Giáo án môn Kỹ năng sống Khối 6 - Tuần 5: Kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích (Tiết 1)

Trò chơi: “nói ngược”

- Luật chơi:

+ GV chỉ một HS bất kỳ và đặt 1 câu hỏi.

+ Nhiệm vụ của HS được hỏi là phải đưa ra được câu trả lời không liên quan đến câu hỏi trong vòng 3 giây.

+ Nếu HS trả lời đúng câu hỏi hoặc không đưa ra được câu hỏi là phạm luật.

Ví dụ: GV hỏi: Cái áo này em mua bao nhiêu tiền? Nếu HS trả lời đúng câu hỏi (50.000đ, 100.000đ, không biết.) thì phạm luật. Nếu HS trả lời không liên quan (em rất đẹp trai, xe đi nhanh quá.) thì HS không phạm luật.

(Gợi ý GV có thể đặt câu hỏi như: Bố em tên là gì? Em thích học môn gì? Chị gái em tên gì? Bạn này tên là gì? Bây giờ là tháng mấy? Em đi học bằng phương tiện gì?.).

+ GV lần lượt hỏi khoảng 5 đến 8 HS.

(Ví dụ:

- Kết thúc trò chơi GV phỏng vấn các HS trong lớp:

+ Trò chơi này dễ hay khó?

+ Tại sao các bạn vẫn bị sai? (vì không có thời gian suy nghĩ, vì bất ngờ, vì mất bình tĩnh.)

- GV chốt và dẫn nhập vào bài: Đôi khi, tình huống bất ngờ sẽ làm cho chúng ta mất bình tĩnh, thậm chí hoảng loạn. Sự mất bình tĩnh đó có thể sẽ gây tổn hại cho chúng ta. Trong cuộc sống, khi gặp rủi ro cũng vậy, chúng ta phải hết sức bình tĩnh để tự cứu mình. Đó là điều mà thầy/cô muốn nhắn nhủ tới các em trong bài hôm nay: Kỹ năng phòng tránh đuối nước. Thầy/cô sẽ hướng dẫn các em phải thật sự bình tĩnh để thực hiện các bước tự cứu mình khi rơi xuống nước.

--> GV ghi tên bài lên bảng: Kỹ năng phòng tránh đuối nước.

 

doc8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Kỹ năng sống Khối 6 - Tuần 5: Kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KHỐI 6 – TUẦN 5
KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH (1)
Kỹ năng phòng tránh đuối nước
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức: 
+ HS hiểu được đuối nước và các nguyên nhân bị đuối nước.
+ Trình bày được cách phòng tránh đuối nước.
+ Trình bày được các bước "bơi tự cứu" khi bị rơi vào vùng nước nguy hiểm.
- Về kỹ năng:
+ Thực hành kĩ năng "bơi tự cứu" khi bị rơi vào vùng nước nguy hiểm.
- Về thái độ:
+ Học sinh có thái độ tích cực để phòng tránh đuối nước và bình tĩnh nếu rơi xuống nước.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- Tranh, ảnh tư liệu.
- Luật chơi: Nói ngược.
- Phim tư liệu. 	https://www.youtube.com/watch?v=-hyLTV0psbw 
https://www.youtube.com/watch?v=wB2jRsRsPnE 
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
 - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút):
- Trình bày ý nghĩa của làm việc nhóm.
3. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 15 phút.
- Phương pháp: Tổ chức trò chơi.
- Chuẩn bị: Luật chơi.
Trò chơi: “nói ngược”
- Luật chơi: 
+ GV chỉ một HS bất kỳ và đặt 1 câu hỏi. 
+ Nhiệm vụ của HS được hỏi là phải đưa ra được câu trả lời không liên quan đến câu hỏi trong vòng 3 giây. 
+ Nếu HS trả lời đúng câu hỏi hoặc không đưa ra được câu hỏi là phạm luật. 
Ví dụ: GV hỏi: Cái áo này em mua bao nhiêu tiền? Nếu HS trả lời đúng câu hỏi (50.000đ, 100.000đ, không biết...) thì phạm luật. Nếu HS trả lời không liên quan (em rất đẹp trai, xe đi nhanh quá...) thì HS không phạm luật.
(Gợi ý GV có thể đặt câu hỏi như: Bố em tên là gì? Em thích học môn gì? Chị gái em tên gì? Bạn này tên là gì? Bây giờ là tháng mấy? Em đi học bằng phương tiện gì?...).
+ GV lần lượt hỏi khoảng 5 đến 8 HS.
(Ví dụ: 
- Kết thúc trò chơi GV phỏng vấn các HS trong lớp:
+ Trò chơi này dễ hay khó?
+ Tại sao các bạn vẫn bị sai? (vì không có thời gian suy nghĩ, vì bất ngờ, vì mất bình tĩnh...)
- GV chốt và dẫn nhập vào bài: Đôi khi, tình huống bất ngờ sẽ làm cho chúng ta mất bình tĩnh, thậm chí hoảng loạn. Sự mất bình tĩnh đó có thể sẽ gây tổn hại cho chúng ta. Trong cuộc sống, khi gặp rủi ro cũng vậy, chúng ta phải hết sức bình tĩnh để tự cứu mình. Đó là điều mà thầy/cô muốn nhắn nhủ tới các em trong bài hôm nay: Kỹ năng phòng tránh đuối nước. Thầy/cô sẽ hướng dẫn các em phải thật sự bình tĩnh để thực hiện các bước tự cứu mình khi rơi xuống nước.
--> GV ghi tên bài lên bảng: Kỹ năng phòng tránh đuối nước.
HS ôn lại kiến thức và chuẩn bị tâm thế vào bài học mới. 
HĐ2: Tìm hiểu về đuối nước
 - Thời gian: 20 phút
- Nội dung trọng tâm: Nguyên nhân dẫn đến đuối nước.
- Phương pháp và KTDH: Hỏi đáp, trao đổi cặp đôi.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: ...
- GV hỏi nhanh một số HS: Đuối nước là gì?
- HS trả lời. 
- GV chốt: Đuối nước là tình trạng ngạt nước, khó thở và có thể dẫn tới tử vong.
- GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi trong 5 phút: 
Các nguyên nhân dẫn đến đuối nước là gì?
- GV mời HS trả lời và chốt:
Các nguyên nhân dẫn đến đuối nước là:
+ Không biết bơi, bơi không giỏi.
+ Lũ lụt.
+ Tắm ở nơi nguy hiểm.
+ Hố sâu không có biển cảnh báo nguy hiểm.
+ Tắm biển bị dòng nước xa bờ cuốn ra xa
+ Bị rơi xuống nước.
+ ...
- GV mời 1 HS đọc to những nguyên nhân trên. GV có thể mời HS giải thích hoặc lấy ví dụ minh họa cho mỗi trường hợp.
+ HS hiểu được đuối nước và các nguyên nhân bị đuối nước.
HĐ3: Phòng tránh đuối nước
- Thời gian: 20 phút
- Nội dung trọng tâm: Cách phòng tránh đuối nước
- Phương pháp và KTDH: Xem phim, hỏi đáp.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Phim, hình ảnh.
- Hỏi đáp nhanh: Để phòng tránh đuối nước chúng ta phải làm gì?
- GV mời một số HS trả lời nhanh, yêu cầu trong vòng 10 giây phải có câu trả lời; GV mời 1 HS ghi vắn tắt thông tin lên bảng.
- HS trả lời, GV chốt:
Cách phòng tránh đuối nước
+ Học bơi, luyện tập bơi lội.
+ Trẻ em đi bơi phải có người lớn giám sát.
+ Tắm biển ở mực nước an toàn và nơi có “sóng bạc đầu” (sóng có bạc trắng xóa đẩy từ ngoài khơi vào bờ).
+ Có biển báo những vùng nước sâu nguy hiểm.
+ Không tắm ở ao, hồ, sông, suối và nơi có độ sâu nguy hiểm.
+ ...
- GV chiếu hình ảnh và thuyết trình thêm về dòng nước xa bờ:
+ Dòng chảy xa bờ là dòng nước chảy từ bờ ra xa.
+ Dòng nước này thường xuất hiện giữa 2 vùng sóng bạc đầu.
+ Cách phòng tránh: Tắm biển phải quan sát và tắm ở nơi có sóng bạc đầu.
+ Nếu bị rơi vào dòng nước xa bờ thì không nên cố gắng bơi ngược, mà bình tĩnh thả lỏng cơ thể và bơi song song bờ biển, bơi đến nơi có sóng bạc đầu, sóng sẽ đưa mình vào bờ.
- GV chiếu phim cho HS xem:
https://www.youtube.com/watch?v=-hyLTV0psbw 
- Kết thúc phim, GV kiểm tra lại HS:
+ Dòng chảy xa bờ là gì? (là dòng nước chảy từ bờ ra xa)
+ Mắt thường phát hiện dòng chảy xa bờ như thế nào? (thấy nơi có vùng nước sẫm hơn, ít sóng và có bọt nước trôi ra xa).
+ Khi bị rơi vào dòng chảy xa bờ chúng ta phải làm gì? (không cố bơi ngược vào bờ, mà bơi song song bờ biển, bơi tới nơi có sóng bạc đầu để sóng đưa chúng ta vào bờ, dơ tay kêu cứu...)
+ Trình bày được cách phòng tránh đuối nước.
HĐ4: Thực hành. 
- Thời gian: 25 phút
- Nội dung trọng tâm: Kỹ thuật bơi tự cứu.
- Phương pháp và KTDH: Thuyết trình, hỏi đáp, trực quan phim, ảnh.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Phim, ảnh.
- GV chiếu hình ảnh và giới thiệu về kỹ thuật bơi tự cứu:
+ Bước 1. Bật mạnh chân lên
+ Bước 2. Người mất thăng bằng.
+ Bước 3. Quật mạnh tay từ trước về sau.
+ Bước 4. Ngửa mặt lên mặt nước, lấy hơi nhanh bằng miệng.
- GV cho HS xem phim:
https://www.youtube.com/watch?v=wB2jRsRsPnE 
- GV mời 5 HS lên xếp thành hàng ngang và thực hành bơi tự cứu (giống đoạn cuối của bộ phim trên).
- Cả lớp quan sát, nhận xét.
- Nếu còn thời gian thì GV mời nhiều lượt HS lên thực hành; hoặc nếu đủ không gian rộng thì GV mời cả lớp cùng thực hành bơi tự chứu theo hướng dẫn của GV.
+ Trình bày được các bước "bơi tự cứu" khi bị rơi vào vùng nước nguy hiểm.
+ Thực hành kỹ năng “ bơi tự cứu”
4. Tổng kết buổi học (3 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: Hôm nay chúng ta học về kỹ năng phòng tránh đuối nước. Các em lưu ý về các biện pháp phòng tránh đuối nước, trong đó có phòng tránh dòng chảy xa bờ và kỹ thuật bơi tự cứu.
5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Thực hiện chia sẻ những hiểu biết cho người thân.
- Rèn luyện kỹ thuật bơi tự cứu. Về nhà tìm hiểu trước kỹ thuật hà hơi thổi ngạt, ép tim cho người bị đuối nước.
 RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 	 NCS. ThS. Nguyễn Văn Vệ

File đính kèm:

  • docKy nang song phong tranh tai nan thuong tich_12853739.doc