Giáo án Kỹ năng sống Khối 9 - Tuần 11: Kỹ năng tư duy sáng tạp với sáu mũ tư duy

- GV kể cho hs nghe câu chuyện sau đây:

Có một người cha giàu có với 3 người con trai. Ông muốn trao lại tài sản cho người con thông minh nhất. Thế là ông nghĩ ra một cách: đưa cho mỗi người một khoản tiền nhỏ và bảo những người con hãy mua thứ gì có thể làm đầy được nhà kho, càng đầy càng tốt.

Ba người con cầm tiền và đi tìm thứ vừa rẻ vừa dễ làm đầy nhà kho. Người con cả nhìn thấy một cái cây rất to trên đường, và nghĩ rằng cành và lá cây rất cồng kềnh, sẽ tỏa ra được mọi ngóc ngách của phòng. Thế là anh ta mua hết cành cây và thuê người đem về nhà.

Người con thứ hai thì mừng húm khi nhìn thấy đống cỏ khô. Cỏ vừa rẻ vừa nhẹ, lại nhỏ, dễ dàng làm đầy nhà kho. Thế là anh ta mua hết cỏ và thuê người đem về nhà.

Người con út nghĩ đi nghĩ lại về cách làm đầy nhà kho sao cho vừa hiệu quả, vừa không tốn kém. Cuối cùng, anh ta chỉ mua một ngọn nến. Khi thắp ngọn nến lên, cả nhà kho đầy tràn ánh sáng. Người cha rất hài lòng và để lại tài sản cho người con út.

- GV hỏi hs: Thông điệp mà bài học trên muốn gửi tới chúng ta là gì?

GV ghi lên bảng tất cả những câu trả lời của học sinh

GV: Có nhiều cách để giải quyết một vấn đề. Người có tư duy sáng tạo luôn là người chiến thắng. Để thắp sáng được ngọn nến sáng tạo trong mỗi người, đầu óc chúng ta cần đầy trước đã.

--> Dẫn nhập vào bài: Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta có cách tư duy sáng tạo và dễ dàng trong việc giải quyết vấn đề với sáu mũ tư duy.

- HS lắng nghe, mở vở ghi bài.

 

doc11 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 840 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kỹ năng sống Khối 9 - Tuần 11: Kỹ năng tư duy sáng tạp với sáu mũ tư duy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO VỚI SÁU MŨ TƯ DUY
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức:
+ HS biết khái niệm 6 chiếc mũ tư duy và nội dung của từng chiếc mũ
+ HS có thể thực hành 6 chiếc mũ tư duy trong việc khởi tạo ý tưởng sáng tạo
- Về kỹ năng:
Học sinh có kỹ năng tư duy sáng tạo trong việc khởi tạo ý tưởng khác nhau
- Về thái độ:
Học sinh tôn trọng suy nghĩ và quan điểm của người khác trong quá trình làm việc nhóm
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Giấy A0, giấy A3, bảng, bút...
Giáo án.
Bảng, phấn.
Máy chiếu/máy tính
.....
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
- Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu 1. Chia sẻ lại một nội dung trong Luật Phòng chống bạo lực gia đình mà em đã được học?
Câu 2. Nhắc lại quy trình tìm kiếm sự hỗ trợ khi có nạn nhân bị bạo lực gia đình?
3. Nội dung bài học mới:	
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 5 phút
- Hình thức: Kể chuyện
- Chuẩn bị: Câu chuyện
- GV kể cho hs nghe câu chuyện sau đây:
Có một người cha giàu có với 3 người con trai. Ông muốn trao lại tài sản cho người con thông minh nhất. Thế là ông nghĩ ra một cách: đưa cho mỗi người một khoản tiền nhỏ và bảo những người con hãy mua thứ gì có thể làm đầy được nhà kho, càng đầy càng tốt.
Ba người con cầm tiền và đi tìm thứ vừa rẻ vừa dễ làm đầy nhà kho. Người con cả nhìn thấy một cái cây rất to trên đường, và nghĩ rằng cành và lá cây rất cồng kềnh, sẽ tỏa ra được mọi ngóc ngách của phòng. Thế là anh ta mua hết cành cây và thuê người đem về nhà.
Người con thứ hai thì mừng húm khi nhìn thấy đống cỏ khô. Cỏ vừa rẻ vừa nhẹ, lại nhỏ, dễ dàng làm đầy nhà kho. Thế là anh ta mua hết cỏ và thuê người đem về nhà.
Người con út nghĩ đi nghĩ lại về cách làm đầy nhà kho sao cho vừa hiệu quả, vừa không tốn kém. Cuối cùng, anh ta chỉ mua một ngọn nến. Khi thắp ngọn nến lên, cả nhà kho đầy tràn ánh sáng. Người cha rất hài lòng và để lại tài sản cho người con út.
- GV hỏi hs: Thông điệp mà bài học trên muốn gửi tới chúng ta là gì?
GV ghi lên bảng tất cả những câu trả lời của học sinh
GV: Có nhiều cách để giải quyết một vấn đề. Người có tư duy sáng tạo luôn là người chiến thắng. Để thắp sáng được ngọn nến sáng tạo trong mỗi người, đầu óc chúng ta cần đầy trước đã.
--> Dẫn nhập vào bài: Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta có cách tư duy sáng tạo và dễ dàng trong việc giải quyết vấn đề với sáu mũ tư duy. 
- HS lắng nghe, mở vở ghi bài.
HS cảm thấy khởi đầu tiết học vui vẻ và nhớ được tên bài học.
HĐ2: Giới thiệu sáu mũ tư duy
- Thời gian: 10 phút
- Nội dung trọng tâm: Giới thiệu về sáu chiếc mũ
- Phương pháp và KTDH: Thuyết giảng
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Có bạn nào trong lớp từng nghe/ biết đến sáu chiếc mũ tư duy?
- GV giới thiệu: Đây là một phương pháp cực kỳ hiệu quả, giúp bạn đánh giá sự việc từ nhiều góc nhìn khác nhau để đưa ra quyết định tốt hơn. Nhờ vậy, bạn sẽ hiểu rõ hơn mọi ngóc ngách của sự việc, nhận diện được những nguy cơ và cơ hội mà bình thường bạn có thể không chú ý đến.
Những người thành đạt thường tư duy theo hướng tích cực, thiên về lý trí, và đó là một trong những lý do giúp họ thành công. Mặc dù vậy, thông thường, họ có thể không đánh giá vấn đề từ các góc nhìn khác như cảm xúc, trực giác, sáng tạo hoặc mang tính tiêu cực. Hệ quả là đôi lúc họ bỏ qua những yếu tố có thể đưa đến sự thay đổi, không thể tạo ra những đột phá thật sự và không chuẩn bị những kế hoạch dự phòng cần thiết cho những rủi ro có thể gặp. Ngoài ra, những người đã quen giải quyết vấn đề một cách khoa học có thể sẽ không phát huy được khả năng sáng tạo hoặc giải quyết vấn đề dựa trên trực giác của họ.
Nếu đánh giá một vấn đề bằng phương pháp “6 chiếc mũ tư duy”, bạn có thể giải quyết nó dựa trên tất cả các góc nhìn đã đề cập. Bạn sẽ kết hợp được cả tham vọng, kỹ năng thực hành, sự nhạy cảm, sáng tạo và khả năng lập kế hoạch dự phòng tốt trong việc ra quyết định và hoạch định.
Hs lắng nghe và chia sẻ những suy nghĩ của bản thân về sáu chiếc mũ.
- HS có được cái nhìn tổng quan về sáu chiếc mũ tư duy
HĐ3: Sáu chiếc mũ tư duy
- Thời gian: 30 phút
- Nội dung trọng tâm: Những nội dung cụ thể của sáu chiếc mũ tư duy
- Phương pháp và KTDH: Thảo luận nhóm, thuyết trình, hỏi đáp.
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm
- Chuẩn bị:
Slide về sáu chiếc mũ
- Gv: Hãy lần lượt “đội” 6 chiếc mũ để đánh giá vấn đề. Mỗi lần đội mũ tức là bạn lại chuyển sang một cách tư duy mới.
(GV sử dụng slide đã soạn để hướng dẫn hs)
 Mũ trắng
Khi đội “Mũ trắng”, bạn sẽ đánh giá vấn đề một cách khách quan, dựa trên những dữ kiện có sẵn. Hãy nghiên cứu thông tin bạn có để tìm ra câu trả lời cho những điều bạn còn thắc mắc.
· Mũ đỏ
Khi đội “Mũ đỏ”, bạn sẽ đánh giá vấn đề dựa trên trực giác và cảm xúc. Hãy cố gắng đoán biết cảm xúc của người khác thông qua những phản ứng của họ và cố gắng hiểu được những phản ứng tự nhiên của những người không hiểu rõ lập luận của bạn. 
· Mũ đen
Khi đội “Mũ đen”, bạn cần đánh giá vấn đề theo góc nhìn tiêu cực, cẩn trọng và e dè. Hãy cố gắng đoán trước những nguyên nhân có thể khiến ý tưởng và cách giải quyết vấn đề không đạt hiệu quả như mong đợi. Nhìn nhận sự việc theo cách này sẽ giúp bạn loại bỏ những điểm yếu trong một kế hoạch hoặc cách thức tiến hành công việc, điều chỉnh cách giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho những vấn đề có thể nảy sinh ngoài dự kiến.
Nhiều người thành đạt đã quen với việc suy nghĩ một cách lạc quan. Do vậy, họ có thể sẽ không dự kiến hết được những vấn đề có thể phát sinh nên không có sự chuẩn bị chu đáo. Cách tư duy “Mũ đen” sẽ giúp họ tránh được điều này.
· Mũ vàng
Khi đội “Mũ vàng”, bạn sẽ suy nghĩ một cách tích cực. Sự lạc quan sẽ giúp bạn thấy hết được những lợi ích và cơ hội mà quyết định của bạn mang lại. Cách tư duy “Mũ vàng” giúp bạn có thêm nghị lực để tiếp tục công việc khi bạn gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
· Mũ xanh lá cây
Mũ xanh lá cây tượng trưng cho sự sáng tạo. Lối tư duy tự do và cởi mở khi đội “Mũ xanh” sẽ giúp bạn tìm ra những giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề.
· Mũ xanh dương
Đây là chiếc mũ người chủ tọa đội để kiểm soát tiến trình cuộc họp. Khi gặp khó khăn do bế tắc về ý tưởng, chủ tọa có thể linh hoạt điều chỉnh cách tư duy của mọi người dự họp sang hướng “Mũ xanh lá cây”. Còn khi cần lập kế hoạch dự phòng, chủ tọa sẽ yêu cầu mọi người tư duy theo cách “Mũ đen”. 
Bạn có thể sử dụng phương pháp “6 chiếc mũ tư duy” trong các cuộc họp hoặc khi giải quyết vấn đề của mình. Nếu dùng trong các cuộc họp, kỹ thuật này sẽ giúp chủ tọa tháo “ngòi nổ” xung đột có thể xảy ra khi nhiều người có lối tư duy khác nhau cùng thảo luận về một vấn đề. 
- GV tổng kết: “6 chiếc mũ tư duy” là phương pháp lý tưởng để đánh giá tác động của một quyết định từ nhiều quan điểm khác nhau. Nó giúp bạn kết hợp những yếu tố thuộc về cảm tính với những quyết định lý tính và khuyến khích sự sáng tạo khi ra quyết định. Nhờ vậy, kế hoạch của bạn sẽ hợp lý và chặt chẽ hơn. Ngoài ra, nó còn có thể giúp bạn tránh được những sai lầm trong giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả hơn.
HS biết tên và nội dung cụ thể trong sáu mũ tư duy
HĐ4: Thực hành cách sử dụng hiệu quả sáu mũ tư duy
- Thời gian: 40 phút
- Nội dung trọng tâm: Xử lý một tình huống trong làm việc nhóm với sáu mũ tư duy
- Phương pháp và KTDH: Thảo luận nhóm, thuyết trình
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm, lớp.
- Chuẩn bị: Giấy A0, bút; 
GV có thể chuẩn bị mũ thật hoặc thiết kế mũ giấy với sáu màu để học sinh đội trong lúc làm việc nhóm.
- Gv chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 6 người, mỗi người đội một mũ tư duy.
Mỗi nhóm chọn một vấn đề mà cả lớp đang gặp phải và cần phải xử lý.
GV gợi ý: 
+ Một số học sinh trong lớp hay nói tự do mà không giơ tay phát biểu
+ Gần đây lớp hay nói chuyện riêng
+ Có một nhóm học sinh nam hay trêu đùa quá trớn và bắt nạt một bạn nữ trong lớp
+ Cán bộ lớp chưa nghiêm khắc trong việc xử lý các học sinh đi học muộn
- Các nhóm giải quyết tình huống của nhóm dựa trên nguyên tắc của sáu mũ tư duy vừa học.
- GV nhận xét, lưu ý quá trình làm việc nhóm: các thành viên có nhớ được chiếc mũ của mình hay không?
- GV chốt: Hãy thường xuyên ứng dụng sáu chiếc mũ này khi suy xét một vấn đề, các em sẽ có cách tư duy sáng tạo và nhiều chiều hơn!
Hs áp dụng được nguyên tắc của sáu chiếc mũ tư duy trong một tình huống cụ thể. 
4. Tổng kết buổi học (3 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: Tiết này các em đã được tìm hiểu về sáu chiếc mũ tư duy. Thầy/ cô hy vọng các em sẽ áp dụng nguyên tắc sáu chiếc mũ này trong quá trình làm việc nhóm. Chúc các em luôn sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề thường gặp.
5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học.
- Tìm hiểu trước về nội dung bài học hôm sau là Sơ đồ tư duy.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 ThS. Trần Thị Thảo

File đính kèm:

  • docKNS lop 9 2020 T11_12753444.doc