Giáo án Kỹ năng sống Khối 6 - Tuần 12: Kỹ năng tư duy sáng tạo

- GV yêu cầu HS: Mỗi người lấy giấy nháp và 2 cái bút (bút chì, bút bi đều được).

- Sau khi có hiệu lệnh của GV, HS vẽ vào giấy nháp: Tay trái vẽ hình vuông, tay phải vẽ hình tròn theo thứ tự:

+ Lượt 1: Lần lượt từng tay vẽ.

+ Lượt 2: Cả 2 tay cùng vẽ trong 3 giây.

+ Lượt 3: Cả 2 tay cùng vẽ trong 2 giây.

- Hs so sánh hình vẽ lần 3 và lần 1 rồi chỉ ra sự khác nhau.

(Gợi ý: Lần 1, hình vẽ rõ ràng hơn, hình vuông và hình tròn đẹp hơn; lần 3, cả hình vuông và hình tròn đều giống nhau – không rõ hình vuông, không rõ hình tròn).

 GV chốt: Hôm trước các em đã nghiên cứu chức năng của 2 bán cầu não (BCN). Hôm nay, chúng ta chơi trò chơi vẽ hình này thì BCN trái chỉ huy tay bên phải, BCN phải chỉ huy tay bên trái. Chúng ta chưa quen để 2 BCN cùng hoạt động một lúc, nếu các em rèn luyện thì sẽ nâng cao khả năng tư duy sáng tạo lên gấp đô. Một trong những công cụ kết hợp hoạt động của 2 BCN đó là Bản đồ tư duy (hay còn gọi là Sơ đồ tư duy).  GV ghi tên bài học lên bảng: KN tư duy sáng tạo (2).

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kỹ năng sống Khối 6 - Tuần 12: Kỹ năng tư duy sáng tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KHỐI 6 – TUẦN 12
KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO (2)
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức: 
+ Trình bày được cách tạo lập bản đồ tư duy
- Về kỹ năng:
+ Thực hành bản đồ tư duy giới thiệu các mùa trong năm 
- Về thái độ:
+ Học sinh có thái độ tích cực ứng dụng bản đồ tư duy vào học tập, công việc.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- Photo các bước tạo lập bản đồ tư duy.
- Chuẩn bị giấy 5 tờ A0, bút màu; một số hình ảnh; phấn trắng; phấn màu; giấy A4.
- Chuẩn bị phim: https://www.youtube.com/watch?v=54_AFJGq9fM 
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (1 phút)
 - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
GV đặt câu hỏi:
- Nêu các chức năng hoạt động của 2 BCN?
3. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 15 phút.
- Phương pháp: Tổ chức trò chơi.
- Chuẩn bị: Một số tranh ảnh về bắt nạt học đường.
- GV yêu cầu HS: Mỗi người lấy giấy nháp và 2 cái bút (bút chì, bút bi đều được).
- Sau khi có hiệu lệnh của GV, HS vẽ vào giấy nháp: Tay trái vẽ hình vuông, tay phải vẽ hình tròn theo thứ tự:
+ Lượt 1: Lần lượt từng tay vẽ.
+ Lượt 2: Cả 2 tay cùng vẽ trong 3 giây.
+ Lượt 3: Cả 2 tay cùng vẽ trong 2 giây.
- Hs so sánh hình vẽ lần 3 và lần 1 rồi chỉ ra sự khác nhau.
(Gợi ý: Lần 1, hình vẽ rõ ràng hơn, hình vuông và hình tròn đẹp hơn; lần 3, cả hình vuông và hình tròn đều giống nhau – không rõ hình vuông, không rõ hình tròn).
à GV chốt: Hôm trước các em đã nghiên cứu chức năng của 2 bán cầu não (BCN). Hôm nay, chúng ta chơi trò chơi vẽ hình này thì BCN trái chỉ huy tay bên phải, BCN phải chỉ huy tay bên trái. Chúng ta chưa quen để 2 BCN cùng hoạt động một lúc, nếu các em rèn luyện thì sẽ nâng cao khả năng tư duy sáng tạo lên gấp đô. Một trong những công cụ kết hợp hoạt động của 2 BCN đó là Bản đồ tư duy (hay còn gọi là Sơ đồ tư duy). à GV ghi tên bài học lên bảng: KN tư duy sáng tạo (2).
- HS ôn lại kiến thức và chuẩn bị tâm thế vào bài học mới. 
HĐ2: Nghiên cứu tài liệu
 - Thời gian: 15 phút
- Nội dung trọng tâm: Tìm hiểu cách tạo và luật tạo BĐTD.
- Phương pháp và KTDH: Nghiên cứu tài liệu.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Photo phụ lục 1 phát cho HS.
- GV phát cho HS tài liệu: Cách tạo và luật tạo bản đồ tư duy (Phụ lục 1 cuối giáo án), yêu cầu HS đọc trong vòng 5 phút.
- GV cho HS xem phim minh họa về cách tạo lập bản đồ tư duy theo đường link: 
https://www.youtube.com/watch?v=54_AFJGq9fM 
HS trình bày được cách tạo lập bản đồ tư duy
HĐ3: Thực hành xây dựng bản đồ tư duy
- Thời gian: 25 phút
- Nội dung trọng tâm: HS thực hành bản đồ tư duy
- Phương pháp và KTDH: Làm mẫu, quan sát, thực hành
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Giấy A4, A0, bút màu, hình ảnh minh họa, phấn trắng, phấn màu.
- GV giới thiệu một số hình ảnh về BĐTD:
- GV yêu cầu HS đọc theo hướng dẫn và vẽ bản đồ tư duy:
+ Ở giữa trang giấy vẽ một biểu tượng thể hiện nội dung chính.
+ Từ biểu tượng, vẽ các nhánh xung quanh, mỗi nhánh là một ý lớn, vẽ theo đường cong gợn sóng; mỗi nhánh một màu sắc khác nhau.
+ Từ các nhánh chính, vẽ các nhánh nhỏ. Mỗi nhánh nhỏ là một đường cong, cùng màu sắc với nhánh chính.
+ Tương tự chúng ta sẽ vẽ các nhánh nhỏ hơn và bản đồ tư duy của chúng ta là vô hạn.
+ Thêm từ khóa, hình ảnh vào các nhánh. Vậy là BĐTD của chúng ta đã hoàn thành.
- GV yêu cầu HS vẽ vào vở hoặc tờ giấy A4 (hoặc làm việc nhóm vẽ vào giấy A0) bản đồ tư duy giới thiệu về 4 mùa của Việt Nam.
(Gợi ý cho GV thuyết trình hướng dẫn vẽ bản đồ tư duy:
+ Ở giữa trang giấy vẽ một biểu tượng thể hiện thời tiết VN.
+ Từ biểu tượng, vẽ 4 nhánh xung quanh, mỗi nhánh là một mùa xuân-hạ-thu-đông, vẽ theo đường cong gợn sóng; mỗi nhánh một màu sắc khác nhau.
+ Từ các mùa, vẽ các nhánh nhỏ. Mỗi nhánh nhỏ cùng màu sắc với nhánh chính. Nhánh nhỏ thể hiện những đặc điểm của mùa: VD mùa hè có nắng, nóng, mưa nhiều, hoa, biển trong nhánh nhỏ của nắng có: giờ mặt trời mọc, giờ mặt trời lặn, số giờ nắng trong ngày
+ Tương tự chúng ta sẽ vẽ các nhánh lớn, nhỏ còn lại.
+ Thêm từ khóa, hình ảnh vào các nhánh. Vậy là BĐTD của chúng ta đã hoàn thành.
- Sau 30 phút thực hành, GV yêu cầu HS trao đổi, nhận xét BĐTD với người bên cạnh.
- GV chọn một số BĐTD đẹp dán lên bảng và cho HS thuyết trình về BĐTD mình vừa vẽ.
HS biết vẽ bản đồ tư duy
4. Tổng kết buổi học (4 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: Hôm nay chúng ta đã học cách vẽ BĐTD để kích hoạt 2 bán cầu não cùng hoạt động, tăng khả năng tư duy lên gấp đôi. Chúng ta có thể vận dụng BĐTD trong học tập, làm việc, lên kế hoạch hoạt động, kế hoạch kinh doanh 
5. Bài tập về nhà (1 phút)
- Dùng bản đồ tư duy để xây dựng bài thuyết trình giới thiệu về các thành viên trong gia đình mình.
- Buổi sau chúng ta sẽ học về Kỹ năng xác định mục tiêu. Các em về tìm hiểu trước về các yêu cầu của mục tiêu, ý nghĩa của xác định mục tiêu.
 RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 	 NCS. ThS. Nguyễn Văn Vệ
Phụ lục 1.
CÁCH TẠO VÀ LUẬT TẠO BẢN ĐỒ TƯ DUY
===—J–===
A - Cách tạo BĐTD:
1. Trải rộng tờ giấy trắng ra trước mặt. Như vậy, Bản đồ tư duy (BĐTD) của bạn sẽ có không gian để trải rộng ra các hướng.
2. Vẽ một hình ở giữa tờ giấy, tượng trưng cho ý chính.
3. Chọn một màu và vẽ một ý lớn tỏa ra từ hình ảnh trung tâm. Tiếp tục vẽ các nhánh lớn cho các ý lớn khác, mỗi nhánh một màu.
4. Từ các ý lớn, bạn vẽ tiếp các ý nhỏ, rồi từ các ý nhỏ lại vẽ những ý nhỏ nữa. Cứ như thế, khả năng phát triển ý của bạn là vô tận.
5. Chỉ sử dụng các từ khóa hoặc các hình ảnh, biểu tượng để ghi trên các nhánh (trong tiếng Anh, mỗi nhánh được ghi một từ/một hình ảnh), vì đơn vị từ thường có khả năng khơi gợi ý tưởng hơn cụm từ hoặc câu. Bảo đảm rằng các nhánh và các ý đều có sự liên kết một cách lô gic với ý trung tâm và các nhánh con đều liên kết logic với nhánh mẹ của nó.
B - Luật tạo:
1. Luôn cố gắng sử dụng các hình ảnh minh họa cho ý tưởng của bạn bất cứ khi nào có thể. Hãy nhớ rằng “một hình ảnh đáng giá 10 000 chữ”.
2. Hình ảnh trung tâm luôn bao gồm ít nhất 3 màu sắc.
3. Hãy vẽ những đường nét cong, uốn lượn thay cho các đường thẳng đơn điệu cứng nhắc. Bộ não của bạn sẽ tư duy linh hoạt hơn nhiều.

File đính kèm:

  • docKNS lop 6 K2Tuan 11_12740634.doc