Đề cương ôn tập Học kì II môn Lịch sử 7 - Năm học 2013-2014

Sơn( 1418-1427)?

 * Nguyên nhân thắng lợi:

 - Do lòng yêu nước, quyết tâm giành độc lập cho đất nước.

 - Do sự đoàn kết và ủng hộ của nhân dân.

 - Nhờ đường lối, chiến lược, chiến thuật đúng đắn của bộ chỉ huy đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

 * Ý nghĩa lịch sử:

 - Kết thúc hai mươi năm đô hộ của nhà Minh.

 - Mở ra thời kì phát triển mới của dân tộc- Thời Lê Sơ.

Câu 6: Những sự kiện của thời Lê Sơ:

 - Chế độ “ Quân điền” chính thức ra đời ở nước ta vào thời Lê Sơ.

 - Thời vua Lê Thánh Tông chia lại cả nước thành mười ba đạo thừa tuyên.

 - Luật Hồng Đức được ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông.

 - Thời Lê Sơ, triều đình có sáu bộ( Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Lễ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công) đứng đầu là Thượng thư, và một số cơ quan chuyên môn( Hàn lâm viện: Soạn thảo công văn, Quốc sử viện: viết sử, Ngự sử đài: Can gián vua và triều thần, Thẩm hình viện: Xét xử kiện cáo), Cục bách tác: Cơ quan quản lí các xưởng thủ công nhà ( Nhà) nước.

 - Các danh nhân văn hoá xuất sắc của Đại Việt ở thế kỉ XV gồm: Nguyễn Trãi, Vua Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh.

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kì II môn Lịch sử 7 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ II- NĂM HỌC: 2013-2014
 MÔN: LỊCH SỬ 7
Câu 1: Những chiến thắng tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn( 1418-1427)
Năm 1424: Giải phóng Nghệ An.
Năm 1425: Giải phóng Tân Bình- Thuận Hoá.
Cuối năm 1426: Chiến thắng Tốt Động- Chúc Động.
Năm 1427: Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang.
 Câu 2: Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân trong những năm 1418-1423?
 - Nghĩa quân chiến đấu với tinh thần dũng cảm, bất khuất, hi sinh, vượt gian khổ.
 - Đường lối đúng đắn của bộ tham mưu đứng đầu là Lê Lợi.
Câu 3: Tại sao lực lượng quân Minh rất mạnh nhưng tiêu diệt được nghĩa quân mà phải chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi?
 Vì: Nghĩa quân có tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất khuất, hi sinh và vượt gian khổ, mặc dù quân Minh mạnh hơn ta nhưng không thể tiêu diệt được nghĩa quân mà chúng buộc phải chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi để thực hiện âm mưu dụ hòa, mua chuộc Lê Lợi hòng làm mất ý chí chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn. 
Câu 4: Em hãy nêu những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426?
 Từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426, nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân nhiều tỉnh ủng hộ về mọi mặt: 
 - Tháng 2 năm 1425, Lê Lợi kéo quân đến làng Đa Lôi( Nghệ An) thì già, trẻ tranh nhau đem trâu, rượu đến đón và khao quân.
 - Mỗi châu, huyện được giải phóng lại có hàng ngàn trai tráng nô nức xin gia nhập nghĩa quân.
 - Nhiều tấm gương yêu nước, đánh giặc bằng nghề nghiệp của mình xuất hiện như:
 + Bà Lương Thị Minh Nguyệt ở làng Chuế Cầu( Ý Yên- Nam Định) bán rượu thịt ở thành Cổ Lộng, lừa cho giặc ăn uống no say, rồi bí mật quẳng xuống kênh chảy ra sông Đáy.
 + Cô gái người làng Đào Dặng( Hưng Yên) xin đẹp, hát hay thường được mời đến hát mua vui cho giặc. Đêm đến, sau những buổi ca hát, tiệc tùng, nhiều kẻ chui vào bao vải ngủ để tránh muỗi. Cô cùng trai làng bí mật khiêng quẳng xuống sông.
Câu 5: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn( 1418-1427)?
 * Nguyên nhân thắng lợi:
 - Do lòng yêu nước, quyết tâm giành độc lập cho đất nước.
 - Do sự đoàn kết và ủng hộ của nhân dân.
 - Nhờ đường lối, chiến lược, chiến thuật đúng đắn của bộ chỉ huy đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
 * Ý nghĩa lịch sử: 
 - Kết thúc hai mươi năm đô hộ của nhà Minh.
 - Mở ra thời kì phát triển mới của dân tộc- Thời Lê Sơ.
Câu 6: Những sự kiện của thời Lê Sơ:
 - Chế độ “ Quân điền” chính thức ra đời ở nước ta vào thời Lê Sơ.
 - Thời vua Lê Thánh Tông chia lại cả nước thành mười ba đạo thừa tuyên.
 - Luật Hồng Đức được ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông.
 - Thời Lê Sơ, triều đình có sáu bộ( Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Lễ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công) đứng đầu là Thượng thư, và một số cơ quan chuyên môn( Hàn lâm viện: Soạn thảo công văn, Quốc sử viện: viết sử, Ngự sử đài: Can gián vua và triều thần, Thẩm hình viện: Xét xử kiện cáo), Cục bách tác: Cơ quan quản lí các xưởng thủ công nhà ( Nhà) nước. 
 - Các danh nhân văn hoá xuất sắc của Đại Việt ở thế kỉ XV gồm: Nguyễn Trãi, Vua Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh.
 Câu 7: Trình bày tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ?
 Sau khi đánh đuổi quân Minh, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt và tổ chức bộ máy chính quyền:
 * Ở trung ương:
 - Vua đứng đầu và nắm mọi quyền hành.
 - Giúp việc vua có các quan đại thần.
 - Triều đình có sáu bộ và một số cơ quan chuyên môn.
 * Ở địa phương:
 - Vua Lê Thánh Tông chia cả nước thành mười ba đạo thừa tuyên.
 - Dưới đạo có phủ, châu, huyện và xã.
Câu 8: Em thử trình bày vài nét về những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp?
 - Vua Lê Thánh Tông là người có công đóng góp chủ yếu làm cho bộ máy nhà nước ngày càng đầy đủ, hoàn thiện và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ. Vua Lê Thái Tổ và Lê Nhân Tông chia nước làm năm đạo còn vua Lê Thánh Tông chia năm đạo thành mười ba đạo thừa tuyên.
 - Vua Lê Thánh Tông là người cho biên soạn và ban hành bộ Quốc triều hình luật( Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.
 Câu 9: Hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê Sơ?
 a) Nông nghiệp:
 - Hai mươi năm dưới ách thống trị của nhà Minh, xóm làng điêu tàn, đồng ruộng bỏ hoang.
 - Nhà Lê cho hai mươi lăm vạn lính và kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng.
 - Đặt một số chức quan chuyên lo sản xuất nông nghiệp, thực hiện phép quân điền, cấm giết trâu, bò và bắt dân phu trong mùa gặt, cấy.
 - Nông nghiệp được phục hồi và phát triển.
 b) Thủ công nghiệp:
 - Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời, tập trung nhất là Thăng Long.
 - Các công xưởng do nhà nước quản lí( Cục bách tác) sản xuất đồ dùng cho vua
 c) Thương nghiệp:
 - Khuyến khích lập chợ và họp chợ.
 - Buôn bán với nước ngoài phát triển.
Câu 10: Trình bày những hiểu biết của em về tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong( thế kỉ XVI- thế kỉ XVII)?
 * Ở Đàng Ngoài:
 - Chiến tranh đã phá hoại nghiêm trọng, chính quyền Lê- trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và khai hoang.
 - Ruộng đất công bị cường hào đem cầm bán, rồi bị bỏ hoang.
 - Nạn mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.
 * Ở Đàng Trong:
 - Chúa Nguyễn tổ chức di dân, khai hoang, lập làng ấp ở khắp vùng Thuận- Quảng.
 - Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh khi kinh lí phía Nam đã đặt phủ Gia Định.
 - Nhờ khai hoang và ĐKTN thuận lợi nên nông nghiệp phát triển nhanh nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 11: Chữ Quốc ngữ ra đời ở thế kỉ XVII có ý nghĩa gì?
 - Đây là thứ chữ tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến, lúc đầu chỉ dùng cho việc truyền đạo, sau đó lan ra trong nhân dân và trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay.
 - Chữ Quốc ngữ ra đời ở thế kỉ XVII là cơ sở hình thành chữ viết phổ biến hiện nay, điều đó là niềm tự hào của dân tộc ta. 
Câu 12: Hãy nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771- 1789?
 - Lật đổ các tập đoàn phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê.
 - Xóa bỏ sự chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
Câu 13: Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát riển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hoá dân tộc?
 a) Chính trị: Quang Trung xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
 b) Kinh tế:
 * Nông nghiệp:
 - Ban chiếu khuyến nông, sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh.
 * Công thương nghiệp:
 - Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ thuế, nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
 c) Văn hoá, giáo dục:
 - Ban Chiếu lập học.
 - Khuyến khích mở trường học ở các huyện, xã.
 - Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của cả nước.
Câu 14: Nhà Nguyễn làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?
 - Đánh bại triều Tây Sơn.
 - Đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra nhà Nguyễn.
 - Củng cố chế độ phong kiến tập quyền.
 - Chia cả nước thành ba mươi tỉnh và một phủ trực thuộc.
 - Ban hành luật Gia Long, xây dựng quân đội mạnh và củng cố thành trì.
Câu 15: Các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X- nửa đầu thế kỉ XIX?
 Triều đại
 Thời gian
 Vua đầu tiên
1. Nhà Ngô
2. Nhà Đinh 
3. Nhà Tiền Lê 
4. Nhà Lý 
5. Nhà Trần 
6. Nhà Hồ 
7. Nhà Hậu Trần
8. Nhà Hậu Lê
9. Nhà Mạc
10. Triều Tây Sơn
11. Triều Nguyễn
939- 965
968- 980
980- 1009
1009- 12/1225(1226)
12/1225( 1226)- 1400
1400- 1407
1407- 1413
1428- 1788
1527- 1592
1778- 1802
1802- 1945
Ngô Quyền( Ngô Vương)
Đinh Tiên Hoàng( Đinh Bộ Lĩnh)
Lê Đại Hành( Lê Hoàn)
Lý Thái Tổ( Lý Công Uẩn)
Trần Thái Tông( Trần Cảnh)
Hồ Quý Ly
Giản Định Đế( Trần Ngỗi)
Lê Thái Tổ( Lê Lợi)
Mạc thái Tổ( Mạc đăng Dung)
Thái Đức Hoàng đế( Nguyễn Nhạc)
Gia Long( Nguyễn Ánh)
Câu 16: Tình hình kinh tế, văn hoá Việt Nam từ thế kỉ XVI- nửa đầu thế kỉ XIX?
Lĩnh vực
Ngô- Đinh- Tiền Lê
Lý- Trần- Hồ
 Sự Kiện
Lê Sơ
Thế kỉ XVI- XVIII
Nửa đầu thế kỉ XIX
1. Kinh tế
a. Nông nghiệp
b. Thủ công nghiệp
c. Thương nghiệp
- Khuyến khích sản xuất
- Tổ chức lễ Tịch điền.
- Chú trọng đào vét kênh mương.
- Xây dựng một số xưởng thủ công nhà nước.
- Nghề thủ công cổ truyền phát triển.
- Đúc tiền đồng để trao đổi buôn bán trong nước.
- Xuất hiện nhiều trung tâm buôn bán chợ làng quê.
 - Ruộng tư nhiều, điền trang, thái ấp.
- Ngụ binh ư nông.
- Đặt chức Hà đê sứ trông coi việc đắp đê.
- Các xưởng thủ công nhà nước và nhân dân được phục hồi và phát triển.
- Đẩy mạnh ngoại thương.
- thăng Long là trung tâm buôn bán sầm uất.
- Thực hiện phép quân điền.
- đặt một số chức quan chuyên lo sản xuất nông nghiệp.
- Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời.
- Xuất hiện các công xưởng nhà nước( Cục bách tác).
- Khuyến khích mở chợ.
- Buôn bán với nước ngoài phát triển.
- Đàng Ngoài trì trệ, Đàng trong có điều kiện phát triển.
- Vua quang trung ban Chiếu khuyến nông, nên nông nghiệp phục hồi nhanh.
- Xuất hiện nhiều làng thủ công nổi tiếng.
- Xuất hiện đô thị, phố xá.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ thuế.
- Vua Nguyễn chú trọng khai hoang, lập đồn điền nhưng việc khai hoang, thuỷ chưa mang lại hiệu quả.
- Nhà nước lập nhiều công xưởng và mở rộng khai thác mỏ.
- Các nghề thủ công trong nhân dân vẫn phát triển. 
- Buôn bán trong nước thuận tiện.
- Hạn chế buôn bán với phương Tây.
2. Văn hoá
 a. Văn học- Nghệ thụât- Giáo dục
 b. Khoa học – kĩ thuật
- Văn hoá dân gian phát triển.
- Giáo dục chưa phát triển.
- Văn học phát triển phong phú với nhiều tác phẩm của Trần Quốc Tuấn- Hịch tướng sĩ, Trần Quang Khải- Phò giá về kinh và Trương Hán Siêu- Phú sông Bạch Đằng.
- Dựng Quốc tử giám.
- Quốc sử viện do Lê Văn Hưu đứng đầu với bộ Đại Việt sử kí.
- Quân sự: Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn.
- Thiên văn : Đặng Lộ và Trần Nguyên Đán.
- y học: có danh y Tuệ Tĩnh.
- Chế tạo súng thần cơ và đóng thuyền chiến.
- Văn học phát triển cả văn học chữ Hán và chữ Nôm.
- các kì thi được tổ chức thường xuyên để chọn nhân tài xây dựng đất nước.
- Đại Việt sử kí của Phan Phu Tiên và Đại Việt sử kí toàn thư của Lê Văn Hưu.
- Hồng Đức bản đồ của Lê Thánh Tông.
- Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh.
- Chữ quốc ngữ ra đời.
- Ban Chiếu lập học.
- Xuất hiện truyện Nôm.
- Nghệ thuật sân khấu phong phú.
- Chế tạo vũ khí.
- Phát triển làng nghề thủ công.
- Văn học dân gian và văn học chữ Nôm phát triển rực rỡ.
- Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếngnhư chùa Tây Phương, Cố đô Huế
- Sử học: Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục
- Y học: có danh y Lê Hữu Trác(Hải Thượng Lãn Ông).
- Tiếp thu kĩ thuật của phương Tây.

File đính kèm:

  • docDe_cuong_su_7.doc