Giáo án Khối 4 soạn theo ĐHPTNLHS - Tuần 22 - Năm học 2020-2021

Toán (4B, 4A)

Tiết 108: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Củng cố KT về so sánh 2 PS cùng MS, so sánh PS với 1.

 2. Kĩ năng

- HS thực hiện so sánh được 2 PS cùng MS, so sánh các PS với 1 và vận dụng so sánh để sắp thứ tự phân số

3. Thái độ

- Tích cực, tự giác học bài, trình bày bài sạch sẽ, khoa học

4. Góp phần phát triển các kĩ năng

- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

* BT cần làm: Bài 1, bài 2 (5 ý cuối), bài 3 (a, c).

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

 - GV: Bảng phụ

 - HS: Sách, bút

2. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Quan sát, hỏi - đáp, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành

- KT: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc37 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 12/03/2024 | Lượt xem: 85 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Khối 4 soạn theo ĐHPTNLHS - Tuần 22 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu: Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai thế nào? (ND Ghi nhớ).
* Cách tiến hành: HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp
a. Nhận xét
Bài tập 1: 
- Gọi HS đọc và chia sẻ yêu cầu bài tập.
- GV giao việc: đánh số thứ tự các câu.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: Đoạn văn có 4 câu kể Ai thế nào? Đó là các câu 1, 2, 4, 5.
Bài tập 2: Xác định chủ ngữ trong các câu tìm được.
- Chốt lời giải đúng 
Bài tập 3: Chủ ngữ trong câu trên
- Chốt kết quả đúng.
- Chốt lại lưu ý về chủ ngữ của câu kể Ai thế nào?
b. Ghi nhớ: 
- Cho HS đọc lại phần ghi nhớ.

Cá nhân – Chia sẻ lớp
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Đánh số thứ tự câu. Tìm câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn.
 Nhóm 2 – Chia sẻ lớp
Đáp án:
+ Câu 1: Hà Nội tưng bừng màu đỏ.
+ Câu 2: Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa.
+ Câu 4: Các cụ già vẻ mặt nghiêm trọng.
+ Câu 5: Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.
Cá nhân – Lớp
Đáp án:
+ CN của các câu trên đều chỉ sự vật có đặc điểm tính chất được nêu ở VN.
+ CN của câu 1 do danh từ riêng Hà Nội tạo thành.
+ CN của câu 2, 4, 5 do cụm danh từ tạo thành.
- HS lắng nghe
- HS đọc ghi nhớ.
3. HĐ luyện tập :(18 p)
* Mục tiêu: Nhận biết được câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn khoảng 5 câu, trong đó có câu kể Ai thế nào? (BT2).
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm - Cả lớp
 Bài tập 1: Tìm CN của các câu kể
- Cho HS đọc yêu cầu BT 1.
- GDBVMT: Qua đoạn văn, em thấy hình ảnh chú chuồn chuồn nước hiện lên như thế nào?
- Lưu ý nhắc HS vận dụng trong bài miêu tả con vật sau này
 Bài tập 2: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu.....
- GV HD: Các em viết một đoạn văn khoảng 5 câu về một loại trái cây. Đoạn văn ấy có dùng một số câu kể Ai thế nào? không bắt buộc tất cả các câu đếu là câu kể Ai thế nào?
- GV nhận xét và đánh giá một số bài HS viết hay.
4. HĐ ứng dụng (1p)
5. HĐ sáng tạo (1p)
 Cá nhân - Nhóm 2- Chia sẻ lớp
Đáp án:
+ Câu 3: Màu vàng trên lưng chú lấp lánh
+ Câu 4: : Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. 
+ Câu 5: : Cái đầu tròn (và) hai con mắt long lanh như thuỷ tinh
+ Câu 6: : Thân chú nhỏ và thon vàng
+ Câu 8: : Bốn cánh khẽ rung rung
+ Chú chuồn chuồn nước rất đẹp và đáng yêu
HS – Chia sẻ lớp
VD:
Ví dụ: Trong các loại quả, em thích nhất là xoài. Quả xoài khi chín thật hấp dẫn. Hình dáng bầu bĩnh thật đẹp. Vỏ ngoài vàng ươm. Hương thơm nức
- Lớp nhận xét.
- Sửa lại các câu viết chưa hay trong bài tập 3
+ Hoàn thiện đoạn văn để ghép vào bài miêu tả cây cối sau này
Kể chuyện
CON VỊT XẤU XÍ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người khác, biết thương yêu người khác, không lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác.
2. Kĩ năng:
- Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); bước đầu kể lại được từng đoạn câu chuyện Con vịt xấu xí rõ ý chính, đúng diễn biến.
3. Thái độ
- Giáo dục HS biết nhìn ra những nét đẹp của người khác, không phân biệt, kì thị các bạn khác mình.
4. Góp phần bồi dưỡng các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
 * BVMT: Cần yêu quý các loài vật quanh ta. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: + Tranh minh hoạ truyện trong SGK phóng to.
 + Ảnh thiên nga.
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm, kể chuyện
- KT: Đặt câu hỏi, động não, chia sẻ nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:(5p)
- Gv dẫn vào bài.

- LPVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. GV kể chuyện
* Mục tiêu: HS nghe và nắm được diễn biến chính của câu chuyện
* Cách tiến hành: 
- GV kể lần 1: không có tranh (ảnh) minh hoạ.
- Chú ý: kể với giọng thong thả, chậm rãi. Nhấn giọng ở những từ ngữ: xấu xí, nhỏ xíu, quá nhỏ, yếu ớt, buồn lắm, chành choẹ, bắt nạt, hắt hủi, dài ngoẵng, gầy guộc, vụng về, vô cùng sung sướng, cứng cáp, lớn khôn, mừng rỡ, bịn rịn 
- GV kể lần 2: 
- GV kể lần 2 không sử dụng tranh minh hoạ (kể chậm, to, rõ, kết hợp với động tác).
+ Phần đầu câu chuyện: (đoạn 1).
+ Phần nội dung chính của câu chuyện (đoạn 2).
+ Phần kết câu chuyện (đoạn 3).

- HS lắng nghe
- Lắng nghe và chú ý sắp xếp các bức tranh theo thứ tự
Thứ tự đúng: Tranh 2 – Tranh 1 – Tranh 3- Tranh 4
3. Thực hành kể chuyện – Nêu ý nghĩa câu chuyện:(20- 25p)
* Mục tiêu: Kể lại từng đoạn truyện, toàn bộ câu chuyện. Nêu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện
+ HS M1+M2 kể được câu chuyện đúng YC
+ HS M3+ M4 kể được câu chuyện đúng YC kết hợp được điệu bộ, giọng nói,..
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp
a. Kể trong nhóm
- GV theo dõi các nhóm kể chuyện
b. Kể trước lớp
- GV mở bảng phụ đã viết sẵn tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện (như những tiết trước)
- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn
- Cùng HS trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
* GD BVMT: Các chú vịt hay chú TN trong bài và rất nhiều loài vật khác đều là những loài vật đáng yêu, gắn bó với cuộc sống của con người. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ các loài vật ấy
5. Hoạt động sáng tạo (1p)
 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên kể từng đoạn truyện 
- Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm
- Các nhóm cử đại diện kể chuyện trước lớp
- HS lắng nghe và đánh giá theo các tiêu chí
VD:
+ Thái độ của các chú vịt con với Thiên Nga bé nhỏ như thế nào?
+ Khi gặp lại Thiên Nga con, bố mẹ Thiên Nga có thái độ như thế nào?
+ Lúc biết chú vịt con xấu xí chính là Thiên Nga xinh đẹp, các chú vịt con có thái độ thế nào?
- Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác. Không lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- HS liên hệ việc chăm sóc và bảo vệ các loài vật
- Sưu tầm các câu chuyện khác cùng chủ đề.

Toán
(Cô Bích dạy)
__________________________________
Khoa học
ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (tt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức 
- Nêu được ví dụ về:
+ Tác hại của tiếng ồn: tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ (đau đầu, mất ngủ); gây mất tập trung trong công việc, học tập;...
+ Một số biện pháp chống tiếng ồn.
2. Kĩ năng
- Thực hiện các qui định không gây ồn nơi công cộng.
- Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống: bịt tai khi nghe âm thanh quá to, đóng cửa để ngăn cách tiếng ồn,...
3. Thái độ
- Có ý thức giữ trật tự, không gây ồn ào nơi công cộng
4. Góp phần phát triển các năng lực:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, NL sáng tạo
* KNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân, giải pháp chống tiếng ồn
* GD BVMT:
- Mối quan hệ giữa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
- Ô nhiễm không khí, nguồn nước
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ (phóng to nếu có điều kiện)
- HS: Tranh ảnh về các loại tiếng ồn và cách phòng chống.
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thí nghiệm.
- KT: Động não, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1, Khởi động (4p)
+ Nêu vai trò của âm thanh trong đời sống?
+ Nêu những âm thanh mà em thích và không thích?
- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.
- LT điều khiển các bạn chơi trò chơi: Hộp quà bí mật
+ Nhờ có âm thanh, chúng ta có thể học tập, trao đổi, giải trí,....
+ Tiếng chim hót, tiếng hát
+ Tiếng còi tàu, xe,..

2. Bài mới: (30p)
* Mục tiêu: - Nêu được tác hại của tiếng ồn
 - Một số biện pháp chống tiếng ồn.
* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm – Lớp
Hoạt động 1: Nguồn gây ra tiếng ồn. 
* Có những âm thanh chúng ta ưa thích và muốn ghi lại để thưởng thức. Tuy nhiên cũng có những âm thanh ta không ưa thích cần tìm cách phòng tránh (chẳng hạn tiếng ồn)
- Hướng dẫn HS quan sát hình trang 88 SGK và thảo luận, bổ sung thêm các nguồn gây ra tiếng ồn
- GV giúp HS phân loại tiếng ồn chính để nhận thấy hầu hết các tiếng ồn đều do con người gây ra.
Hoạt động 2: Tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống. 
- GV hướng dẫn HS quan sát hình trang 88 SGK và tranh ảnh do các em sưu tầm.
+ Nêu tác hại và cách phòng chống tiếng ồn?
Hoạt động 3: Thực hành phòng chống tiếng ồn
- GV ghi lên bảng biện pháp tránh tiếng ồn.
+ Nêu những việc nên làm và không nên làm để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn ở lớp, ở nhà và nơi công cộng. 
- Nhận xét, chốt.
* Kết luận, rút ra bài học
3. HĐ ứng dụng (1p)
- GDBVMT: Tiếng ồn có hại cho sức khoẻ của con người, cần hạn chế tiếng ồn và có giải pháp phòng chống tiếng ồn mọi lúc, mọi nơi
4. HĐ sáng tạo (1p)
 
- HS lắng nghe
- HS làm việc nhóm 2 – Chia sẻ lớp
Đáp án: Các nguồn gây tiếng ồn: tiếng loa đài quá to, tiếng còi và tiếng động cơ xe, tiếng phát ra từ chợ, tiếng chó sủa, tiếng từ công trường lao động,...
- HS liên hệ: Nêu các tiếng ồn nơi mình sinh sống
- Nhóm 2 – Chia sẻ lớp
+ Tác hại của tiếng ồn: gây mất ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh, có hại cho tai.
+ Cách phòng chống: có quy định chung về không gây tiếng ồn nơi công cộng, sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn đến tai.
- HS trình bày cá nhân – Chia sẻ lớp
+ Làm việc nhẹ nhàng đi nhẹ, nói khẽ, không la hét, đập gõ bàn ghế 
- Thực hành phòng chống tiếng ồn tại gia đình, lớp học
- Lắng nghe
- Trả lời câu hỏi:Tại sao phòng hát ka-ra-ô-kê lại thường làm các bức tường sần sùi?
Chiều
Tập đọc
CHỢ TẾT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hiểu ND: Cảnh chợ tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê (trả lời được các câu hỏi; thuộc được một vài câu thơ yêu thích).
2. Kĩ năng
- Đọc trôi trảy, rành mạch bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui nhộn. Học thuộc lòng bài thơ
3. Thái độ
- Yêu quý cảnh vật và con người Việt Nam
4. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
 * BVMT: HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh nhiên nhiên giàu sức sống qua các câu thơ trong bài
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to) 
 Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Quan sát, hỏi - đáp, luyện tập – thực hành
- Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, động não, tia chớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
+ Đọc bài: Sầu riêng
+ Hãy miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng.
+ Hãy miêu tả những nét đặc sắc của trái sầu riêng.
- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài
- LPHT điều khiển các bạn chơi trò chơi Hộp quà bí mật
+ 1 HS đọc
+ Hoa sầu riêng nở vào cuối năm, hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà, cành hoa nhỏ như vảy cá.
+ Những trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống như những tổ kiến

2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch bài tập đọc, giọng đọc vui nhộn
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng vui nhộn, thể hiện không khí náo nức của con người và các sự vật trong phiên chợ Tết
Nhấn giọng các từ ngữ: đỏ dần, ôm ấp, viền nắng, tưng bừng, kéo hàng, lon xon, lom khom, lặng lẽ
- GV chốt vị trí các đoạn
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài chia làm 3 đoạn.
+ Đ 1: Từ đầu..... tưng bừng ra chợ Tết
+ Đ 2: Tiếp theo...đuổi theo sau
+ Đ 3: Tiếp theo.... hết
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (hồng lam, nóc nhà gianh, lon xon, nép, rỏ, , ...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa các từ: đọc chú giải
- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu ND: Cảnh chợ tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê (trả lời được các câu hỏi)
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
- Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài.
+ Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
+ Mỗi người đến chợ tết với dáng vẻ riêng ra sao?
+ Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ tết có điểm gì chung?
+ Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc. Em hãy tìm những từ ngữ tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy.
* GDBVMT: Bức tranh thiên nhiên trong bài thật đẹp và giàu sức sống. Em hãy mô tả lại bức tranh ấy bằng cảm nhận của em ?
* Hãy nêu nội dung của bài.
* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài. 

- 1 HS đọc
- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - LPHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét
+ Khung cảnh rất đẹp. Mặt trời lên làm đỏ dần những dải núi trắng và những làn sương sớm. Núi đồi như cũng làm duyên.Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh, đồi thoa son. Những tia nắng nghịch ngợm nháy hoài trọng ruộng lúa.
+ Người đến chợ tết với dáng vẻ riêng.
- Những thằng cu mặc áo màu đỏ chạy lon xon.
- Các cụ già chống gậy bước lom khom.
- Cô gái mặc áo màu đỏ che môi cười lặng lẽ.
- Em bé nép đầu, bên yếm mẹ.
- Hai người gánh lợn
+ Điểm chung của họ là: ai ai cũng vui vẻ, cụ thể: Người các ấp tưng bừng ra chợ tết. Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc.
+ Các từ ngữ tạo nên bức tranh: trắng, đỏ, hồng lam, xanh, biếc, thắm, vàng, tía, son.
- HS mô tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên qua đoạn 1 và đoạn 3 của bài
Nội dung: Bài thơ là một bức tranh chợ tết miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động. Qua đó ta thấy được cảnh sinh hoạt nhộn nhịp của người dân quê trong dịp tết.
- HS ghi nội dung bài vào vở
3. Luyện đọc diễn cảm - Học thuộc lòng (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diễn một đoạn của bài. Học thuộc lòng bài thơ
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận chọn đoạn thơ mà mình thích và luyện đọc
- Hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ tại lớp
- GV nhận xét chung
4. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
- Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ?
- Giáo dục tình yêu với con người, cảnh đẹp VN
5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- 1 HS nêu lại
- 1 HS đọc toàn bài
- Nhóm trưởng điều khiển:
+ Đọc diễn cảm trong nhóm
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp
- Lớp nhận xét, bình chọn.
- HS học thuộc lòng và thi học thuộc lòng bài thơ tại lớp
- Hãy chọn hình ảnh mình thích nhất và bình về hình ảnh đó
- Mô tả về cảnh chợ Tết ở địa phương em

Tiếng Anh
(Cô Nga dạy)
____________________________________
Tin học
TẠO HIỆU ỨNG CHO HÌNH ẢNH 
TRONG TRANG TRÌNH CHIẾU (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Tạo được hiệu ứng cho hình ảnh trong trang trình chiếu
2. Kĩ năng: Học sinh có thể tạo được hiệu ứng cho hình ảnh theo phương thẳng hoặc xiên trong trang trình chiếu. Biết được chức năng của các công cụ trong thẻ Animation.
3. Thái độ: HS hứng thú thực hành, ý thức tốt trong khi thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
- Học sinh: Máy tính, tập, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ:
- Em hãy tạo hiệu ứng cho một hình ảnh trong power point.
- Nhận xét.
2. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1:
- GV hướng dẫn HS làm hoạt động thực hành 1 trang 88 SGK. Tạo bài trình chiếu có chủ đề “Thể thao”. Nội dung bài trình chiếu gồm 3 trang:
Trang 1: Tiêu đề bài trình chiếu.
Trang 2: Giới thiệu tên môn thể thao, nội dung các môn thể thao, chèn hình.
Trang 3: Tập hợp hình ảnh minh họa cho các môn thể thao.
+ Nội dung: tên môn thể thao, nội dung giới thiệu.
+ Thay đổi màu nền, kiểu chữ, phong chữ.
+ Chèn hình ảnh các môn thể thao vào bài trình chiếu.
+ Tạo hiệu ứng cho nội dung và hình ảnh cho bài trình chiếu.
+ Lưu bài trình chiếu.
- Gv cho hs quan sát bài của một vài bạn làm tốt.
- GV nhận xét.
b. Hoạt động 2:
- HS trao đổi với bạn cách chèn thêm ảnh từ Clip Art và trang trình chiếu, tạo hiệu ứng cho hình ảnh đó.
- Gv cho hs quan sát bài của một vài bạn làm tốt.
- GV nhận xét.
* Chú ý: Muốn chèn hình ảnh có sẵn từ Clip Art và trang trình chiếu, em thực hiện tương tự như cách chèn hình ảnh từ Clip Art và trang soạn thảo văn bản trong phần mềm Word.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt lại nội dung chính.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài mới.

- HS lắng nghe.
- HS thực hành.
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- HS thực hành 
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- Lắng nghe.
Thứ tư ngày 24 tháng 2 năm 2021
Tập làm văn
LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
- Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát; bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây (BT1).
2. Kĩ năng
- Ghi lại được các ý quan sát về một cây em thích theo một trình tự nhất định (BT2).
3. Thái độ
- Biết bảo vệ, chăm sóc cây cối
4. Góp phần phát triển NL:
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
 - GV: + Một số tờ giấy kẻ thể hiện nội dung các BT 1a, b.
 + Bảng viết sẵn lời giải BT, d, e.
 + Tranh, ảnh một số loài cây.
 - HS: Vở, bút, ...
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập-thực hành
- KT: 	 đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm 2, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:(5p)
- GV dẫn vào bài học
- LPVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. HĐ thực hành (30p)
* Mục tiêu: Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát; bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây (BT1). Ghi lại được các ý quan sát về một cây em thích theo một trình tự nhất định (BT2).
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm - Lớp
Bài tập 1: Đọc lại 3 bài văn
a. Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự nào?
b. Các tác giả quan sát cây bằng các giác quan nào?
c.Trong 3 bài đã đọc, em thích hình ảnh so sánh và nhân hoá nào? Tác dụng của hình ảnh so sánh, nhân hoá đó?
- GV nhận xét và đưa bảng liệt kê các hình ảnh so sánh nhân hoá có trong 3 bài.
d. Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể?
e. Miêu tả một loài cây có điểm gì giống và có gì khác với miêu tả một cây cụ thể?
- GV nhận xét và chốt lại: 
- GV chốt lại trình tự quan sát và các giác quan vận dụng để quan sát, việc sử dụng các biện pháp NT trong khi miêu tả, cách miêu tả một loài cây, một cây cụ thể
Bài tập 2: Quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường em 
- GV giao việc: Dựa vào quan sát một cây cụ thể ở nhà, các em hãy ghi lại những gì đã quan sát được.
 (GV có thể đưa tranh, ảnh về một số cây cụ thể để HS quan sát).
- GV nhận xét theo 3 ý a, b, c trong SGK và khen ngợi một số bài ghi tốt.
* GV giúp đỡ hs M1+M2 ghi được những gì quan sát dược
- HS M3+M4 cần lập được dàn ý chi tiết.
3. HĐ ứng dụng (1p)
4. HĐ sáng tạo (1p)

Nhóm 4 – Lớp
- HS đọc 3 bài Bãi ngô (trang 30), Cây gạo (trang 32), Sầu riêng (trang 34).
a. Trình tự quan sát cây.
- Bài Sầu riêng: quan sát từng bộ phận của cây.
- Bài Bãi ngô: quan sát từng thời kì phát triển của cây.
- Bài Cây gạo: quan sát từng thời kì phát triển của cây (từng thời kì phát triển của bông gạo).
b. Tác giả quan sát cây bằng các giác quan: 
- Quan sát bằng thị giác (mắt): các chi tiết được quan sát: cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng (bài Bãi ngô). Cây, cành, hoa, quả, gạo, chim chóc (bài Cây gạo). Hoa trái, dáng, thân, cành lá (bài Sầu riêng).
- Quan sát bằng khứu giác (mũi): Hương thơm của trái sầu riêng.
- Quan sát bằng vị giác (lưỡi): Vị ngọt của trái sầu riêng.
- Quan sát bằng thính giác (tai): tiếng chim hót (bài Cây gạo), tiếng tu hú (bài Bãi ngô).
c. So sánh: Bài Sầu riêng: 
- Hoa sầu riêng ngan ngát hương cau, hương bưởi.
- Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con.
- Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.
 Bài Bãi ngô: 
- Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như cây mạ non.
- Búp như kết bằng nhung và phấn.
- Hoa ngô xơ xác như cỏ may.
 Bài Cây gạo: 
- Cánh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.
- Quả hai đầu thon vút như con thoi.
- Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_soan_theo_dhptnlhs_tuan_22_nam_hoc_2020_2021.doc