Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 52, Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng ngoài thế kỉ XVIII - Năm học 2015-2016

? Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh dẫn đến hậu quả gì ?

- GV trình chiếu:

 “ Năm 1710 Trịnh Doanh tăng thuế như “ đồng chua nước mặn, đất đồi rừng khô cằn,bãi cát trắng”. Phan Huy Chú nhận xét: Một tất đất không bỏ sót, không chỗ nào là không đóng thuế, cái chính sách vét hết lợi hình như quá cay nghiệt.

?Thái độ của nông dân ra sao?

 Căm phẫn chính quyền phong kiến và đứng lên đấu tranh.Vậy các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân bị dồn đến bước đường cùng ( mất mùa thuế nặng thiên tai chết đói), phải bỏ làng, bỏ nghề đi lưu vong phiêu tán.

- GV trình chiếu tư liệu:

? Vì sao đa số người dân đều bỏ các nghề thủ công của mình và bỏ làng phiêu tán?

 Vì làm nhiều nhưng không đủ nộp thuế.

? Hậu quả?

- GV:Từ những mâu thuẩn gay gắt, phức tạp của XHPK Đàng ngoài ngọn lửa đấu tranh bắt đầu bùng cháy và  Đó chính là các nguyên nhân bùng nổ lên các cuộc khởi nghĩa.

-GV liên hệ và GDHS

a.Mục tiêu: Dùng lược đồ Việt Nam ở thế kỉ XVI để xác định những nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân và trình bày diến biến chính.

b.Tổ chức thực hiện:

 

docx4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 52, Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng ngoài thế kỉ XVIII - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/2/2016
Ngày dạy:
Tiết 52 	 
BÀI 24
KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII 
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp hs biết:
- Sự suy tàn, mục nát của chế độ phong kiến đàng Ngoài
- Phong trào khởi nghĩa của nông dân chống lại chế độ phong kiến.
2. Kĩ năng:
 Rèn luyện cho hs kĩ năng đánh giá về phong trào đấu tranh giai cấp.
3. Thái độ:
 Giáo dục cho hs thấy rõ sức mạnh quật khởi của nông dân.
B. Phương pháp: Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm, phân tích ...
C. Chuẩn bị:
 - Lược đồ khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVI - XVIII.
- Máy chiếu
D.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ:
 - Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? Ý nghĩa của việc sử dụng chữ Quốc ngữ?
 - Vì sao chữ cái La Tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ cho đến ngày nay?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Ở Đàng Ngoài chính quyền Lê Trịnh cai trị đất nước, nền sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân cực khổ -> đấu tranh...
2.Triển khai bài:
Cách thức hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thứccần đạt
a.Mục tiêu: Biết được những biểu hiện về đời sống khổ cực của nông dân và giải thích nguyên nhân chính của hiện tượng đó.
b.Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 1: cá nhân
GV cho HS nghiên cứu SGK và đọc tư liệu trình chiếu và đặt vấn đề:
?Nhận xét chính quyền ở đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII?
? Nêu những biểu hiện chứng tỏ sự mục nát của vua Lê chúa Trịnh ?
? Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh dẫn đến hậu quả gì ?
GV trình chiếu:
 “ Năm 1710 Trịnh Doanh tăng thuế như “ đồng chua nước mặn, đất đồi rừng khô cằn,bãi cát trắng”. Phan Huy Chú nhận xét: Một tất đất không bỏ sót, không chỗ nào là không đóng thuế, cái chính sách vét hết lợi hình như quá cay nghiệt.
?Thái độ của nông dân ra sao?
à Căm phẫn chính quyền phong kiến và đứng lên đấu tranh.Vậy các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân bị dồn đến bước đường cùng ( mất mùa thuế nặng thiên tai chết đói), phải bỏ làng, bỏ nghề đi lưu vong phiêu tán.
GV trình chiếu tư liệu:
? Vì sao đa số người dân đều bỏ các nghề thủ công của mình và bỏ làng phiêu tán?
à Vì làm nhiều nhưng không đủ nộp thuế.
? Hậu quả?
- GV:Từ những mâu thuẩn gay gắt, phức tạp của XHPK Đàng ngoài ngọn lửa đấu tranh bắt đầu bùng cháy và à Đó chính là các nguyên nhân bùng nổ lên các cuộc khởi nghĩa.
-GV liên hệ và GDHS
a.Mục tiêu: Dùng lược đồ Việt Nam ở thế kỉ XVI để xác định những nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa nông dân và trình bày diến biến chính.
b.Tổ chức thực hiện:
 Hoạt động 1:cá nhân 
? Đời sống của nhân dân ta nửa sau thế kỉ XVIII như thế nào? (Vào khoảng những năm 40 của thế kỉ XVIII,hàng chục vạn nông dân chết đói, người sống sót phải lìa bỏ làng quê, phiêu tán khắp nơi.)
? Trước những khó khăn đó nhân dân ta đã làm gì ?
? Kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời kì này?
- GV cho HS nghiên cứu lược đồ và xác định các cuộc khởi nghĩa lớn.
? Cho biết các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong thời kì này ?
GV trình chiếu cho HS xác định lược đồ và phân tích thêm về 2 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.
GV liên hệ: Ngày nay dân Đồ-sơn còn thờ Nguyễn Hữu Cầu. Người ta bày ra tục chọi trâu để nhớ lại sức mạnh vô địch của Quận He đã từng một thời làm cho quân triều run sợ. Người ta thường nói "gan Quận He" để chỉ những người nào gan góc dũng cảm.[2]
Hoạt động 2: Trao đổi theo bàn 
? Em có nhận xét gì về phong trào nông dân ở Đàng Ngoài?
à Diễn ra rộng khắp ở các nơi.
? Vì sao các cuộc khởi nghĩa thất bại?
àRời rạc, không liên kết -> đàn áp.
? ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa nông dân đàng Ngoài?
HS: sgk.
GV kết luận và liên hệ nghĩa quân tây Sơn. 
1. Tình hình chính trị
+ Chính quyền phong kiến suy sụp, mục nát:
- Vua Lê bù nhìn
- Chúa Trịnh quanh năm hội hè, yến tiệc 
- Quan lại đục khoét , cướp đoạt ruộng đất của nhân dân.
+ Hậu quả:
- Sản xuât nông nghiệp bị đình đốn, công thương nghiệp sa sút à xảy ra nạn đói
- Thuế nặng
- Đời sống nhân dân cực 
2. Những cuộc khởi lớn.
- Những cuộc khởi nghĩa lớn:
Nguyễn Dương Hưng (1737), Lê Duy Mật (1738-1770), Nguyễn Danh Phương( 1740-1751)
-Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất.
* Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751)
- Bắt đầu ở Đồ Sơn- Hải Phòng lan ra Kinh Bắc à Sơn Nam và Thanh Hóa – Nghệ An . “ Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”. 
 * Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739-1769) 
- Bắt đầu ở Sơn Nam à Tây Bắc 
*ý nghĩa:
- Các cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng làm lung lay chính quyền họ Trịnh.
- Nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân.
- Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc sau này.
IV. Củng cố: 
 - GV cho HS tường thuật lại các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nông dân ở đàng Ngoài bằng lược đồ.
 - Bài tập trắc nghiệm:
1) Nguyên nhân cơ bản nhất làm bùng nổ phong trào k/n nông dân đàng Ngoài đầu thập niên 40 của TK XVIII là:
A. Nông dân bị chấp chiếm, cướp đoạt hết ruộng đất.
B. Nông dân bị chế độ tô thuế, lao dịch, binh dịch nặng nề.
C. Nông dân bị nạn hạn hán, lũ lụt, vỡ đê và mất mùa xảy ra liên tiếp.
D. Tất cả các nguyên nhân trên.
2) Khẩu hiệu nào dưới đây được Nguyễn Hữu Cầu sử dụng làm mục tiêu cho cuộc khởi nghĩa?
A. Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày.
B. Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo.
C. Xóa bỏ chế độ phong kiến.
D. Thực hiện quyền bình đẳng xã hội.
3) Hoàng Công Chất chọn nơi nào làm căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa?
A. Thanh Hóa B. Nghệ An
C. Điện Biên (Lai Châu) D. Tam Đảo
V. Dặn dò: 
 Học thuộc bài.
 Bài tập: 1,2/67
 Ôn lại các cuộc k/n, các cuộc kháng chiến đã học từ đầu HKII đến nay để tiết học sau rèn thêm kỹ năng tường thuật diễn biến bằng lược đồ.

File đính kèm:

  • docxBai_24_Khoi_nghia_nong_dan_Dang_Ngoai_the_ki_XVIII.docx