát hóa kiến thức

? Biểu hiện của sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền?

 Hs : Vua quan ăn chơi xa xỉ, nội bộ vương triều mâu thuẫn, quan lại địa phương lộng hành, cậy quyền ức hiếp nhân dân.

? Những cuộc chiến tranh phong kiến nào đã diễn ra? Hs : Các cuộc chiến tranh phong kiến: Nam Bắc Triều, Trịnh Nguyễn.

? Cuộc xung đột Nam Bắc Triều diễn ra vào lúc nào? Hs : So sự tranh chấp giữa nhà Lê với nhà Mạc (TK XVI)

? Sự suy yếu của nhà nước được thể hiện ở những điểm nào? Hs : Sự tranh chấp giữa các phe phái, giữa nhà Lê với nhà Mạc diễn ra quyết liệt.Năm 1527, Mạc Đăng Dung loại bỏ triều Lê, lập ra triều Mạc.Năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc”. Hai tập đoàn phong kiến này đánh nhau suốt 50 năm làm đời sống nhân dân khổ cực.

? Thời gian diễn ra cuộc xung đột Trịnh Nguyễn?

 Hs : Thế kỉ XVII.? Biểu hiện sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền thời Trịnh – Nguyễn?

 Hs : Sự chia cắt đất nước Đàng Trong, Đàng Ngoài.Chiến tranh liên miên gần nửa thế kỉ giữa họ Trịnh và họ Nguyễn.Ở Đàng Ngoài, vua Lê chỉ là bù nhìn, quyền lực nằm trong tay chúa Trịnh.

? Hậu quả của các cuộc chiến tranh phong kiến?

 Hs : Gây tổn thất nặng nề cho nhân dân, phá vỡ khối đoàn kết thống nhất đất nước.

? Phong trào Tây Sơn có gọi là cuộc chiến tranh phong kiến không? Vì sao? Hs : Phong trào Tây Sơn nằm trong cuộc đấu tranh rộng lớn của nhân dân nên không gọi là chiến tranh phong kiến. Vì đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất của nông dân (Đàng Ngoài) thế kỉ XVIII.? Quang Trung đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước như thế nào?

 Hs : Quang Trung chỉ huy nghĩa quân Tây Sơn:

- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777).Lật đổ chính quyền họ Trịnh (1786), vua Lê 1788.Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 64, Bài 29: Ôn tập Chương V và Chương VI, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 33 Tiết PPCT: 64 ÔN TẬP CHƯƠNG V VÀ CHƯƠNG VI
Ngày dạy : 
1. Mục tiêu:
1.1) Kiến thức:
-Hs hiểu:Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, tình hình chính trị có nhiều biến động, nhà nước phong kiến tập quyền thời Lê sơ suy sụp và nhà Mạc thành lập, các cuộc chiến tranh phong kiến Nam Bắc Triều và Trịnh Nguyễn, sự chia cắt Đàng Trong, Đàng Ngoài.
-Hs biết:Phong trào nông dân khởi nghĩa bùng nổ và lan rộng, tiêu biểu là phong trào nông dân Tây Sơn. Mặc dù tình hình chính trị đất nước có nhiều biến động nhưng tình hình kinh tế, văn hóa vẫn có bước phát triển mạnh.
1.2) Kĩ năng:
-Hs thực hiện được:Rèn kĩ năng phân tích, nhận định, khái quát hóa các sự kiện lịch sử.
	-Hs thực hiện thành thạo: kỹ năng trình bày lược đồ về các cuộc đấu tranh.
1.3) Thái độ:
-Tính cách:Tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân trong việc phát triển nền kinh tế, văn hóa đất nước.
-Thói quen:Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc chống chế độ phong kiến thối nát, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
2.Nội dung bài học:
	Các câu hỏi liên quan nội dung bài học chương V và chương VI.
3. Chuẩn bị: 
3.1 Giáo viên: Bảng thống kê những nét cơ bản về kinh tế, văn hóa
	3.2 Học sinh: Bài chuẩn bị bài theo câu hỏi.
4.Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện lớp: 73..74..
4.2/ Kiểm tra miệng: 
*Câu hỏi bài cũ:
? Đánh giá sự phát triển của sử học, địa lý, y học nước ta cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX?
- Sử học: tác phẩm Đại Nam thực lực (144 quyển) viết về những năm thống trị của nhà Nguyễn. Tác giả Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú.Địa lý: Có 3 tác giả lớn “Gia định Nam gia”
- Y học: Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) phát hiện ra 305 vị thuốc nam, 2854 phương thuốc trị bệnh, ông còn nghiên cứu sách “Hải Thượng Y Tông” (66 quyển)
* Câu hỏi bài mới: Chương V và chương VI chúng ta đã tìm hiểu có những nội dung gì?
Hs trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà
GV nhận xét và cho điểm.
	4.3/ Tiến trình bài học:
	Giới thiệu bài: Trải qua thời kì lịch sử từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX, biết bao những biến cố thăng trầm đã diễn ra về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập lại chương V và chương VI.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1:Ôn tập nội dung chương V (thời gian :15’)
*Mục tiêu: +KT: HS hiểu được sự suy yếu của chế độ phong kiến và biết được các cuộc nổi dậy, sự chia cắt đất nước.
KN:Phân tích, khái quát hóa kiến thức
? Biểu hiện của sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền?
1 Hs : Vua quan ăn chơi xa xỉ, nội bộ vương triều mâu thuẫn, quan lại địa phương lộng hành, cậy quyền ức hiếp nhân dân.
? Những cuộc chiến tranh phong kiến nào đã diễn ra?1 Hs : Các cuộc chiến tranh phong kiến: Nam Bắc Triều, Trịnh Nguyễn.
? Cuộc xung đột Nam Bắc Triều diễn ra vào lúc nào?1 Hs : So sự tranh chấp giữa nhà Lê với nhà Mạc (TK XVI)
? Sự suy yếu của nhà nước được thể hiện ở những điểm nào?1 Hs : Sự tranh chấp giữa các phe phái, giữa nhà Lê với nhà Mạc diễn ra quyết liệt.Năm 1527, Mạc Đăng Dung loại bỏ triều Lê, lập ra triều Mạc.Năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc”. Hai tập đoàn phong kiến này đánh nhau suốt 50 năm làm đời sống nhân dân khổ cực.
? Thời gian diễn ra cuộc xung đột Trịnh Nguyễn?
1 Hs : Thế kỉ XVII.? Biểu hiện sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền thời Trịnh – Nguyễn?
1 Hs : Sự chia cắt đất nước Đàng Trong, Đàng Ngoài.Chiến tranh liên miên gần nửa thế kỉ giữa họ Trịnh và họ Nguyễn.Ở Đàng Ngoài, vua Lê chỉ là bù nhìn, quyền lực nằm trong tay chúa Trịnh.
? Hậu quả của các cuộc chiến tranh phong kiến?
1 Hs : Gây tổn thất nặng nề cho nhân dân, phá vỡ khối đoàn kết thống nhất đất nước.
? Phong trào Tây Sơn có gọi là cuộc chiến tranh phong kiến không? Vì sao?1 Hs : Phong trào Tây Sơn nằm trong cuộc đấu tranh rộng lớn của nhân dân nên không gọi là chiến tranh phong kiến. Vì đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất của nông dân (Đàng Ngoài) thế kỉ XVIII.? Quang Trung đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước như thế nào?
1 Hs : Quang Trung chỉ huy nghĩa quân Tây Sơn:
- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777).Lật đổ chính quyền họ Trịnh (1786), vua Lê 1788.Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài..Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh.
? Sau khi đánh đuổi ngoại xâm., Quang Trung có cống hiến gì trong công cuộc xây dựng đất nước?
1 Hs : Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa, dân tộc (chiếu khuyến nông, chiếu lập học).? Nguyễn Ánh đánh bại vương triều Tây Sơn vào thời gian nào?1 Hs : Năm 1801 – 1802.
Hoạt động 2 :Ôn tập nội dung chương VI( thời gian :15’)
*Mục tiêu :+KT: củng cố lại kiến thức của chương VI,biết được các thành tựu về văn hóa,kinh tế của nước ta cuối thế kỷ XVIII-nửa đầu thế kỷ XIX.
KN:hệ thống kiến thức
? Nguyễn Ánh đã lập lại chính quyền phong kiến ra sao?1 Hs : Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô.Vua trực tiếp điều hành mọi công việc trong nước từ trung ương đến địa phương.- Năm 1815, ban hành luật Gia Long.- Địa phương: chia nước ta làm 30 tỉnh và 01 phủ trực thuộc.- Xây dựng quân đội mạnh.
? Tình hình kinh tế nước ta TK XVI đến nửa đầu TK XIX có đặc điểm gì?
&GV : Chia lớp thành 6 nhóm :
- 3 nhóm làm bài tập về tình hình kinh tế.
- 3 nhóm làm bài tập về tình hình văn hóa.
&GV:Chuẩn bị 2 bảng phụ (theo phụ lục) để trống mời học sinh lên hoàn thành bảng thống kê theo từng nội dung:
1. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền:
- Sự mục nát của triều đình phong kiến, tha hóa các tầng lớp thống trị.
- Chiến tranh phong kiến:
+ Nam Bắc Triều
+ Trịnh – Nguyễn.
2. Quang Trung thống nhất đất nước:
 Lật đổ các tập đoàn phong kiên Nguyễn – Trịnh Lê.
3. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền:
4. Tình hình kinh tế – văn hóa:
Lĩnh vực
Kinh tế
Văn hóa
4.4/ Tổng kết: 
Em hãy trình bày những nét chính về sự phát triển văn học, nghệ thuật, giáo dục (thời Đinh – Tiền Lê) thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX theo mẫu sau (SGK/148).Cử đại diện nhóm lên trình bày.
4.5/ Hướng dẫn học tập:
	*Đối với bài học ở tiết này:
- Về nhà học bài, và ôn lại tất cả các bài đã học.
- Hoàn chỉnh phần bài tập Lịch sử.
	*Đối với bài học ở tiết sau:
- Chuẩn bị tiết sau: Làm bài tập lịch sử chương VI
-Xem lại các bài tập ở phần chương VI SGK và SBT.
5. Phụ lục:
Sách giáo khoa,sách giáo viên.

File đính kèm:

  • docBai_29_On_tap_chuong_V_va_chuong_VI.doc