Giáo án Kỹ năng sống Khối 6 - Tuần 9: Kỹ năng phòng chống bạo lực gia đình

- GV chia lớp thành các nhóm 5 đến 7 người và yêu cầu thảo luận nhóm theo câu hỏi: Bạo lực gia đình là gì?

- Các nhóm thảo luận trong vòng 5 phút rồi cử đại diện phát biểu, GV ghi vắn tắt thông tin lên bảng và chốt bằng khái niệm (trích từ Điều 1 Luật phòng chống BLGĐ):

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

- GV mời HS giải thích các cụm từ gạch chân và lấy ví dụ minh họa. GV chốt:

+ Hành vi cố ý: Những hành động có ý định trước.

+ Thành viên gia đình: Những người cùng sống trong gia đình (gây bạo lực lẫn nhau)

+ Gây tổn hại: Gây tổn thương về thể chất, tinh thần, kinh tế

 

doc8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 959 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kỹ năng sống Khối 6 - Tuần 9: Kỹ năng phòng chống bạo lực gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KHỐI 6 – TUẦN 9
KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (1)
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức: 
+ Nêu được khái niệm bạo lực gia đình 
+ Nhận biết được tình huống có bạo lực gia đình
- Về kỹ năng:
+ Có kỹ năng tự bảo vệ bản thân an toàn trong một số tình huống.
- Về thái độ:
+ Học sinh có thái độ cương quyết phòng chống bạo lực gia đình
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- Photo các tình huống cho các nhóm.
- Phim tư liệu: https://www.youtube.com/watch?v=JmVqoaslD3s 
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (1 phút)
 - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Bắt nạt học đường là gì?
- Em hãy chia sẻ việc em đã tuyên truyền như thế nào với gia đình về bài học hôm trước?
3. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 10 phút.
- Phương pháp: Xem phim, hỏi đáp, thuyết trình.
- Chuẩn bị: Phim tư liệu
- GV chiếu phim theo link:
https://www.youtube.com/watch?v=JmVqoaslD3s 
- Sau khi phim kết thúc GV hỏi đáp:
+ Bộ phim nói lên điều gì? (bạo lực gia đình)
+ Ai có trách nhiệm đẩy lùi bạo lực gia đình (BLGĐ)? (tất cả mọi người).
- GV chốt vào bài: BLGĐ đã tồn tại và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho rất nhiều người, trong đó chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. BLGĐ phá vỡ hạnh phúc của các gia đình. Tất cả chúng ta phải có trách nhiệm đẩy lùi BLGĐ. Vậy, BLGĐ là gì? Với vai trò là HS lớp 6 thì các em sẽ làm gì để bảo vệ mình trước BLGĐ? Để trả lời câu hỏi đó, hôm nay chúng ta sẽ cùng nghiên cứu bài KN Phòng chống BLGĐ.
(GV ghi bài lên bảng).
- HS ôn lại kiến thức và chuẩn bị tâm thế vào bài học mới. 
HĐ2: Làm việc nhóm
 - Thời gian: 15 phút
- Nội dung trọng tâm: Tìm hiểu khái niệm bạo lực gia đình
- Phương pháp và KTDH: Thuyết trình, hỏi đáp.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: 
- GV chia lớp thành các nhóm 5 đến 7 người và yêu cầu thảo luận nhóm theo câu hỏi: Bạo lực gia đình là gì?
- Các nhóm thảo luận trong vòng 5 phút rồi cử đại diện phát biểu, GV ghi vắn tắt thông tin lên bảng và chốt bằng khái niệm (trích từ Điều 1 Luật phòng chống BLGĐ):
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
- GV mời HS giải thích các cụm từ gạch chân và lấy ví dụ minh họa. GV chốt:
+ Hành vi cố ý: Những hành động có ý định trước.
+ Thành viên gia đình: Những người cùng sống trong gia đình (gây bạo lực lẫn nhau)
+ Gây tổn hại: Gây tổn thương về thể chất, tinh thần, kinh tế
- Nêu được khái niệm bạo lực gia đình
HĐ3: Nghiên cứu tình huống
 - Thời gian: 25 phút
- Nội dung trọng tâm: Nhận biết tình huống có bạo lực gia đình.
- Phương pháp và KTDH: Nghiên cứu tình huống, hỏi đáp.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Tình huống
- GV yêu cầu HS: Dựa vào 3 từ khóa “cố ý”, “thành viên gia đình” và “tổn hại” để các em xác định các tình huống sau có phải là tình huống có bạo lực gia đình không? Ai là người gây bạo lực? Ai là nạn nhân của bạo lực?:
+ Tình huống 1. Hôm nay, bố A đi uống rượu đám cưới về. Vì uống hơi nhiều nên bố A đã không làm chủ được hành vi và có quát tháo vợ con.
(Gợi ý: Có bạo lực gia đình, vì quát tháo là có “làm tổn thương” tâm lý của “các thành viên” – vợ con)
+ Tình huống 2. Bé N thường muốn đi theo bố. Tối qua, bố N có việc ra ngoài nên N đã đòi đi theo. Nhà N có cửa cuốn tự động. Khi bố N vừa ra ngoài thì ấn nút cửa cuốn lại và ngồi lên xe, nổ máy chuẩn bị đi. Thấy vậy, N vội vàng lao ra theo bố, N cố tình chui qua chiếc cửa cuốn đang cuốn xuống. Bất chợt, cửa cuốn đè xuống vào chân N làm N bị thương.
(Gợi ý: Không có bạo lực gia đình, vì bố N KHÔNG “cố ý”)
+ Tình huống 3. Cụ B đã gần 90 tuổi. Thời gian gần đây, cụ B thường có biểu hiện bị giảm trí nhớ. Khi có người bà con ở xa đến chơi, người đó hỏi cụ B là “cụ đã ăn cơm chưa?”. Cụ B trả lời: “Nào có được ăn uống gì đâu, chúng nó có cho tôi ăn đâu” (mặc dù trước đó cụ vừa ăn xong). Thấy vậy, khi khách về, con trai cụ B đã mắng mỏ cụ B vì cho rằng cụ B nói vậy làm cho người ngoài nghĩ con cháu cụ bất hiếu, con trai cụ xấu hổ
(Gợi ý: Có bạo lực gia đình vì “mắng mỏ” gây tổn thương. Người gây bạo lực là con trai cụ B, nạn nhân là cụ B).
+ Tình huống 4. B và C học cùng lớp. Vì mâu thuẫn, B đã đánh C rất đau. Thấy vậy, bố của C đã đến gặp B để nói chuyện. B không nhận lỗi và cãi lại. Tức quá, bố C đã không kiềm chế được cảm xúc. Bố C đã đánh B.
(Gợi ý: Tình huống trên có bạo lực, nhưng không phải bạo lực gia đình vì người gây bạo lực và nạn nhân KHÔNG cùng sống trong gia đình).
à GV chốt: Muốn biết trong tình huống có BLGĐ hay không thì chúng ta căn cứ vào 3 từ khóa “cố ý”, “thành viên gia đình” và “tổn hại”.
Nhận biết được tình huống có bạo lực gia đình
HĐ4: Thực hành. 
- Thời gian: 30 phút
- Nội dung trọng tâm: Thực hành xử lý tình huống phòng chống BLGĐ.
- Phương pháp và KTDH: Nghiên cứu tình huống, làm việc nhóm.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Các tình huống.
- GV giao cho mỗi nhóm một tình huống, yêu cầu các nhóm thảo luận trong vòng 5 phút sau đó cử đại diện lên giải quyết tình huống, khuyến khích HS đóng kịch.
+ Tình huống 1. Hôm nay, bố K đi ăn cỗ về nên uống khá nhiều rượu, mặt mũi đỏ bừng. Thấy vậy, K nói: “Bố lại uống nhiều rượu thế, không tốt cho sức khỏe đâu ạ”. Bố K tức tối quát lại: “Á, à thằng này láo, tao nuôi mày lớn bằng này, cho mày ăn học để bây giờ mày dạy khôn tao đấy hả?”
Nếu là K, em sẽ làm gì?
(Gợi ý: K không cãi lại bố, nhẹ nhàng xin lỗi và rút đi nơi khác. Đợi thời điểm bố đã tỉnh táo, vui vẻ thì trao đổi lại)
+ Tình huống 2. Trong giờ kiểm tra, Q mở sách chép bài. Q để sách ở dưới đất, gần ngay chân H. Cô giáo đi qua thấy quyển sách ở đó, cô nghĩ rằng quyển sách đó là của H. Cô đã gọi điện thoại về trao đổi với bố H. Buổi tối, bố H gọi H ra nói chuyện. H nói: “Con không mở sách, quyển sách đó là của bạn Q, cô giáo đã hiểu lầm ạ”. Bố H tức giận: “Cô giáo sao nhầm được. Rõ ràng, con sai mà con không dám nhận khuyết điểm lại còn đổ lỗi cho bạn Q à?...”.
Nếu là H, em sẽ làm gì?
(Gợi ý cách xử lý tình huống 1 và 2 để em đảm bảo an toàn cho mình: Khi ai đó đang tức giận thì em không cần cố thanh minh; em nhẹ nhàng xin lỗi và hứa sẽ sửa lỗi; tìm cơ hội thích hợp – khi vui vẻ - để giải thích lại cho rõ ràng sự việc)
+ Tình huống 3. Đi học về, M thấy bố và mẹ đang to tiếng qua lại với nhau. Bố M đã tức tối đập bỏ Tivi, chén bát
Nếu là M, em sẽ làm gì?
(Gợi ý tình huống 3: M không nên bước vào nhà; M nhanh chóng đi tìm người lớn gần nhất đến để can ngăn; Lựa thời điểm vui vẻ thích hợp để M nói chuyện nhẹ nhàng với bố)
à Lưu ý: Khi HS xử lý tình huống, GV cần lưu ý về lời nói, thái độ của HS trước hoàn cảnh có bạo lực, đảm bảo các em được an toàn.
Có kỹ năng tự bảo vệ bản thân an toàn trong một số tình huống.
4. Tổng kết buổi học (4 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: Hôm nay chúng ta nghiên cứu về Kĩ năng phòng chống BLGĐ, các em đã hiểu thế nào là bạo lực gia đình và 3 từ khóa để xác định tình huống có BLGĐ đó là: cố ý, tổn thương và thành viên gia đình. Để đảm bảo an toàn cho bản thân trong các tình huống có BLGĐ, các em cần bình tĩnh, hạn chế lời nói khi người khác tức giận, nhanh chóng và khéo léo để bỏ đi nơi khác, muốn thanh minh thì chọn thời điểm khác phù hợp hơn
5. Bài tập về nhà (1 phút)
- Thực hiện chia sẻ những hiểu biết cho người thân.
- Buổi sau chúng ta sẽ thực hành tuyên truyền về phòng chống BLGĐ, các em chuẩn bị mang bút màu đi để vẽ tranh và các băng rôn.
 RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 	 NCS. ThS. Nguyễn Văn Vệ

File đính kèm:

  • docKNS lop 6 Ky nang phong chong bao luc T1_12813605.doc