Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 43: Nước Đại Việt thời Lê sơ (Tiết 3) - Năm học 2020-2021

V. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Ổn định:

2. Bài cũ:

3. Bài mới:

3.1. Hoạt động khởi động:

*Mục tiêu: Cho HS đọc đoạn thơ liên quan đến sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử để nắm được những hiểu biết của HS về vấn đề liên quan đến bài học.

*Phương thức: Đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời.

+ Đọc đoạn trích dưới đây và cho biết em liên tưởng đến sự kiện lịch sử nào? Chia sẻ những hiểu biết của em về một số nhân vật lịch sử liên quan đến sự kiện lịch sử đó mà em biết:

“ Ta đây:

Núi Lam Sơn dấy nghĩa

Chốn hoang dã nương mình

Ngẫm thù lớn há đội trời chung

Căm giặc nước thề không cùng sống.”

( Theo : Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)

*Dự kiến sản phẩm:

+ Gv cho học sinh thảo luận theo cặp, phát biểu.

+ HS khác bổ sung.

+ Gv dẫn và nêu vấn đề vào bài mới.

3.2.Hoạt động hình thành kiến thức:

III.TÌNH HÌNH VĂN HOÁ, GIÁO DỤC

 

docx4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 43: Nước Đại Việt thời Lê sơ (Tiết 3) - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S: 10.2.2020 D: 20.2.2020
Tiết 43: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ ( 1428- 1527)(T3)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Học sinh nắm được những nét cơ bản về tình hình chính trị, quân sự, pháp luật, kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục thời Lê Sơ.
- Hiểu được sau khi nhanh chóng khôi phục sản xuất, nền kinh tế thời Lê Sơ phát triển mọi mặt.
- Biết được sự phân chia xã hội thành hai giai cấp chính: Địa chủ phong kiến và nông dân, đời sống các tầng lớp khá ổn định.
- Chế độ giáo dục thời Lê rất được coi trọng.
- Những thành tựu tiêu biểu về văn học, khoa học, kinh tế thời Lê Sơ.
- Nhận xét được thời Lê Sơ, nhà nước quân chủ trung ương tập quyền được xây dựng và củng cố vững mạnh, quân đội hùng mạnh, có tổ chức chặt chẽ, được huấn luyện thưường xuyên; pháp luật có điều khoản tiến bộ, đã quan tâm, bảo vệ phần nào quyền lợi của dân chúng và khuyến khích sản xuất phát triển. Trên các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục đều có bước phát triển mạnh, đạt được nhiều thành tựu. Đây là thời kì cường thịnh của quốc gia Đại việt.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử, biết rút ra nhận xét, kết luận, kĩ năng vẽ sơ đồ.
- Bồi dưỡng khả năng phân tích tình hình xã hội, kinh tế theo các tiêu chí cụ thể để từ đó rút ra nhận xét chung.
3.Tư tưởng:
- Bồi dưỡng tình yêu nước, niềm tự hào dân tộc về một thời kì phát triển rực rỡ và hùng mạnh cho HS
4. Năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ, 
- Năng lực chuyên biệt: so sánh, liên hệ, rút ra bài học
II. CHUẨN BỊ.
1.GV: 
 + Bảng phụ vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Sơ.
 + Sơ đồ trống về các tầng lớp xã hội thời Lê Sơ.
2. HS: Ôn lại bài đã học, chuẩn bị bài mới.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP :
- Phương pháp: gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận, kể chuyện
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 Bảng phụ, tham khảo tài liệu liên quan, tranh ảnh
V. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
3.1. Hoạt động khởi động:
*Mục tiêu: Cho HS đọc đoạn thơ liên quan đến sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử để nắm được những hiểu biết của HS về vấn đề liên quan đến bài học.
*Phương thức: Đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời.
+ Đọc đoạn trích dưới đây và cho biết em liên tưởng đến sự kiện lịch sử nào? Chia sẻ những hiểu biết của em về một số nhân vật lịch sử liên quan đến sự kiện lịch sử đó mà em biết: 
“ Ta đây:
Núi Lam Sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống.”
( Theo : Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)
*Dự kiến sản phẩm:
+ Gv cho học sinh thảo luận theo cặp, phát biểu.
+ HS khác bổ sung.
+ Gv dẫn và nêu vấn đề vào bài mới.
3.2.Hoạt động hình thành kiến thức:
III.TÌNH HÌNH VĂN HOÁ, GIÁO DỤC.
Hoạt động 1: Tình hình giáo dục và khoa cử.
*Mục tiêu:HS nắm được tình hình giáo dục và thi cử thời Lê Sơ.
*Phương thức: gợi mở vấn đáp, hợp tác
*Tổ chức hoạt động:
B1:Đọc sgk.
? Nhà Lê đã có những chính sách gì trong việc thi cử, học tập?
?Trường Quốc Tử Giám được xây dựng từ khi nào?Dưới triều nào.
?Để khuyến khích học tập, kén chọn người tài nhà Lê đã làm gì?
?Nội dung thi cử, học tập như thế nào?
?Vì sao nhà Lê tôn sùng đạo nho?
H:Thảo luận :Trọng người hiền tài có học thức. Ai muốn làm quan đề phải qua thi cử .
G: Cho H quan sát H45 bia tiến sĩ, hiện còn 81 bia tiến sĩ.
? Trên bia người ta ghi những gì?
Tên, tuổi, năm đỗ đạt, khoá thi.
G: Thời Lê tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.
H: Đọc chữ nhỏ sgk.
Thời Lê Thánh Tông có 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.
 ?Việc dựng bia ở Văn Miếu có ý nghĩa như thế nào?
- Đề cao việc học, tôn vinh những bậc trí thức Nho học.
? Em có thể kể tên 1 số trạng nguyên hay tiến sĩ thời Lê Sơ mà em biết.
? Nhận xét về tình hình giáo dục, thi cử thời Lê Sơ?
B2.HS thực hiện nhiệm vụ giao.
B3.HS báo cáo kết quả.
B4. HS nhận xét bổ sung, GV sơ kết.
Hoạt động 2: Văn hoá, khoa học, nghệ thuật.
*Mục tiêu: Nắm được những nét đặt trung về văn hóa, KH, nghệ thuật.
*PP: gợi mở vấn đáp, thảo luận nhóm /bàn/1 câu hỏi
*Tổ chức hoạt động:
B1.H:Đọc sgk.
? Tình hình văn học thời kì này ntn?
?Em hãy nêu những tác phẩm văn học tiêu biểu thời Lê Sơ?
?Em hãy đọc một đoạn trong bài cáo Bình Ngô mà em thích.
? Tác phẩm văn học thời kì này có nội dung như thế nào?
? Nhận xét gì về tình hình văn học thời kì này ?
? Thời Lê Sơ có những thành tựu khoa học tiêu biểu nào?
Về lĩnh vực sử học
Địa lí?
Y học?
Toán học?
? Em có nhận xét gì về các thành tựu khoa học thời kì này?
? Kể tên những loại hình nghệ thuật sân khấu thời kì này?
G:Lương thế Vinh đã biên soạn bộ 
“ Hí trường phả lục” nêu lên nguyên tắc biểu diễn.
? Nhận xét gì về lĩnh vực sân khấu thời kì này ?
?Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc có gì tiêu biểu?
GV: Bia Vĩnh Lăng bài văn bia Nguyễn Trãi.
? Nhận xét gì về thành tựu văn học, khoa học, nghệ thuật thời Lê ?
? Cảm nhận của em về triều đại Lê sơ ?
B2.HS thực hiện nhiệm vụ
B3.HS báo cáo kết quả
B4. HS nhận xét bổ sung, GV kết luận
1.Tình hình giáo dục và khoa cử.
- Cho dựng lại trường Quốc Tử giám, mở trường học nhiều nơi.
- Tất cả mọi người đều được thi.
- Tổ chức ba kì thi: Hương, Hội, Đình.
- Học tập, thi cử theo các sách của đạo nho
=> Tình hình giáo dục phát triển, tổ chức quy củ, chặt chẽ, công bằng.
2.Văn hoá, khoa học, nghệ thuật.
a.Văn học. 
- Văn học chữ Hán tiếp tục phát triển, chữ Nôm được coi trọng.
- Tác phẩm tiêu biểu: Đại cáo bình Ngô”, Quân trung từ mệnh tập.
-Nội dung: thể hiện tình yêu nước sâu sắc, niềm tự hào dân tộc và khí phách anh hùng.
-> Văn học phát triển.
b. Khoa học:
- Sử học: Đại Việt kí toàn thư- NSL.
- Địa lí: Dư địa chí - Nguyễn Trãi.
- Y học: Bản thảo thực vật toán yếu.
- Toán học: Đại hành toán pháp.
=> Phong phú, đa dạng.
c.Nghệ thuật.
- Sân khấu: Ca, múa, nhạc, chèo, tuồng .
-> Phục hồi và phát triển.
- Kiến trúc và điêu khắc: kĩ thuật điêu luyện, phong cách đồ sộ(lăng tẩm ở Lam Kinh)
-> Phát triển, có nhiều thành tựu rực rỡ.
=> Đây là triều đại phong kiến thịnh trị nhất, có cách trị nước đúng đắn, có nhiều nhân vật lịch sử tài năng..
3. Hoạt động luyện tập:
- Hoàn thành bảng so sánh sau vào vở:
Nội dung
Thời Lý – Trần
Thời Lê
Bộ máy nhà nước ở Trung ương
Các đơn vị hành chính ở địa phương
Cách đào tạo, bổ sung quan lại
Pháp luật
4. Hoạt động vận dụng:
*Mục tiêu: Nắm được giá trị của lãnh thổ nước ta. Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
*Phương thức:
- Dựa vào đoạn thông tin, kết hợp với hiểu biết của em, nêu chủ trương của các vua thời lê sơ đối với lãnh thổ của đất nước. Chủ trương đó có giá trị đến ngày nay không? Tại sao?
+ Thông tin: Vua Lê Thánh Tông căn dặn các quan trong triều: “ Một thước núi, một tấc sông của ta có lẽ nào lại vứt bỏ? Phải cương quyết tranh biện chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe còn có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di” – (Theo: Đại Việt sử kí toàn thư)”.
- Đóng vai một thuyết minh viên ở bảo tàng lịch sử, giới thiệu cho các bạn về một lĩnh vực thuộc triều đại Lê sơ mà em biết và thích nhất.
*Dự kiến sản phẩm: chủ trương đó vẫn có giá trị, nhưng nếu phạm tội thì trừng trị theo luật pháp.Theo lời Bác “Các Vua Hùng đã có công.giữ lấy nước”
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
*Mục tiêu: Tìm hiểu để mở rộng kiến thức
*Phương thức:
- Tìm đọc và xem một số cuốn sách:
+ Danh tướng Việt nam – Nguyễn Khắc Thuần- NXB GD, 1996
+ Chính sách sử dụng người tài của triều Lê Thánh Tông.
+ Tìm hiểu về nghệ thuật quân sự độc đáo của Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
*Dự kiến sản phẩm: 
Chuẩn bị:
- Làm các bài tập trong SBT
- Tìm hiểu tiếp tiết 4 về một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc.

File đính kèm:

  • docxTiet 43 Bai 20 Nuoc Dai Viet thoi Le so 1428 1527_12799340.docx