Giáo án Kỹ năng sống Khối 9 - Tuần 15: Kỹ năng phòng tránh tác hại các chất kích thích

- GV dẫn: Ma túy nguy hiểm bởi nó tác động trực tiếp vào thần kinh khiến người nghiện khó kiểm soát. Những người nghiện ma túy một thời gian dài thường bị thay đổi rất nhiều về tâm sinh lý. Họ không chỉ biến đổi về cơ thể mà thay đổi cả về nhân cách.

- Chia nhóm 3 – 4 học sinh.

Theo em, một người nghiện thường có những cảm xúc như thế nào?

- HS các nhóm trình bày, GV chốt:

+ Khi có ma túy, người nghiện có thể cảm thấy thoải mái, hung phấn. Song khi thiếu nó, họ lo lắng, bồn chồn, bứt dứt.

+ Do các chất ma túy thường tạo nên khoái cảm, sảng khoái giả tạo nên người nghiện thường bị giảm hứng thú với cuộc sống bên ngoài, nhân cách bị thu hẹp, cách cư xử cũng trở nên thô lỗ hơn. Bằng chứng là đa số người nghiện thường ít chú ý đến người thân, thờ ở với công việc, với những vui buồn trong cuộc sống. Hậu quả của điều đó là rất nhiều gia đình đã tan nát, của cải vật chất thiếu thốn, suy tồi về tinh thần, đạo đức dẫn đến các hành vi phạm pháp

Tùy vào từng loại ma túy mà ảnh hưởng của chúng đến tâm sinh lý người nghiện sẽ khác nhau.

 

doc22 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Kỹ năng sống Khối 9 - Tuần 15: Kỹ năng phòng tránh tác hại các chất kích thích, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành vi theo hướng tiêu cực hay cáu gắt cục tính xấu tính, hay quên, chóng quên, nói năng không logich, nói lắp, mạch tư duy lộn xộn hay lẫn lộn giữa hiện tại quá khứ và tương lai hoặc bị cuốn quá sâu vào một việc cụ thể nào đó như: tháo lắp sửa chữa đồ đạc, nghe nhạc chơi game v.v... Giai đoạn nặng hơn thường nghe thấy, nhìn thấy hay nói và hành động theo những điều không có thật theo motip ghen tuông và ám ảnh bị hại (ảo thanh, ảo giác và hoang tưởng). Họ hay nói dối và sao nhãng trong học tập, công việc thương bi quan và buông xuôi, bất minh về  thời gian và tài chính,nếu sử dụng ở nhà sẽ tìm thấy các dụng cụ như: bình ga mini, bật lửa, ống hút, ống thủy tinh v.v..
GV tổng kết: Nhận biết những cảm xúc này và lí do của nó giúp ta có cái nhìn cảm thông hơn với họ.
(GV cho hs đọc phần phụ lục 1)
HS nhận ra những biểu hiện của cơ thể khi phấn khích và những ảnh hưởng của phấn khích lên con người.
HĐ3: Những cách hỗ trợ cho người nghiện chất trong các giai đoạn khác nhau
- Thời gian: 30 phút
- Phương pháp và KTDH: Động não, thuyết trình, hỏi đáp.
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm
- Chuẩn bị: Phụ lục 2
Video: https://www.youtube.com/watch?v=J1bdw6lTelQ
- HS làm việc theo nhóm và thảo luận về những cách phát triển cảm xúc tích cực cho người nghiện chất trong các giai đoạn khác nhau.
- Gv nhận xét và chia sẻ với học sinh nội dung ở phụ lục 2
- GV tổng kết: Việc chia sẻ cảm xúc và giúp người nghiện chất duy trì suy nghĩ lạc quan, tích cực sẽ tạo cơ hội cho họ sớm hòa nhập với cộng đồng.
GV cho hs xem video về tâm sự của một người nghiện đã tìm được ánh sáng cho cuộc đời mình.
https://www.youtube.com/watch?v=J1bdw6lTelQ
HS biết những giai đoạn khác nhau của một người nghiện chất và cách hỗ trợ họ phù hợp trong từng giai đoạn để duy trì cảm xúc tích cực
4. Tổng kết buổi học (3 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: Là con người, ai ai cũng có những cảm xúc vui buồn, giận dữ, lạc quan Tuy nhiên, chúng ta rất may mắn vì có thể tự điều chỉnh cảm xúc hành vi của mình. Hãy thông cảm hơn với cảm xúc của những người nghiện các em nhé!
5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học.
- Tìm hiểu trước về nội dung bài học hôm sau là các chất kích thích.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 ThS. Trần Thị Thảo
PHỤ LỤC 1
CẢM XÚC CỦA MỘT NGƯỜI NGHIỆN CHIA SẺ LẠI
Tất cả chúng ta dường như đều gặp rắc rối với cảm xúc của mình, từ những người đang nghiện đến những người đã hồi phục được một thời gian. 
    Có lẽ chúng ta mơ hồ không nhận ra, hoặc chúng ta chối bỏ hoàn toàn, nhưng rõ ràng, điều không ổn đang diễn ra trong cách mà chúng ta cảm nhận về cảm xúc của chính mình.
    Vậy cảm xúc của chúng ta khác với mọi người như thế nào?, từ bao giờ và vì sao? Thật khó để chúng ta trả lời 3 câu hỏi này và đương nhiên chúng ta cũng chẳng cần phải phải làm điều đó. Thế nhưng, thật cần thiết để biết tại sao rối loạn cảm xúc là một triệu chứng của bệnh nghiện. Biết tại sao là cách để chiến thắng nó. Giống như binh pháp có câu: Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng .
    Là con người thì ai cũng phải có những xúc cảm: buồn, vui, chán nản, hồi hộp, hưng phấn, lo lắng, sợ hải, tức giận, đau khổ và nhiều nhiều lắm. Khi một cảm xúc nào đó xuất hiện, người ta cảm nhận nó, và đương nhiên phải chấp nhận nó thôi, dù nó có tệ đến đâu đi nữa, vì đó là một phần tất yếu của cuộc sống, đồng thời cũng là cách để con ngưới cảm nhận cuộc sống. Có lúc, con người cảm thấy cuộc sống thật tàn nhẩn, và chỉ muốn chấm dứt mọi đau khổ ở đây, họ muốn chết ngay lúc này Một số người đã làm như thế, nhưng phần lớn là không, vì sau những cảm xúc tồi tệ đó, họ lại có những cảm xúc vui vẻ, thăng hoa khác và họ tiếp tục sống.
      Còn những người nghiện chúng ta thì sao? 
      Khi chúng ta bắt đầu sử dụng heroin cũng là khi chúng ta bắt đầu chơi một trò chơi nho nhỏ với cảm xúc của mình Khác với mọi người, chúng ta cho rằng chúng ta có quyền lựa chon những cảm xúc mình muốn, loại bỏ những cảm xúc mình không muốn, không tiếp nhận nó để không bị nó dày vò..Thật là tuyệt , khi một người làm được điều đó.  Chúng ta không muốn có cảm xúc buồn chán, tức giận, hồi hộp, căng thẳng, lo lắng, sợ hải, vv, thế là chúng ta sử dụng heroin để đề nén chúng. Ngay khi vừa tiêm vào máu, một mùi hương sộc lên mủi, lập tức chúng ta cảm thấy ngây ngất. Đó là lúc não chúng ta tiếp nhận được chất gây khoái cảm từ heroin, khoái cảm này rất mạnh nên nó che phủ hết những cảm xúc hiện tai mà chúng ta đang có.  Khi chúng ta nằm xuống hút vài hơi thuốc lá, mắt nhắm lại, đê mê, bây bổng, quên hết mọi thứ hiện tại đang diển ra, hoàn toàn không còn dấu vết của những cảm xúc trước đó Bình thường thôi!, là con người ai lại không thích ? Từ đó chúng ta lao vào trò chơi này, và chinh phục các level cao hơn. Chúng ta không dùng heroin để đề nén cảm xúc nữa, chúng ta dùng nó để tạo ra cảm xúc mới làm chúng ta hưng phấn hơn, lanh lợi, khôn khéo hơn, và rất hứng thú..Sau một thời gian dài sống trong ảo cảm đó  hậu quả là sao?  Không còn chồ trống nào dành cho những cảm xúc tự phát nữa, khổng chỉ những cảm xúc chúng ta không thích, mà là tất cả mọi cảm xúc không còn xuất hiện nữa. ( Nếu có, thì cũng rất mơ hồ, nhạt nhòa, đến mức không nhận ra được).
      Nhưng có một cảm xúc luôn được chúng ta nhận ra, hầu như mỗi ngày, đó là cảm xúc ‘thỏa mãn’do heroin đem lại, chiếm ngự trong ta. Chúng ta không cón thấy xấu hổ, tội lổi trước những hành vi của mình nữa.
     Bộ não con người là một bộ máy rất hiện đại, nhưng nó chỉ hoạt động tốt khi hằng ngày đọc được các file cảm xúc để updata. Vậy mà chúng ta lại dùng virus để hủy dần các file cảm xúc đó, hằng ngày não updata các file nhiểm virus, nên lại càng có những mệnh lệnh cho chúng ta tạo ra thêm nhiều virus hơn nữa. Chúng ta sống theo cách hoành hành của virus. Mỗi chúng ta đã thành con virus để hủy hoại xã hội của chính chúng ta. (Nói chơi thôi.!)
     Thực tế là trong não của chúng ta có một điểm gọi là trung tâm gây xúc cảm, tùy vào tác động bên ngoài mà nó tạo ra các cảm xúc khác nhau, có lúc tiêu cực, có lúc tích cực. nhưng trung tâm này rất hào phóng, đôi khi nó cho chúng ta- những người sử dụng heroin- cảm xúc hưng phấn, ngây ngất, yêu đời, chúng ta thấy mình nhạy bén và lanh lợi ở mức tối đa mà không cần một tác động nào bên ngoài cả, đó là ma túy nội sinh đấy các bạn à Con người bình thường ai cũng có cả, nhưng chúng ta thì không, vì chúng ta dùng ma túy, là nguồn lực từ bên ngoài tác động vào trung tâm gây cảm xúc, tạo ra những cảm xúc đó, lâu dần não chúng ta quen việc này và không còn khả năng tự tạo ra ma túy nội sinh nữaVì thế nên chúng ta thường cảm thấy vô cùng buồn chán khi không sử dung ma túy. Và sự buồn chán sẽ theo chúng ta một thời gian rất dài trong quá trình hồi phục, cho đến lúc não chúng ta tái tạo lại khả năng sản xuất ma túy nội sinh của nóTuy nhiên, điều nầy không có nghĩa là, trong thời gian hồi phục, chúng ta không thể có những niềm vui, hưng phấn và yêu đời.
       Hãy nghĩ về thời gian sống lệ thuộc vào ma túy, các tác hại thực sự từ các ảo cảm của ma túy để chống lại sự buồn chán đang dâng lên trong lòng chúng ta ..và khắc phục dần từ những điều nhỏ nhất, dể làm nhất, để hạn chế gặp lại cảm xúc thỏa mãn cũ.
       Cẩn thận, cảnh giác nếu khi nào từ tác động bên ngoài làm chúng ta thấy cực kì hạnh phúc, quá tự tin, hưng phấn tột độ, vui vẻ quá mức (có người yêu mới, hay có tiền thật nhiều chẳng hạn) thì chính lúc này ma túy đang ở rất gần chúng ta đó các bạn. Nó sẽ lao vào tóm lấy chúng ta ngay khi có cơ hộiVì cảm xúc thích thú này sẽ không ở lại lâu với chúng ta đâu, chúng bỏ rơi ta, nhưng không trả chúng ta trở vể trạng thái bình thường, mà là trạng thái cực kì bất hạnh, cực kỳ chán nản, mất hết niềm tin, chúng ta sẽ thấy mình ở tận cùng của sự buồn bã và đau khổ Thật khủng khiếp phải không ? Cơ hội của ma túy đã chín mùi rồi đấy, lúc này mổi người trong chúng ta đang nghĩ gì ? Chúng ta sẽ sử dụng ma túy, đúng không ? Nếu không thì quá good khỏi phải bàn..  Nếu đúng, chắc chắn chúng ta phải lên ngựa và phi nước đại đi tìm cục hàng thôi, không thể về nhà chui vào phòng ngủ yên được, chính lúc này đây,chúng ta cần đánh thức tất cả sức mạnh nội tâm của mình, áp dụng những gì đã biết, chúng ta mang trong người căn bệnh nghiện mãn tính, thêm lần sử dụng nữa thôi,  nó sẻ tái phát và giết chết chúng ta. Nhưng đó chỉ là một cách nói quá đơn giản và dể dàng, để thực hiện không dể chút nào và mỗi người trong chúng ta đều phải có một cách để vượt qua. ‘khúc sinh tử, hồn ai nấy giữ’.
NGHIỆN MA TÚY, ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ?
Nghiện ma túy là gì?
Nghiện ma túy là căn bệnh mãn tinh, dể tái phát, thuộc về não bộ, gây rối loạn về hành vi và cảm xúc.. Người nghiện sẽ mất sự nhận thức sáng suốt, có thể hủy hoại mọi thứ mà họ nghĩ đến, chỉ để đáp ứng nhu cầu sử dụng ma túy, , không còn cảm nhận được mọi hậu quả. Đó là những hành vi mang tính cưởng bức, 
      Một người mắc bệnh nghiện khi họ đả trải qua 3 quá trình sử dụng. 
              -Đầu tiên, là giai đoạn hưởng thụ, đầy hưng phấn và bây bổng của người nghiện.Họ thường muốn càm thụ được hết những cảm giác lạ đê mê của ma túy, họ muốn ngửi được mùi vị thơm thơm sặc lên mũi mổi khi sử dụng, họ muốn tìm hiểu và trải nghiệm thêm nữa,, đa số họ sẽ không dừng lại ở giai đoạn này
             -Giai đoạn thứ 2 là  lạm dụng, đây là khoảng thời gian mà người nghiện sống hoàn toàn trong lãng quên chính mình, họ có thể sử dụng ma túy ở bất cứ mọi nơi bất cứ khi nào..Trong thâm tâm họ cảm thấy lúc nào cũng cần dến ma túy và đương nhiên họ sẽ đánh đổi mọi thứ để có ma túy. Họ bắt đầu bỏ qua những suy nghĩ đúng đắn của bản thân, gở bỏ những cảm xúc đau buồn và tội lổi.
             -Giai đoạn cuối cùng là lệ thuộc: ở giai đoạn này họ không còn sử dụng được ma túy một cách hiệu quả nữa, chính xác là họ đã hoàn toàn bị ma túy kiểm soát và sai khiến, từ ý nghĩ lẩn hành động, họ cần ma túy để sống và sống chỉ để sử dụng ma túy. Có lúc họ lặn lội, dùng đủ mánh khóe hoặc phải trả giá đắt chỉ để có được một it ma túy, mà khi sử dụng, thì không được gì cả, chỉ với mong muốn để được như một người bình thường  ..có người  trải qua 3 quá trinh này trong vòng vài năm, có người thì thời gian lâu hơn hoặc ngắn hơn, tuỳ vào các yếu tố, hoàn cảnh, bản tính v.v của mỗi người.
        Nhiều người bắt đầu thấy chán nãn, tìm mọi cách để thoát khỏi sự khống chế  và áp đặt của ma túy,. Tất nhiên là sẻ phải có người thành công nhưng tỷ lệ rất thấp. Chưa có một thống kê nào của chính phủ về điều này, nên chúng ta không thể biết là thấp tới đâu ?
       Vậy số đông  người nghiện còn lại sẽ như thế nào đây? 
       Những số phận được an bày ở các trường lớn. 
       Một số thì quyết  tâm dâng nộp linh hồn và thể xác cho ma túy.  
Số khác  loay  hoay tim cách thoát  khỏi sự kiểm soát của ma túy, nhưng không thể !
     Họ tuyệt vọng, đau khổ, chán nản và hoàn toàn bất lực nhưng không còn cách nào khác, họ vẩn phải chiến đấu chống lại  căn bệnh của mình và thường thì mỗi ngày họ đều nhận được một thất bại..
Một số ít do quá chán nản, và tuyệt vọng suy sụp tinh thần, không chịu đựng nổi thời gian khủng hoảng kéo dài, đã quyết định tự giải thoát cho mình bằng cái chết. Đa số người nghiện còn lại  đều  tự cắt cơn được . Nhưng chắc chắn qua được vài ngày cắt cơn mệt mỏi, họ lai tiếp tục sử dụng lạiMa túy luôn có đủ lí lẻ và quyền lực để sai khiến họ làm điều đó.
      Hiện nay dư luận xã hội ở đất nước chúng ta luôn lên án những người nghiện ma túy, xem họ là những người suy đồi đạo đức, mất nhân cách và không thể cứu chữa, pháp luật thì được quyền kết án họ (ngay cả khi họ không phạm pháp), đúng với chính sách phòng bệnh hơn chửa bệnh, vì ...một người đã mắc bệnh nghiện, sớm muộn gì cũng phạm tội thôi, đương nhiên phải loại trừ thiểu số bệnh hoạn khỏi cộng đồng, để bảo vệ số đông rồi ! Ngay cả hành vi sử dụng ma túy của họ, cũng đủ để họ được tống vào những Trường Nghi định, nghỉ mát dài hạn, khi mà các trường đang thiếu quân và có lệnh thu gom đó mà. Nhìn những cậu nhỏ mới tập tành hút chích, xui xẻo bị tóm ở đầu một con hẻm bán ma túy, và đương nhiên cậu ta sẽ được mở rộng tầm mắt, học hỏi thêm được nhiều mánh khóe trong một cộng đồng toàn người nghiện, mang tên thanh thiếu niên...Số phận cậu nhỏ kia sẽ ra sao đây ? Ai thèm quan tâm chứ.! Thật chua xót. Thế còn hoàn cảnh sống trong đó thì sao ?  Chế độ nào dành cho người nghiện? Phương pháp cai nghiện của các Trường là gì ? Hiệu quà ra sao ? Câu trả lời xin được bỏ trống,  ‘in đành pó tay’, hix ! Nhưng những người có thẩm quyền, nhận ra rằng họ không thể giúp người nghiện phục hồi bằng những Nghị định của họ, dù thời gian của Nghị định là bao lâu đi nữa. Sự áp đặt, cưởng bức ở bất cứ Trường nào, dù ghê gớm tới đâu, cũng không thể mạnh hơn ma túy đượ. Hơn nữa, môi trường, hoàn cảnh ở đây, luôn tạo điều kiện lý tưởng để bệnh nghiện phát triển mạnh mẽ hơn và trầm trọng hơn bao giờ hết.
      Người bệnh có thể tái nghiện ngay khi mãn án và được về đời..Vây giải pháp là gì ? Một câu hỏi đủ lớn để làm đau đầu những người có thẩm quyền và có quyết tâm muốn điều trị cho những con người đáng được... thương hại, hơn là tước mất quyền công dân, đẩy họ tới tận cùng cuộc sống, , một nơi đầy tối tăm, biệt lập và không có lối thoát, dù lổi lầm của họ có nhiều đến đâu, thì họ vẩn là công dân của đất nước, họ luôn đủ tư cách và điều kiện để được nhận sự giúp đở từ phía Chính phủ..
      Gần đây, có lan truyền các loai thuốc như Natrex, Methadone, Bông sen, và được tuyên truyền rằng đó là những thần dược có thể điều tri bệnh nghiện, làm cho người bệnh và gia đình họ thấp thổm hy vọng và tìm mua với gia tiền không thỏa đáng (có thể nó quá rẻ nếu trị dứt bệnh, nhưng quá mắc vì không hiệu quả). 
      Các bạn đang điều trị bằng các  loại thần dược nầy, thắc mắc tại sao không hiệu quả.. ?  Xin nói ngay là Natrex chỉ có tác dụng chế ngự căn bệnh, nhưng nó vẫn còn đó, vẫn ở đó trong não các bạn. Càng chế ngự, nó càng mạnh hơn và tới một lúc có cơ hội, nó sẽ bộc phát ngay thôiNói thêm,  natrex không thể dùng để cắt cơn. Còn thần dược « bông sen » được cho là cắt cơn êm ái, không vật vã, giúp người nghiện phấn chấn muốn làm lại cuộc đời, hay thật !  Nếu bạn nào muốn trải nghiệm cảm giác này, xin dùng thử trước  một ít, đừng dại ma mua luôn vài chai. Sau khi có những trãi nghiệm về cảm giác khi sử dụng thẩn dược này, các bạn sẻ thấy tác dụng của nó thậm chí còn thua Tata  hay Ibu nữa.
      Dám chắc là không có bất kì loại thần dược hay biệt dược nào có thể điều trị hiệu quả bệnh nghiện cảhà hà !  Nhưng các bạn đừng vội thất vọng và trách móc số phận  đen thui u tối của mình nữa,  vì nghiện không phải là căn bệnh nan y và hoàn toàn có thể điều trị được chỉ cấn vài yếu tố đơn giản mà đa số những người nghiên ai cũng có. Đó là sự khát khao hồi phục, chán ngán ma túy và mệt mỏi vì phải sống lệ thuộc, sau đó là học hỏi những cái mới, tiếp nhận nó: “chương trình điều trị 12 bước”. Đến với chương trình này, các bạn được điều trị tâm lý, biết rõ hơn về chứng bệnh của mình, cách hoạt động của nó ra sao, nó điều khiển và ra lệnh cho ta bằng cách nào, và đầy đủ phương pháp để có thể chiến thắng được bệnh nghiện, các bạn được trang bị những kỹ năng để đối phó, vượt qua những hoàn cảnh có thể gây tái nghiện,  các bạn sẽ nhận được nhiều sự giúp đỡ và hỗ trợ từ phía mọi người và gia đình
(Tác giả bài viết giấu tên)
PHỤ LỤC 2
Giai đoạn trước khi cắt cơn
Đặc điểm tâm sinh lý: Trước khi cắt cơn, người nghiện ma túy vẫn trong quá trình sử dụng ma túy. Vào lúc này, họ cũng đã nhận ra được hậu quả của việc sử dụng ma túy và có sự mâu thuẫn, day dứt giữa việc từ bỏ hay tiếp tục sử dụng ma túy.
Trong giai đoạn này, họ thường rơi vào trạng thái bất ổn, mất tập trung, thu mình lại và rất dễ bị khủng hoảng.
Cách khắc phục: Lúc này, sự chia sẻ, lắng nghe, động viên từ người thân và bạn bè là vô cùng cần thiết để họ có quyết tâm cai nghiện.
Giai đoạn cắt cơn
Thời gian: Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 15.
Đặc điểm tâm sinh lý: Đây là giai đoạn đầu người nghiện ma túy bắt đầu ngừng sử dụng ma túy và họ sẽ xuất hiện các triệu chứng rối loạn sinh học: người mệt mỏi, ngáp chảy nước mắt, nước mũi, nổi da gà, vã mồ hôi, thèm ma túy, mất ngủ, đau mỏi cơ khớp buồn bực chân tay, chuột rút cơ, dãn đồng tử, tăng thân nhiệt
Về tâm lý, người nghiện sẽ trở nên chán nản, tính khi thay đổi thất thường, hay khó chịu, cáu gắt. Lúc đầu họ sẵn sàng phối hợp điều trị, nhưng sau đó thì họ không muốn cai nữa, họ uể oải, không tự chủ được bản thân, nhiều khi họ đi lại lung tung, nói năng thô tục bừa bãi.
Cách khắc phục: Ở giai đoạn này, cần có các phương pháp cắt cơn giúp họ đỡ khó chịu hơn, ví dụ như dùng thuốc và họ cũng cần một chuyên viên tư vấn để trấn an cảm xúc của họ và thuyết phục họ yên tâm điều trị.
Giai đoạn lạc quan tếu
Thời gian: Từ ngày thứ 16 đến ngày thứ 45
Đặc điểm tâm sinh lý: Sau giai đoạn cắt cơn, sức khỏe của người nghiện bắt đầu hồi phục và họ thường lầm tưởng đã chiến thắng & dễ dàng bỏ được ma túy. Lúc này, họ có cảm giác lâng lâng như đi trên mây, hưng phấn, nói cười rất nhiều hay bộc lộ những lỗi lầm trong quá khứ, khẳng định không bao giờ nhắc lại những quá khứ đó.
Những đặc điểm tâm lý giai đoạn này đã đánh lừa nhiều cán bộ điều trị, họ tưởng đã cai nghiện cho một người thành công do tâm lý ngộ nhận về mình.
Cách khắc phục: Sau khi cắt cơn, giải độc người nghiện vẫn phải tiếp tục điều trị chống tái bằng thuốc và cần được tư vấn về tâm lý để chống tái nghiện.
Giai đoạn bế tắc
Thời gian: Từ ngày thứ 46 đến ngày thứ 120
Đặc điểm tâm lý: Đây là giai đoạn người nghiện thường có những tâm lý xấu ảnh hưởng đến công tác điều trị phục hồi như hay buồn chán, lười nhác, cáu kỉnh, thiếu tự tin, không thật thà, hay cô đơn, bi quan, chán nản, dễ kích động đánh nhau hoặc dọa tự sát, lo lắng, phủ nhận thực tế; hồi tưởng lại những hình ảnh, âm thanh về những ngày qua họ sử dụng ma túy; không có khoái cảm tình dục; dễ bị bạn bè rủ rê hoặc muốn sử dụng lại ma túy; dễ bỏ dở điều trị, có nguy cơ tái nghiện; thiếu lòng tự trọng.
Về sinh lý, cơ thể họ đã bắt đầu hồi phục lại bình thường, chỉ còn một số triệu chứng như mất ngủ, đau nhức trong xương
Cách khắc phục: Vào giai đoạn này, tâm lý người nghiện thường muốn có thêm nhiều bạn mới, do đó cán bộ điều trị phục hồi phải nắm bắt được những đặc điểm tâm lý của họ để định hướng phục hồi, sửa đổi hành vi, khuyến khích họ tham gia các chương trình hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để họ tiếp xúc với gương tốt, học hỏi kinh nghiệm những người đã cai nghiện thành công.
Giai đoạn tự điều chỉnh
Thời gian: Từ ngày thứ 121 đến ngày thứ 180
Đặc điểm tâm sinh lý: Đây là giai đoạn phục hồi của người nghiện và họ sẽ thấy hiện tượng buồn chán giảm, tích cực tham gia cai nghiện; mức độ thèm ma túy giảm; nhận thức được tác hại của ma túy; người nghiện thích lẻ loi, cô độc, không muốn tham 

File đính kèm:

  • docKNS lop 9 2020 Tuan 15_12761442.doc
Giáo án liên quan