Giáo án Lịch sử 7 - Lê Thị Nguyện - Tiết 18: Kiểm tra 1 tiết
Câu 1. Khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng (0.25đ/ý đúng)
1. Xã hội phong kiến châu Âu gồm có hai giai cấp cơ bản đó là:
A. tư sản và vô sản C. địa chủ và nông dân
B. lãnh chúa và nông nô D. chủ nô và nô lệ
2. Đặc trưng nào sau đây là của lãnh địa phong kiến?
A. Khép kín, tự cung tự cấp dưới sự cai quản của lãnh chúa
B. Đóng kín, tự cung tự cấp dưới sự cai quản của một ông vua
C. Có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài do sự phát triển của thủ công nghiệp
D. Nông nô cày cấy trên ruộng đất của lãnh chúa và nộp tô thuế cho lãnh chúa
3. Chế độ phong kiến Trung Quốc hưng thịnh nhất vào thời kì nào sau đây?
A. Thời Tống C. Thời Hán
B. Thời Minh - Thanh D. Thời Đường
4. Nền văn hóa độc đáo của Campuchia thời kì Ăng co là:
A. Văn học dân gian B. Kiến trúc cung điện C. Kiến trúc đền tháp D. Kiến trúc chùa
cổ
Tuần: 09 Ngày soạn: 10/10/2014 Tiết: 18 Ngày dạy: 16/10/2014 KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: 1. Kiến thức: Kiểm tra việc nắm những nét khái quát về lịch sử thế giới trung đại: Các giai cấp trong xã hội phong kiến châu Âu, đặc trưng cơ bản của lãnh địa, khái niệm văn hóa phục hưng, tình hình Trung Quốc qua các triều đại, các vương triều ngoại tộc của Ấn Độ , tiến trình lịch sử Đông Nam Á, nét văn hóa đặc sắc của Campuchia thời kì hưng thịnh nhất. Kiểm tra các kiến thức lịch sử Việt Nam: Nắm được tình hình kinh tế nước ta thế kỉ X, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống ( 1075 – 1077) với cách kết thúc chiến tranh độc đáo của danh tướng Lý Thường Kiệt 2. Tư tưởng: HS có thái độ trân trọng những giá trị văn hóa của nhân loại, tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc 3. Kỹ năng: Rèn luyện cho các em kĩ năng so sánh, phân tích, giải thích, khái quát II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Trắc nghiệm (3 điểm) + Tự luận (7 điểm) III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL TN TL Xã hội phong kiến châu Âu Nắm được các giai cấp trong xã hội phong kiến châu Âu, đặc trưng cơ bản của lãnh địa phong kiến Nắm được khái niệm” văn hóa phục hưng” 1.5 1.5 Số câu: 1.5 Số điểm: 1.5 0.5 0.5 1 1 Xã hội phong kiến phương Đông Biết được giai đoạn hưng thịnh chế độ phong kiến Trung Quốc Nắm được nét văn hóa độc đáo của Campuchia thời phong kiến Hiểu được tiến trình lịch sử của các quốc gia ĐNA từ những năm đầu công nguyên đến giữa thế kỉ XIX So sánh được điểm giống và khác nhau của vương triều Hồi giáo Đê li và vương triều Ấn Độ Mô – gỏn 2.5 3.5 Số câu: 2.5 Số điểm: 3.5 0.5 0.5 1 1 1 2 Buổi đầu độc lập thời Ngô – Đinh – Tiền Lê Trình bày tình hình kinh tế nước ta thời Ngô - Đinh -Tiền Lê (thế kỉ X) 1 2 Số câu: 2 Số điểm: 4 1 2 Nước Đại Việt thời Lý ( thế kỉ XI – đầu thế kỉ XIII) Hiểu được cách kết thúc chiến tranh độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077) 1 3 Số câu: 1 Số điểm: 3 1 3 Số câu: 4 Số điểm:10 2 3 1 1 1 1 1 3 1 2 6 10 Tổng cộng 3 4 2 4 1 2 6 10 IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1. Khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng (0.25đ/ý đúng) 1. Xã hội phong kiến châu Âu gồm có hai giai cấp cơ bản đó là: A. tư sản và vô sản C. địa chủ và nông dân B. lãnh chúa và nông nô D. chủ nô và nô lệ 2. Đặc trưng nào sau đây là của lãnh địa phong kiến? A. Khép kín, tự cung tự cấp dưới sự cai quản của lãnh chúa B. Đóng kín, tự cung tự cấp dưới sự cai quản của một ông vua C. Có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài do sự phát triển của thủ công nghiệp D. Nông nô cày cấy trên ruộng đất của lãnh chúa và nộp tô thuế cho lãnh chúa 3. Chế độ phong kiến Trung Quốc hưng thịnh nhất vào thời kì nào sau đây? A. Thời Tống C. Thời Hán B. Thời Minh - Thanh D. Thời Đường 4. Nền văn hóa độc đáo của Campuchia thời kì Ăng co là: A. Văn học dân gian B. Kiến trúc cung điện C. Kiến trúc đền tháp D. Kiến trúc chùa cổ Câu 2. Nối thời gian khởi nghĩa ứng với tiến trình lịch sử của khu vực Đông Nam Á: Cột A Cột B Đáp án 1. Thế kỉ I - X A. Trở thành thuộc địa của tư bản phương Tây 1……… 2. Thế kỉ X - XVIII B. Hình thành các vương quốc cổ 2. ……… 3. Nửa sau thế kỉ XVIII C. Thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến 3. ……… 4. Giữa thế kỉ XIX D. Thời kì suy yếu của các quốc gia phong kiến 4. ……. Câu 3: Điền Các cụm từ : Tầm cao, tinh hoa, khôi phục, phát triển vào chổ chấm để hoàn thành khái niệm “Phong trào văn hóa phục hưng” “ Phong trào văn hóa phục hưng”: là ………………….những …………………văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô Ma, đồng thời……………………nó ở ………………mới. II. TỰ LUẬN (7đ) Câu 4: Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau của Vương triều Hồi giáo Đê – li và vương triều Ấn Độ Mô – gôn? (2đ) Câu 5: Trình bày khái quát tình hình kinh tế nước ta thời Ngô - Đinh – Tiền Lê thế kỉ X (2đ) Câu 6: Lý Thường Kiệt đã kết thúc cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077) như thế nào? Vì sao nói đó là cách kết thúc rất độc đáo?(3đ) V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM: (3đ) (mỗi ý đúng 0.25đ) Câu 1: 1-B; 2-A; 3-D; 4- C Câu 2: 1-B; 2-C; 3-D; 4-A Câu 3: Khôi phục, tinh hoa, phát triển, tầm cao II. TỰ LUẬN: (7đ) Câu 4: (2đ) Điểm giống nhau: Đều là vương triều ngoại tộc ( người nước ngoài (Thổ Nhĩ Kì và Mông Cổ) xâm lược lập nên (0.75đ) Điểm khác nhau: Chính sách đối nội (1.25đ) Vương triều Hồi giáo Đê Li thi hành chính sách cướp đoạt ruộng đất của nhân dân Ấn Độ, ban hành chế độ phân biệt kì thị tôn giáo chia rẽ đoàn kết dân tộc nên bị nhân dân Ấn Độ phản đối mạnh mẽ Vương triều Ấn Độ Mô-gôn đã thi hành chính sách hòa hợp dân tộc, xóa bỏ chính sách kì thị tôn giáo ra sức ổn định và phát triển kinh tế vì vậy được nhân dân Ấn Độ ủng hộ Câu 5: (2đ) Nông nghiệp: (0.75đ) Ổn định và bước đầu phát triển, nghề trồng dâu nuôi tằm được khuyến khích Thủ công nghiệp: (0.75đ) - Nhà nước: Đúc tiền, rèn đúc vũ khí phục vụ cho nhu cầu của vua quan - Nhân dân: Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển phục vụ cho nhu cầu của nhân dân ® Tận dụng được nhiều thợ giỏi Thương nghiệp: (0.5đ) - Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng được hình thành - Buôn bán với nhà Tống Câu 6: (3đ) Lý Thường Kiệt đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) bằng việc chủ đông giảng hòa khi quân Tống đang thua to ở trần chiến đấu trên Phòng tuyến sông Như Nguyệt. (1đ) Cách kết thúc đó là cách kết thúc độc đáo bởi nhà Tống là một nước lớn chúng ta để cho quân Tống một đường rút sẽ không làm tổn hại danh dự nước lớn, từ đó nhà Tống sẽ nể phục và muốn tạo mối quan hệ bang giao dài lâu giữa hai nước (1đ) Cách kết thúc đó còn thể hiện truyền thông nhân đạo cốt chuộng khoan dung của dân tộc ta, kết thúc bằng việc giảng hòa sẽ giảm thương vong giữa hai bên, bảo toàn tính mạng của nhiều người (1đ) VI. KẾT QUẢ STT KHỐI/ LỚP TSHS Giỏi Khá TB Yếu Kém TB trở lên TS % TS % TS % TS % TS % TS % 01 7A1 27 02 7A2 27 03 7A3 28 04 7A4 28 05 7A5 28 06 7A6 28 VII. RÚT KINH NGHIỆM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ………
File đính kèm:
- su 7 tiet 18.docx